Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday, 24 January 2020

Năm mới, Ý mới gửi Đảng Cộng sản Việt Nam

  • 21 tháng 1 2020



  • Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Image caption Việt Nam đang đón Tết Canh Tý 2020

    Tôi không phủ nhận mình là người bất đồng chính kiến, thậm chí tôi xem việc lên tiếng là trách nhiệm công dân, là sự công chính cần thiết cho phẩm cách con người, một người yêu nước. Nhưng cũng chắc chắn tôi không phải là người chống sự cai trị độc tài một cách cực đoan.
    EVFTA: Nghị viện EU 'tiến gần đến việc thông qua'
    Việt Nam: Những tiếng nói vì Đồng Tâm vẫn bị ngăn chặn?
    Cách đây mấy năm, tôi "được" cơ quan an ninh điều tra mời "uống trà" tại số 4 Phan Đăng Lưu. Khi được đề nghị góp phần xây dựng chính quyền, tôi đã thẳng thắn góp ý:
    Dân chủ là một xu hướng tất yếu không thể đảo ngược, để xã hội ổn định, chính quyền phải có trách nhiệm xây dựng một lộ trình dân chủ lành mạnh.
    Cho đến bây giờ, xu hướng đòi hỏi dân chủ đang càng ngày càng mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, không chỉ trong nhân dân, mà còn thấy trong tầng lớp cán bộ đảng viên.
    Nhân dịp năm mới và qua những sự kiện bi thảm gần đây như Đồng Tâm, một lần nữa, tôi muốn đóng góp với đảng Cộng sản, với chính quyền, dù tôi biết mọi ý kiến với chính quyền đều vô ích, thậm chí tự gây nguy hiểm cho bản thân. Nhưng tôi không thể không nói như một công dân có trách nhiệm.

    Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Image caption Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
    Sau mấy chục năm nắm chính quyền, tôi nghĩ "chiến lợi phẩm" như bài Quốc tế ca: "Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình" với đảng Cộng sản đã là quá đủ. Đã đến lúc quyền lợi cũng như trách nhiệm với quốc gia dân tộc phải thuộc về toàn dân, không thể mặc nhiên "đã có đảng và nhà nước lo" để tước quyền tham gia của mọi công dân vào sự an nguy của đất nước.



    Bản quyền hình ảnh EPA
    Image caption Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Bộ Quốc phòng hôm 21/12/2019
    Có lẽ không một ai có thể phủ nhận tình trạng tham nhũng xảy ra trong mọi lãnh vực, từ trên xuống dưới dẫn đến một xã hội khủng hoảng niềm tin và đạo đức do thiếu cơ chế kiểm soát hữu hiệu quyền lực chính quyền của nhân dân.
    Nhằm tránh những nguy cơ xung đột, bất ổn xã hội và tạo điều kiện tốt nhất để giữ nước cũng như phát triển đất nước, một lộ trình dân chủ lành mạnh cần phải được tiến hành ngay.
    Cụ thể, tôi đề nghị:
    Phải bỏ ngay cơ chế "đảng cử dân bầu" khống chế quốc hội theo ý chí của đảng, như lâu nay. Trả quyền đại biểu nhân dân về cho nhân dân bằng cách thực hiện quyền tự do ứng cử và bầu cử, tạo điều kiện cho người tài có cơ hội phục vụ đất nước.
    Từ đó khôi phục quyền giám sát của nhân dân một cách đúng đắn.
    Mọi sự trì hoãn dân chủ hóa chỉ làm quốc gia tổn thất hơn, lòng người oán hận hơn.
    Đảng Cộng sản đã đến lúc phải coi tổ quốc là trên hết, thay vì Đảng là tất cả.
    Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, đang sống ở TP.HCM. Các bạn có ý kiến gì về chủ đề này xin gửi về vietnamese@bbc.co.uk.

    Chủ đề liên quan

    Tin liên quan

    Phẩm cách Việt Nam và vụ việc Đồng Tâm

    No comments:

    Post a Comment