Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Saturday, 25 January 2020

Đồng Tâm: Tình hình đã tái ổn định trong dịp Tết?(BBC)

  • 53 phút trước




  • Bản quyền hình ảnh Other/Kinh tế & Đô thị
    Image caption Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức trao quà cho cán bộ, đảng viên và người dân xã Đồng Tâm những ngày giáp Tết Canh Tý 2020, theo báo điện tử Kinh tế & Đô Thị từ Hà Nội

    Tình hình an ninh, trật tự ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội đã 'thật sự ổn định', báo chí chính thống từ Việt Nam hôm 24/01/2020 cho biết.
    Hôm thứ Sáu, trùng với ngày 30 tháng Chạp năm âm lịch, một tin bài trên báo Kinh tế và Đô Thị, cơ quan ngôn luận của Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội chạy một bài với hàng tựa lớn "Đồng Tâm nhộn nhịp không khí Tết", cho hay:
    "Mặc dù những ngày cuối và đầu năm Canh Tý 2020 tiết trời se lạnh và có mưa phùn nhưng cũng không thể ngăn nổi dòng người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (TP Hà Nội) đi mua sắm Tết. Điều này cho thấy, tình hình an ninh trật tự ở xã Đồng Tâm đã thật sự ổn định.
    "Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức Bạch Liên Hương khẳng định, đến nay tình hình an ninh trật tự tại địa bàn xã Đồng Tâm đã thực sự ổn định trở lại. Người người, nhà nhà yên tâm, phấn khởi, nhộn nhịp đi lại mua sắm đồ dùng phục vụ Tết. Điều này thể hiện rõ nét nhất vào những ngày cuối năm, ngày cận Tết Canh Tý 2020, mặc dù tiết trời se lạnh và có mưa phùn nhưng dòng người dân địa phương vẫn tấp nập tham gia phiên chợ quê cuối cùng của năm ở chính tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm...

    "Thiếu tá Nguyễn Tiến Hoạt - Phó trưởng Công an xã Đồng Tâm cho biết, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã đã ổn định trở lại nên các lực lượng chức năng của TƯ và TP đã rút hoàn toàn khỏi địa bàn từ nhiều ngày qua. Hiện chỉ có 15 cán bộ, chiến sỹ Công an của xã đã được bố trí ứng trực 100% quân số để tuần tra, kiểm soát trên toàn địa bàn hai thôn (thôn Hoành và thôn Đồng Mít) của xã...
    "Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm Phan Văn Sự bộc bạch, trong không khí chuẩn bị đón xuân Canh Tý 2020, chính quyền địa phương đã, đang rất quan tâm, chăm lo cho đời sống của người dân nơi đây, đặc biệt là hộ nghèo và gia đình chính sách, sẽ không để ai bị bỏ lại phía sau..."
    Bàn Tròn Thứ Năm: EVFTA sẽ thông qua, trong lúc dư âm Đồng Tâm còn nóng?
    Việt Nam: 'Xu hướng chuyên chế làm tổn hại cải cách'
    Chuyên mục Đồng Tâm trên BBC News Tiếng Việt
    EVFTA: Cơ hội đổi mới và thách thức nhân quyền cho Việt Nam?
    Đồng Tâm: Dân bị thiệt hại có đòi được 'bồi thường'?
    Hôm 22/01, trong vòng ba ngày cận Tết, báo điện tử VietnamPlus, mà cơ quan chủ quản là Thông Tấn Xã Việt Nam, có bài dưới dạng bộ ảnh đưa tin về xã Đồng Tâm, bài có tựa đề "Tình hình ở xã Đồng Tâm đã ổn định, nhân dân vui xuân đón Tết", trong phần chú thích bộ ảnh có đoạn viết:
    "Những ngày cận kề Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, tình hình trên địa bàn xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã ổn định. Lực lượng chức năng tích cực giữ gìn an ninh, trật tự để nhân dân vui đón Tết.
    "Không khí Tết tràn ngập đường vào xã Đồng Tâm, nhân dân phấn khởi, chào đón một mùa xuân mới bình an.
    "Cán bộ huyện Mỹ Đức về thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền xã Đồng Tâm.
    "Bà Bạch Liên Hương, Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức, trao quà Tết cho cán bộ, nhân viên xã Đồng Tâm."

    'Động viên gia đình liệt sỹ'


    Bản quyền hình ảnh Other/Hà Nội Mới online
    Image caption 'Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương động viên các gia đình liệt sĩ,' báo Hà Nội Mới hôm 22/01 đưa tin
    Tin này, cùng ngày thứ Tư, cũng được tờ Kinh tế & Đô thị đưa tin, trong đó có đoạn cho biết chi tiết đã có năm chục xuất quà được lãnh đạo Huyện ủy Mỹ Đức trao trong chuyến thăm này:
    "Những món quà mà Huyện ủy Mỹ Đức tặng cho 50 cán bộ, đảng viên và người dân xã Đồng Tâm tuy không lớn về vật chất nhưng thể hiện tình cảm, sẻ chia của cán bộ, lãnh đạo huyện Mỹ Đức với các cán bộ, người dân trên địa bàn xã, góp phần giúp các gia đình đón Tết Cổ truyền dân tộc thêm đầm ấm, vui tươi."
    Trong một diễn biến độc lập, báo Hà Nội Mới, phiên bản điện tử, hôm 22/01 đưa tin, lãnh đạo Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, một đoàn thể chính trị - xã hội được cho là cánh tay nối dài của chính quyền và đảng cầm quyền, đã tới thăm gia đình ba sỹ quan cảnh sát thiệt mạng trong vụ bố ráp, tập kích Đồng Tâm hôm 09/1 và chúc Tết, tặng quà.
    "Chiều 22-1-2020, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã đến thăm 3 gia đình cán bộ, chiến sĩ công an hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.

    "Thăm gia đình các liệt sĩ Nguyễn Huy Thịnh, Dương Đức Hoàng Quân và Phạm Công Huy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã chia sẻ với những mất mát to lớn của gia đình, thân nhân 3 liệt sĩ.
    "Khẳng định sự hy sinh của các liệt sĩ đã góp phần mang lại sự bình yên cho Thủ đô, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố bày tỏ sự biết ơn của cán bộ Mặt trận các cấp trên địa bàn thành phố nói riêng và của nhân dân Hà Nội nói chung, đồng thời mong muốn thân nhân, gia đình các liệt sĩ cố gắng vượt qua nỗi đau, ổn định cuộc sống.
    "Đồng chí Nguyễn Lan Hương cũng đề nghị chính quyền địa phương, cán bộ Mặt trận ở khu dân cư thường xuyên thăm hỏi, tạo không khí ấm áp trong những ngày Tết và quan tâm tạo điều kiện để gia đình 3 liệt sĩ bảo đảm cuộc sống," báo Hà Nội mới tường trình.

    'Đau lòng, lo lắng'

    Từ một góc nhìn khác, hôm 25/01, từ Dương Nội, Hà Đông, TP Hà Nội, nhà hoạt động xã hội dân sự thuộc nhóm 'dân oan, khiếu kiện đất đai', ông Trịnh Bá Phương cho BBC News Tiếng Việt biết một số thông tin mà ông ghi nhận được từ bên trong xã Đồng Tâm ngay trong dịp Tết Canh Tí.
    Phản hồi bài phê phán nhóm Đồng Thuận của Lê Văn Bảy
    Đồng Tâm: Vì sao có việc nộp đơn tố giác 'giết người'?
    Việt Nam: Những tiếng nói vì Đồng Tâm vẫn bị ngăn chặn?
    'Tập kích Đồng Tâm' qua lời kể của Trịnh Bá Phương:"
    Sau biến cố hôm 09/1, hàng nghìn người dân Đồng Tâm rất đau lòng khi phải chứng kiến cái chết của cụ Lê Đình Kình, cũng như chứng kiến hàng chục người dân Đồng Tâm, cả phụ nữ và người già đã bị bắt như vậy.


    Vì sao chúng tôi đòi điều tra cái chết của cụ Kình?
    "Và hiện nay họ cũng đang chứng kiến những cảnh rất đau lòng, những gia đình đang phải rất lo lắng cho những người bị bắt, cũng như có nhứng em bé đang phải xa cha mẹ, họ không còn tâm trạng nào để đón Tết nữa."
    Báo chí, truyền thông của nhà nước và chính quyền dường như tạo ấn tượng cho biết, nhóm đấu tranh, khiếu kiện đất đai ở Đồng Tâm chỉ là một thiểu số nhỏ ở địa bàn này, trong Tết, cuộc sống của người dân trong xã đã 'nhộn nhịp', 'phấn khởi' đõn Xuân, bình luận về điều này, ông Bá Phương nói:
    "Qua lễ tang của cụ Lê Đình Kình, rất nhiều người dân ở đó cho tôi biết là có khoảng 3.000 chiếc khăn tang, sau đó, sau khi tiễn đưa cụ Lê Đình Kình về nơi an nghỉ cuối cùng, thì 3.000 chiếc khăn tang đó đã được dùng hết và những người đến sau, đến muộn đã không còn khăn tang để đội lên đầu đưa tiễn cụ Kình.
    "Tức là chỉ một lễ tang cụ Kình như vậy, thì có khoảng bốn tới năm nghìn người cùng đưa cụ Kình về nơi an nghỉ cuối cùng, thì cho thấy là một số lượng người rất là đông ủng hộ, cũng như là thương tiếc cụ Lê Đình Kình và có một số thông tin nói rằng là người dân Đồng Tâm, cứ khoảng 10 người, thì có khoảng hơn 9 người là ủng hộ và cùng đấu tranh với cụ Lê Đình Kình, tức là lượng người củng hộ đấu tranh của cụ Lê Đình Kình chiếm khoảng 95% dân số ở tại Đồng Tâm, nơi có xấp xỉ gần một vạn người.
    Về tình hình cụ thể của gia đình ông Lê Đình Kình và những người đã bị bắt ở Đồng Tâm trong vụ việc từ hôm 09/01 tới nay và dịp Tết âm lịch, nhà hoạt động từ Hà Đông, Hà Nội cho biết chi tiết:

    "Có rất nhiều người dân ở Đồng Tâm đã đến thăm hỏi gia đình của những người bị bắt và qua sự chứng kiến của người dân Đồng Tâm, thì họ thấy rằng các gia đình bị bắt hiện nay, cuộc sống của họ đang bị đảo lộn hết tất cả, tất cả các công việc bị đảo lộn hết.
    "Những người được coi là trụ cột của gia đình thì đang bị bắt, thế nên gia đình chỉ còn một số phụ nữ và trẻ nhỏ và đang gặp rất nhiều khó khăn, về mọi lĩnh vực kể cả về công việc, về đời sống hàng ngày, kể cả đời sống tinh thần."

    'Có việc bắt thêm?'

    Trước đó, hôm 23/1, ông Trịnh Bá Phương cho BBC hay nhiều gia đình ở Đồng Tâm quan ngại về tình hình của người tân của họ đang bị bắt, ông nói:
    "Một số gia đình cũng lo lắng rằng người thân của họ còn sống hay đã chết, bởi vì hiện tại, phía cơ quan công an chưa một cơ quan nào ra quyết định khởi tố vụ án, hay khởi tố bị can mà đưa cho họ một giấy tờ gì, văn bản nào cho họ biết nơi ra quyết định khởi tố, cũng như là nơi đang giam giữ những người đã bị bắt.
    "Ngoài ra, người ta cũng chưa có thông tin gì đến người thân, chỉ có vài hình ảnh qua chương trình của truyền hình VTV của phía nhà nước Việt Nam đưa lên một số người với những vết thương tích sưng phù mặt, rồi có những dấu hiệu bị 'tra tấn, đánh đập' đã xuất hiện trên truyền hình VTV...
    "Cũng có một số gia đình họ lo rằng là có thể người thân của họ đã không qua khỏi sau vụ 'đàn áp' hôm 09/1, có một số người thì cho biết người thân của họ phải đi cấp cứu, có người thì lo rằng phía nhà nước cộng sản không chịu 'trả xác' cùng với cụ Kình ngay hôm đầu tiên, mà họ giữ lại đó để họ tìm một 'kịch bản khác', để che dấu 'tội ác' của họ, cũng như để làm giảm sự phẫn nộ trong nước và quốc tế', khi mà có hơn một người 'bị chết', chứ không chỉ riêng cụ Kình..."
    Khi được hỏi, có ai bị bắt thêm hay không, sau ngày 09/1/2020, nhà hoạt động từ Dương Nội nói với BBC:


    'Tập kích Đồng Tâm' qua lời kể của Trịnh Bá Phương:
    "Sau hôm 09/01, lực lượng Công an đã phong tỏa ngôi làng Đồng Tâm, sau đó họ đã cho quân vào truy bắt thêm một số người. Có một số người, họ đã dùng loa truyền thanh công suất lớn kêu gọi, phát loa đi yêu cầu những người này phải ra đầu thú ngay. Thì có hai người phụ nữ đã phải ra đầu thú, trong hai người phụ nữ đó, thì có hai người chồng của họ đều đã bị bắt rồi.
    "Cũng có người đặt ra nghi vấn và chính tôi cũng đặt ra nghi vấn rằng người chồng của họ, hai người trong số người bị bắt, có thể họ đã kiên quyết không chịu khai, không chịu nói những lời 'có lợi' cho chính quyền, trong việc sử dụng để đưa lên truyền thông, truyền hình... cho nên họ mới có thể bắt thêm những người phụ nữ vào đó, để dùng chính những người thân của những người bị bắt để 'ép buộc' lẫn nhau, để tạo 'một áp lực' cho việc mà họ muốn có những bản nhận tội của những người bị bắt."
    "Ngoài hai phụ nữ đó, cũng có một số người bị bắt nữa, theo một số người dân cho biết là có khoảng hơn một chục người bị bắt, trong số những người bị bắt tiếp theo đó, họ cũng có thả một vài người, khi mà lên đấy họ thẩm vấn điều tra, họ cũng có thả một vài người, tuy nhiên rằng cũng đã bị bắt một số nữa."
    'Luật sư bị từ chối?'


    Đồng Tâm: 'Công luận đang đặt ra hàng ngàn câu hỏi'
    Hôm 25/01, Luật sư Ngô Anh Tuấn, Trưởng Văn phòng luật sư ATN Lawfirm tại Hà nội, người nhận hỗ trợ pháp lý cho một số người dân Đồng Tâm trước và sau biến cố 09/01, nói với BBC ông được gia đình một người bị bắt trong vụ việc nhờ đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người này, nhưng sau đó nhận được thông tin từ điều tra viên thuộc Cơ quan Điều tra của Công an là 'thân chủ' đã từ chối dịch vụ luật sư của ông Tuấn.
    Đồng Tâm: Đám tang ông Lê Đình Kình bị phong tỏa?
    Ông Lê Đình Kình ‘chết sau khi công an vào Đồng Tâm’
    Tranh chấp đất Đồng Tâm: Máu đổ, người chết
    Đồng Tâm: "Người dân rất hoang mang và bị bao vây cô lập"
    "Hiện tại đã có một số luật sư cho biết gia đình từng có liên hệ, tuy nhiên thủ tục luật sư có thể là mới có một mình tôi thôi, tôi là Luật sư Ngô Anh Tuấn, đã đăng ký thủ tục bào chữa cho một người duy nhất là ông Lê Đình Quang.
    "Tuy nhiên là đến ngày cuối cùng, chiều ngày 21/01/2020, thì điều tra viên vụ này có liên hệ với tôi cho biết là ông Quang đã từ chối tôi. Và họ có mời tôi vào đối chất với ông Quang, để biết là ông Quang có từ chối thật hay không. Tôi yêu cầu là ngay hôm đó họ đưa tôi vào, tuy nhiên là họ lại hẹn vào ng hôm sau (22/01), trong khi đó thì tôi phải về quê theo lịch trình, tôi hẹn là đầu tháng Hai tới, 04/02, thì tôi mới vào để coi là họ từ chối tôi thật hay không.

    Bản quyền hình ảnh OTHERS
    Image caption Đã hơn hai tuần trôi qua nhưng cuộc đột kích vào Đồng Tâm hôm 9/1 vẫn khiến nhiều người bàng hoàng
    "Còn với các luật sư khác, theo tôi được biết, tới thời điểm này họ chưa đăng ký thủ tục bào chữa cho ai cả."
    Khi được hỏi là ngoài trường hợp của thân chủ Lê Đình Quang, là cháu nội củng ông Lê Đình Kình, người đã thiệt mạng trong vụ bố ráp, những người bị bắt khác đang bị giam giữ ở đâu, Luật sư Ngô Anh Tuấn nói:
    "Tới thời điểm này, về địa điểm tôi vẫn chưa biết là họ bị giam ở đâu. Thông thường thì họ sẽ giam ở trại giam Hỏa Lò, còn trong trường hợp đặc biệt thì họ sẽ giam ở B14 hay B16, nhưng trong trường hợp này tôi nghĩ là chỉ giam ở Hỏa Lò thôi.
    "Họ cũng chưa thông báo với tôi là giam ở đâu, sáng ngày 4/2, thì tôi mới biết là họ (những người bị bắt) đang bị giam ở đâu."

    'Một khả năng rất cao'



    Đồng Tâm: "Truyền thông nhà nước đóng vai Tòa án?"
    Khi được hỏi, về việc được đề nghị bào chữa cho ông Lê Đình Quang trước đó ra sao và tình hình của gia đình thân chủ thế nào, Luật sư Ngô Anh Tuấn cho biết:
    Đồng Tâm: 'Chính quyền sai về phương pháp dẫn đến án mạng'
    Đồng Tâm: Việt Nam có biến thảm họa thành cơ hội?
    Đồng Tâm: 'Bộ Chính trị và Quốc hội VN cần họp gấp'

    Đồng Tâm: Dân bị thiệt hại có đòi được 'bồi thường'?
    "Vợ ông Lê Đình Quang mời tôi... Ông Quang có vợ và có ba con đang rất nhỏ, gia đình đang rất khó khăn, thì họ cũng rất lo lắng về an nguy của ông Quang.
    "Trước đây một số thông tin cho biết là ông Quang đã chết, nhưng cho đến thời điểm này, tôi thấy trước mắt là ông ấy vẫn còn sống, đó là sự may mắn rồi, còn các việc khác gỡ ra từ từ thôi."
    Khi được hỏi liệu các luật sư có được tiếp cận thân chủ và vào bên trong xã Đồng Tâm hay không, ông Ngô Anh Tuấn đáp:
    "Bây giờ, tại thời điểm này thì chúng tôi hoàn toàn có thể tiếp cận, tuy nhiên rằng chúng tôi là luật sư thì điều đầu tiên để thân chủ mời.


    Đồng Tâm: 'Nếu ứng xử như cũ, hình ảnh VN sẽ méo mó'
    "Còn trường hợp khẩn cấp thì đã qua rồi, còn bây giờ ai mời, thì chúng tôi sẽ vào thôi, nhưng hiện tại sẽ đăng ký thủ tục luật sư trước, còn những vấn đề cần hỏi thông tin này để đối chứng, hay tìm thêm chứng cứ độc lập, thì chúng tôi sẽ thu thập sau. Tại thời điểm này chưa cần đến, nên tôi chưa làm việc đấy."
    Về tình hình chung liên quan gia đình của những người bị bắt và gia đình ông Lê Đình Kình, luật sư Ngô Anh Tuấn cho biết:
    "Thông tin chung, thì thực tế là tất cả mọi người đều rất là lo lắng, Còn lại trong làng, trong gia đình những người liên quan đến nhà ông Kình, chủ yếu là phục nữ thôi.
    "Gần như không có nam giới nữa. Tất cả mọi người đều rất lo lắng. Lo lắng cho người bên trong, tuy nhiên rằng là họ cũng không thể làm gì khác, ngoài việc gọi mời luật sư.

    Bản quyền hình ảnh TRINH BA TU
    Image caption Sinh thời, ông Lê Đình Kình được một số người xem như anh hùng khi dám đứng lên chống các quan chức tham nhũng, nhưng nhà nước coi ông là tội phạm.
    "Họ không biết làm gì khác, thì họ phải trông đợi phản ứng của các luật sư và các cơ quan có liên quan vụ này có cho phép luật sư vào giai đoạn này hay không.
    "Mà theo như lo lắng của họ, thì đã hiển diện ra trước mắt, chúng tôi nghĩ rằng khả năng rất cao là bây giờ là không phải chỉ cơ quan điều tra, mà áp lực từ nhiều phía nữa, khiến cho người thân của họ ở trong trại lần lượt từ chối luật sư. Đó là điều rất hiển diện trước mắt, chúng tôi đã nhận thấy rồi!," Trưởng văn phòng Luật ATN Lawfirm nói BBC từ Hà Nội.
    BBC News Tiếng Việt chưa có điều kiện kiểm chứng hết những thông tin được nhà hoạt động phản ánh ở trên và chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực tìm hiểu, trong quá trình thực hiện tin bài phục vụ khán, thính, độc giả.
    Trong vụ việc ở Đồng Tâm, một tranh chấp kéo dài nhiều năm, vụ bố ráp và tập kích diễn ra trong thời gian từ quá nửa đêm đến trước rạng sáng ngày 09/1, với phía chính quyền, Bộ Công an, thông qua truyền thông, báo chí nhà nước và các phát ngôn từ nhà chức trách, cáo buộc những người bị bắt và ông Lê Đình Kình đã có các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, có hành vi, phát ngôn 'kích động bạo lực' và 'bạo lực' chống đối người thi hành công vụ, có các hành vi chống lại chính sách của đảng, nhà nước và nhận tiền, chịu chỉ đạo của một số tổ chức, cá nhân 'phản động, khủng bố' ở nước ngoài để chống phá chính quyền.
    Đọc thêm tin bài liên quan
    Ân xá Quốc tế: 'VN đàn áp người bàn về vụ Đồng Tâm trên Facebook'
    Đồng Tâm: Thêm video về ông Kình trong lúc có kêu gọi tẩy chay VCB
    Ký kết EVFTA: Ba nghị sĩ EU chỉ trích VN trước thềm bỏ phiếu khuyến nghị
    Đồng Tâm: Dân bị thiệt hại có đòi được 'bồi thường'?




    "Tôi không nghĩ Bộ Chính trị chủ trương vụ Đồng Tâm"

    Tin liên quan


    Cuộc chiến thành Troy: Huyền thoại hay lịch sử?



    Cách tính tuổi thật chó cưng của bạn



    EVFTA: Cơ hội đổi mới và thách thức nhân quyền cho Việt Nam?



    Người Việt bị lừa, bắt cóc hay tự nguyện vào Anh?



    Chỉ số dân chủ 2019: EIU xếp Việt Nam 136/167 quốc gia



    Tài khoản phúng điếu cụ Kình 'bị phong tỏa'



    Năm 2020: Lò sẽ đốt các nhóm lũng đoạn chính sách?



    Vì sao ném bom mục tiêu dân sự và văn hóa?


    No comments:

    Post a Comment