Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 31 October 2019

Ai biết ra đi là vĩnh biệt?

< A >
"Con xin lỗi Bố Mẹ nhiều Mẹ ơi 
Con đường đi nước ngoài không thành 
Mẹ ơi 
Con thương Bố Mẹ nhiều 
Con chết vì không thở được..." 
Phạm Thị Trà My ráng hết sức trong lúc hấp hối gởi về gia đình lời nhắn cuối cùng. Người đọc “Con chết vì không thở được” khó tránh khỏi thắt lòng, đau nhói trong tim vì thương cảm. Trà My chết vì thiếu không khí trên đường đi tìm nơi thông thoáng, dễ làm ăn, dễ kiếm nhiều tiền.
Cùng với Trà My còn có 38 người nữa. Họ đều là người Việt Nam? Còn chờ tin chính thức của Cảnh sát Anh. Nếu thân nhân của nạn nhân cung cấp cho cảnh sát Anh đầy đủ thông tin về nạn nhân thì công việc nhận diện sẽ mau chống, giải quyết được khó khăn cho cảnh sát. 
Nghe nói cùng chuyến vượt biên này còn 2 xe nữa vì số người đi tất cả là 110 người. Họ đã tới Anh an toàn? Mừng cho họ hưởng được phước đức! 
Tin 39 người chết ngộp trong thùng ướp lạnh của xe tải khám phá tại Essex, ngoại ô phía Đông Luân đôn, đã làm cả thế giới bàng hoàng. Thủ tướng Anh đã phải thốt lên “Thật đúng là một thảm kịch ngoài sức tưởng tượng và nó làm nát lòng người. Những người tổ chức đưa người đi sẽ phải bị truy tìm và đưa ra công lý”. Nhưng không biết thảm kịch lại có khả năng làm cho đảng cộng sản và Nhà nước Hà Nội có phản ứng tâm lý không? Có thật lòng suy nghĩ nguồn gốc những cái chết này? Và một lúc nào đó, có quyết tâm giải quyết rốt ráo thảm nạn này hay không? 
Chiếc cam nhông quan tài 
Theo cảnh sát Anh, chiếc cam nhông vào cảng Purfleet trên bờ sông Tamise lúc 00 giờ 30. Nó đi từ Zeebrugges, bờ biển phía Tây-nam Bỉ. Theo cảnh sát, cũng chiếc xe này, hôm thứ bảy trước đó, đã tới cảng Holyhead, phía Tây nước Anh, nơi qua Irlande. 
Phía Bỉ đồng thời cũng mở cuộc điều tra cho biết container có lẽ đã được móc ở Reebrugges nhưng không biết xe cam nhông đó dừng lại Bỉ bao lâu. 
Cảnh sát Anh vừa cho biết cam nhông lấy số đăng bạ ở Bulgarie (Bulgary). Thủ tướng Bulgary, ông Bovko Borissov, xác nhận xe mang số Bulgary do một ngưới Ái Nhỉ Lan đứng tên nhưng từ đó, cam-nhông chưa vào lảnh thổ Bulgary ngày nào, không có liên hệ gì với Bulgary ngoài tấm bảng số xe. Thường thì xí nghiệp Âu châu chọn đăng bạ ở Bulgary cho nhẹ thuế vụ. 
Tài xế Mo Robinson, 25 tuổi, người bắc Ái Nhỉ Lan, bị bắt vì tội giết người không cố sát để đưa ra Tòa xét xử. 
Tội chống nhân loại 
Cảnh 39 người chết ngộp và đông lạnh trong xe cam-nhông được phát hiện tại khu kỷ nghệ thành phố Essex hôm 23/10/2019, do dư luận xúc cảm mãnh liệt, đã làm dấy lên những lời kêu gọi từ khắp nơi đòi hỏi phải tranh đấu chống lại những tổ chức đưa người đi để lấy tiền. Tổng trưởng Nội vụ Anh, ông Priti Patel, cho biết Sở Ngơại kiều sẽ làm việc chặc chẽ vói cảnh sát để tìm hiểu thảm kịch đó đã có thể xảy ra như thế nào? Tại Quốc hội, khi đề cặp tới đề tài di dân lậu, ông Patel tuyên bố “Thảm kịch 39 người chết, thật sự là một thứ tội chống nhân loại kinh khủng nhất mà hiện nay chúng ta đang chứng kiến”. 
Ông Gerald Tatzgern, Trưởng Phòng chống nạn đưa người đi lậu của Áo, báo cáo con số di dân mượn đường xuyên qua các xứ Balkan ngày nay đang gia tăng mạnh. Nó khó tránh khỏi sẽ là thảm nạn như vụ hôm thứ tư vừa rồi ở Essex. Đó là điều mà ông đã từng lo sợ. 
Còn Cristina Cattaneo thì kêu gọi đừng nhận diện xác chết vì làm như vậy là vi phạm nhân quyền. Hồi tháng 8/2015, có 71 di dân lậu người Syrie, Irak và Afghanistan, trên đường đi qua Tây Âu, bị chết đông lạnh trong xe khi chạy qua Áo. Bốn người trong tổ chức buôn người bị bắt và bị tù chung thân. 
Như một văn phòng tổ chức du lịch 
Một người Việt Nam trong đường dây đưa người đi lậu qua Anh hoạt động ở thành phố Ghyvelde, cực Bắc nước Pháp, khai ra hết, từ tổ chức đến cách hoạt động của đường dây đưa người trốn qua Anh với nhà chức trách Pháp khi anh ta bị cảnh sát pháp bắt điều tra và báo La Voix du Nord tường thuật (Nhà báo Alexis Constant). Đường dây đưa người của anh ta hoạt động như một văn phòng du lịch. Những người muốn đi qua Anh có thể chọn một trong ba cách đi do đường dây đề nghị. 
- Cách đi 1, còn gọi là cách “căn bản” hay “cỏ”, hoặc “CO2” dành cho những người mạo hiểm vì đi như vậy sẽ khó tránh bị thiếu không khí thở trong lúc chưa tới chỗ hẹn vì phải trốn trong xe tải. Giá cho một chỗ chỉ từ 3000€ tới 4000€. Khi xe tới, tài xế mở cửa xe, người đi nhảy lên xe, tìm ngay chỗ trốn kín đáo trong thùng xe. 
- Cách 2, gọi là “VIP1”, giá từ 4000€ tới 5000€, người đi có thể ngồi chung với tài xế. Dĩ nhiên, cách này đã được tổ chức “bôi trơn” ít nhiều lộ trình. 
- Cách 3 hay “VIP2” có giá 5000€ là tối thiểu. Người đi, dĩ nhiên ngồi chung với tài xế. Khi chờ ở thành phố Dunkerque để qua Anh được ngủ khách sạn một hay hai đêm, chớ không phải ngủ lều trại như hai hạng kia, và hơn nữa, còn được giúp đỡ khi tới Anh. 
Người nắm đường dây đưa người này là một thanh niên mới 22 tuổi, tên Nguyễn Tùng Hướng. Mỗi tháng, anh ta đưa được lối hai mươi người trốn qua Anh. 
Cách làm ăn của anh ta quá dễ dàng nhưng anh đâu ngờ đã bị sập bẩy cảnh sát. Mọi liên lạc của anh đều bị cảnh sát từ Paris nghe lén không thiếu một chi tiết. Khi bị bắt và trả lời điều tra, Hướng không thể chối. 
Chẳng những Hướng không chối, mà còn khai ra từng chi tiết hoạt động và tất cả người của đường dây vì anh nghĩ mình chẳng có gì để mất và quyết định phủi tay, xa lánh hệ thống nguy hiểm này. 
Trước đó ít hôm, Hướng bị một người đâm mấy nhác dao, cảnh cáo anh thường qua Đức và anh phải nằm nhà thương Dunkerque nhờ săn sóc vết thương. Hướng cho biết anh có xung đột với một trùm của tổ chức ở Paris. Anh đi qua Đức vì muốn bỏ trốn. 
Trước cảnh sát Pháp, Hướng khai hết cách hoạt động của đường dây đưa người trốn qua Anh như thế nào. Người tổ chức thật sự là ở Việt Nam. Họ cung cấp visa du lịch cho người đi lậu qua Tiệp. Từ đây, người đi lậu đi tới Paris, rồi thẳng luôn lên Ghyvelde. Tại đây, có một tên cai lều trại và 3 hoặc 4 người trong đường dây, thay phiên nhau làm việc. Hướng là một trong số người này. Từ tháng nay, Hướng lảnh được 4000€ tiền lương. 
Tiền kiếm được từ khách hàng sẽ giao về Paris. Những tên phó trùm băng đảng có nhiệm vụ trả lương cho cán bộ đưa người. Người Việt trong đường dây buôn người ở Paris, chắc chắn không phải người tỵ nạn cộng sản, không phải người Việt ở Pháp từ trước 75, và cũng khó có thể Việt kiều vì Việt kiều phần lớn đều có học, có nghề nghiệp. Hoạt động của họ là nhằm tranh thủ cộng đồng người Việt về với Hà Nội. Vậy đó chỉ có thể là những người của Tòa Đại sứ Hà Nội ở Paris, những người từ Việt Nam qua công tác. 
Nhờ thành khẩn khai báo nên Nguyễn Tùng Hướng được tòa án cho 1 năm tù ở và 5 năm cấm đặt chân tới Pháp. 
Chuyện này xảy ra năm 2012, sau cao điểm của làn sóng qua Anh năm 2009, lều trại vùng Calais bị Chánh phủ Pháp tháo gỡ, nên giá cả hãy còn rẻ và đường đi hãy còn dễ dàng, gần như đi du lịch kiểu Tây ba-lô. 
Ngày nay thì mọi việc đã thay đổi. 
Chết vẫn đi 
Sau 75, bác đảng vừa tới, người Miền Nam liền bỏ nước, trốn ra đi tìm lại đời sống tự do. Họ phần lớn đi cả gia đình. Theo Cao ủy Tỵ nạn, có tới 400000 người chết trên biển cả. Số người tới được xứ tự do hơn 2 triệ u.Họ ở rải rác khắp nơi trên thế giới tự do. Chọn lựa của họ là nước không cộng sản. Họ ghê cộng sản hơn sợ vất vả. 
Ngày nay, những người Việt Nam ra đi không phải chạy trốn cộng sản. Họ đi chính thức, nhà cầm quyền làm hồ sơ cho họ đi. Nơi họ chọn lựa là những nước tư bản giàu có. Họ cũng không tới các nước cộng sản như Tàu, Cuba, Venezuela... tuy không phải vì họ đã có đủ kinh nghiệm sống với cộng sản. 
Họ đi để đổi đời. Họ kiếm việc làm có nhiều tiền, xây nhà cao, cửa rộng. Dĩ nhiên, ước muốn rất chính đáng. Nhưng cách họ đi tới xứ họ chọn không hợp pháp. Họ đi lậu do những tổ chức dẫn đường đưa đi và lấy tiền ở họ với cái giá cao. Người không sẵn tiền, phải vay mượn thế chấp nhà cửa, ruộng vườn. Chẳng may không trả nợ được, bị mất sạch. 
Họ cũng chịu rủi ro, không chết trên biển cả hằng trăm ngàn người, mà chết rải rác trên đường đi. Hôm 23/10 vừa qua, họ chết 39 người trong xe tải. Tức chết hết số người đi trên xe. Cũng như những người vượt biển gặp cướp biển hay sóng gió, chết hết cả ghe, cả tàu. Những kẻ đi trốn, số phận giống nhau, chỉ ý nghĩa cái chết là khác nhau! 
Địa phương có dân đi đông là các tỉnh Hà Tỉnh, Nghệ An, Thanh Hóa và Miền Bắc. Cũng nghèo, đồng bào Thượng không đi xa kiếm tiền nhiều, mà chỉ đi qua Thái Lan, đi khỏi xứ, tránh bị cộng sản xứ mình khủng bố. 
Các tỉnh Miền Trung có tiếng nghèo vì không được thiên nhiên uu đãi. Trước kia, dưới thời quân chủ và cả thực dân, người dân chăm học để thi đậu làm quan mà giàu có. Thời cộng sản, người dân cũng phấn đấu làm quan cộng sản và cũng giàu có hơn thành phần còn lại đi đánh cá, làm công lặt vặt, buôn bán nho nhỏ... 
Khi đảng và nhà nước cộng sản ban hành chính sách “xóa đói giảm nghèo” và kèm theo chương trình “ưu tiên xuất khẩu lao động” do Bộ thương binh Xã hội chủ quản thì những tỉnh này liền hưởng ứng. Họ xin đi làm công ở các nước Đông Nam Á, các nước Á Rập. Nơi họ mơ ước là Anh quốc vì ở Anh, theo thông tin họ có, dễ tìm việc làm và lương cao, 4000€ / tháng. Đi làm ở Anh trong vài tháng là đủ trả nợ làm hồ sơ, chi phí cho tổ chức đưa đi. Người có đủ hồ sơ, nếu không tiền, có thể vay tiền ngân hàng yểm trợ chương trình xóa đói giảm nghèo để trả chi phí cho đường dây đưa đi, nhưng phải thế chấp cho ngân hàng. 
Phạm Thị Trà My trong 39 nạn nhân, người được nhận diện sớm và duy nhất cho tới nay, là người Nghệ An. Nghe nói những người đi cùng chuyến phải trả dịch vụ đưa đi từ 30000€ tới 42000€. Giá tăng vọt khá cao so với những năm trước đây. 
Theo kết quả điều tra của IRASEC (Institut de Recherche sur l’Asie du Sud-Est Contemporain) do Danielle Tan và Nguyễn Thị Hiệp thực hiện, từ Pas de Calais (Pháp) qua Birmingham và Manchester, 2 thành phố lớn của Anh, nơi tập trung đông đảo người Việt sinh sống, thì riêng người xứ Nghệ đi qua Anh, đa số là dân có tiền. Họ đi là để kiếm thêm nhiều tiền hơn, thay đổi đời sống của họ tốt đẹp hơn, sang trọng hơn. Trong số người Nghệ đi, chỉ có 10% là nghèo, phải vay tiền để trang trải chi phí. 
Về thành phần tuổi tác và nam/nữ, những người đi làm giàu ngày nay cũng không giống những người đi sau 75. Theo điều tra của Tổ chức phi chính phủ AAT (Alliance Anti-Trafic) thì người Việt trốn qua Anh, đại đa số là đàn ông (95%), đi một mình, tuổi từ 25 tới 40 và một số ít lớn tuổi hơn. Họ đi, vợ con ở lại nhà chờ họ gởi tiền về. Có người cưới vợ xong, ra đi kiếm tiền. 
Những người này chia theo lớp tuổi: 60% tuổi từ 25 tới 40; 37,1% trên 40 và chỉ có 2,9% tuổi từ 18 tới 25. 
Người ta chọn qua Anh vì nghe nói việc làm lương cao. Cũng có lý. Như đi làm móng tay, móng chân, việc làm này đang phát triển và do ảnh hưởng bà con ở Hoa Kỳ, hiện chiếm 60% kinh tế cộng đồng người Việt ở Anh), lương khoản chừng 1500€ / tháng. Có người làm bếp cho nhà hàng Thái Lan, ăn ở tại chỗ, lương tháng 3000€. Nhưng những việc làm này dành cho người cư trú hợp lệ. Người chưa có giấy tờ, không ai dám mướn vì luật pháp cấm. Họ phải đi làm trong những chỗ trồng cần sa lậu, lương thường dưới 1000€ / tháng. Làm không có giờ nghỉ, ăn ở thiếu thốn tiện nghi tối thiếu. Đôi khi còn bị ngược đãi vì sinh mạng nằm gọn trong tay người chủ thuê. 
Cần sa trồng ở Anh nhưng không tiêu thụ ở Anh, chỉ đưa ra các xứ khác. Sau khi gặt hái, cần sa được xấy khô, cân, vô bao bì. Nơi làm việc này, cũng do người Việt Nam đi lậu làm, dưới sự trông nom của an ninh Hà Nội. Cần sa thành phẩm giao cho người Tàu đem đi và người Tàu tới trả tiền công nhân bằng tiền mặt. Nơi trồng cần sa thường thay đổi địa điểm để tránh bị cảnh sát khám phá. 
Thông tin về Phạm Thị Trà My tử nạn đã làm xúc động lòng người khắp nơi. Báo chí loan tin trên trang nhất. Cả nước Anh bàng hoàng, tỏ lòng thương tiếc. 
Cùng người Việt Nam nên không ít người biết tin đều tỏ lòng thương cảm. Ít hôm sau, có thêm nhiều thông tin về Trà My được phổ biến tiếp. 
Trà My được một số người cho là hội viên Hội Cờ Đỏ, tổ chức quần chúng của cộng sản để hoạt động tuyên truyền và phản tuyên truyền, cả khủng bố quần chúng dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Hội viên, những người hoạt động đạt được thành tích cao, sẽ được tuyển vào đoàn, vào đảng. Phải chăng Trà My là đối tượng đầy hứa hẹn! 
Trường hợp Trà My nếu đúng theo giả thuyết trên sẽ làm cho nhiều người suy nghĩ. Phải chăng đảng và Nhà nước cộng sản tung người ra các nước tư bản, nơi có đông người Việt sinh sống, như Trà My và các bạn của Trà My, lấy tiền đầu trước; những người này kiếm việc làm, gởi tiền về gia đình, vừa đem ngoại tệ về cho đảng, vừa là cán bộ dân vận cho đảng và Nhà nước? 
Đảng cộng sản quan tâm khối người Việt sinh sống ở nước ngoài để khai thác về mặt chính trị và sự giàu có của họ. 
Năm 2108, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, người Việt nước ngoài, kể cả những người được xuất khẩu lao động, gởi về 16 tỷ USD. Chuyện đảng mê đô la là trường kỳ. Trong cuốn Qủy Vương của Vũ Ngọc Tiến (Hội Nhà văn, Hà nội, 5/2016) bị thu hồi, kể chuyện về những người Việt Nam lao động ở Nga do nhà nước xuất khẩu hay đi tự túc, lén đi... đều phải nộp cho nhà nước 30% trên lợi tức. 
Ở Pháp, trước đây, sinh viên du học, cán bộ trao đổi với Pháp, đều phải nộp về cho Nhà nước 30% trên lương hay học bổng của mình. Không nộp, về nhà, bị nộp cao hơn, có khi bị móc túi sạch. 
Người Việt Nam đi lậu qua Anh, trả chi phí cao, nhiều rủi ro tử vong. Như trường hợp 39 người vừa rồi. Tù năm 2009, Pháp và Anh đã ký với nhau nhiều thỏa thuận hợp tác kiểm soát chặt chẽ hai bên để ngăn chận. Và hợp tác với Bỉ, Tiệp, Đức, truy lùng những đường dây đi qua đây, đổ người xuống đây chờ chuyển qua Calais để trốn qua Anh. Các trại ở rừng Calais bị tháo gỡ... Nhưng cho tới ngày nay, vẫn còn người Việt Nam đi và chết. 
Tổ chức đưa đi, người đưa đi vẫn là người Việt Nam và ở Việt Nam. Vậy chỉ có đảng cộng sản ở Hà Nội, chớ không ai khác hơn, duy nhất có khả năng dứt làn sóng người đi. Hay vì kiếm tiền và tuyên truyền phá hoại cộng đồng người Việt hải ngoại là quan trọng mà tiếp tục làm ngơ và ngầm yểm trợ. 
Vô cảm, ác ôn vẫn là bản chất cộng sản. Vì mục tiêu là trên hết! 
01.11.2019

No comments:

Post a Comment