Những tên gọi, bí danh, bút danh của Hồ Chí Minh
Trong
cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có hơn
30 năm hoạt động ở nước ngoài. Người qua 4 châu lục, 3 đại dương, đặt
chân lên gần 30 nước, làm hàng chục nghề khác nhau. Trong điều kiện hoạt
động cách mạng bí mật, bị chính quyền thực dân, đế quốc và tay sai theo
dõi, bắt giam, tuyên bố tử hình vắng mặt…Người phải thay đổi họ tên rất
nhiều lần. Do đó, trong cuộc đời của mình, Hồ Chí Minh có rất nhiều tên
gọi, bí danh và bút danh.
Cuốn sách của
Bảo tàng Hồ Chí Minh Những tên gọi bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, đưa ra con số thống kê: có
169 tên chính thức, bí danh, bút danh của Hồ Chí Minh, và nêu lên 17 bút
danh, bí danh khác đang nghi là của Hồ Chí Minh cần được nghiên cứu
thêm. Còn nhà sưu tầm Bá Ngọc trong cuốn sách của mình Hồ Chí Minh –
Những tên gọi đi cùng năm tháng, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003,
thống kê Hồ Chí Minh có 174 tên ; trong đó có 78 tên chính thức, bí danh
và 96 bút danh.
Chúng tôi xin
giới thiệu 169 tên chính thức, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong Cuốn sách của Bảo tàng Hồ Chí Minh Những tên gọi bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
Trong thời
gian đến, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý vị và bạn đọc 169 tư liệu, sự
kiện quý giá liên quan đến tên gọi, bí danh, bút danh mà Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã dùng trong quá trình hoạt động cách mạng để quý vị và bạn
đọc hiểu đầy đủ hơn.
Tên do gia đình đặt từ 1890 – 1910
1. Nguyễn Sinh Cung, 1890
2. Nguyễn Sinh Côn
3. Nguyễn Tất Thành
4. Nguyễn Văn Thành, 1901
5. Nguyễn Bé Con
Tên gọi – bút danh trong thời gian Bác đi tìm đường cứu nước đến khi về nước (1911 – 1941)
6. Văn Ba, 1911
6. Văn Ba, 1911
7. Paul Tất Thành, 1912
8. Tất Thành, 1914
9. Pôn Thành (Paul Thành), 1915
10. Nguyễn Ái Quốc, 1919
11. Phéc-đi-năng
12. An-be đơ PU-VUA-VIN (Anbert de POUVOURVILLE), 1920
13. Nguyễn A.Q, 1921-1926
14. CULIXE, 1922
15. N.A.Q, 1922
16. Ng.A.Q, 1922
17. Hăngri Trần (Henri Tchen), 1922
18. N, 1923
19. Cheng Vang, 1923
20. Nguyễn, 1923
21. Chú Nguyễn, 1923
22. Lin, 1924
23. Ái Quốc, 1924
24. Un Annamite (Một người An Nam), 1924
25. Loo Shing Yan, 1924
26. Ông Lu, 1924
27. Lý Thụy, 1924
28. Lý An Nam, 1924-1925
29. Nilốpxki (N.A.Q), 1924
30. Vương, 1925
31. L.T, 1925
32. HOWANG T.S, 1925
33. Z.A.C, 1925
34. Lý Mỗ, 1925
35. Trương Nhược Trừng, 1925
36. Vương Sơn Nhi, 1925
37. Vương Đạt Nhân, 1926
Report this ad
38. Mộng Liên, 1926
39. X, 1926
40. H.T, 1926
41. Tống Thiệu Tổ, 1926
42. X.X, 1926
43. Wang, 1927
44. N.K, 1927
45. N. Ái Quốc, 1927
46. Liwang, 1927
47. Ông Lai, 1927
48. A.P, 1927
49. N.A.K, 1928
50. Thọ, 1928
51. Nam Sơn, 1928
52. Chín (Thầu Chín), 1928
53. Víchto Lơ bông (Victor Lebon), 1930
54. Ông Lý, 1930
55. Ng. Ái Quốc, 1930
56. L.M. Vang, 1930
57. Tiết Nguyệt Lâm, 1930
58. Pôn (Paul), 1930
59. T.V. Wang, 1930
60. Công Nhân, 1930
61. Vícto, 1930
62. V, 1931
63. K, 1931
64. Đông Dương, 1931
65. Quac.E. Wen, 1931
66. K.V, 1931
67. Tống Văn Sơ, 1931
68. New Man, 1933
69. Li Nốp, 1934
70. Teng Man Huon, 1935
71. Hồ Quang, 1938
72. P.C.Lin (PC Line), 1938
73. D.C. Lin, 1939
74. Lâm Tam Xuyên, 1939
75. Ông Trần, 1940
76. Bình Sơn, 1940
77. Đi Đông (Dic-donc)
78. Cúng Sáu Sán, 1941
79. Già Thu, 1941
80 Kim Oanh, 1941
81. Bé Con, 1941
82. Ông Cụ, 1941
83. Hoàng Quốc Tuấn, 1941
84. Bác, 1941
Tên gọi – bút danh trong thời gian Bác lãnh đạo cách mạng Việt Nam tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám thành công (1942 – 1945)
85. Thu Sơn, 1942
86. Xung Phong, 1942
87. Hồ Chí Minh, 1942
88. Hy Sinh, 1942
89. Cụ Hoàng, 1945
90. C.M. Hồ, 1945
91. Chiến Thắng, 1945
92. Ông Ké, 1945
93. Hồ Chủ tịch, 1945
94. Hồ, 1945
95. Q.T, 1945
96. Q.Th, 1945
97. Lucius, 1945
Tên gọi – bút danh trong thời gian Bác lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954)
98. Bác Hồ, 1946
99. T.C, 1946
100. H.C.M, 1946
101. Đ.H, 1946
102. Xuân, 1946
103. Một người Việt Nam, 1946
104. Tân Sinh, 1947
105. Anh, 1947
106. X.Y.Z, 1947
107. A, 1947
108. A.G, 1947
109. Z, 1947
110. Lê Quyết Thắng, 1948
No comments:
Post a Comment