Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday 25 October 2019

Đông Nam Á từ bỏ dần nhiệt điện than, Việt Nam kiên trì bám trụ vì đặc khu?!

< A >
CTV Danlambao - Theo Tổ chức Giám sát năng lượng toàn cầu (GEM), trong ba năm qua tổng công suất các nhà máy nhiệt điện than mới ở khu vực Đông Nam Á liên tục giảm mạnh. Trong 6 tháng đầu năm 2018, chỉ có một nhà máy công suất 1.500 MW được xây dựng ở Indonesia. Dựa trên dữ kiện này, GEM cchỉ ra xu hướng giảm về công suất và số lượng các nhà máy nhiệt điện than mới ở Đông Nam Á trong bối cảnh điện tái tạo có sự tăng trưởng. Báo cáo mới nhất của GEM quên tính tới nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1 vừa được động thổ tại Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) hồi đầu tháng 10/2019.
Tổ chức Giám sát năng lượng toàn cầu (GEM) xếp hạng trong nhóm 10 nước có kế hoạch phát triển nhiệt điện than hàng đầu thế giới, đứng đầu là Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ. Việt Nam đứng thứ 4, Indonesia thứ 6 và Philippines thứ 8. 
Trong năm 2019, Ngân hàng DBS của Singapore, Tập đoàn OCBC trụ sở tại Singapore, Ngân hàng UOB trụ sở ở Singapore và Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ trụ sở tại Nhật Bản là những cái tên mới nhất ở châu Á tham gia danh sách hơn 100 tổ chức tài chính trên thế giới hạn chế và ngừng cho vay với các dự án xây nhà máy nhiệt điện.
Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) nhận định các quốc gia Đông Nam Á có nhu cầu lớn với năng lượng và do đó rất cần đảm bảo về an ninh năng lượng ở các khía cạnh giá cả phải chăng, dễ tiếp cận và bền vững để hỗ trợ đà tăng trưởng kinh tế. Triển khai năng lượng tái tạo không phải là miễn phí, nhưng việc đẩy mạnh hơn nữa đầu tư vào nguồn năng lượng này có thể tạo ra những khoản tiết kiệm lớn.
Thái Lan là một trong những nước ASEAN dẫn đầu trong cuộc chuyển mình này với mục tiêu đến năm 2036, nguồn cung từ năng lượng tái tạo của cả nước đạt 30%.
Trong khi đó tại Việt Nam, Tổng tịch Nguyễn Phú Trọng lẫn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục rao giảng "không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế" nhưng đã cấp phép để Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong với vốn đầu tư gần 2,6 tỉ USD vừa được động thổ tại xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa, tỉnh Khánh Hòa hồi đầu tháng 10/2019.
Nhiệt điện than kéo theo nhiều hiểm họa về môi trường.
Nghiêm trọng hơn các lời cảnh báo về tương lai ô nhiểm bụi mịn khi các nhà máy nhiệt điện than ở trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong, Bình Thuận) và Duyên Hải (Trà Vinh) đang phát sinh lượng tro xỉ rất lớn. Với lượng tro xỉ phát sinh khoảng 5.250 tấn/ngày ở các nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động thì trong vòng 2-3 năm nữa sẽ không còn chỗ chứa tro xỉ. Đưa tro xỉ vào làm công trình đường, xây dựng... là tăng nguy cơ gây hại về sức khỏe và tương lai giống nòi, nhưng Ba Đình vẫn bất chấp.
Với mục tiêu hoàn thành kế hoạch "Một vành đai, một con đường" của Bắc Kinh, các lãnh đạo Ba Đình lần này quyết tâm biến Việt Nam thành đại công trình nhiệt điện than để giải ngân, và vay vốn từ thiên triều Trung Cộng.
Chú thích:

25.10.2019
Tags :

No comments:

Post a Comment