Những kẻ nào thực sự là "chủ mưu" làm ô nhiễm nguồn nước uống Sông Đà?
Vũ Đông Hà (Danlambao)
- Những kẻ thừa hành đem đổ dầu thải, làm ô nhiễm nguồn nước uống cung
cấp cho cả triệu người dân Hà Nội đã được công an hô biến thành người
chủ mưu. Vụ ô nhiễm khiến cho Bộ trưởng Bộ Tài-Môi Trần Hồng Hà phải "ăn nước bẩn mất 3 ngày" đang được lèo lái và kết thúc êm thắm bằng 3 con dê tế thần bắt được từ Bắc Ninh và Lạng Sơn.
3 nghi phạm bị công an khởi tố, bắt tạm giam 2 tháng là Nguyễn Chương
Đại (Bắc Ninh), Hoàng Văn Thám (Lạng Sơn) và Lý Đình Vũ (Bắc Ninh) với
tội "Gây ô nhiễm môi trường", theo quy định tại Khoản 2 Điều 235 Bộ luật
hình sự năm 2015.
Lý Đình Vũ được dán nhãn là "kẻ chủ mưu", với 2 tòng phạm là Nguyễn
Chương Đại và Hoàng Văn Thám do Vũ thuê để thực hiện "công tác" đổ dầu
thải xuống sông. Theo công an, cả 3 đã tự động ra đầu thú.
Báo lề đảng Người Lao Động đã cẩn thận giựt tít dán nhãn "chủ mưu" cho 3 tên này: "Khởi tố, bắt giam "kẻ chủ mưu" cùng các tòng phạm vụ đổ dầu thải làm ô nhiễm nước sông Đà"
Tuy nhiên, chính công an cho biết là trong quá trình điều tra, Lý
Đình Vũ khai đã được Nguyễn Thị Huyền Trang - con gái và cũng là trợ lý
Giám đốc Công ty cổ phần Gốm sứ Thanh Hà ở tỉnh Phú Thọ thuê đi đổ 9
tấn dầu thải với giá 7 triệu đồng.
Nếu vậy thì Lý Đình Vũ chỉ là người được thuê, là kẻ thừa hành. Kẻ chủ
mưu và phạm tội đổ dầu xuống sông bằng cách mướn người làm chuyện đó
phải là Nguyễn Thị Huyền Trang của công ty Thanh Hà.
Công an cũng cho biết là đã làm việc với Nguyễn Thị Huyền Trang và thủ
kho công ty gốm sứ nhưng sau đó thì hoàn toàn không có một thông tin gì
về nội dung làm việc và bà này cho đến bây giờ xem như vô can và bình an
vô sự.
Nhưng có thực sự "kẻ chủ mưu" dừng lại ở Nguyễn Thị Huyền Trang?
Để tìm câu trả lời, chúng ta lại phải qua phiên bản được trình bày bởi ông Nguyễn Đức Truyền, Chủ tịch HĐQT công ty Gốm sứ Thanh Hà.
Ông này vừa xác nhận với phóng viên báo chí là số dầu đã bị lén lút tuồn ra ngoài chứ không phải chủ trương của công ty và người thực hiện hành vi là cán bộ phòng vật tư tên Trần Thành Trung. Đồng thời ông Truyền xác nhận mình có một người con gái là Nguyễn Huyền Trang là nhân viên phòng kinh doanh chứ không là giám đốc.
Vậy thì kẻ mướn người để đổ dầu thải lậu lại là Trần Thành Trung? Nếu như ông Truyền nói đúng sự thật, công ty không có ý định tuồn dầu ra ngoài, thì không có lý do gì mà Trần Thành Trung lại bỏ tiền thuê người đi đổ dầu thải, nếu không có thêm kẻ chủ mưu đứng đằng sau và Trung cũng chỉ là người cung cấp "nguyên liệu làm ô nhiễm môi trường".
Bên cạnh đó, Nguyễn Đức Truyền cũng đã trình làng biên bản kiểm tra của đoàn công tác gồm đại diện Cục Cảnh sát môi trường Bộ Công an, Công an tỉnh Hòa Bình, Công an tỉnh Phú Thọ được lập vào ngày 19-10 cho phóng viên xem. Trong đó tổng số lượng dầu thải lưu giữ tại khu vực của công ty là 400 lít. Và thêm một dữ kiện nữa là sau khi hoàn tất hút dầu, xe đi qua trạm cân của công ty thì lượng dầu thải được đo là gần 9.000 kg.
Trong khi đó, công an lại cho biết lượng dầu thải đổ xuống nguồn nước sông Đà là 9 tấn dầu. Tức là những kẻ đổ dầu không chỉ lấy dầu ở công ty Thanh Hà?
Để tìm câu trả lời, chúng ta lại phải qua phiên bản được trình bày bởi ông Nguyễn Đức Truyền, Chủ tịch HĐQT công ty Gốm sứ Thanh Hà.
Ông này vừa xác nhận với phóng viên báo chí là số dầu đã bị lén lút tuồn ra ngoài chứ không phải chủ trương của công ty và người thực hiện hành vi là cán bộ phòng vật tư tên Trần Thành Trung. Đồng thời ông Truyền xác nhận mình có một người con gái là Nguyễn Huyền Trang là nhân viên phòng kinh doanh chứ không là giám đốc.
Vậy thì kẻ mướn người để đổ dầu thải lậu lại là Trần Thành Trung? Nếu như ông Truyền nói đúng sự thật, công ty không có ý định tuồn dầu ra ngoài, thì không có lý do gì mà Trần Thành Trung lại bỏ tiền thuê người đi đổ dầu thải, nếu không có thêm kẻ chủ mưu đứng đằng sau và Trung cũng chỉ là người cung cấp "nguyên liệu làm ô nhiễm môi trường".
Bên cạnh đó, Nguyễn Đức Truyền cũng đã trình làng biên bản kiểm tra của đoàn công tác gồm đại diện Cục Cảnh sát môi trường Bộ Công an, Công an tỉnh Hòa Bình, Công an tỉnh Phú Thọ được lập vào ngày 19-10 cho phóng viên xem. Trong đó tổng số lượng dầu thải lưu giữ tại khu vực của công ty là 400 lít. Và thêm một dữ kiện nữa là sau khi hoàn tất hút dầu, xe đi qua trạm cân của công ty thì lượng dầu thải được đo là gần 9.000 kg.
Trong khi đó, công an lại cho biết lượng dầu thải đổ xuống nguồn nước sông Đà là 9 tấn dầu. Tức là những kẻ đổ dầu không chỉ lấy dầu ở công ty Thanh Hà?
Việc chỉ bắt giam người được mướn, bỏ qua kẻ mướn - dù là Nguyễn Thị
Huyền Trang hay Trần Thành Trung, biến kẻ thừa hành thành kẻ chủ mưu cho
thấy có những chỉ dấu mờ ám trong vụ này. "Quy trình" phải mướn người
từ Bắc Ninh lên Phú Thọ lấy dầu, sau đó chạy vòng vòng xuống Hưng Yên
rồi sang Hòa Bình để đổ 9 tấn dầu thải xuống suối Trâm - một trong ba
nguồn cung cấp nước cho Nhà máy Nước sạch Sông Đà cho thấy đây không
phải là một hành vi đổ trộm dầu vô tội vạ, không có chủ đích phá hoại
môi trường và nguồn nước uống.
Tại sao không khởi tố, bắt giam, điều tra Nguyễn Thị Huyền Trang hay Trần Thành Trung là người đã thuê Lý Đình Vũ đi đổ dầu?
Chỉ có thể giải thích được là công an và thế lực nào đó không muốn từ
Nguyễn Thị Huyền Trang hay Trần Thành Trung lại lộ diện ra nguyên đường
dây và những đầu mối "chủ mưu" khác. Đó mới là những tên "đầu nguồn ô
nhiễm" chủ mưu gây ra "biến cố nước dơ". Mục tiêu của những kẻ chủ mưu
đứng trong bóng tối này không phải chỉ để "đổ trộm giùm 9 tấn dầu thải"
cho công ty gốm sứ Thanh Hà mà là cố tình tạo nên một chấn động trong dư
luận về nước dơ do Nhà máy nước sạch Sông Đà cung cấp.
Việc "nâng cấp" tòng phạm Lý Đình Vũ thành kẻ chủ mưu là mưu đồ đóng sổ
phi vụ bất nhân sau khi mục tiêu nhắm vào đối thủ cung cấp nước đã hoàn
tất.
Bài liên quan đã đăng:
23.10.2019
No comments:
Post a Comment