GIÁO DỤC VIỆT NAM CỘNG HÒA
Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng “nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí”, “nền giáo dục đại học được tự trị”, và “những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”.
Các viện đại học công lập:
Viện Đại Học Sài Gòn: Tiền thân là Viện Đại Học Đông Dương (1906), rồi
Viện Đại Học Quốc Gia Việt Nam (1955)– còn có tên là Viện Đại học Quốc gia
Sài Gòn. Năm 1957, Viện Đại học Quốc Gia Việt Nam đổi tên thành Viện
Đại học Sài Gòn. Đây là viện đại học lớn nhất nước. Trước năm
1964, tiếng Việt lẫn tiếng Pháp được dùng để giảng dạy ở bậc đại học,
nhưng sau đó thì chỉ dùng tiếng Việt mà thôi theo chính sách ngôn ngữ theo
đuổi từ năm 1955. Riêng Trường Đại Học Y Khoa dùng cả tiếng Anh.
Vào thời điểm năm 1970, hơn 70% sinh viên đại học trên toàn quốc ghi danh
học ở Viện Đại học Sài Gòn.
Viện Đại Học Huế: Thành lập vào tháng 3 năm 1957 với 5 phân khoa đại học:
Khoa học, Luật, Sư phạm, Văn khoa, và Y khoa.
Hàng đầu bên trái ông Nguyễn Đăng Trình Bộ trưởng Bộ QG Giáo dục, Viện trưởng Viện Đại học Huế đầu tiên (tháng 3/1957-7/1957). Giữa Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm, bên phải Linh mục Giáo sư Cao Văn Luận Viện trưởng Viện Đại học Huế từ 7/1957-1965.
Viện Đại Học Cần Thơ: Thành lập năm 1966 với 4 phân khoa đại học: Khoa
học, Luật khoa & Khoa học Xã hội, Sư phạm, và Văn khoa.
Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức: Thành lập năm 1974. Tiền thân là Trung tâm
Quốc gia Kỹ thuật (1957), Học viện Quốc gia Kỹ thuật (1972).
Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học, và đại học,
cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở
cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa
phương.
Phòng thí
nghiệm ở Viện Pasteur Sài Gòn (Internet)
Tổng quát
Từ năm 1917,
chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt
Nam đã có một hệ thống giáo dục thống nhất cho cả ba miền Nam, Trung, Bắc,
và cả Lào cùng Campuchia. Hệ thống giáo dục thời Pháp thuộc có ba bậc:
tiểu học, trung học, và đại học. Chương trình học là chương trình của
Pháp, với một chút sửa đổi nhỏ áp dụng cho các cơ sở giáo dục ở Việt Nam,
dùng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính, tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ phụ. Sau
khi Việt Nam tuyên bố độc lập vào năm 1945, chương trình học của Việt Nam
– còn gọi là chương trình
Hoàng Xuân Hãn (ban hành thời
chính phủ Trần Trọng Kim - được đem ra áp dụng ở miền Trung và miền Bắc.
Riêng ở miền Nam,
vì có sự trở lại của người Pháp nên chương trình Pháp vẫn còn tiếp tục cho
đến giữa thập niên 1950. Đến thời Đệ Nhất Cộng Hòa thì chương trình
Việt mới được áp dụng ở miền Nam để thay thế cho chương trình Pháp. Cũng
từ đây, các nhà lãnh đạo giáo dục Việt Nam mới có cơ hội đóng vai trò lãnh
đạo thực sự của mình.
Một buổi lễ khánh thành tượng Petrus Ký trong khuôn viên (công viên 30/4 hiện tại), nằm trên đường Boulevard Norodom – (Đại Lộ Thống Nhất trước Dinh Độc Lập, hướng về Nhà Thờ Đức Bà).
Ngay từ những ngày đầu hình thành nền
Đệ Nhất Cộng Hòa, những người làm
công tác giáo dục ở miền Nam đã xây dựng được nền móng quan trọng cho nền
giáo dục quốc gia, tìm ra câu trả lời cho những vấn đề giáo dục cốt yếu.
Những vấn đề đó là: triết lý giáo dục, mục tiêu giáo dục, chương trình
học, tài liệu giáo khoa và phương tiện học tập, vai trò của nhà giáo, cơ
sở vật chất và trang thiết bị trường học, đánh giá kết quả học tập, và tổ
chức quản trị.
Nhìn chung, người ta thấy mô hình giáo dục ở Miền Nam Việt Nam trong những
năm 1955 - 1975 có khuynh hướng xa dần ảnh hưởng của Pháp vốn chú trọng
đào tạo một số ít phần tử ưu tú trong xã hội và có khuynh hướng thiên về
lý thuyết, để chấp nhận mô hình giáo dục Hoa Kỳ có tính cách đại chúng và
thực tiễn.
Năm học 1973-1974, Việt Nam Cộng Hòa có một phần năm (20%) dân số là học
sinh và sinh viên đang đi học trong các cơ sở giáo dục. Con số này bao gồm
3.101.560 học sinh tiểu học, 1.091.779 học sinh trunghọc, và 101.454
sinh viên đại học; số người biết đọc biết viết ước tính khoảng 70% dân
số. Đến năm 1975, tổng số sinh viên trong các viện đại học ở miền Nam là
khoảng 150.000 người (không tính các sinh viên theo học ở
Học viện Hành Chính Quốc Gia và ở
các trường đại học cộng đồng).
Cảnh giờ rước học sinh tan trường.
Mặc dù tồn tại chỉ trong 20 năm (từ 1955 đến 1975), bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh và những bất ổn chính trị thường xảy ra, phần thì ngân sách eo hẹp do phần lớn ngân sách quốc gia phải dành cho quốc phòng và nội vụ (trên 40% ngân sách quốc gia dành cho quốc phòng, khoảng 13% cho nội vụ, chỉ khoảng 7-7,5% cho giáo dục), nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa đã phát triển vượt bậc, đáp ứng được nhu cầu gia tăng nhanh chóng của người dân, đào tạo được một lớp người có học vấn và có khả năng chuyên môn đóng góp vào việc xây dựng quốc gia và tạo được sự nghiệp vững chắc ngay cả ở các quốc gia phát triển.
Kết quả này có được là nhờ các nhà giáo có ý thức rõ ràng về sứ mạng
giáo dục, có ý thức trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, đã sống cuộc
sống khiêm nhường để đóng góp trọn vẹn cho nghề nghiệp, nhờ nhiều bậc phụ
huynh đã đóng góp công sức cho việc xây dựng nền giáo dục quốc gia, và nhờ
những nhà lãnh đạo giáo dục đã có những ý tưởng, sáng kiến, và nỗ lực mang
lại sự tiến bộ cho nền giáo dục ở Miền Nam Việt Nam.
Thầy cô giáo (Giáo sư) thời VNCH
Triết lý giáo dục
Năm 1958, dưới thời Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục
Trần Hựu Thế, Việt Nam Cộng
Hòa nhóm họp Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) tại Sài Gòn. Đại hội này
quy tụ nhiều phụ huynh học sinh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện của
quân đội, chính quyền và các tổ chức quần chúng, đại diện ngành văn hóa và
giáo dục các cấp từ tiểu học đến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật… Ba
nguyên tắc “nhân bản” (humanistic), “dân tộc” (nationalistic),
và “khai phóng” được chính thức hóa ở hội nghị này.
Đây là những nguyên tắc làm nền tảng cho triết lý giáo dục của Việt Nam
Cộng Hòa, được ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do
Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trong
Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa
(1967).
Khóa Hội
Thảo Cải Tổ Chương Trình Sư Phạm.
1. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục nhân bản.
Triết lý nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế gian
này; lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong
cuộc đời này làm căn bản; xem con người như một cứu cánh chứ không phải
như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân,
đảng phái, hay tổ chức nào khác.
Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không
chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá conngười, và không chấp
nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc…
Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền
được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.
2. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục dân tộc.
Giáo dục tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt
liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và
phát huy được những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa
dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo
tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa
khác.
Sinh viên
đại học Dược Khoa Sài Gòn gói bánh chưng để đem giúp đồng bào miền Trung
bị bão lụt năm Thìn 1964.
3. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục khai phóng.
Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải
đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa
học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát
triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa
quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.
Từ những nguyên tắc căn bản ở trên, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đề ra
những mục tiêu chính sau đây cho nền giáo dục của mình. Những mục tiêu này
được đề ra là để nhằm trả lời cho câu hỏi: Sau khi nhận được sự giáo dục,
những người đi học sẽ trở nên người như thế nào đối với cá nhân mình, đối
với gia đình, quốc gia, xã hội, và nhân loại.
Mục tiêu giáo dục thời VNCH:
Bích
chương của Sở Giáo Dục – Bộ Y Tế VNCH
1. Phát triển toàn diện mỗi cá nhân.
Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị của cá nhân học sinh, giáo
dục hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân theo bản tính tự nhiên
của mỗi người và theo những quy luật phát triển tự nhiên cả về thể chất
lẫn tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh được lưu ý đúng mức.
Cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh phán đoán,
lựa chọn; không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn
lọc thiếu trung thực theo một chủ trương, hướng đi định sẵn nào.
Thanh nữ
Việt Nam Cộng Hòa
2. Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh.
Điều này thực hiện bằng cách: giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội,
môi trường sống, và lối sống của người dân; giúp học sinh hiểu biết lịch
sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình, ca ngợi tinh thần đoàn kết, tranh đấu
của người dân trong việc chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; giúp học sinh học
tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt một cách có hiệu quả; giúp học sinh nhận
biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những tài nguyên phong phú của quốc gia,
những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những
truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp học sinh
có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.
Người dân
miền Nam biểu tình phản đối Trung cộng đánh chiếm Hoàng Sa, năm 1974.
3. Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.
Điều này thực hiện bằng cách: giúp học sinh tổ chức những nhóm làm việc
độc lập qua đó phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; giúp học
sinh phát triển óc phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; giúp
phát triển tính tò mò và tinh thần khoa học; giúp học sinh có khả năng
tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại.
Mặt tiền
của Viện Đại Học Sài Gòn (Số 3 Công Trường
Chiến Sĩ)
Chiến Sĩ)
Giáo dục tiểu học:
Một lớp
tiểu học ở miền Nam vào năm 1961.
Bậc tiểu học thời Việt Nam Cộng hòa bao gồm năm lớp, từ lớp 1 đến lớp 5 (thời Đệ Nhất Cộng Hòa gọi là lớp Năm đến lớp Nhất). Theo quy định của hiến pháp, giáo dục tiểu học là giáo dục phổ cập (bắt buộc). Từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa đã có luật quy định trẻ em phải đi học ít nhất ba năm tiểu học. Mỗi năm học sinh phải thi để lên lớp. Ai thi trượt phải học “đúp”, tức học lại lớp đó. Các trường công lập đều hoàn toàn miễn phí, không thu học phí và các khoản lệ phí khác.
Số liệu giáo dục bậc tiểu học[8]
| ||
Niên học
|
Số học sinh
|
Số lớp học
|
1955
|
400.865
|
8.191
|
1957
|
717.198[9]
| |
1960
|
1.230.000[9]
| |
1963
|
1.450.679
|
30.123
|
1964
|
1.554.063[10]
| |
1970
|
2.556.000
|
44.104
|
Học sinh tiểu học chỉ học một buổi, sáu ngày mỗi tuần. Theo quy
định, một ngày được chia ra 2 lớp học; lớp buổi sáng và lớp học buổi
chiều.
Vào đầu thập niên 1970, Việt Nam Cộng Hòa có 2,5 triệu học sinh
tiểu học, chiếm hơn 80% tổng số thiếu niên từ 6 đến 11 tuổi; 5.208
trường tiểu học (chưa kể các cơ sở ở Phú Bổn, Vĩnh Long và Sa Đéc).
Học sinh
lớp Nhất, lớp Nhì hồi xưa – ( Lớp Bốn lớp Năm bây giờ ).
Tất cả trẻ em từ 6 tuổi đều được nhận vào lớp Một để bắt đầu bậc tiểu học. Phụ huynh có thể chọn lựa cho con em vào học miễn phí cho hết bậc tiểu học trong các trường công lập hay tốn học phí (tùy trường) tại các trường tiểu học tư thục.
Lớp 1 (trước năm 1967 gọi là lớp Năm) cấp tiểu học mỗi tuần học 25
giờ, trong đó 9,5 giờ môn Quốc văn; 2 giờ Bổn phận công dân
và Đức dục (còn gọi là lớp Công dân giáo dục). Lớp 2 (trước
năm 1967 gọi là lớp Tư), Quốc văn giảm còn 8 tiếng nhưng thêm 2 giờ Sử
ký và Địa lý. Lớp 3 trở lên thì ba môn Quốc văn, Công dân và Sử Địa
chiếm 12-13 tiếng mỗi tuần.
Giờ sinh
hoạt của toàn trường thời bấy giờ.
Một năm học kéo dài chín tháng, nghỉ ba tháng hè. Trong năm học có khoảng
10 ngày nghỉ lễ (thông thường vào những ngày áp Tết).
Thẻ
căn cước học sinh trường Võ Trường Toản
Giáo dục trung học:
Các vị
Giáo Sư trường Hồ Ngọc Cẩn
Tính đến đầu những năm 1970, Việt Nam Cộng Hòa có hơn 550.000 học sinh trung học, tức hơn 20% tổng số thanh thiếu niên ở lứa tuổi từ 12 đến 18; có 534 trường trung học (chưa kể các cơ sở ở Vĩnh Long và Sa Đéc).
Đến năm 1975 thì có khoảng 900.000 học sinh ở các trường trung học
công lập. Các trường trung học công lập nổi tiếng thời đó có Petrus Ký,
Chu Văn An, Võ Trường Toản, Trưng Vương, Gia Long, Lê Quý
Đôn (Sài Gòn) tiền thân là Trường Chasseloup Laubat, Quốc Học (Huế),
Trường Trung học Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho),
Phan Thanh Giản (Cần Thơ)…
Các trường công lập đều hoàn toàn miễn phí, không thu học phí và các khoản
lệ phí khác.
Tên gọi năm lớp bậc tiểu học
| |
trước 1971
|
sau 1971
|
lớp năm
|
lớp một
|
lớp tư
|
lớp hai
|
lớp ba
|
lớp ba
|
lớp nhì
|
lớp tư
|
lớp nhất
|
lớp năm
|
Tên các lớp bậc trung học đệ nhất cấp
| |
lớp đệ thất
|
lớp sáu
|
lớp đệ lục
|
lớp bảy
|
lớp đệ ngũ
|
lớp tám
|
lớp đệ tứ
|
lớp chín
|
Tên các lớp trung học đệ nhị cấp
| |
lớp đệ tam
|
lớp mười
|
lớp đệ nhị
|
lớp 11
|
lớp đệ nhất
|
lớp 12
|
Một lớp
thử nghiệm hoá chất tại trường Petrus Ký
Trung học đệ nhất cấp:
Trường
Trung học Cộng đồng Quận 8 năm 72- 73
Trung học đệ nhất cấp bao gồm từ lớp 6 đến lớp 9 (trước năm 1971
gọi là lớp đệ thất đến đệ tứ), tương đương trung học cơ sở hiện
nay. Từ tiểu học phải thi vào trung học đệ nhất cấp. Đậu vào trường trung
học công lập không dễ. Các trường trung học công lập hàng năm đều tổ chức
tuyển sinh vào lớp Đệ thất (từ năm 1971 gọi là lớp 6), kỳ thi có tính chọn
lọc khá cao (tỷ số chung toàn quốc vào trường công khoảng 62%); tại một số
trường danh tiếng tỷ lệ trúng tuyển thấp hơn 10%.
Những học sinh không vào được trường công thì có thể nhập học trường tư
thục nhưng phải trả học phí. Một năm học được chia thành hai “lục cá
nguyệt” (hay “học kỳ”). Kể từ lớp 6, học sinh bắt đầu phải học ngoại
ngữ, thường là tiếng Anh hay tiếng Pháp, môn Công dân giáo dục tiếp tục
với lượng 2 giờ mỗi tuần.
Từ năm 1966 trở đi, môn võ
Vovinam (tức Việt Võ đạo)
cũng được đưa vào giảng dạy ở một số trường.
Học xong năm lớp 9 thì thi bằng Trung học đệ nhất cấp. Kỳ
thi này thoạt tiên có hai phần: viết và vấn đáp.
Năm 1959 bỏ phần vấn đáp rồi đến niên học 1966-67 thì Bộ Quốc gia Giáo dục
bãi bỏ hẳn kỳ thi Trung học đệ nhất cấp.
Sân trường
Marie Curie
Trung học đệ nhị cấp:
Nam sinh
Võ Trường Toản
Trung học đệ nhị cấp là các lớp 10, 11 và 12, trước 1971 gọi là đệ
tam, đệ nhị và đệ nhất; tương đương trung học phổ thông hiện nay. Muốn vào
thì phải đậu được bằng Trung học đệ nhất cấp, tức bằng Trung học cơ sở.
Vào đệ nhị cấp, học sinh phải chọn học theo một trong bốn ban như dự bị
vào đại học. Bốn ban thường gọi A, B, C, D theo thứ tự là Khoa học thực
nghiệm hay còn gọi là ban vạn vật; ban toán; ban văn chường và ban văn
chương cổ ngữ, thường là Hán văn. Ngoài ra học sinh cũng bắt đầu học thêm
một ngoại ngữ thứ hai.
Vào năm lớp 11 thì học sinh phải thi
Tú tài I rồi thi
Tú tài II năm lớp 12. Thể
lệ này đến năm học 1972-1973 thì bỏ, chỉ thi một đợt tú tài phổ thông. Thí
sinh phải thi tất cả các môn học được giảng dạy (trừ môn Thể dục), đề thi
gồm các nội dung đã học, không có giới hạn hoặc bỏ bớt. Hình thức thi kể
từ năm 1974 cũng bỏ lối viết bài luận (essay) mà theo lối thi trắc
nghiệm có tính cách khách quan hơn.
Số liệu giáo dục bậc trung học[8]
| ||
Niên học
|
Số học sinh
|
Số lớp học
|
1955
|
51.465
|
890
|
1960
|
160.500[9]
| |
1963
|
264.866
|
4.831
|
1964
|
291.965[10]
| |
1970
|
623.000
|
9.069
|
Mỗi năm có hai đợt thi Tú tài tổ chức vào khoảng tháng 6 và tháng 8.
Tỷ lệ đậu Tú tài I (15-30%) và Tú tài II (30-45%), tại các trường công lập
nhìn chung tỷ lệ đậu cao hơn trường tư thục do phần lớn học sinh đã được
sàng lọc qua kỳ thi vào lớp 6 rồi. Do tỷ lệ đậu kỳ thi Tú tài khá thấp nên
vào được đại học là một chuyện khó. Thí sinh đậu được xếp thành: Hạng “tối
ưu” hay “ưu ban khen” (18/20 điểm trở lên), thí sinh đậu Tú tài II hạng
tối ưu thường hiếm, mỗi năm toàn Việt Nam Cộng Hòa chỉ một vài em đậu hạng
này, có năm không có; hạng “ưu” (16/20 điểm trở lên); “bình”(14/20); “bình
thứ” (12/20), và “thứ” (10/20).
Thầy trò
trường nữ Gia Long
Một số trường trung học chia theo phái tính như ở Sài Gòn thì có trường
Petrús Ký, Chu Văn An, Võ Trường Toản, Trường Hồ Ngọc Cẩn (Gia Định) và
các trường Quốc học (Huế), Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Võ Tánh (Nha Trang),
Trần Hưng Đạo (Đà Lạt), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho) dành cho nam sinh
và các trường Trưng Vương, Gia Long, Lê Văn Duyệt, Trường Nữ Trung học
Đồng Khánh (Huế), Trường Nữ Trung học Bùi Thị Xuân (Đà Lạt), Trường Nữ
Trung học Lê Ngọc Hân (Mỹ Tho), Trường Nữ Trung học Đoàn Thị Điểm (Cần
Thơ) chỉ dành cho nữ sinh.
Học sinh trung học lúc bấy giờ phải mặc đồng phục: nữ sinh thì áo dài
trắng, quần trắng hay đen; còn nam sinh thì mặc áo sơ mi trắng, quần màu
xanh dương.
Nữ sinh Lê
Văn Duyệt
Trung học tổng hợp:
Chương trình giáo dục trung học tổng hợp (tiếng Anh: comprehensive high
school) là mộtchương trình giáo dục thực tiễn phát sinh từ quan niệm
giáo dục của triết gia John Dewey,sau này được nhà giáo dục người Mỹ là
James B. Connant hệ thống hóa và đem áp dụng cho các trường trung học Hoa
Kỳ Giáo dục trung học tổng hợp chú trọng đến khía cạnh thực tiễn và hướng
nghiệp, đặt nặng vào các môn tư vấn, kinh tế gia đình, kinh doanh, công-kỹ
nghệ, v.v… nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức thực tiễn, giúp họ
có thể mưu sinh sau khi rời trường trung học. Ở từng địa phương, phụ huynh
học sinh và các nhà giáo có thể đề nghị những môn học đặc thù khả dĩ có
thể đem ra ứng dụng ở nơi mình sinh sống.
Thời Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa chính phủ cho thử nghiệm chương trình trung
học tổng hợp, nhập đệ nhất và đệ nhị cấp lại với nhau. Học trình này được
áp dụng đầu tiên tại Trường Trung học Kiểu mẫu Thủ Đức (khai giảng
niên khóa đầu tiên vào tháng 10 năm 1965) , sau đó mở rộng cho một số
trường như Nguyễn An Ninh (cho nam sinh; 93 đường Trần Nhân Tông, Quận 10)
và Sương Nguyệt Ánh (cho nữ sinh; góc đường Bà Hạt và Vĩnh Viễn, gần chùa
Ấn Quang) ở Sài Gòn, và Chưởng Binh Lễ ở Long Xuyên.
Nhạc sĩ
Nguyễn Đức Quang (cầm đàn) trong một buổi sinh hoạt của nhóm Du Ca với các
học sinh trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức vào cuối thập niên 1960
Bổ sung:
Ở Huế: Ngày
4-8-1964 trường Đại Học Sư Phạm Huế đã thành lập một trường
Trung-học trực thuộc mang tên Trung Học Kiểu Mẫu Huế (khai giảng niên khóa đầu tiên gồm 8 lớp, 320 học sinh, 24 nhà giáo, 7 nhân viên, với hiệu trưởng Trần Kim Nở).
Trung-học trực thuộc mang tên Trung Học Kiểu Mẫu Huế (khai giảng niên khóa đầu tiên gồm 8 lớp, 320 học sinh, 24 nhà giáo, 7 nhân viên, với hiệu trưởng Trần Kim Nở).
Ở Cần Thơ: Năm 1966,
Trung học Kiểu mẫu Cần Thơ được thành lập thuộc Phân khoa Sư phạm
của Viện Đại học Cần Thơ.
Cổng trường Trung Học Kiểu Mẫu Huế 1964-1975
Trung học kỹ thuật:
Trường Quốc-Gia Nông-Lâm-Mục B’Lao
Các trường trung học kỹ thuật nằm trong hệ thống giáo dục kỹ thuật, kết hợp việc dạy nghề với giáo dục phổ thông. Các học sinh trúng tuyển vào trung học kỹ thuật thường được cấp học bổng toàn phần hay bán phần. Mỗi tuần học 42 giờ; hai môn ngoại ngữ bắt buộc là tiếng Anh và tiếng Pháp.
Các trường trung học kỹ thuật có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành phố; ví dụ,
công lập thì có Trường Trung học Kỹ thuật Cao Thắng (thành lập năm 1956;
tiền thân là Trường Cơ khí Á châu thành lập năm 1906 ở Sài Gòn; nay là
Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng), Trường Trung học Nông Lâm Súc Bảo
Lộc, Trường Trung học Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ; tư thục thì có Trường
Trung học Kỹ thuật Don Bosco (do các tu sĩ Dòng Don Bosco thành lập năm
1956 ở Gia Định; nay là Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM).
Hiệu trưởng Cao Thanh Đảnh và các Giáo Sư trường trung học kỹ thuật Cao
Thắng.
Các trường tư thục:
Lễ kỷ niệm
100 năm thành lập của trường Lasan Taberd 17 tháng 2 năm 1974
Ngoài hệ thống trường công lập của chính phủ là hệ thống trường tư thục. Vào năm 1964 các trường tư thục giáo dục 28% trẻ em tiểu học và 62% học sinh trung học. Đến niên học 1970-1971 thì trường tư thục đảm nhiệm 17,7% học sinh tiểu học và 77,6% học sinh trung học.
Con số này tính đến năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa có khoảng 1,2 triệu học
sinh ghi danh học ở hơn 1.000 trường tư thục ở cả hai cấp tiểu học
và trung học. Các trường tư thục nổi tiếng như Lasan Taberd dành cho
nam sinh; Couvent des Oiseaux, Regina Pacis (Nữ vương Hòa bình), và Regina
Mundi (Nữ vương Thế giới) dành cho nữ sinh. Bốn trường này nằm dưới sự
điều hành của Giáo Hội Công Giáo.
Sân trường
Bác ái (Collège Fraternité)
Trường Bác ái
(Collège Fraternité) ở Chợ Quán với đa số học sinh là
người Việt gốc Hoa cũng là một tư
thục có tiếng do các thương hội người Hoa bảo trợ.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất có
hệ thống các trường tiểu học và trung học Bồ Đề ở nhiều tỉnh thành, tính
đến năm 1970 trên toàn quốc có 137 trường Bồ đề, trong đó có 65 trường
trung học với tổng số học sinh là 58.466.
Ngoài ra còn có một số trường do chính phủ Pháp tài trợ như Marie
Curie, Colette, và Saint-Exupéry. Kể từ năm 1956, tất cả các trường học
tại Việt Nam, bất kể trường tư hay trường do ngoại quốc tài trợ, đều phải
dạy một số giờ nhất định cho các môn quốc văn và lịch sử Việt Nam.
Chương trình học chính trong các trường tư vẫn theo chương trình mà Bộ
Quốc gia Giáo dục đã đề ra, dù có thể thêm một số giờ hoặc môn kiến thức
thêm.
Sau năm 1975,
dưới chế độ Cộng sản; tổng cộng có 1.087 trường tư thục ở miền Nam Việt
Nam bị giải thể và trở thành trường công (hầu hết mang tên mới).
Le Collège
Fraternité – Bac Ai datant de 1908, se situe 4 – rue Nguyên Trai, Cho
Quan.
Các trường Quốc Gia Nghĩa Tử:
Ngoài hệ thống các trường công lập và tư thục kể trên, Việt Nam Cộng Hòa
còn có hệ thống thứ ba là các trường Quốc gia nghĩa tử. Tuy đây là trường
công lập nhưng không đón nhận học sinh bình thường mà chỉ dành riêng cho
các con em của tử sĩ hoặc thương phế binh của
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa như là
một đặc ân của chính phủ giúp đỡ không chỉ phương tiện học hành mà cả việc
nuôi dưỡng.
Hệ thống này bắt đầu hoạt động từ năm 1963 ở Sài Gòn, sau khai triển thêm
ở Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế, và Biên Hòa. Tổng cộng có 7 cơ sở với hơn 10.000
học sinh. Loại trường này do Bộ Cựu Chiến binh quản lý chứ không phải Bộ
Quốc gia Giáo dục, nhưng vẫn dùng giáo trình của Bộ Quốc gia Giáo dục.
Chủ đích của các trường Quốc gia nghĩa tử là giáo dục phổ thông và hướng
nghiệp cho các học sinh chứ không được huấn luyện quân sự. Vì vậy trường
Quốc gia nghĩa tử khác trường Thiếu sinh quân. Sau năm 1975, các trường
quốc gia nghĩa tử cũng bị giải thể.
Giáo dục đại học:
Viện Đại Học Vạn Hạnh: Thuộc khối Ấn Quang; thành lập ngày 17 tháng 10 năm 1964 ở số 222 đường Trương Minh Giảng (sau 1975 là đường Lê Văn Sỹ), Quận 3, Sài Gòn-Gia Định với 5 phân khoa đại học: Giáo dục, Phật Học, Khoa Học Xã hội, Khoa học ứng dụng, và Văn học & Khoa học nhân văn. Vào đầu thập niên 1970, Vạn Hạnh có hơn 3.000 sinhviên.
Viện Đại Học Phương Nam: Được cấp giấy phép năm 1967 tọa lạc ở số 16 đường
Trần Quốc Toản (sau năm 1975 là đường 3/2 ), quận 10, Sài Gòn. Viện đại
học này thuộc khối Phật giáo Việt Nam Quốc Tự, Giáo sư Lê Kim Ngân làm
viện trưởng.
Viện Đại học Phương Nam có 3 phân khoa đại học: Kinh tế-Thương mại, Ngoại
ngữ, và Văn khoa. Vào thập niên 1970, viện đại học này có khoảng 750 sinh
viên ghi danh.
Học sinh đậu được Tú tài II thì có thể ghi danh vào học ở một trong các
viện Đại Học, trường Đại Học, và học viện trong nước. Tuy nhiên vì số chỗ
trong một số trường rất có giới hạn nên học sinh phải dự một kỳ thi tuyển
có tính chọn lọc rất cao; các trường này thường là Y, Dược, Nha, Kỹ
Thuật, Quốc gia hành chánh và Sư Phạm.
Việc tuyển chọn dựa trên khả năng của thí sinh, hoàn toàn không xét đến lý
lịch gia đình. Sinh
viên học trong các cơ sở giáo dục công lập thì không phải đóng tiền. Chỉ ở
một vài trường hay phân khoa đại học thì sinh viên mới đóng lệ phí thi vào
cuối năm học. Ngoài ra, chính phủ còn có những chương trình học bổng cho
sinh viên.
Trong
khuôn viên Học viện Quốc gia Hành chánh
Số liệu giáo dục bậc đại học:
| |
Niên học
|
Số sinh viên
|
1960-61
|
11.708[45]
|
1962
|
16.835[10]
|
1964
|
20.834[10]
|
1974-75
|
166.475[46]
|
Chương trình học trong các cơ sở giáo dục đại học được chia làm ba cấp.
Cấp 1 (học 4 năm): Nếu theo hướng các ngành nhân văn, khoa học, v.v.. thì
lấy bằng Cử nhân (ví dụ: cử nhân Triết, cử nhân Toán…); nếu
theo hướng các ngành chuyên nghiệp thì lấy bằng Tốt nghiệp (ví
dụ: bằng tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm, bằng tốt nghiệp Học viện Quốc
gia Hành chánh…) hay bằng Kỹ sư (ví dụ: kỹ sư Điện, kỹ sư
Canh nông…). Cấp 2: học thêm 1-2 năm và thi lấy bằng Cao học hay
Tiến sĩ đệ tam cấp (tiếng Pháp: docteurde troisième cycle;
tương đương Thạc sĩ ngày nay). Cấp 3: học thêm 2-3 năm và
làm luận án thì lấy bằng Tiến sĩ (tương đương với bằng Ph.D.
của Hoa Kỳ).
Riêng ngành y, vì phải có thời gian.
No comments:
Post a Comment