Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Saturday 15 March 2014

DIPLOMAT *TRUNG QUỐC MUỐN “RUNG CÂY”

TẠI SAO TRUNG QUỐC MUỐN “RUNG CÂY” VÀ “GIẾT GÀ”?


Thứ Ba, ngày 11/03/2014
( Tạp chí Diplomat, ngày 9/1/2014)


Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang can dự vào một chiến lược kép “rung cây dọa khỉ” và “giết gà dọa khỉ”. Chiến lược đầu là một cách tiếp cận hướng nội được tạo ra nhằm hạ bệ một vài nhà lãnh đạo nhiều quyền lực để đe dọa những nhà lãnh đạo ít quyền lực hơn. Chiến lược thứ hai là một cách tiếp cận hướng ngoại trong đó các nhà lãnh đạo về vãn những người nước ít quyền lực hơn nhằm giảm bớt vai trò hay ngăn chặn sự dính líu của một nước có quyền lực lớn hơn.


Chiến lược hướng nội nhằm mục đích loại bỏ các nhà lãnh đạo lớn trước đây từng đứng đầu các thể chế quyền lực trong các lĩnh vực chủ chốt của hệ thống Trung Quốc, có thể kể đến bộ máy an ninh nhà nước, lực lượng quân đội và lĩnh vực dầu lửa. Các nhà lãnh đạo này theo đuổi các chương trình nghị sự của riêng họ và dùng mánh khóe để giành lấy quyền lực ở cấp cao nhất trước, trong và sau giai đoạn chuyển giao ban lãnh đạo hiện nay mà đã diễn ra gần 2 năm trước, Chiến lược hướng ngoại liên quan đến Mỹ, một cường quốc lớn hơn, cũng như Nhật Bản, Philippines, và ở một mức độ thấp hơn là Việt Nam, thường được đề cập đến như là các nựớc ít quyền lực hon. Những quan sát này dẫn đến một số câu hỏi đáng chú ý. Đâu là những động lực chính bên trong và bên ngoài cho những chiến dịch đang diễn ra này? Tại sao các nhà lãnh đạo Trung Quốc theo đuổi hai chiến lược này? Và ý định chung của họ là gì?


Động lực chính của các chiến lược này là gì?
Động lực chính cho các chiến lược của giới lãnh đạo bao gồm hai nhân tố nội tại và một nhân tố bên ngoài. Các nhân tố nội tại được giải thích rõ nhất bàng “học thuyết khủng hoảng”. Điều này có nghĩa là giới lãnh đạo đang nỗ lực quản lý các cuộc khủng hoảng trong nước tạo ra các thách thức đôi với quyền lực mới của ban lãnh đạo hiện nay và đe dọa sự ổn định của nhà nước. Hiện nay, các cuộc khủng hoảng đang diễn ra trên vũ đài kinh tế, và hiện nay ở một mức độ thấp hơn. Trên vũ đài chính trị. Động lực bên ngoài bao gồm các thay đổi về cơ cấu đang diễn ra trong cấu trúc khu vực và đặc biệt là lĩnh vực an ninh; sự biến chuyển mang tính khu vực này được thúc đẩy phần lớn bởi giới lãnh đạo Mỹ. Các nhân tố cả bên trong lẫn bên ngoài có những tác động đẩy-kéo; có nghĩa là tình hình trong nước của Trung Quốc định hình các chính sách và hành động bên ngoài của nước này, và đồng thời, tình hình bên ngoài phản hồi lại hệ thống nội bộ của Trung Quốc và tác động đến tình hình trong nước.


Trên vũ đài kinh tế, các nhà lãnh đạo đang đối phố với sự tăng trưởng kinh tế chậm lại. Theo Charlene Chu, Giám đốc Fitch Ratings Trung Quốc, và một báo cáo gần đây của Fitch Ratings về các ngân hàng Trung Quốc, “một mối quan ngại về tài chính vĩ mô kê từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 là tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc không thể có được bất cứ lực kéo lâu dài nào nếu không tăng đáng kể tín dụng Hơn nữa, “tín dụng/GDP ước tính sẽ tăng 87 điểm phần trăm trong 5 năm vào cuối năm 2013, tăng gần gấp đôi như có thể quan sát thấy ở các nước khác trước giai đoạn căng thẳng về tài chính”. Những mối quản ngại “ít liên quan đến mức tín dụng/GDP – còn số 200% ở lĩnh vực này không thể nhìn thấy ở châu Á hay các thị trường phát triển – mà liên quan nhiều hơn đến tốc độ tăng trưởng rất nhanh trong một khoảng thời gian ngắn như vậy”.


Tuy nhiên, giới lãnh đạo có thể thành thạo trong việc quản lý nền kinh tế khổng lồ đang trên bờ vực tăng trưởng dần chậm lại chẳng hạn bằng việc đưa ra các chính sách để tiếp tục tăng đáng kể tín dụng và để tháo gỡ những sự kiểm soát vốn nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa. Nhưng những chính sách này có những rủi ro rõ ràng. Việc tăng thêm tín dụng đẩy nhanh sự gia tăng nhanh chóng mức tín dụng/GDP trong thời gian ngắn, trong khi việc dỡ bỏ những kiểm soát vốn có thể khiến Trung Quốc dễ bị tổn hại trước cuộc chiến về vốn. Quan trọng hơn, các nhà lãnh đạo đang phải đổi mặt với cuộc khủng hoảng tiềm tàng diễn ra trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính và, như ông Chu đã chỉ ra, đặc biệt là trong hệ thống ngân hàng ngầm. Trong trường hợp này, ban lãnh đạo có thể ít có khả năng đối phó với sự sụp đổ bất ngờ của một thể chế ngân hàng lớn hay các thể chế ngân hàng ngầm và những tác động còn sót lại từ những thất bại không mong đợi, như sự bất ốn xã hội.
Đối với ban lãnh đạo Trung Quốc, một sự giảm tốc kinh tế hay một cuộc khủng hoảng ngân hàng và tài chính, hoặc kết hợp của những thứ đó, nguy hiểm trên nhiều cấp độ. Thông thường người ta cho rằng các nhà lãnh đạo khẳng định tính hợp pháp của Đảng đối với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế, vì vậy một bước thụt lùi lớn về kinh tế hay một cuộc khủng hoảng bất ngờ có thể làm xói mòn quyền lực ban lãnh đạo mới của Đảng. Tuy nhiên, quan trọng hơn là không phải ai cũng biết điều đó. Mỗi ban lãnh đạo kể từ Đại hội Đảng lần thứ 14 đều nhận thức được rằng sự yếu kém về kinh tế có thể khiến nhà nước dễ bị tốn hại trước ảnh hưởng và sự thao túng từ nước ngoài. Lịch sử Trung Quốc đầy những ví dụ tiêu cực về việc nền kinh tế suy yếu của Trung Quốc khiến nước này dễ bị ảnh hưởng trước các thế lực nước ngoài và dẫn đến những hậu quả bất lợi đáng kể đối với nhà nước và xã hội như thế nào. Và khi Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập ra nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, nước này đã mạo hiểm danh tiếng của mình trong việc củng cố đất nước Trung Quốc chống lại các ảnh hưởng nước ngoài và kiểm soát cũng như duy trì chủ quyền quốc gia. Vì những lý do này, cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc – đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính – đã bước vào một giai đoạn phức tạp đối với đảng, nhà nước và xã hội.
Những cải cách kinh tế hiện nay phức tạp hơn do những rắc rối đang diễn ra nhưng dường như giảm đi trên vũ đài chính trị xuất phát từ những gì dường như là những giai đoạn cuối trong quá trình chuyển giao ban lãnh đạo của Trung Quốc. Ngược lại với dư luận cho rằng ban lãnh đạo hiện nay đã nhanh chóng củng cố quyền lực, các nhà lãnh đạo vẫn đang phải tháo gỡ và giải quyết sự chia rẽ bè phái nội bộ phức tạp. Sự chia rẽ bè phái này bao gồm các cá nhân có ảnh hưởng, những người đã nắm giữ, và trong một số trường hợp vẫn nắm giữ, những vị trí đầy quyền lực trong các thể chế chính, có thể kể đến bộ máy an ninh nhà nước, lĩnh vực dầu lửa nhà nước, và lực lượng quân đội. vấn đề này vô cùng rắc rối bởi vì các thể chế này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: bộ máy an ninh có mối liên hệ với lực lượng quân đội; còn lực lượng quân đội và các thể chế dầu lửa nhà nước có mối liên hệ chặt chẽ phần lớn do sự chia rẽ Trung Quốc-Liên Xô vào những năm 1960 dẫn đến những tình trạng thiếu hụt về dầu lửa và khiến quân đội Trung Quốc lâm vào tình trạng nguy hiểm. Do thực tế này, việc tháo gỡ hoàn toàn vấn đề chia rẽ bè phái và loại bỏ từng nhân vật có liên quan đến vấn đề này là mục tiêu không thể đạt được.


Thứ làm phức tạp tình hình của Trung Quốc là những diễn biến bên ngoài. Theo quan điểm của Trung Quốc, vấn đề cơ bản bên ngoài là ban lãnh đạo Mỹ và chiến lược của họ nhằm thay đổi cấu trúc an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn chưa biết rõ những ý định của Washington: Tại sao Mỹ mở rộng sự hiện diện quân sự của nước này ở khu vực và tái phân bổ gần 60% tài sản không quân và hải quân đến khu vực này khi Mỹ đã có sự hiện diện quân sự vượt trội ở khu vực? Hơn nữa, một phần chiến lược này còn bao gồm việc ủng hộ Nhật Bản và sự trỗi dậy của nước này nhằm cân bằng với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Diễn biến nàỵ là nguyên nhân gây ra mối quan ngại trong các nhà lãnh đạo Trung Quốc bởi vì lôgíc quan hệ nhân quả trong phương trình Nhật Bản-Trung Quốc là sai lầm, do Nhật Bản vào những năm 1950 đã bắt đầụ tái vũ trang và vào đầu những năm 1990 bắt đầu biến Lực lượng phòng vệ (SDF) của mình thành một quân đội quốc gia. Việc làm này kết hợp với các nhân tố khác buộc các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đáp lại đòi hỏi từ các thành phần thuộc lực lượng quân đội và, như tôi đã đề cập trước đây, khán thính giả trong nước đòi phải có đường lối cứng rắn đối với Nhật Bản, đặc biệt liên quan đến các vấn đề chủ quyền quốc gia và lãnh thổ.


Chiến lược an ninh của Mỹ cũng bao gồm việc trợ giúp Việt Nam và Phillipines về mặt ngoại giao và (luân sự, cũng như ủng hộ các nước này trong các tranh chấp với Trung Quốc. Đồng thời, thông qua các liên minh và quan hệ đối tác vốn có và mới, giới lãnh đạo Mỹ muốn tạo ra Tổ chức Hiệp ước châu Á-Thái Bình Dương (APTO) thực chất bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Việt Nam và Australia. Sự kết giao lỏng lẻo này sẽ không bao gồm Trung Quốc, và theo phía Trung Quốc, chính sách an ninh châu A-Thậi Bình Dương của Mỹ giống với chính sách “tất cả các nước ngoại trừ Trung Quốc” hơn. Như những nguồn thông tin mở ở Trung Quốc cho thấy, toàn bộ hàm ý của chính sách an ninh là rõ ràng: các nhà lãnh đạo Mỹ muốn khuyến khích các nhà lãnh đạo khu vực trực tiếp thách thức Trung Quốc cũng như xây dựng và củng cố các thỏa thuận an ninh đa phương và song phương để kiềm chế và bao vây Trung Quốc. Chính sách an ninh này có những hậu quả đối với chế độ Trung Quốc bởi vì, như học thuyết mang tính hệ thống cho thấy, những áp lực bên ngoài nuôi dưỡng chế độ trong nước và thử thách khả năng của chế độ trong nước xử lý và thích nghi với những căng thẳng này. Trong bối cảnh tình hình chính trị và kinh tế hiện nay, điều kiện bên ngoài này có thể tạo thêm những căng thẳng nội tại và không mong muốn chắc chắn dẫn đến những thay đổi hơn nữa đối với các chính sách đối ngoại và an ninh của nước này.


Ý định của các nhà lãnh đạo Trung Quốc là gì?
Bằng việc theo đuổi chiến lược kép “rung cây dọa khỉ” và “giết gà dọa khỉ”, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có lẽ muốn làm giảm bớt tác động của những căng thẳng nội bộ và bên ngoài và đồng thời muốn ổn định môi trường trong và ngoài nước.
Đế đạt được mục tiêu này, các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải tiếp tục ngăn chặn cuộc đấu tranh chính trị nội bộ và củng cố sự cai trị của họ. Các nhà lãnh đạo sẽ có thể đạt được những mục tiêu này thông qua các chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra. Những chiến dịch này gần đây đã đẫn đến việc loại bỏ quyền lực của các nhà lãnh đạo lớn có thể kể đến một vài người như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang và Giang Trạch Dân. Và vì các lý do rõ ràng, các nhà lãnh đạo có thể sử dụng những chỉ thị nội bộ để lặng lẽ loại bỏ quyền lực hay trừng phạt các nhà lãnh đạo quân sự có ảnh hưởng. Chẳng hạn, Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CMC) năm 2009 đã ban hành một chỉ thị thiết lập một hệ thống giải trình trong quân đội buộc các sĩ quan quân sự cấp cao chịu trách nhiệm về mệnh lệnh của họ; chẳng hạn, các nhà lãnh đạo có thể sử dụng chỉ thị này để loại bỏ quyền lực của Trung tướng Cốc Tuấn Sơn, cựu Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần.


Thêm vào đó, ban lãnh đạo có thể tiếp tục thực thi việc tái cấu trúc thể chế và điều chỉnh các chính sách trong những lĩnh vực then chốt như bộ máy an ninh, lực lượng quân đội, và lĩnh vực dầu lửa. Làm được như vậy, họ sẽ đưa những thể chế này lại gần trung ương hơn. Chẳng hạn, cuối năm 2013, các nhà lãnh đạo đã tái cấu trúc bộ máy an ninh và đã thành lập ủy ban An ninh Quốc gia (SSC). Cải cách này đưa bộ máy an ninh đến gần trung ương hơn và đồng thời tăng cường sự kiểm soát của trung ương đối với an ninh trong nước.
Năm nay, các nhà lãnh đạo có thể đưa ra các cải cách giảm số lượng các quân khu và tạo ra một sự quản lý thống nhất; cải cách tiềm năng này có thể được thúc đẩy bởi mong muốn khẳng định quyền kiểm soát lớn hơn đối với lực lượng quân đội cũng như phản ánh quan điểm của giới lãnh đạo cho rằng môi trường an ninh khu vực đang thay đổi hiện nay bao gồm các thách thức an ninh khác nhau đang đe dọa an ninh và các lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Và các nhà lãnh đạo cỏ thể bắt đầu thực hiện sự điều chỉnh mang tính cấu trúc và các cải cách đầu tư trong lĩnh vực xăng dầu do nhà nước sở hữu cũng như tăng quyền giám sát của Ủy ban Giám sát và Quản trị tài sản nhà nước (SASAC), cơ quan quản lý các tài sản thuộc sở hữu nhà nước, nhằm thực thi nhiều sự kiểm soát của trung ương hơn đối với lĩnh vực quan trọng này của nhà nước. Lôgíc thúc đẩy chiến lược “rung cây dọa khỉ” gần như có thể là nhằm tiếp tục loại bỏ quyền lực của các quan chức cấp cao, những người thách thức quyền lực và chương trình nghị sự của ban lãnh đạo hiện nay, cũng như tái cấu trúc các thể chế để giảm bớt những yếu tố vốn tồn tại nhưng cũng đang thu hẹp lại của chủ nghĩa bè phái, củng cố quyền lực, ổn định hệ thống nội bộ và theo đuổi các cải cách kinh tế.


Với bên ngoài, tình hình trong nước tương đối mong manh buộc ban lãnh đạo phải có giọng điệu ngoại giao mạnh mẽ và, như tôi thấy, trong các biện pháp “phòng thủ chủ động” đối với các nước yêu hơn để bề ngoài có vẻ là cứng rắn. Các nhà lãnh đạo, do những điều kiện và đòi hỏi trong nước, phải có lập trường cứng rắn về những tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản và sự đối đầu lịch sử với Philippines, một nhà nước chư hậu truyền thống. Thông qua các cuộc đàm phán và những áp lực về kinh tế và ngoại giao cũng như các cuộc tập trận quân sự, giới lãnh đạo tìm cách thuyết phục các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Philippines gác lại tranh chấp hay đạt được một số thỏa thuận song phương cùng phát triển (như đã đạt được với Việt Nam). Nhưng quan trọng hơn, các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn giữ Mỹ nằm ngoài các cuộc thảo luận song phương này đơn giản vì các nhà lãnh đạo nhận thức rằng các vấn đề này là các vấn đề song phương.


Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn ngăn không cho Washington kích động các nước yêu hơn hành động trực tiếp chống lại Trung Quốc. Đồng thời, họ nhằm mục đích tăng cái giá các nước yêu hơn phải trả nếu tham gia cuộc bao vây chiến lược Trung Quốc do Mỹ lãnh đạo ở các khu vực có vị trí địa lý sông còn như Biển Đông và biển Hoa Đông. Mặc dù các nhà lãnh đạo Trung Quốc cố gắng chặn đứng sự can dự của Mỹ vào các vấn đề an ninh khu vực và đặc biệt là những vấn đề liên quan đến các nước yếu hơn, họ cũng muốn giảm nhẹ khả năng đối đầu trực tiếp hay leo thang cuộc xung đột với Mỹ bởi vì giới lãnh đạo Trung Quốc thừa nhận rằng Mỹ vẫn vượt trội hơn về công nghệ, kinh tế và quân sự. Và có lẽ quan trọng nhất là các nhà lãnh đạo không muốn gây hại cho các mối quan hệ kinh tế Mỹ-Trung, đặc biệt là tại thời điểm giao thời quan trọng này trong cuộc cải cách kinh tế nội bộ của Trung Quốc và chính sách đối ngoại mới cố gắng thúc đẩy ngoại giao kinh tế. Bằng việc ve vãn các nước yếu hơn, các nhà lãnh đạo có thể hy vọng ngăn chặn không chỉ sự can dự ngày càng tăng của Mỹ vào các vấn đề an ninh khu vực, đặc biệt nhằm vào Trung Quốc và các nước yếu hơn, mà còn sự thay đổi hơn nữa cấu trúc an ninh khu vực do Mỹ lãnh đạo, như việc giải phóng một Nhật Bản không bị ngăn chặn. Thực hiện phương thức này, các nhà lãnh đạo gần như nhằm mục đích giảm áp lực xuất hiện từ những điều kiện an ninh khu vực đang thay đổi bên ngoài đối với chế độ Trung Quốc. Và đây nhiều khả năng là lôgíc thúc đẩy chiến lược bên ngoài “giết gà dọa khỉ” của Trung Quốc./.

No comments:

Post a Comment