Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Saturday 15 March 2014

CAO ĐÀI ** VIỆT NAM ĐẠI CÁCH MẠNG II




VIỆT NAM
ĐẠI CÁCH MẠNG.
“CÁCH MẠNG BẰNG NHƠN NGHĨA”
BIÊN  SOẠN
NGUYỄN PHÚC THÀNH.
Email: thanh.minh96@yahoo.com
BẢN IN NGÀY 25-01-2014.



II/- NỘI DUNG CÁCH MẠNG.
Như đã trình bày rằng cuộc cách mạng của Đạo Cao Đài là thu phục nhân tâm. Sức mạnh tinh thần là quyết định.
Cuộc tranh thủ độc lập dân tộc Việt Nam  kể từ đây còn phải nhờ đến sức mạnh của Quân Đội Cao Đài rất nhiều. Sức mạnh ấy không phải là võ lực mà là sức mạnh tinh thần, sức mạnh nhơn đạo và sức mạnh chánh nghĩa.  Cái võ lực bạo tàn rồi đây sẽ tàn tạ, để nhường lại cho một nền VĂN MINH NHƠN ĐẠO xuất hiện.
 Mục đích thành công của Quân Đội Cao Đài là phải cố làm sao nắm cho kỳ được nhơn tâm dầu phải đem cả xương máu đổi lấy nó cũng được. (Lời Đức Hộ Pháp)
@@@
Xương máu gắn liền với mạng sống con người, mỗi người chỉ có một mạng sống nên nó là vô giá. Mạng sống, xương máu người công nghĩa chỉ để phụng sự cho lòng nhơn đạo, cho chánh nghĩa... Chánh nghĩa đó phải thể hiện qua hòa bình, dân chủ, tự do nhìn thấy được bằng cơ chế rõ ràng chớ không phải là lý thuyết viễn vông hay bánh vẽ.
Đức Chúa Jésus chịu đóng đinh trên thánh giá là tấm gương để cho nhơn loại thấy rằng Ngài hy sinh mạng sống để bảo vệ chính nghĩa: công bằng, bác ái. Chỉ có công bằng và bác ái mới đáng để người công nghĩa hy sinh mạng sống. Mạng sống, xương máu chỉ được phép dùng khi phụng sự cho công bằng và bác ái. Môn đệ của Chúa cũng theo gương chúa để phụng sự cho nhân loại nên lịch sử tồn tại và phát triễn Thiên Chúa Giáo gắn liền với mạng sống và xương máu người công nghĩa.
Chiến sĩ Cao Đài hy sinh mạng sống và xương máu để đòi Pháp phải đưa Giáo Chủ Phạm Công Tắc đang bị Pháp đày bên Phi Châu về Tòa Thánh. Đức Hộ Pháp về nước thấy dân lành đang bị Việt Minh và thực dân Pháp tàn sát Ngài buộc lòng phải xô chiến sĩ Cao Đài ra để bảo vệ mạng sống lương dân; bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng nhơn nghĩa đã được thực thi từ năm 1926. Chính là theo gương Chúa hy sinh tánh mạng và xương máu để bảo tồn chánh giáo.
Nếu vùng Châu Thành Thánh Địa bị phá tan Tòa Thánh Tây Ninh thành bình địa thì Đạo Cao Đài là bánh vẽ không dùng được. Bởi vì là bánh vẽ nên chẳng hề thu phục được nhân tâm, chẳng hề đắc nhân tâm nên nhân loại bỏ mặc cho nó chết. Nhưng nó là bánh thật và người đạo đã được dùng bánh thật nên họ biết giá trị của nó mà tự nguyện hy sinh mạng sống để bảo tồn cho mai sau. Nhờ vậy mà hậu tấn có chứng cứ cụ thể để trình chánh cuộc cách mạng bằng nhơn nghĩa trước nhơn loại.
Nếu ĐĐTKPĐ bị tiêu vong thì cuộc cách mạng bằng nhơn nghĩa của Thượng Đế bày ra cho môn đệ thực hiện chỉ còn là một phế tích để hoài niệm chớ chẳng còn giá trị trong thực tế. Nó hay và đúng tại sao không đi vào lòng người mà mới nở đã tàn? Đạo tồn tại và phát triễn ngay trước họng súng, lưỡi lê, mã tấu của Pháp, Việt Minh rồi Ngô Triều và cộng sản sau 30/4/1975 là chứng cứ mạnh mẽ nhất, hùng hồn nhất cho giá trị cuộc cách mạng bằng nhơn nghĩa. Dù ai có quyền phép tiêu diệt càn khôn đi nữa cũng không thể hủy hoại được cuộc cách mạng nhơn nghĩa do môn đệ Thượng Đế thực hiện.
Đức Hộ Pháp không chấp nhận án tử hình. Ngài nhận định rằng kẻ sát nhân kia chỉ giết có một người mà pháp luật còn đem nó ra trừng trị vậy mà kẻ sát nhân hàng loạt được gắn huy chương đầy ngực, được tung hô thì đó chưa phải là xã hội của loài người. Như vậy việc Đức Hộ Pháp xô chiến sĩ Cao Đài ra mặt trận bằng súng ống có phải là sát nhân hay không? Đây là một câu hỏi rất sòng phẳng và người đạo cũng cần cầu chứng với chính mình chớ chẳng nên né tránh.
Một tôn giáo hoàn cầu dành cho cả nhân loại thì bất cứ câu hỏi nào của nhân loại đưa đến cũng phải đem ra trả lời minh bạch để hóa giải những điều u ám, mơ hồ dẫn đến chia rẽ trong nhân loại. Nhứt vi u ám tất giai văn chẳng phải là công thức mà người Đạo tụng niệm hằng ngày đó hay sao?
Chúng tôi xin thưa rằng đúng là Đức Hộ Pháp có dùng đến xương máu và sanh mạng của người công nghĩa. Ngài dùng nó không phải để phục vụ cho cá nhân hay riêng cho Đạo Cao Đài mà dùng nó cho nhân loại thấy được sức mạnh của Bác Ái, Công Bằng. Sức mạnh của hạt giống nhơn nghĩa. Nghĩa là Ngài dùng sinh mạng, xương máu của chiến sĩ Cao Đài để hiến dâng cho toàn nhân loại như Đức Chúa Jésus đã hiến dâng mạng sống của Ngài để làm gương cho người công nghĩa.
./- Chúng tôi xin cung cấp 02 sự kiện làm bằng chứng cho việc Đức Hộ Pháp không lợi dụng xương máu người công nghĩa.

./- Bằng cớ thứ nhất: Năm 1953 Quốc Trưởng Bảo Đại và thực dân Pháp đã rất muốn Đức Hộ Pháp làm Thủ Tướng nhưng Ngài đã từ chối. (Vi bằng phiên họp bất thường số 19/VP/HP tại Giáo Tông Đường ngày 26-11-1953 “20-10-Quí Tỵ”). Ngài nhất định làm Hộ Pháp cho toàn nhân loại (mặc đạo phục) chớ không làm Thủ Tướng (phải thay đổi nghi trang).
./- Bằng cớ thứ hai: Ngày 05-7-1954 phái đoàn Ông Phạm Văn Đồng và phái đoàn Đức Hộ Pháp (cố vấn cho Quốc Trưởng Bảo Đại) gặp nhau tại Génève:
Ông Phạm-Văn-Đồng xây qua nói với ĐỨC HỘ-PHÁP như vầy:
 'ĐỨC HỘ-PHÁP thử nghĩ coi biểu tôi phải nhìn nhận Ngô-Đình-Diệm . . . thì làm sao đặng, vì họ không có đại-diện cho một thực-lực, cho một ai hết, chớ như Đạo Cao-Đài đây, có một thực-lực hơn mấy triệu tín-đồ và một quân-đội mấy chục ngàn người, thì chúng tôi sẵn-sàng tiếp đón và thảo-luận tất cả mọi vấn-đề'.
ĐÂY LÀ MỘT ĐOẠN ĐỐI THOẠI NỮA GIỮA ĐỨC HỘ PHÁP VỚI ÔNG PHẠM VĂN ĐỒNG.
Ông Phạm-Văn-Đồng cười và nói rằng: 'họ đã sợ mà còn có người hù nữa' và day qua ĐỨC HỘ-PHÁP, hỏi ĐỨC NGÀI bị ai hù có sợ hay không?
ĐỨC NGÀI nói rằng: 'nếu tôi sợ thì tôi không có đến đây'. Chúng tôi có nhắc cho Anh em Việt-Minh biết rằng cái công kháng-chiến của họ, quốc-dân không quên, nhưng họ phải làm thế nào cho cuộc giải-phóng dân-tộc cho trọn vẹn chớ đừng gở ách này rồi mang cái gông khác hay là đuổi cậu Pháp rồi rước chú Tàu về thì không ăn thua gì và quốc-dân sẽ phán-đoán việc đó. Anh em Việt-Minh nói rằng họ biết việc đó và không để xảy ra đâu. 
Thủ Tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 ký công hàm chúc mừng Tàu cộng công bố lãnh hãi (trong đó có cả Hoàng Sa và Trường Sa) và cái hiểm họa phương Bắc đang lù lù hiện ra. Cách dùng xương máu người công nghĩa của cộng sản và của Đức Hộ Pháp khác nhau là như vậy. Điều nầy đúng với qui luật: đại hùng, đại lực và đại từ bi của tôn giáo và đại hùng, đại lực, đại ác mà chúng tôi nêu ra bên trên.
Cuộc cách mạng nào cũng có hy sinh cho dù là cách mạng bằng nhơn nghĩa. Huống chi cuộc cách mạng nhơn nghĩa của Đạo Cao Đài diễn ra trong xã hội đầy bạo lực, trong xã hội quen với khái niệm cách mạng phải có bạo lực thì sự hy sinh của người công nghĩa không sao tránh khỏi. Vấn đề là sự hy sinh của người công nghĩa đưa đến kết quả như thế nào cho nhân quần xã hội, cho giống nòi và tổ quốc cùng nhân loại. Nếu không có sự hy sinh của chiến sĩ Cao Đài (1943-1955), chiến binh hòa bình chung sống (1956) thì Đạo Cao Đài chỉ là một cái bánh vẽ to tướng. Nhìn ngắm thì đẹp nhưng chẳng thể no lòng. 
Sự hy sinh của chiến sĩ Cao Đài chính là câu trả lời là thước đo cho sự thu phục nhân tâm. Là quả ngọt đầu mùa trong vườn Bác Ái, Công Bằng mà hạt giống NHƠN NGHĨA đã gieo trong biển trần khổ.
Thời đại internet thì không có sự dối trá nào tồn tại được nên chúng tôi trình ra đây một đường lối cách mạng bằng vũ lực điển hình là phong trào cộng sản.
Người cộng sản dùng dối trá và bạo lực áp bức hàng chục triệu người đem xương máu và mạng sống cống nạp cho chủ nghĩa cộng sản. Họ liên tiếp bày ra cảnh thiên đường cộng sản... để dân tộc giết nhau. Họ thống nhất đất nước gần 40 năm mà ngày nay xã hội nghèo nàn và thối nát vì tham nhũng. Dân oan từ Nam chí Bắc...Từ 1930 đến 2013 là đã 83 năm mà Tổng Bí Thư cộng sản Nguyễn Phú Trọng xác định rằng đến hết thế kỷ nầy chưa biết có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa. Đó là họ đã đem xương máu người dân phụng sự cho mấy triệu đảng viên chớ dân tộc hưởng được gì trong đó. Ngày 07/01/2014 Dương Chí Dũng cựu chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines khai hối lộ cho thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ 500.000 USD... và ông Dương Chí Dũng còn khai nhận liên quan đến dự án di dời chuyển đổi công năng cảng Sài Gòn, ông Dũng đã nhận của bà Lan (chủ của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, TP.HCM) 1 triệu USD để chuyển cho ông Phạm Quý Ngọ. Các quan chức cộng sản ngày nay lộng hành như vậy là vì họ đã thực thi thành công chánh sách ngu dân và bần cùng hóa dân chúng. Thật ác độc.
Muốn chinh phục nhơn tâm phải theo cách Thượng Đế đã chỉ dạy: dân mạnh, lập quyền dân và xây dựng bộ máy thực thi. Chỉ có lòng nhơn đạo mới thu phục được nhơn tâm.
Nội dung thực thi là điều nhìn thấy được trong cuộc sống. Chúng tôi xin trình bày ngắn gọn 05 chương trình: gia cư, mưu sinh, giáo huấn, kiến thiết và tôn giáo.  Từ 05 chương trình đó dân đức, dân trí, dân sinh được nâng cao.
1/- Năm chương trình.
1.1/- Gia cư.
Mỗi gia đình chọn Châu Thành Thánh Địa làm nơi cư ngụ được Hội Thánh cấp cho một lô đất cất nhà. Lúc đầu thường là 25m x 30m = 750 m2. Sau đó có một số nơi diện tích được tăng lên. Hội Thánh không cho phép đầu cơ đất dưới mọi hình thức; nên ra qui định rõ rằng nếu quá một tháng mà không cất nhà ở thì Hội Thánh thu hồi lại giao cho người khác. Song song đó là nghiêm cấm việc một người xin nhiều phần đất (kể cả việc xin cho người thân rồi để đó không cất nhà, nếu vi phạm vào điều nầy thì bị nghiêm trị bất kể người đó là đạo hữu, chức việc, hay chức sắc trong tôn giáo.
./- Chức sắc của Đạo vi phạm bị nghiêm trị để làm gương.
Tờ của Thái Chánh Phối Sư. V/V. Giáo Sư Đài choán đất.
LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Tư cho Bộ Pháp Chánh đòi Giáo Sư Đài đến minh tra sự gian lận choán đất của Đạo cho cha ruột và cha vợ nó mà bỏ hoang không cất nhà cửa từ lâu rồi. Đài bị án gian lận của Đạo, pháp luật định chia đất chung cho cả Tín Đồ của Đạo.
Lập bản án thâu đất đã cho cha nó, cha vợ nó và cho nó lại rồi cho kẻ khác liền. Tội gian tham ấy không còn đặng chung sống cùng Đạo nơi Thánh Địa, nên lên án nó đuổi ra khỏi Thánh Địa.                                                                                                                                   
HỘ PHÁP.
(Ấn Ký)
Khi cấp đất Hội Thánh có căn dặn trồng cây ăn trái lâu năm phải cách ranh đất của mình bao nhiêu cho khỏi phiền hàng xóm.
@@@
./- Nghiêm cấm tham lam và cho biết sẽ nghiêm trị.
Về việc cho đất phố tại Long Hoa Thị.
LỜI CĂN DẶN: Mỗi gia đình ghi đặng một căn phố, nếu gia đình nào nhiều con cái mà đứng ra choán cho nhiều thì cả các phần đất của gia đình tham lam ấy sẽ bị lấy lại hết. Những người có phần đất gia cư lập nghiệp rồi không được hưởng một phần bên phố nữa.                                                                                                                                
HỘ PHÁP.
(Ấn Ký)
1.2/- Mưu sinh.
Hội Thánh đưa ra chương trình sản xuất lương thực và cây công nghiệp. Mỗi gia đình đều phải canh tác trên một diện tích theo qui định tùy vào việc làm ruộng hay rẫy. Nhà nào góa bụa, khó khăn thì làm phân nữa và Bàn Trị Sự địa phương phải giúp đở, đôn đốc, kiểm tra.
./- Phước Thiện tổ chức công ăn việc làm cho người đạo.
Về việc lập Sở ngánh Lương Điền, Công Nghệ Phước Thiện.
LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Chiếu theo chơn pháp thì cả sở Lương Điền, Công Nghệ chỉ có hàng Chức Sắc phẩm Hành Thiện mới được lập mà thôi, vì họ phải nuôi sống và bảo vệ lập nghiệp cho 12 gia đình. Còn hạng Minh Đức, Tân Dân, Thính Thiện thì làm công quả trong các cơ sở của Hội Thánh đặng nhơn thời gian tùng sự với một chức sắc thiên phong hàng Giáo Thiện mà học hỏi đạo lý và tu tâm dưỡng tánh kiên cố tâm đạo. Vậy hễ trọn hiến thân cho Đạo thì họ không còn gia đình nữa; hay là gia đình họ cũng thuộc về Đạo dưới quyền của một vị Giáo Thiện giáo huấn bảo bọc do cơ sở của Hội Thánh.
Do đó chư vị Giáo Thiện là riêng biệt nạp trọn vẹn huê lợi công ích cho Hội Thánh. Còn các sở của Hành Thiện là thuộc quyền của gia tộc họ đào tạo, phải tùng khuôn luật đặng sửa đương. Hội Thánh Phước Thiện trong kỳ Đại Hội nầy Bần Đạo nhứt định không cho qua khỏi mặt luật ấy nữa.                                                                                                                        
05-9- Tân Mão.
HỘ PHÁP
(Ấn Ký)
@@@
./- Con trai trước khi lập gia đình phải có nghề nghiệp. Con gái phải biết khoa dưỡng dục....
Thơ số 1.503 ngày 09/06-Ất Mùi. Tiếp Pháp thỉnh cầu Đức Hộ Pháp đình đãi Thánh Lịnh số 1.503 đề ngày 01-06-Ất Mùi buộc trẻ gái trước ngày giá thú phải biết khoa dưỡng dục, nên Bộ Pháp Chánh xin đình lại 06 tháng sẽ thi hành.
LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Số 1.525/HP.
Thánh Lịnh ban hành kể từ ngày ký tên thì không thể không thi hành. Thánh Lịnh trai phải có một nghề gì mới được; còn gái phải có giấy chứng nhận biết khoa sanh dục, phải triệt để thi hành.
Bộ Pháp Chánh không xin như vậy nữa, vì Pháp Chánh chỉ biết thi hành mà thôi nên nhớ.                                                                                                                                 
HỘ PHÁP
(Ấn Ký).
1.3/- Giáo huấn.
ĐĐTKPĐ thực thi Bảo Sanh - Nhơn Nghĩa - Đại Đồng thể hiện qua: Trường Học, Dưỡng Lão Ấu và Tịnh Thất. Thượng Đế dạy năm 1926: hằng ngày góp nhóp để lập Trường học.
Tân Luật ban hành ngày 01-6-1927 phần Đạo Pháp Chương VI qui định về Giáo Huấn.
Điều 23: Trong Đạo sẽ lập trường để dạy chữ và dạy Đạo.
Phần Thế Luật Điều 13: Buộc cha mẹ con nít từ 6 tuổi, chí 12 tuổi phải cho con vào trường học chữ hay là học đạo.
Thực tế cho thấy năm 1927 Hội Thánh dời về Nội Ô Tòa Thánh hiện nay. Khi ấy Đạo còn rất nghèo. Nhưng Hội Thánh đã mở ngay trường ĐẠO ĐỨC HỌC ĐƯỜNG.
./- Ngày 14-07- Kỷ Tỵ (dl. 18-8-1929) đã có lễ phát thưởng và Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt đã đến dự:
... nên mấy vị Giáo Hữu, mấy em học sinh, cùng nhi nữ. Trong mấy năm dư Ðạo nghèo, nên mấy em chịu phần hui hút, còn mấy anh đây lại bị kẻ thúc người đè, cũng không săn sóc mấy em trẻ dại, để mấy em chiu chít như gà kia mất mẹ.
Ít người xét cổ suy kim, mới biết rằng Tôn Giáo nào cũng nhờ học thức mà thìn mối Ðạo, truyền Chánh Giáo mới đặng tròn câu phổ độ. Ðạo nghèo đồng tiền eo hẹp, còn thầy giáo huấn không một đồng lương, lại thêm ngày ngày dạy dỗ ấu nhi, phải làm công quả vui cùng sanh chúng, học sinh Ðồng nhi Nam Nữ tập viết bằng lá buông, chỗ ngủ lấy ván sạp làm giường, bề ăn uống tương rau hẫm hút. Ba năm dư mới rảnh chút thì giờ, mấy anh đây mới lập trường mà phát thưởng, lễ đơn sơ để dạ yêu thương, giục mấy cháu hết lòng lo đạo đức. 
THƯỢNG TRUNG NHỰT.
@@@
./- Vi Bằng Hội Vạn Linh năm Đinh Sửu “1937” định rõ là các địa phương phải lo việc giáo dục Tiểu Học và Trung Học để Hội Thánh rãnh tay lo Đại Học Đường.
./- Năm 1938 Đạo Luật Mậu Dần đã đưa trường học đi kèm với Thánh Thất. ĐIỀU THỨ BẢY: Phương Diện Giáo Dục, Cất Hạnh Đường và Học Đường Các Thánh Thất. LUẬT
Phải lập Hạnh Đường nơi Tòa Thánh và Văn Phòng Đầu Tỉnh Đạo đặng giáo hóa Chức Sắc Thiên Phong và Chức Việc, cùng lập Học Đường đặng dạy dỗ trẻ em cho rõ thông chữ nghĩa và kinh kệ. Các Thánh Thất đều phải có Học Đường. Mỗi năm mở khoa mục khảo dượt một lần đặng ban cấp bằng hay là giấy chứng nhận cho những vị thi đỗ.
 PHƯƠNG PHÁP THẬT HÀNH
I.- HẠNH ĐƯỜNG: .....
II.- HỌC ĐƯỜNG
Nhà trường Đạo Đức phải chỉnh đốn lại cho hoàn toàn, mở thêm cho rộng lớn. Phải mở thêm một Nữ Học Đường cho Nữ Phái.
Tu bổ nhà trường cho có đủ lớp học, nhà ngủ giáo viên, nhà ngủ học sinh, nhà ăn, bàn ghế và các vật dụng trong trường (fournitures classiques). Mộ thêm giáo viên nam nữ và định phần châu cấp mỗi tháng.
Con nhà Đạo từ 6 tuổi đổ lên phải cho vào nhập học, bất luận là nhà trường nào; nếu để cho con dốt thì sẽ bị Hội Thánh định tội.
Một hạng được hưởng học bổng (boursiers) là con của Chức Sắc Thiên Phong đương quyền hành chánh, những trẻ em mồ côi, hoặc con của Đạo hiến thân trọn vẹn.
Cha mẹ có của cải và có bề thế làm ăn đủ thì phải đóng tiền học phí (payant) mỗi tháng theo thể lệ nhà trường nhứt định.
Ty giáo huấn nên lập cuốn sổ lạc quyên (caisse de charité) dưới quyền của Thượng Chánh Phối Sư, để nhờ nơi lòng từ thiện của nhơn sanh trợ giúp cho các trẻ em mồ côi ăn học.
Chư Đầu Tỉnh, Đầu Họ và Đầu Quận Đạo phải kiếm những Đạo Hữu thanh niên có cấp bằng tốt nghiệp đặng xin Chánh Phủ mở Học Đường trong toàn cả Thánh Thất.
&&&
./- Triết lý và quan điểm giáo dục: ĐẠO ĐỨC HỌC ĐƯỜNG.

Vi bằng số 590/VB ngày 27-7-Nhâm Thìn (1952).
Nhóm cử vị Lễ Sanh Ngọc Lương Thanh thừa quyền Phụ Thống Học Viện và Lễ Sanh Hài, Lễ Sanh Cảnh phụ trách.
LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP.
Phê và cho lập Thánh Lịnh.
Về vụ đặc tên các trường không cần ích, vì ta còn phải ngừa sẳn ngày kia Đạo tức là Hội Thánh còn phải giải quyết về quyền giáo huấn cùng chánh phủ nữa. Đừng để trong trường tranh chấp mà đem tên của mấy vị Tiên Thánh của Đạo ra không hay.
Hộ Pháp.
(Ấn Ký).
@@@
Đạo đức học đường với công thức đặc trưng.
Ðạo Ðức lưu truyền hậu tấn hiếu trung phò xã tắc.
Học đường giáo hóa thư sinh nhơn nghĩa lập giang sơn.
Căn cứ theo đây thì toàn bộ các trường Tiểu Học, Trung Học của Đạo đều lấy tên là Đạo Đức Học Đường.
Đạo có ba không là: Không chống chánh quyền, không theo chánh quyền và không tranh với chánh quyền.
Đã không tranh với chánh quyền thì đến cái tên trường cũng không tranh. Danh hiệu Đạo Đức Học Đường đã cho thấy triết lý và quan điểm của Đạo trong giáo huấn.
1.4/- Kiến thiết.
Lãnh đạo là tiên liệu. Hội Thánh tiên liệu sự phát triễn vùng Thánh Địa ngay từ đầu nên tỷ lệ đất ở Thánh Địa dành cho đường giao thông rất lớn. Nhà nào cũng có đường đi (03 mặt: trước nhà, bên hông và sau hậu) không phải đi nhờ đường người khác. Con đường sau nhà là đường cứu hỏa và để rác chờ xe lấy. Đây là điều rất văn minh vì thường thường ta thấy ở các thành phố rác để ở trước nhà. Khi chánh quyền cộng sản lãnh đạo đất nước thì con đường cứu hỏa và để rác nầy bị xóa. Ngay cả nơi an táng người mãn phần cũng có qui hoạch để phục vụ hoàn toàn miễn phí. Không có dịch vụ kinh doanh trên xác chết nơi Châu Thánh Thánh Địa mới đáng là cuộc cách mạng nhơn nghĩa.
Hội Thánh đóng vai trò bộ não để thiết kế. Người cư ngụ nơi Thánh Địa phải ra công xây dựng đường xá... cho dù gia đình chức sắc cũng phải tham gia như mọi người.
./- Cái đẹp của quê hương anh phải do chính anh xây dựng mà có.
Đơn xin đấp lộ của Ông Giám Đốc trường Qui Thiện (20-11- Mậu Tý-1949)
LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Lịnh cho toàn thể bổn đạo từ Giang Tân, Bến Kéo, Cây Chò, Trường Hoà, Qui Thiện, Thánh Địa Toà Thánh chung sức nhau làm cho thành con đường chung quanh Châu Thành Tây Ninh; từ chợ Thái Hiệp Thạnh ra Bến Kéo xuống Trường Hoà vô Qui Thiện lên Toà Thánh thẳng vào Núi trở ra Châu Thành. Con đường ấy khi hoàn thành sẽ có tay Chính phủ tráng đá, phải làm lề rộng mương to cho nước đủ chảy, nơi nào phải đặt cống thì làm cống, cây cầu bắt ngang từ Qui Thiện qua suối đi nhà Tịnh phải làm tạm bằng cây và đường đủ rộng cho xe Camion chạy đặng.
Bất kỳ đất của ai hể phóng hoa tiêu con đường đi qua thì cũng không đặng phép ngăn cản.                                                                                                                                      
HỘ PHÁP.
(Ấn Ký).
./- Khi chỉnh sữa đường cho vào khuôn khổ cũng không vị nễ.
Phúc trình của Kinh Lý Khán Đạt thỉnh giáo về thể thức phóng lại Lộ Thánh Vệ.
LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Lộ Thánh Vệ phải để tám thước (08 m) phải phóng theo bản đồ của Sở Kinh Lý đã vẽ. Những nơi phóng đường đào kinh bao giờ cũng làm cho khổ tâm chủ đất, ngoài đời cũng thế mà trong đạo cũng thế. Nếu cả thảy mấy em toàn đạo đều biết ý định của Bần Đạo là mọi việc phải thi hành cho có mực thước, khuôn luật hầu sau nầy mấy đứa nhỏ thừa tự không ai có phương nào tranh tụng cướp giựt của nó. Nếu cả mấy em biết làm phận sự cha mẹ thì thà mình chịu khổ tâm hơn là dành sự rắc rối hậu lai lại cho con cháu.
Sở Kinh Lý cứ định phải lý thi hành phận sự thì cứ làm, còn mấy em bị sự cực trí khổ tâm có rên siết đi nữa bây giờ mà thôi, chớ xa sau kia chúng thấy rõ lợi ích là đủ.                                                                                                                                
HỘ PHÁP.
(Ấn Ký).
./- Đất để thờ tự... cũng phải theo qui định chung.
Ông Phan Tấn Sĩ cầu xin phần đất mở Phan Phủ Từ.
LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Chợ Long Hoa và Châu Thành của Chợ nầy sau kia sẽ lan rộng ra cho tới Bến Kéo mà đất nầy lại ngay hàng thẳng lối mở rộng của nó. Vậy nên tìm nơi khác cho an vững phủ thờ buổi mai, hầu khỏi bị dời dạt.                                                                                                                                   
HỘ PHÁP.
(Ấn Ký)
./- Nghĩa địa cho người mãn phần: không kinh doanh trên xác chết.
ĐỨC HỘ PHÁP hành pháp độ thăng Cố Giáo Hữu Thượng Sanh Thanh.
 Tại Đền Thánh ngày 19-7 - Canh Dần hồi 9 giờ sáng.
LỜI PHỦ GIÁO:
 ĐỨC HỘ PHÁP căn dặn một điều là nên để ý là làm sao ngày qui liễu gởi thánh cốt tại đất Thánh địa; vì trái địa cầu 68 nầy không còn có chỗ đất nào quí hoá hơn đất Thánh địa. Nếu để hài cốt nơi đây rồi thì rất hạnh phúc cho tương lai con cháu.
Dù cực lạc cũ hay là đất mới cùng là nghĩa địa đất 50 mẫu ở Long Thành cũng vậy. Bần Đạo đã biết bên nước Tàu hễ cha mẹ họ có qui họ quàng lại để chọn ngày hoặc chọn chỗ đất tốt có hàm rồng cho dù 5-3 năm họ cũng đợi kiếm được mới làm lễ an táng, vì bên nước Tàu có nhiều nhà biết thiên văn hay khoa coi bói họ giỏi.
Phần nhiều các nhà giàu có hay chọn lựa, ngày nay dân tộc Việt Nam có phước Chí Tôn đã tiền định cho dòng giống Lạc Hồng hưởng điều phúc hậu tương lai, ai có duyên mà về đây gởi cốt hài là có phước lắm vậy.                                                                                                                         
HỘ PHÁP
(Ấn Ký)
Khi Hội Thánh cầm quyền hành chánh tôn giáo bất cứ người đạo nào mất cũng được cấp đất an táng (miễn phí). Ngày nay chánh phủ hổ trợ chi phái Hội Đồng Chưởng Quản chiếm cơ ngơi của Đạo mỗi huyệt mộ chi phái cắt giá ăn tiền. Đó là kinh doanh trên xác chết. Tiền kinh doanh trên xác chết có đem chia cho chánh phủ hay không?
Nếu không ăn chia trên xác chết thì vì lý do gì Ban Tôn Giáo im lặng trước cảnh vô đạo đức như vậy?
Thực tế năm 2014 ghi nhận:
./- Chương trình kiến thiết của Hội Thánh tuyệt vời đến độ chính quyền cộng sản nâng cấp Tây Ninh lên cấp thành phố nên mở đường lớn ra và khui những con đường có trong qui hoạch kiến thiết của Hội Thánh mà không phải bồi thường cho dân chi hết. Chính phủ chỉ hổ trợ di dời mà thôi. Lý do chính phủ tuyên bố làm theo qui hoạch Hội Thánh để lại là mọi người chấp hành. Trong ý thức cư dân Thánh Địa cho thấy họ tôn trọng qui hoạch của Hội Thánh rất cao.
./- Lộ chánh môn trước Đền Thánh theo bản đồ là đường LIÊN Á, đường rộng 80m. Hội Thánh đã mở từ thập niên 60 của thế kỷ 20. Sau 30-4-1975 chánh phủ thấy ngon xơi nên lấy cấp cho cán bộ đảng viên hết cả con đường.
./- Động Đình Hồ (đi trong Đền Thánh ra vừa qua cổng Chánh Môn bên tay trái) nằm trong kế hoạch rất quan trọng của Hội Thánh thì chính quyền lấy bán cho tư nhân.
Một chương trình kiến thiết mà chính quyền cộng sản dùng hai đối sách khác nhau. Vì sao như vậy?
Vì bản chất cộng sản là như thế.
1.5/- Tôn giáo.
Đức Chí Tôn cho phép mỗi người đều có quyền thượng tượng để thờ Ngài tại tư gia. Bàn thờ Đức Chí Tôn tại tư gia được gọi là thiên bàn.
Thiên bàn tại tư gia có nhiều ý nghĩa về đạo lý.
Do yêu cầu của đề tài nên chúng tôi trình bày vắn tắc về mặt xã hội, cụ thể là tác dụng khi thường nhật và khi có biến sự:
a./- Khi thường nhật:
./- Thể hiện sự bình quyền trong tôn giáo. Giàu nghèo, chức sắc hay đạo hữu đều có quyền thờ tự như nhau.
./- Tạo tình tương thân tương ái. 
Hội Thánh sắp xếp 12 nhà thì tạo thành một liên gia. Mỗi liên gia tổ chức cúng liên gia. Mỗi nhà cử một người, cứ chiều thì đến cúng nơi tư gia một người, cứ 12 ngày là đủ một vòng và bắt đầu vòng mới. Đó là cách thức tạo tình thân ái trong cộng đồng rất hữu hiệu.
Tổ tiên ta nhận xét: nhứt cận thân, nhì cận lân.
Thập nhị liên gia chính là thừa kế tinh hoa cận lân để sẳn sàng tương trợ nhau trong mọi tình huống.
Do tờ số: 511 của Ngài Bảo Thế T.K C.T.Đ. đề ngày 03-9 Tân Mão yêu cầu tổ chức Thập Nhị Liên Gia  để giúp đở mỗi Phận Đạo trong sự sanh sống.
LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Tổ chức Thập Nhị Liên Gia nơi các Phận Đạo còn thiếu và Hành Chánh Phước Thiện phải định cho mỗi bên một vị Thiên Phong giáo đạo nơi mỗi Phận Đạo thường xuyên.
Phải lựa người đủ tài lực và đầy đủ đạo đức rồi cho Bần Đạo biết tên trước khi thuyên bổ.                                                                                                                                  
HỘ PHÁP
(Ấn Ký).
b/- Khi biến sự:
Đạo sinh hoạt ngay trong xã hội thì có khi biến, có khi thường. Lo khi thường mà khi gặp biến vẫn hữu dụng là DIỆU DỤNG.
Việc thờ thiên bàn tại tư gia là diệu dụng khi có biến sự... Khi đạo bị cường quyền khống chế hay chiếm Tòa Thánh, Thánh Thất... người đủ đức tin sẽ có đủ điều kiện để không bị lệ thuộc vào tà quyền.
Chứng minh cụ thể là từ năm 1997 chánh phủ Việt Nam giúp cho chi phái Hội Đồng Chưởng Quản chiếm cơ ngơi của Đạo từ địa phương đến trung ương. Người đạo không chấp nhận chi phái, không theo chi phái có thiên bàn tại tư gia nên vẫn có phương tiện thực hành tín ngưỡng thường ngày lẫn quan hôn tang lễ mà không phải bị lệ thuộc vào chi phái là bàn môn tả đạo. 
@@@
2/- Ba phương diện: Dân Đức, Dân Trí và Dân Sinh.
Cả ba phương diện nầy đều có đặc tính riêng, nhưng chúng tương liên tương tiếp nhau rất chặc chẽ. Muốn đào tạo, rèn luyện những đức tính tốt trong cộng đồng thì phải nâng cao dân trí. Muốn nâng cao dân trí thì phải nâng cao cuộc sống vật chất và tinh thần của dân chúng.
Vinh quang của cá nhân và xã hội được xây dựng từ tấm lòng thương dân yêu nước nâng cao dân đức, dân trí, dân sinh lập quyền cho dân thì Ý DÂN LÀ Ý TRỜI. Người biết làm cách mạng là kiến tạo điều kiện để dân tự quyết định lấy vận mạng của mình chớ không phải đem súng ống buộc dân phải thi hành.
Muốn làm được những điều trên thì thượng tầng phải có công thức đúng và gương mẫu trong việc thực hiện. Phải minh bạch mọi chuyện từ cái ưu, cái nhược phải được nhìn đúng mức chẳng tô hồng mà cũng chẳng bôi đen. Phải quan tâm đến dân để giúp đở, an ủi và bênh vực dân chớ chẳng phải đi sát với dân để tìm cách đe dọa dân hay giết dân.
./- Lo cho người có công bị yểm tài, sửa chữa khiếm khuyết, chỉ ra người vô đức và làm việc phải công tâm.
MẬT PHÁI CỦA ĐỨC HỘ PHÁP: Cho mấy em Lễ Sanh và Giáo Thiện, mấy vị Sĩ Tải Hiệp Thiên Đài.
Mấy em phải đi quan sát tình hình của Đạo khắp địa phương- hành chánh của mấy em cho cùng tận, nhứt là để tâm xem xét những hạng Tín Đồ Nam Nữ lưỡng phái đã dày công nghiệp cùng Đạo mà bị phe đảng của những tay chấp chánh yểm tài, biếm vị rồi tức cấp hồi phúc mật phái cho Bần Đạo;  đặng Bần Đạo  dâng lên cho Đức Lý Giáo Tông cầu phong cho họ kịp rằm tháng 10 nầy.
 Mấy em phải dụng công tâm kiểm điểm cho kỷ càng đừng bỏ sót một ai tất cả hầu chữa nổi bất bình họ đã chịu sầu thảm từ thử.
Sự nầy có đặng kết quả tốt đẹp và Thánh Thể của Thầy nên giá trị cùng chăng, Bần Đạo cậy giao cho lòng công chánh của mấy em.
Luôn vào những tay đã dự vào danh thể Hội Thánh nghĩa là những Chức Sắc Thiên Phong đương quyền mà không xứng đáng; vụ tấc danh lợi hơn trung nghĩa với Chí Tôn thì mấy em cũng cho Bần Đạo  hay đặng Bần Đạo liệu phương trừ khử.
KHÁ KÍN-
2.1/- Dân Đức.
Thế nào là đức? thế nào là dân đức?
Theo Đạo Đức Kinh thì đức có thượng đức và hạ đức. Về lý thuyết thì thật là khó mà bàn cho cùng tận. Nếu như bàn cho cùng tận đặng thì các nhà nghiên cứu đã chẳng hiểu khác nhau (hay cãi nhau) đến ngày nay.
Vậy xin trình bày chữ dân đức theo nghĩa đơn giản: dân đức là những đức tính tốt của cá nhân cần có trong cộng đồng tôn giáo hay xã hội. Những tính tốt đó do giáo dục đào tạo hay do quan sát mà có.
Thế nào là đức tính tốt?
Nhân loại bước vào thời kỳ năm châu chung chợ bốn biển chung nhà nên chúng ta tiếp xúc với nhiều nên văn hóa khác nhau. Đức tính tốt của nền văn hóa nầy chưa hẳn đã là đức tính tốt của nền văn hóa kia.
Luân lý ở bên đây chân núi chưa hẳn là luân lý bên kia chân núi.
Đức tính tốt của nhà Phật tựu trung ở ngũ giới cấm và tứ đại điều qui. Nhân sự tôn giáo thực hiện được ngũ giới cấm và tứ đại điều qui thì đã là một nhân tố hoàn toàn trong xã hội.
Đức tính tốt của Nho Giáo là tam cang ngũ thường.
Nhưng cho dù có khác nhau thì cũng phải có điểm chung là: Công Bằng và Bác Ái.
Công bằng là điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác. Mình không muốn tù đày, gông cùm hay bị giết vô cớ thì đừng giam cầm đừng giết hại người khác.
Bác ái là lòng thương yêu rộng lớn. Thương ông bà, cha mẹ, vợ con, thân tộc họ hàng rồi thương rộng ra cho đến cả nhơn loại... và còn phải thương rộng ra cho tới cả loài sanh vật khác nữa.
ĐĐTKPĐ dạy mình muốn làm nên cho mình thì phải làm nên cho người trước. Mình muốn thành Thần, Thánh, Tiên, Phật thì phải làm cho người khác trước.
Một nền giáo dục chân chính là giáo dục cho con người biết lắng nghe người khác, biết tôn trọng người khác, biết vì người khác trong lẽ bác ái công bằng.
./- Thừa kế và phát huy tinh hoa của ông cha. Tiếp thu cái mới để dung hòa với văn hiến dân tộc. Không mù quáng chạy theo chạy theo chủ nghĩa ngoại lai vong bản rồi hò reo là tiến bộ là cách mạng,

Đức Hộ Pháp ban huấn từ nhân lễ bãi trường và phát thưởng cho học sinh trường Lê Văn Trung (1946)
Về nhiệm vụ của người con dân lúc quốc gia hữu sự, một điều quan trọng mà tất cả các thanh niên học sinh cần phải biết, đó là quốc thể của một nước, tức là sự tập hợp của một khối cá thể của những cá nhân nước ấy. Vậy thì, mỗi công dân một nước phải có một cá thể đã. Cá thể của một người tức là nhân cách và nhân phẩm của người đó vậy. Mà muốn cho cá thể xứng đáng thì ông cha chúng ta đã để lại cho hai chữ vô cùng quí báu ấy là TU THÂN vậy.                                                                                                       
                                              HỘ PHÁP.
Đường hướng tu thân trong ĐĐTKPĐ có 04 công thức: cần mẫn, thanh liêm, tín nghĩa và chí nhẫn (thể hiện qua 04 bức tranh ở Bao Lơn Đài bên ông Thiện).
Nâng cao dân đức là tạo điều kiện để công bằng và bác ái nẫy nở và phát triễn. Cách đứng đắn hơn hết là bộ máy thượng tầng phải gương mẫu thi hành thì dân mới tin và làm theo. Còn như thượng tầng tham nhũng, bất minh, tàn bạo thì có rao giảng đạo đức cũng chẳng ai tin.
./- Chỉ rõ lòng lành của Đại Từ Phụ để an ủi người lầm lỗi.

Đạo Núi Trần Ngọc Dương bịnh nặng làm Tờ Yêu Cầu Đức Hộ Pháp xá tội cho hết căn bịnh chướng.
LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Đức Chí Tôn là Đại Từ Phụ, khi đến độ Bần Đạo, Bần Đạo  có hỏi về phương tận độ các vong linh thì có nói quả quyết như vầy:
Dầu cho có kẻ nào phạm tội dẫy đầy mặt đất mà khi hấp hối rồi chỉ kêu lấy danh ta thì cũng đặng siêu thoát.
Dương gắng nhớ và trông cậy nơi Đại Từ Phụ, vì Dương đã biết ăn năn sám hối.
Bần Đạo ban ơn lành cho Dương.                                                                                                                           
Ngày 16-06-Ất Mùi.
HỘ PHÁP
(Ấn Ký).
./- Phải thương yêu đồng loại và vững tin nơi Đức Chí Tôn góp phần xây dựng thế giới mới.

. Loài người là anh em với nhau chung một nguồn gốc thiêng liêng, buột phải thương yêu và hiểu biết lẫn nhau không phân biệt màu da tôn giáo nào cả.
. Ngày nào trên mặt thế nầy đặng công lý và nhơn đạo đánh đổ đặng cường quyền và bạo ác thì chúng ta đã làm tròn sứ mạng.
. Đức Chí Tôn đến đặng khai nguơn và tạo Tân Dân, Chư Thần Thánh Tiên Phật cũng đến ở cùng ta để gầy dựng tinh thần nhân loại theo Thiên ý.

@@@
Tổng thống Abraham Lincoln: .Dưới sự che chở của Chúa, dân tộc này sẽ có một nền tự do mới.  19/11/1863.
...Tại đây chúng ta quả quyết rằng sự hy sinh này sẽ không hề vô ích - rằng dân tộc này, ơn Chúa, sẽ có nền tự do mới - rằng một chính phủ của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân sẽ không bị tiêu diệt trên trái đất này. 19/9/1863
Đức Hộ Pháp:
 Chung hiệp tinh thần đạo đức quốc dân thành một khối cứng rắn làm căn bản vững chắc cho lập trường tranh đấu bằng đạo đức tinh thần của ta. Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhơn; Chí Tôn là Đại Từ Phụ sẽ giúp đở chúng ta thắng nổi tà quyền.
Ngày 03/02/1957. (Thư gởi TT Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu.
@@@
2.2/- Dân Trí.
Nâng cao dân trí hẳn nhiên gắn liền với giáo huấn. Nhưng nâng cao dân trí rộng lớn hơn, đa dạng hơn giáo huấn. Nói rõ ra thì giáo huấn chỉ là một phần trong công cuộc nâng cao dân trí.
Nâng cao dân trí là từ những điều cơ bản hay nguyên tắc được đem ra ứng dụng nghiêm túc trong sinh hoạt xã hội.
Từ đó người dân biết mình có quyền gì để thực hiện mà không cho chánh quyền phạm đến và biết chánh quyền có những quyền gì để người dân không phạm đến.
Việc nâng cao dân trí đòi hỏi sự minh bạch từ thượng tầng và sự mạnh mẽ từ dân chúng. Luật pháp phải được áp dụng công minh không vị nễ. Nghĩa là chánh quyền hay dân cũng phải chấp hành chung một bộ luật chớ không thể có thứ luật hà khắc với dân và bao che cho quan chức.
./- Bác bỏ việc thâu tiền bất chánh với mọi lý do.
Bác bỏ ngay từ đầu thì làm sao có bài đồng ca: chúng tôi sẽ xem xét lại việc thu phí nầy của cộng sản.
Do tờ huấn thị số 7 của Tổng Tư Lệnh Bộ.
 Cấm việc thâu tiền ủng hộ của Đạo hữu.
            LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Tư cho Q. Ngọc Chánh Phối Sư thông tri huấn thị nầy. 
Phải rãi nhiều bổn trong Thánh Địa cho toàn đạo đều biết và ra lệnh cho Thánh Vệ bắt kẻ nào còn bốc lột trong dân chúng với đủ tang án nạp cho Pháp Chánh xữ định.                                                                                                                                  
                                                   HỘ PHÁP. (Ấn Ký).
./- Cho phép người dân đánh trả kẻ áp bức.
Người có quyền thường hay lạm quyền. Mượn tiếng thi hành công vụ để áp bức dân. Đức Hộ Pháp coi đó như côn đồ nên cho phép dân đánh lại bọn đó tại chổ rồi cho Ngài hay...

Do tờ phúc số 158 của Thánh Vệ Trưởng  báo cáo tình hình của Đại Đội 5 còn bắt Đạo Hữu đi làm xâu.
.              LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Q. Ngọc Chánh Phối Sư  viết thơ cho Tổng Tư  Lệnh Quân đội y lời phê của Bần Đạo .
Viết thơ cho Tổng Tư  Lệnh tìm ra coi ai đã còn bắt làm xâu. Phải do Trung Tá Tý vi lịnh.
 Bần Đạo cấm mà chúng chẳng kể.
Phải tìm cho ra tên lính đã bắn xe của tên Có.
 Một phương pháp là dặn toàn đạo hể còn bị bắt xâu thì đánh lại lính bắt rồi cho Bần Đạo  hay liền.                                                                                                                                   
HỘ PHÁP.
                                                           (Ấn Ký).
./- Thượng tầng quyết liệt không liên hiệp hay khoan nhượng.
Sẳn sàng dời cả Phận Đạo đi nơi khác đủ thấy Đức Hộ Pháp quyết liệt với cường quyền và áp bức...tới mức nào.

Phúc trình ngày 09-09-Nhâm Thìn của Đầu Phận Đệ XI tường trình nơi căn cứ Phận, Đạo Hữu vẫn còn bị Quân Đội bắt xâu.
LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Tư cho Thánh Vệ Trưởng can thiệp cùng Quân Đội từ đây để quyền hành chánh điều khiển Tín Đồ và Bần Đạo xin đừng dùng quyền áp bức nữa. Nếu Bần Đạo còn nghe thì sẽ ra lịnh cho toàn đạo nơi Phận dời đi nơi khác hết.
HỘ PHÁP.
(Ấn Ký).
./- Loại trừ mọi hình thức lợi dụng...vật chất hay tinh thần.

Công văn Thiếu Tướng Nguyễn Thành Phương dâng lên Đức Hộ Pháp nói về vụ Ông Bữu Phước yêu cầu Ngài giới thiệu Ông cùng Chánh Phủ hiện hữu để dể bề hành sự .
LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Các Cơ Quan Chánh Trị Đạo thì nghĩ sao. Chẳng lẽ phải  có làm quan đặng mới truyền giáo
 Đức Hộ Pháp phê tiếp: Tư cho Thiếu Tướng Tổng Tư Lệnh Quân Đội Cao Đài xem và cho ý định.
Còn Bần Đạo cho đó cũng là một phương lợi dụng mà thôi.                                                                                                                                
                                                     HỘ PHÁP. (Ấn Ký).                                                    
3.3/ Dân Sinh.
Dân sinh là cuộc sống của người dân về vật chất lẫn tinh thần.
Năm 1927 thì Tòa Thánh và chung quanh là rừng. Theo Đạo Sử của bà Nữ Đầu Sư ghi lại thì sơn lam chướng khí đã làm cho nhiều người công quả bị bệnh. Đức Chí Tôn mới dạy Cao Thượng Phẩm múc nước ở giếng cạnh bên Đền Thánh ngày nay (bên phái nữ) múc nước đem để trên thiên bàn cầu nguyện xong rồi đem cho người bệnh uống.
Nhờ vậy mà qua khỏi bệnh tật tiếng lành đồn xa nên thiên hạ mới rũ nhau về làm công quả rầm rầm. Cái giếng huyền diệu ấy ngày nay bị chi phái lấp mất.
Đạo sử cũng ghi Trảng Tròn cách Tòa Thánh chưa đầy 01km cọp thường hay xuất hiện...
 Hội Thánh nghèo, người công quả cũng nghèo. Đến những năm loạn lạc sau đó người chạy loạn về Thánh Địa càng nghèo.
Nhưng chẳng bao lâu sau thì cuộc sống người dân qua khỏi cảnh nghèo đói và phát triễn.
Trước ngày 30-04-1975 Tây Ninh dẫn đầu miền Nam Việt Nam về sản xuất bột mì. Kết quả đó chính là nhờ sự nhìn xa trông rộng của Đức Hộ Pháp (lập ra Hợp Tác Xã Dân Sanh).
 Đức Hộ Pháp triệt tiêu sự móc túi của người có quyền với dân chúng dưới mọi hình thức. Và cách nào cũng quyết liệt. Ngài luôn luôn đứng về phía dân chúng, phía những người lao động. Thực thi việc thu phục nhơn tâm bằng nhơn nghĩa.
./- Trả lương cho giáo viên

Phúc trình số 434 ngày 09-05-Nhâm Thìn của Thượng Chánh Phối Sư dâng lên Đức Hộ Pháp tường trình sự thâu lợi tức và  học phí không đủ trả lương cho Giáo Chức, hiện còn thiếu 38.316$.
LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Hội Thánh phải chạy trả số lương cho các Giáo Viên cho đủ.
 Khi đã qua kỳ thi Tiểu Học rồi Bần Đạo sẽ nhóm hợp các cơ quan Chánh Trị Đạo đặng quyết định giải tán cả lớp Tiểu học (Cycle Primaire) đem về các Châu, các Tộc cùng các Đầu Phận lo về phần Tiểu Học. Hội Thánh sẽ tổ chức lại các lớp Đại Học (Cycle Supérieur) từ 1 ère Annés đến 4 ère Annés đặng thi Diplome rồi đi lần lên Tú Tài Cử Nhân và các khoá trên nữa.
Hộ Viện Hành Chánh phải lo cho đủ số tiền đặng trả cho các Giáo Viên Tiểu Học trước khi giải tán Tiểu Học. Chính mình  Bần Đạo sẽ trù tính phương pháp cất Đại Học Đường.
Đức Hộ Pháp phê thêm:
 Phối Sư Cố Vấn đòi cho đặng số tiền bột mì đặng cho mượn trả tiền học phí nầy rồi sau sẽ trả lại.                                                                                                                                 
HỘ PHÁP. (Ấn Ký).
Số tiền bột mì đây chính là số tiền của Hợp Tác Xã bột mì DÂN SANH đóng góp lại cho Hội Thánh. Đạo không dùng cách giải thể để lưu nợ dây dưa hay xóa nợ...
@@@
./- Nhìn nhận sự yếu kém để vươn lên, không chạy theo thành tích để cho dân phải khổ. Người nào làm cho đời sống người dân khá lên đều đáng được tôn trọng.

Phúc trình số 43/PC ngày 02-05 Nhuần- Nhâm Thìn của Luật Sự  Pháp Chánh Thủ Dầu Một.
Vâng lịnh Ngài Khai Pháp tỏ tình hình hiện hữu nơi căn cứ Dầu Tiếng. Tộc Đạo Bến Cát (Thủ Dầu Một).
Đạo Hữu ở căn cứ nầy về Tòa Thánh đến sở cao su làm ăn rất đông đảo vì chánh sách mua chuộc lòng dân  của chủ hảng nầy rất hay khéo. Ai đến sở nầy làm là được ưu đãi bảo bộc cho không gạo đủ nuôi dưỡng người trong gia đình nữa.
LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Vụ trốn Quân Đội mà đi nơi khác đã rõ rệt không cần luận đến chi nữa. Bần Đạo  đã bị áp bức đôi đàng:
 Một bên là Thế.
Một bên là Thành.
Ở giữa chẳng khác chi chịu trên viên đe mà dưới cái búa.
Lớp tù tội giết chóc; lớp cướp trộm; lớp xâu thuế hỏi cảnh tượng ấy ai chịu nổi không đi.
Lại nữa hảng cao su Dầu Tiếng (MICHELIN) là của vị De Beaumont là người lãnh đạo đại nghiệp giàu có lớn nhứt ở Việt Nam thì hơn nhứt của dân Việt.
Nay tới cảnh tượng nầy thì thi ân đôi chút đặng trả lại. Còn chính sách dụ dân của họ là hay là khéo hơn điều hành động dốt nát của Quân Đội thì là thua trí và sẽ thất đạo đã rồi không cần nghị luận. Các Cơ Quan Chánh Trị Đạo kiếm mưu chước đặng chữa ngay bệnh của Quân Đội coi thử.
HỘ PHÁP.
(Ấn Ký).
./- Nghiêm khắc với người làm thất nhơn tâm, qui trách nhiệm về người lãnh đạo để chỉnh đốn. Đạo tối kỵ việc bao che...

Do Tờ Trả Lời về vụ Lễ Sanh Chót (Thượng).
Góp tiền chợ Long Hoa .
LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Quyền Ngọc Chánh Phối Sư là người chủ quyền của Thiên Phong  Chức Sắc tức phải chịu trách nhiệm dụng nhơn. Thoảng kẻ vô quyền hành mà người đem để trách nhiệm yếu trọng làm cho hư cả thanh danh và năng lực của Hành Chánh thì thử hỏi tội người thể nào?
Ra Tòa Tam Giáo và mất quyền chức là chắc, thuyên bổ Chức Sắc không có quyền trên phê chuẩn là phạm tội quá quyền, đáng thâu quyền Chánh Phối Sư lại. Nhưng vì nhục lây cho quyền Hành Chánh nên phạt 10 hương tại Điện mỗi ngày 3 nhang .
Phải đem Chót ra khỏi  Long Hoa Thị liền.                                                                                                                                   
HỘ PHÁP
(Ấn Ký).
./- Không chấp nhận ra nhiều loại thuế, phí. Coi đó là mầm móng và hang ổ của tham nhũng. Điều nầy hoàn toàn đối nghịch với chánh quyền cộng sản hiện nay. Nên cộng sản không cho ĐĐTKPĐ được hành đạo là đáng.

Do công văn số 109 ngày 22-02-Qúi Tỵ.
Của Ban Quản Trị Long Hoa Thị xin thâu thuế hàng hóa xuất nhập nơi Châu Thành Thánh Địa.
LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
 Càng bày thêm sắc thuế là càng làm cho nhơn tâm toàn đạo thêm rắc rối, cứ tăng thêm tiền chỗ của chợ là đủ.
Tiếng tục ngữ Pháp nói: Paris ne se fait pas en um seul jour”
Thuế chi cũng vậy, duy để hại là tay thâu nhám nhúa nạp thiểu thâu đa. Chẳng nên đưa quyền lợi cho cá nhân hưởng, mà Đạo phải mang tiếng.                                                                                                                                   
HỘ PHÁP
(Ấn Ký).
./- Bác bỏ việc dùng quyền bắt dân đóng góp.

Q. Ngọc Chánh Phối Sư gởi cho Khâm Thành.
 V.V: Bác đơn góp tiền lập ngân quỹ nuôi lính Bảo An.
SỐ 10- NGÀY 23-03-1953.
LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Không thể đặng vì bổn đạo quá nghèo! Ta nên làm của cho họ chớ không nên lấy của họ.                                                                                                                      
HỘ PHÁP
(Ấn Ký)
./- Binh vực người dân bị áp bức; khiển trách kẻ cầm quyền bất lực rồi ép dân để chạy tội.

Đơn yêu cầu của Khâm Thành đề ngày 04-04-Quí Tỵ xin xá tội cho hai vị Đạo Hửu đã bị phạm về vụ đi chà lúa bị cướp mất.
LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Tư cho Bộ Tư lệnh Quân Đội thả hai tên Phần và Thị Sắng ra liền. Đã bị ăn cướp rồi còn bị đánh khảo nửa là vô lý và bất công. Bần Đạo không muốn thấy một lần như thế nữa.
Đáng lẽ Quân đội phải rượt theo kẻ cướp đặng lấy cho đặng gạo lại mà bất lực không làm được rồi lại còn tra khảo và đánh đập nạn nhân, cử chỉ rất nên tủi hổ.                                                                                                                           
HỘ PHÁP
(Ấn Ký).
./- Tôn trọng nguyện vọng chánh đáng của dân, nhận trách nhiệm không thối thoát... phải chỉnh đốn để thuận chiều dân vọng.

Nhóm dân ở SaĐéc trạng tỏ về việc ăn ở trước kia dưới sự kiểm soát của Việt Minh. Nay Quân Đội Cao Đài đến giữ trật tự an ninh nhưng vẫn còn nhiều người thắc mắc nhóm nầy đòi tự do, hạnh phúc.
LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Tư cho các Cơ Quan Chánh trị Đạo xem rồi trả lời.
Thời bình đã tạm có Quốc Dân Việt đều tưởng tượng như thế mà quyền đời cũng dối gạt họ như thế.
Ta đã biết rõ hòa bình nầy là thế nào. Trong bổn đạo họ đâu hiểu như ta đã hiểu.
 Họ đòi tự do, hạnh phúc là quyền sở hữu của họ. Quá 9 năm đau khổ với bức bách đủ mọi điều, hết giặc tới giả.
Ta đã gọi là phần tử Thánh Thể đừng để chúng sanh chê ta vô đạo đức và hung bạo theo đời.
Các Cơ Quan Chính Trị Đạo chỉnh đốn nội dung cho thuận chiều dân vọng.                                                                                                                                
HỘ PHÁP.(Ấn Ký).
 ./- Trao quyền cho dân.
Đức Hộ Pháp ra đề tài thuyết đạo. Sau đó cho các vị chức sắc trình bày. Có một vị người Miên lên trình bày vắn tắc: Tôi ít học chỉ biết nói thật, ăn thật, làm thật rồi xuống. Khi bình chọn Đức Hộ Pháp khen vị đó nói đúng và rất hay... Hội Thánh mời dân ăn bánh thật, tiệc thật chớ không phải bánh vẽ, tiệc vẽ...

Tờ của Thiếu Uý Nguyên
Nói v/v bỏ thăm Hội Đồng Thánh Địa ở Đệ Ngủ
LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
 Tư cho Q. Ngọc Chánh Phối Sư phải viết bố cáo dán khắp Thánh địa cho biết rằng: Chức sắc Hội Thánh dầu Hành Chánh  hay Phước Thiện  là kể như kẻ cầm quyền.
Hội Đồng Thánh Địa cốt là mượn quyền sở hữu cho kẻ Tín Đồ bảo vệ binh vực quyền lợi của mình đối cùng pháp luật tức là đối với kẻ cầm quyền.
Đã là một cơ quan đối chọi với nhà cầm quyền mà đưa lại nơi tay người ấy thì là cho nhơn sanh quyền gì nói thử?
Bôi tên là phải, lỗi nơi Khâm Thành là không cho quần chúng biết trước mà thôi.                                                                                                                                   
HỘ PHÁP.(Ấn Ký).
@@@
Tóm lại: Hội Thánh thực hiện 05 chương trình: gia cư, mưu sinh, kiến thiết, giáo huấn và tôn giáo để nâng cao dân đức, dân trí và dân sinh người dân đã ĐƯỢC nếm trãi nên họ biết giá trị của nó và sẳn sàng hy sinh để bảo tồn nó cho hậu tấn.  Nhân tâm là thước đo để định giá trị công thức, đường lối, chánh sách của Đạo hay Đời.
Có được kết quả như vậy là do công thức đúng và bộ máy hành chánh có năng lực, thực thi nghiêm chỉnh. Nên tiếp đây chúng tôi xin trình bày ngắn gọn về bộ máy hành chánh tôn giáo.
@@@

LÀM TRAI CHO VẸN PHẬN
Nợ non sông muốn gánh, phải lo tròn,
Giữa bể khơi lắc lẽo chiếc thuyền con.
Cơn sóng gió liệu còn hay để mất,
Khóc nước loạn rừng con quốc quốc.
Máu thành sông thây chất ví non cao,
Kiếp ngựa trâu Việt chủng vẫn kêu gào,
Đá tinh vệ chừ bao cho lấp bễ.
Vận hội đến đã xây thời thế,
Bởi hung tàn chưa thoát lệ nô.
Bốn ngàn năm một gánh cơ đồ,
Chia rẽ mãi điểm tô không kịp bước.
Đời lấn Đạo dời xa cội phước,
Đạo dìu đời vận nước mới an.
Đức lập quyền dân được châu toàn,
Quyền xa đức nhơn gian thống khổ.
Lấy chí Thánh dìu Đời giác ngộ,
Dụng bạo tàn đâu phải chỗ an bang.
Trị theo Đời dân chúng vẫn lầm than,
Đó là dìu chúng đến con đường tự diệt.
Do bốn chữ Minh, Cang, Liêm, Khiết,
Đạo hay Đời trăm việc cũng thành.
Gắng đề phòng bã lợi đua tranh,
Cầm bạc giữ đạm thanh khi sớm tối.
Chậm rãi bước đường xa chớ vội,
Góp ý hay mở lối cang thường,
Thương đời cho trọn chữ thương.
Thảo xá Hiền Cung. Ngày 15-11- Tân Mùi (23/12/1931). Đức Nhàn Âm Đạo Trưởng ban cho ông Bảo Sanh Quân Lê Văn Hoạch. Thủ Tướng Nam Kỳ Quốc.
III/- BỘ MÁY HÀNH CHÁNH.
Hành là làm.
Chánh là ngay thẳng, sáng suốt, chơn chánh là chân lý.
Hành chánh là làm việc một cách ngay thẳng, sáng suốt để thi hành các luật lịnh của đạo. Nhân sự hay cơ quan đều phải tuân y pháp luật để cùng nhau xây dựng xã hội công bằng, bác ái. Hành chánh tôn giáo là thể pháp đưa xã hội đi đến thế giới đại đồng, đồng tiến.
@@@
Bộ máy công quyền các quốc gia theo chế độ Quân Chủ lập hiến, Dân Chủ, Cộng Hòa, Tư Bản, Cộng Sản, Trung Lập... cũng như bộ máy công quyền tổ chức theo Tổng thống chế, Nội các chế.... đều là phương tiện để xây dựng hạnh phúc cho dân và bảo vệ đất nước.
Thực tiễn chỉ ra rằng vấn đề không phải là ý thức hệ, chế độ hay cách tổ chức chánh quyền mà vấn đề chính nằm ở cách thức giải quyết 05 vấn đề chủ yếu là: kế hoạch, tổ chức, kiểm tra, lãnh đạo và sự hài lòng của dân chúng (hiệu quả) phải minh bạch. Bằng cớ những quốc gia theo quân chủ vẫn là quốc gia hàng đầu thế giới (Anh Quốc, Thụy Sĩ, Nhật Bản...) rồi những quốc gia cho rằng thể chế của mình là tiên tiến, là ưu việt như Việt Nam mà dân chúng chán gấy đang hiệp nhau xô ngã...
Tổng thống chế hay Nội các chế cũng đều có thể làm cho đất nước phát triễn. Tổng Thống Mỹ và Tổng Thống Pháp có quyền hạn khác nhau rồi Anh Quốc không có Tổng Thống thì đã sao? Đó chỉ là những quan điểm riêng còn thực chất nằm ở 05 vần đề vừa đề cập đến... .
./-  Pháp luật, chương trình, kế hoạch lấy dân làm gốc hay phe nhóm làm gốc, an dân hay mị dân?
./-  Dân chúng có quyền gì trong tổ chức đó hay chỉ bù nhìn trên giấy để đối phó với dân và công luận quốc tế  (như cộng sản VN hiện nay là một thí dụ diển hình).
./- Kiểm soát, giám sát, thanh tra... giao cho ai? Nếu giao độc quyền cho chánh quyền kiểm soát thì là giao trứng cho ác. Quan chức vừa thực thi vừa kiểm tra vừa đánh giá thì dân còn quyền gì? Chánh quyền có bộ phận kiểm soát của chính quyền và dân có cơ chế kiểm soát của dân thì mới là dân chủ ngó thấy được (mục).
./- Lãnh đạo có đức và tài hay không? Dân có được tham gia chọn người lãnh đạo mình hay không?
./- Lòng dân có tín nhiệm hay không? Hiệu quả chính là thước đo cả 04 khâu trên.
Tóm lại chế độ hay tổ chức bộ máy hành chánh chỉ là phương tiện là hình thức mà quan trọng 05 vấn đề trên.
Người cộng sản đã đánh lừa dân chúng bằng cách phô trương, quãng bá ý thức hệ, thể chế... là những điều không thực tế...  làm cho dân bị quay cuồng trong đó để ngu dân. Dân ngu thì dễ bần cùng hóa đó là 02 thanh thép trên đường ray cộng sản để đưa xã hội vào thảm họa.
@@@
Về xã hội học có thể nói rằng Đạo Cao Đài theo QUÂN CHỦ DÂN QUYỀN. Quân là vị Giáo Tông làm chủ nền đạo còn nhơn sanh là dân trong tôn giáo được lập quyền để cùng nhau thực hiện cuộc cách mạng xây dựng xã hội đại đồng, đồng tiến.
Công thức thực hiện cách mạng nhơn nghĩa là dân mạnh và lập quyền dân. Nội dung là 05 chương trình và 03 phương diện như chúng tôi đã trình bày. Có công thức đúng, nội dung phù hợp kết hợp với nhân sự có năng lực và được tổ chức hợp lý mới hội đủ yếu tố: Thiên thời, địa lợi và nhơn hòa để đi đến thành công.
Thiên thời là ngay từ đầu thượng từng phải đưa ra công thức đúng để tạo thời THÁI. Địa lợi là phải chọn vùng đất phù hợp. Nhơn hòa là trên dưới phải đủ tin với nhau và đồng tâm hiệp lực thi hành. Lấy nhơn tâm làm chuẩn mực. Ý dân là ý trời; thuận nhơn tâm ắt thuận trời.
Dân là tập thể đông nhất nhiều ý kiến nhất vậy làm sao biết ý dân? Làm sao biết lòng dân? Phải có cơ chế cho dân bày tỏ minh bạch. Bảo đảm cho mọi ý kiến phải được đưa ra phân tích tranh luận cho ngã ngũ rồi dân quyết định thi hành. Đó là cơ chế Đại Hội Nhơn Sanh đã trình bày.
Đó là cơ chế dân chủ nhìn thấy được (dân chủ mục). Bộ máy hành chánh của ĐĐTKPĐ rất đơn giản nhưng cũng rất tinh vi. Tùy vào nhu cầu của người tìm hiểu mà phát hiện.
Trọng tâm của đề tài là giới thiệu cuộc cách mạng nhơn nghĩa nên chúng tôi trình bày bộ máy trong phạm vi gọn nhẹ để hình dung ra được những nét cơ bản nhất (Cửu Trùng Đài Nam Phái) có thể áp dụng cho bộ máy hành chánh quốc gia hay những tổ chức khác.
Chính yếu nhất là giới thiệu được:
./- Quyền hành pháp. Quyền tư pháp. Quyền lập luật (lập pháp).
./- Nhân sự cấp trung ương và cấp địa phương. Đây là điểm hoàn toàn khác cách tổ chức chánh phủ hiện nay.
./- Sự phân quyền giữa trung ương và địa phương.
./- Qui định chung về Luật và Quyền.
@@@
Về nguyên tắc chế độ nào cũng có thể đem lại hạnh phúc cho muôn dân, quốc gia tiến bộ. Nhưng xem trên thực tế chúng ta chưa hề thấy một quốc gia nào theo chế độ cộng sản mà được dân chúng yêu thích. Sự sụp đổ của Liên xô và các quốc gia ở Đông Âu là bằng chứng. Như vậy lý luận rằng chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt là bịp bợm, láo khoét xa rời thực tế. Nói lấy được để gạt dân chung vào cái chai rồi họ đóng nút lại để thao túng. Họ dùng cơ chế để bao che cho sự vô đạo đức của cán bộ.
Điển hình như thủy điện ở Việt Nam. Các ông lớn trong chính phủ và địa phương ăn chia với lợi ích nhóm rồi phê duyệt cho xây đập thủy điện tràn lan thành những quả bom nước đe dọa sinh mạng dân chúng. Khi quả các bom nước chưa bùng nổ thì đã có thảm họa xã lũ ĐÚNG QUI TRÌNH. Mỗi lần xã lũ chỉ cần báo trước hai giờ đồng hồ là đúng qui trình. Như vậy dân làm sao sống được với cái qui trình ác ôn đó?
Mỗi khi có thảm họa xã lũ gây ra chết dân, hư hại mùa màng tài sản của dân thì Ban Quản Lý và các quan chức đồng ca bài ĐÚNG QUI TRÌNH để che chắn nhau. Bởi vì lôi ra thì cái lỗi bắt nguồn từ nơi phê duyệt, từ nơi lợi ích nhóm.
Cơ chế dù minh bạch đến đâu cũng không thể gọi là hoàn hảo. Luật pháp dù chi tiết đến đâu vẫn còn sơ hở. Mà việc thi hành có kết quả tốt hay không là do con người thực hiện nó.
Anh Quốc và hàng loạt nước khác theo quân chủ lập hiến mà dân vẫn hạnh phúc nước vẫn hùng cường ngày một nhân văn. Hiến pháp là quan trọng nhưng Anh Quốc không có hiến pháp (hiến pháp Anh Quốc chỉ là một số tập tục không thành văn).  Nhưng do con người tự ý thức nên vẫn văn minh tiến bộ. Nhiều quốc gia cứ nay hiến pháp nầy mai hiến pháp kia mà đất nước vẫn trì trệ. Con người là yếu tố quan trọng hàng đầu. Một tổ chức hay quốc gia được điều hành bởi những người đầy đủ đạo đức và trí tuệ (hiền tài) thì cho dù cơ chế, luật pháp có thiếu xót (chưa tiên liệu hết) thì cũng không đến nỗi hổn loạn.
Hoa kỳ là một quốc gia non trẻ nhưng nhờ đâu mà họ hùng cường và nhân văn như vậy? Mỗi người đều có nhận định riêng. Nhưng chúng tôi ghi nhận rằng trong tiêu ngữ quốc gia của họ, trong những tác phẩm văn học nghệ thuật, trong biểu tượng quốc gia, trong luật pháp đều có bóng dáng rõ ràng của sự tín ngưỡng vào Đức Chúa Trời. Tổng thống Mỹ khi tuyên thệ nhậm chức tay phải cầm Hiến Pháp và tay trái đặt trên thánh kinh. Mà tin vào chúa Trời chính là tin vào dân chúng vì ý dân là ý trời.
Tổng Thống thứ 16 của Mỹ ông Abraham Lincoln là một luật sư và là một trong ba vị tổng thổng vĩ đại của Mỹ nhận định rằng: Tôi luôn luôn thấy rằng một tấm lòng thương xót kết quả nhiều hơn một nền công lý nghiêm nhặt.  Như vậy rõ ràng là ông chủ trương dùng nhân đạo, dùng tình thương hơn luật pháp.
Chỉ có những người cuồng tín vì chủ nghĩa cộng sản mới dùng luật pháp cực đoan đến độ có một rừng luật để rồi lấy luật rừng ra xài.
Chánh án tòa án tối cao phát biểu công khai rằng: Luật ở Việt Nam xữ thắng cũng đúng, xữ thua cũng đúng, xữ hòa cũng đúng như vậy còn gì là đất nước có văn hiến còn gì là pháp quyền. Nó chỉ còn lại TIỀN QUYỀN, và BẠO LỰC QUYỀN.
Thủ Tướng Dũng vừa ký lịnh cho phép công an bắn thẳng vào dân. Rồi đầu năm 2014 ông Dũng đọc thông điệp hô hào chính phủ chỉ được làm những gì luật cho phép (là tự do bắn dân). Mỗi người dân là một mục tiêu trong họng súng chánh quyền. Bản chất chế độ độc tài mọi thời đại giống nhau ở chổ coi sinh mạng người dân như cỏ rác. Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn học trò, bắt dân sống như súc vật. Cộng sản Việt Nam cũng đốt sách, dẹp trường học tôn giáo, tàn sát hàng loạt sinh mạng trong chiến tranh và sau chiến tranh. Đến 2014 là tự do bắn dân... Nhiều nhà trí thức mừng rỡ bình luận là ông Dũng đổi mới thế nầy thế nọ (do họ có nguồn tin riêng...sic).
Nhưng chúng tôi tin rằng hàng loạt người công nghĩa chiến đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo sẽ bị giết chết dưới họng súng của cộng sản bởi vì luật pháp đã cho phép họ bắn thẳng vào dân. Họ sẽ bắn người công nghĩa đúng qui trình. Cộng sản GIẾT NGƯỜI CÔNG NGHĨA ĐÚNG QUI TRÌNH cũng như thảm họa xã lũ là đúng qui trình. Đức Chí Tôn dạy:
Nhơn là đầu hết các hành tàng,
Cũng bởi vì nhơn dân hóa quan.
Dân chúng có nhơn nhà nước trị,
Nước nhà nhơn thiệt một cơ quan.
1/- Tam quyền phân lập.
Tóm lại không có một cơ chế, một luật pháp nào là hoàn bị mà chính con người sẽ làm cho nó có ý nghĩa nhân văn hơn mà thôi.
Trong ĐĐTKPĐ có sự phân biệt giữa Pháp và Luật rất rõ ràng. Pháp trên luật, luật phải tùng theo pháp. Luật không tùng pháp là phạm pháp. Quyền lập pháp thuộc về thiêng liêng (Đức Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng có trách nhiệm trong ĐĐTKPĐ) và thiêng liêng kết hợp với Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài. Do vậy trong phạm vi (xã hội học) của đề tài nầy quyền lập pháp được hiểu như quyền lập luật.

TƯ PHÁP.
Hiệp Thiên Đài.
Hộ Pháp Chưởng Quản.
(Coi về luật pháp)
HÀNH PHÁP.
Cửu Trùng Đài.
Giáo Tông Chưởng Quản.
(Coi về giáo hóa)
LẬP PHÁP (LUẬT).
. 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh (Hội Nhơn Sanh, Hội Thánh và Thượng Hội).
@@@
2/- Phân cấp nhân sự: trung ương và địa phương.
Nhân sự tôn giáo có 02 nhiệm vụ:
./- Nhiệm vụ hành chánh tôn giáo là thực thi những điều đã được thống nhất và Hội Thánh ra văn bản thực thi. Nó như diễn viên lên sân khấu phải biểu diễn theo bài bản đã tập dượt... (là hành chánh đạo).
./- Nhiệm vụ bàn luận để đi đến thống nhất nội dung công việc từ luật lệ, giáo lý, nhân sự... (gọi là chánh trị đạo). Nó như soạn ra kịch bản cho một tuồng hát.
./- Có kịch bản, có diễn viên thì sàn diễn (sân khấu) chính là xã hội mà dân chúng là khán giả. Sự hài lòng của dân chúng (khán giả) là thước đo 02 công việc trên (kịch bản, diễn viên).
2.1/- Nhân sự trung ương.
Nhân sự trung ương gọi là chức sắc. Hàng phẩm chức sắc phân phái để thực thi nhiệm vụ khi cầm quyền hành chánh; khi tham gia lập chương trình để hành chánh và kiểm tra... Phần nầy đã trình bày chi tiết tại 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh (chương hai, tiết hai).
Chức sắc chia làm 02 diện:
a/- Diện còn phải đi địa phương: từ Lễ Sanh (Quận Đạo), Giáo Hữu (Tỉnh Đạo), Giáo Sư (nhiều Tỉnh Đạo gọi là Trấn Đạo).
b/- Diện ở tại trung ương.
Phối Sư, Đầu Sư, Chưởng Pháp và Giáo Tông.
Chức sắc 02 diện nầy thuộc quyền điều động của Hội Thánh thuyên bổ. Nghiêm cấm thuyên bổ về nới quê quán hay trú quán. Toàn bộ nhân sự 02 diện nầy mỗi khi thăng phẩm (do thâm niên và công nghiệp) đều phải qua khâu xét duyệt của 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh.
Phẩm Lễ Sanh không hạn chế số lượng. Từ Giáo Hữu trở lên có định số nhân sự cho mỗi phẩm (tuyệt đối cấm phát sinh ngoài số đã định, còn như thiếu thì được phép). 
2.2/- Nhân sự địa phương  gọi là chức việc.
Gồm có 03 phẩm: Chánh Trị Sự (làm đầu một Xã Đạo). Phó Trị Sự làm đầu một Ấp Đạo coi về giáo hóa - chánh trị. Thông Sự làm đầu một Ấp Đạo cùng với Phó Trị Sự nhưng coi về luật pháp.
Chức việc là người nơi địa phương. Do địa phương tự bầu theo luật định và Hội Thánh chỉ ra văn bản công nhận. Phải làm Phó Trị Sự hay Thông Sự rồi mới được ứng cử Chánh Trị Sự. Trường hợp địa phương mới thành lập thì đồng đạo kết hợp với Lễ Sanh Đầu Quận Đạo chọn lần đầu. Sau đó phải theo luật định
Chức việc nơi địa phương nào bầu lên thì làm việc theo địa phương đó. Hội Thánh không điều động chức việc.
Một xã có nhiều Ấp. Thí dụ xã A có Ấp 1, Ấp 2, Ấp 3, Ấp 4...
Chánh Trị Sự (xã A) kết hợp với Phó Trị Sự (Ấp Một) và Thông Sự (Ấp Một) gọi là Bàn Trị Sự Hương Đạo Ấp Một.
Chánh Trị Sự (xã A) kết hợp với một vị Phó Trị Sự (Ấp Hai) và Thông Sự (Ấp Hai) gọi là Bàn Trị Sự Ấp Hai.
Trừ những quyền đã qui định cho mỗi phẩm... còn những việc chi khác trong Ấp phải có đủ Bàn Trị Sự mới đủ pháp lý.
2.3/- Sự thăng phẩm.
Chúng tôi chia sự thăng phẩm theo hàng chức việc và từ chức việc lên chức sắc.
Người đã nhập môn gọi là tín đồ. Trong tín đồ chưa có chức phẩm gọi là đạo hữu.
a/- Thăng phẩm theo hàng chức việc.
Đạo hữu có quyền ra ứng cử Phó Trị Sự và Thông Sự. Phó Trị Sự và Thông Sự do đạo hữu trực tiếp bầu ra.
Đủ thâm niên và hành đạo có kết quả thì Phó Trị Sự, Thông Sự được ứng cử Chánh Trị Sự. Các vị Phó Trị Sự và Thông Sự bỏ phiếu bầu ra một vị Chánh Trị Sự 
b/- Thăng phẩm theo hàng chức sắc.
Vào Phẩm Lễ Sanh: Do phẩm Lễ Sanh không hạn chế số lượng nên có nhiều con đường vào hàng phẩm Lễ Sanh: Chánh Trị Sự 05 năm, Phó Trị Sự... Thông Sự, Công quả...
Nhưng muốn được công nhận Lễ Sanh phải qua 03 Hội Lập Quyền và sau đó ra cơ bút nơi cung Đạo.
Từ Lễ Sanh lên Giáo Hữu: Phẩm Giáo Hữu chỉ có 3000 người (mỗi phái 1000) nên việc tuyển chọn rất gắt gao.
Từ 3000 Giáo Hữu lên Giáo Sư chỉ tuyển chọn có 72 vị.
Từ Giáo Sư lên Phối Sư chỉ tuyển chọn có 36 vị.
Từ Phối Sư lên Đầu Sư chỉ tuyển chọn có 03 vị.
 Đầu Sư có quyền công cử nhau lên Chưởng Pháp.
Việc tuyển chọn các phẩm trên cũng đều phải qua 03 Hội Lập Quyền và cơ bút.
Riêng Phẩm Giáo Tông thì 03 phẩm Đầu Sư và 03 phẩm Chưởng Pháp có quyền ra tranh cử.
@@@
3/- Phân cấp hành chánh.
Phần nầy chúng tôi trình bày từ thấp lên cao.
Đạo phân quyền mà không tản quyền. Phân quyền là phân định quyền hạn theo địa bàn. Nhân sự hay cơ quan trong địa bàn được phân công hành chánh có đầy đủ quyền như Hội Thánh trung ương. 
Có 05 cấp hành chánh là Hương đạo, Tộc Đạo (Quận), Châu Đạo (Tỉnh), Trấn Đạo (nhiều Tỉnh) và Trung Ương.
Phần chức việc nằm ở Hương Đạo. Trong địa bàn được phân công thì Bàn Trị Sự (Hội Thánh Em) có đủ quyền hạn y như Hội Thánh (Anh) ở Trung Ương song chỉ giới hạn trong địa phương mình được bầu.
Phần chức sắc cầm quyền hành chánh từ Tộc Đạo đến Trấn Đạo thay mặt Hội Thánh nơi địa phương được bổ nhiệm.
Phần chức sắc từ Phối Sư trở lên hành đạo tại Tòa Thánh nơi Cửu Viện hay cơ quan trung ương....
4/- Cửu Viện.
Trong phần trước chúng tôi đã trình bày rằng năm 1911 Taylor đã đưa ra phương pháp sản xuất làm thay đổi kinh tế Hoa Kỳ và thế giới.
Năm 1927 lý thuyết sản xuất của Taylor chưa được biết đến ở Việt Nam. Nhưng trong ĐĐTKPĐ Đức Thượng Đế đã dùng phương pháp phân chia khối công việc tổng thể ra thành nhiều phân khúc hay công đoạn đơn giản cho môn sinh thực hiện cuộc cách mạng nhơn nghĩa.
Cửu viện là 09 viện nghiên cứu và đưa ra phương án thực thi cho phù hợp. Cửu viện được phân bổ như sau:
a/- Phái Ngọc phụ trách 03 viện: Hòa, Lại, Lễ.
Hòa viện có 02 nhiệm vụ chính: phụ trách hòa giải, xữ kiện (tư pháp) và nghiên cứu luật pháp và ra văn bản rõ ràng để có chủ trương chung cho toàn đạo.
Lại viện chịu trách nhiệm thuyên bổ và điều động nhân sự (nội vụ). Đây là nơi nghiên cứu để nắm rõ năng lực nhân sự tôn giáo và phân bổ đến nơi thích hợp.
Lễ viện chịu trách nhiệm về nghi thức của đạo và giao thiệp với xã hội (ngoại giao). Đây còn là nơi kết hợp với giáo huấn nghiên cứu triết lý Đông Tây, giáo lý, kinh điển, đạo đức thể hiện bằng hành động để đưa vào chương trình giáo huấn chung
Phái Ngọc chịu trách nhiệm về ổn định nội bộ.
b/- Phái Thượng phụ trách 03 viện: Học, Y, Nông.
Học viện phụ trách giáo huấn. Tất cả những công việc liên quan đến giáo huấn học đường hay hạnh đường như nội dung, đường lối... đều thuộc trách nhiệm Học Viện. Cái dốt đạo hay dốt chữ đều cần được xóa bỏ. Còn một cái dốt rất nguy hiểm là dốt với chính lương tâm mình. Nó là nguyên nhân dẫn đến những cái dốt khác của thường nhân và đặc biệt nguy hiểm với người có uy quyền và địa vị. Lương tâm là tiểu linh quang xuất từ đại linh quang nên nó luôn sáng suốt. Mà con người thiếu hiểu (dốt) nên không đến được với chính lương tâm của mình rồi gây họa cho chính mình và đồng loại  (Mặt Trận Tổ Quốc Tỉnh Tây Ninh ra BẢN ÁN CAO ĐÀI. Bí thư Tỉnh Tây Ninh Nguyễn Văn Rốp ra kế hoạch 01 tiêu diệt Đạo Cao Đài là những bằng chứng điển hình). Lương tâm con người rất mạnh mẽ nên nó đóng lại thì không ai mở ra được cũng như khi đã mở ra thì không ai đóng lại được. Nên cứu cánh của giáo huấn là xóa bỏ cái dốt với chính lương tâm mình. Thầy dạy:
Dạy trẻ con toan trước dạy mình,
Cái công giáo hóa cũng đồng sinh.
Ðạo đời tua biết đời rằng trọng,
Một điểm quang minh một điểm linh.
Y viện lo điều trị bệnh tật, chăm sóc sức khỏe, hướng dẫn môi trường sống, kết hợp với Nông Viện để nghiên cứu dược liệu...tạo ra nguồn thực phẩm phù hợp với mùa tiết... 
Nông viện phụ trách về nông nghiệp trồng cây lương thực, cây công nghiệp hay kết hợp với Y Viện trồng cây cỏ dược liệu, tạo điều kiện cho ngành giáo huấn tham quan thực tế sản xuất bổ xung cho giáo án...
Cách bố trí 03 viện nầy vào một cụm liên quan nhau là đã nhìn sâu vào mối quan hệ hữu cơ của các viện.
Phái thượng chịu trách nhiệm về đường hướng nghiên cứu xây dựng xã hội qua ba phương án trên.
c/- Phái Thái phụ trách 03 viện: Hộ, Lương, Công.
Hộ viện gìn giử, bảo tồn tiền bạc, tài sản... và là nơi nghiên cứu về tiền tệ, ngân khố, ngân sách trong tôn giáo. Chi dụng thế nào có lợi, thế nào có hại... Lo về ngân hàng tôn giáo để cung ứng tiền nong cho các viện hay nhân sự tôn giáo. Điều quan trọng nữa là lo vốn cho Phước Thiện theo kế hoạch...
Lương viện lo về vật thực trong cuộc sống. Chịu trách nhiệm nghiên cứu về kinh tế tôn giáo. Kinh tế quan trọng như máu để nuôi cơ thể. Cơ thể mạnh khỏe hay đau yếu là do nguồn máu. Tôn giáo phát triễn hay lụn bại phần lớn là do bộ máy kinh thương mà ra. Kinh tế thế nào để tạo ra cuộc sống vật chất trong tình thương. Kinh tế thế nào sẽ dẫn đến hỗn loạn và giết nhau để sống (thương trường là chiến trường...).
Công viện lo về xây dựng, giao thông, thiết kế nhà máy, cụm công nghiệp... chịu trách nhiệm nghiên cứu khoa học, kỷ thuật, xây dựng qui trình sản xuất như thế nào phù hợp với kỷ thuật, mỹ thuật... để đưa toa tàu nhân thế vào con đường công bằng, bác ái.
Tóm lại 06 giáo án của phái Thượng và phái Thái thiên giáo huấn, đào tạo, mở mang, phát triễn cho cá nhân hay xã hội. 03 giáo án của phái Ngọc thiên về khuôn thước. Tất cả nhằm đưa cá nhân và xã hội đi vào con đường chân, thiện, mỹ.
Cửu Viện như một cơ thể sống. Cơ thể thống nhất và hoàn chỉnh như thế nào thì cửu viện cũng như thế đó. Mắt để nhìn nhưng cũng là bước đầu để suy nghĩ hay giử thăng bằng cơ thể.... tách rời mắt ra là để hiểu nhưng không gắn kết mắt với tổng thể thì thật là thiếu hiểu...Cửu viện phải phân ra để đạt hiệu quả cụ thể và có sự phối hợp để phục vụ theo đường lối chung chớ chẳng phải phân ra rồi mạnh ai nấy làm. Phải ý thức rằng chung và riêng chỉ là tương đối. Một cánh tay có thể dùng để xách, để nâng, để đẩy, để kéo... chớ chẳng riêng một mặt nào.
Trong phương pháp của Taylor mỗi người thợ hoàn thành công việc của mình trong dây chuyền sản xuất để cuối cùng tạo ra sản phẩm chung cho nhà máy. Cửu viện cũng phải hiểu theo tinh thần riêng và chung đó.
Nhân sự phục vụ trong tôn giáo dù ở diện nào cũng đều phải thực thi tam lập (lập công, lập đức và lập ngôn) để phụng sự vạn linh sanh chúng. Cửu viện là 09 phương án nhưng thống nhất nhau trong một bộ luật. Luật đó là phụng sự vạn linh.
Phải hiểu nhu cầu, mục đích chung của đạo hay xã hội (Khai Cửu) rồi hiểu sản phẩm nhà máy tạo ra (Đại Tường) và làm tròn công việc được giao (Tiểu Tường). Đó là căn bản để hiểu được cửu viện.
5/- Qui định chung về Luật và Quyền.
Tôn giáo là một tổ chức trong xã hội. Đã là tổ chức thì phải có luật pháp để điều hành. Người điều hành phải có quyền lực. Vậy luật của Đạo là gì? Quyền người hành đạo là gì?.
Luật của Đạo là thương yêu.
Quyền người hành đạo là công chánh.
Bộ máy hành chánh dù cấp nào thì cũng thực hiện chung một chương trình của Hội Thánh ban hành không có quyền tự ý sửa cải. Nhân sự tôn giáo từ Đạo Hữu đến phẩm cao nhất là Giáo Tông cũng đều chịu chung một khuôn luật, không có một ngoại lệ nào cho bất cứ cấp nào.
Chúng tôi giới thiệu những nét điển hình nhất của bộ máy hành  pháp mà không đi sâu vào chi tiết để không bị lệch trọng tâm của đề tài.
Vì mục đích thiên nầy là làm nhịp cầu để phát họa bộ máy hành pháp của quốc gia.
@@@
IV/- NHỮNG NGUỒN NHÂN LỰC HỔ TRỢ.
Nhiệm vụ của đạo là xây dựng một thế giới mới. Địa bàn là cả địa cầu mà bộ máy hành chánh chưa đầy 3.200 người thì làm sao quán xuyến nổi. Cho nên đạo phải có những nguồn lực phụ phù hợp với hiến pháp.
Tại sao không đưa vào hiến pháp mà lại để ngoài?
Xin thưa rằng do nguyên tắc lập quyền dân để làm cho dân mạnh hay quan điểm triết lý Cao Đài Giáo về xã hội học: Hiến pháp, pháp luật đơn giản minh bạch để dân trong tôn giáo ai cũng biết mới làm chủ được. Đặc pháp luật nhiều mà dân không biết thì dân sẽ thờ ơ. Đó là cố ý ngu dân. Còn như thật lòng phụng sự thì đó là thất bại của nhà làm luật.
Tôi hỏi rất nhiều em sinh viên rằng nước ta (2013) có bao nhiêu bộ? Hơn 90% các em không biết. Tôi hỏi các con cháu tôi (đã tốt nghiệp đại học) chúng cũng không biết.
Còn như bạn hỏi người theo Đạo Cao Đài thì hầu như tất cả đều biết Đạo có Cửu Viện và phân công như thế nào? Tổng cộng nhân sự có bao nhiêu? Số lượng mỗi cấp bao nhiêu họ đọc vanh vách.
Cách làm pháp luật để cho đại đa số biết và cách làm pháp luật cho đại đa số không biết cái nào hay hơn?  Có đem ra bắn thì người có lý tưởng cũng chọn cách pháp luật đơn giản cho đại đa số hiểu biết.
./- Hội Thánh Anh là thượng tầng, là bộ não. Nhân sự phải là người có đầy đủ đức tài để thiết kế và lãnh đạo. Qui định số lượng và trách nhiệm rõ ràng để không cho thượng tầng áp chế hạ tầng.
./- Hội Thánh Em không giới hạn. Mỗi Bàn Trị Sự vẫn là 03 người nhưng số lượng Bàn Trị Sự không giới hạn đó là làm cho hạ tầng mạnh mẽ trước thượng tầng.
Xã hội là một môi trường linh hoạt, tổ chức đạo cũng phải linh hoạt mới đáp ứng được môi trường linh hoạt mới chu toàn được nhiệm vụ.
Những nguồn lực hổ trợ rất quan trọng nhưng vẫn chủ yếu là để thực thi đường lối chớ không tham gia vào việc vạch ra đường lối. Quyền hành chánh lãnh đạo chung và chịu trách nhiệm trước nhơn sanh. (Vạch ra đường lối, bài bản là phần đóng góp bên 03 Hội Lập Quyền như đã trình bày).
Những nguồn hổ trợ trong thời kỳ lập quốc gia Cao Đài hạt nhân chủ yếu: Phước Thiện, Phổ Tế, Ban Thế Đạo và Hàn Lâm Viện.
1/- Phước Thiện.
Phước Thiện là bộ máy kinh thương của tôn giáo. Một quốc gia hay một tôn giáo mà không có nguồn máy kinh thương thì ví như cơ thể không có máu. Nó sẽ chết.
Phước Thiện kết hợp với Cửu Viện để làm ra của cải vật chất tạo nền nhân, cội nghĩa cho tôn giáo. Những người tật nguyền, cô độc, dốt nát, ít oi, khố rách áo ôm nơi đầu đường xó chợ đều là đối tượng mà Phước Thiện phải lo. Phước Thiện để cho họ phải tủi thân là có tội với Đức Chí Tôn. Vậy Phước Thiện lấy gì để lo?
Phải tổ chức sở lương điền, công nghệ, nhà máy, buôn bán... để tạo ra huê lợi. Xã hội Việt Nam hiện nay là môi trường rất tốt cho Phước Thiện thi thố.
Xin đơn cử với nạn buôn bán phân bón giả tràn lan trên thị trường... Nếu Phước Thiện lập cửa hàng bán phân bón thì dứt khoát không có hàng giả lọt vào, không có hàng kém chất lượng lọt vào, giá cả hoàn toàn cạnh tranh...và nếu cần Phước Thiện cử người đến trợ giúp kỷ thuật... cho nông dân. Tổ chức như vậy thì nông dân có thích không?
Lấy gì bảo đảm rằng nhân sự Phước Thiện không tham nhũng?
Xin thưa PHƯỚC THIỆN có hẳn một bộ máy để kiểm soát nó là ĐẠI HỘI PHƯỚC THIỆN tổ chức liền sau 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh của Hành Chánh. Cách kiểm soát nhân sự (khi thăng phẩm và trong công việc) cũng như đề ra chương trình... y như bên hành chánh thì tham nhũng, móc ngoặc đã bị diệt từ gốc. Kháng sinh chống tham nhũng là dân mạnh và lập quyền dân có trong cơ thể Phước Thiện thì làm sao có tham nhũng? Cái gốc đã không phát sinh ra tham nhũng thì tham nhũng đâu ra?
Thậm chí nghèo mà đi làm mướn lấy công đi nữa thì Phước Thiện cũng một địa chỉ mà người làm mướn lẫn người mướn đều hài lòng. Phước Thiện dung hòa được cả hai là nhờ ở chính thương hiệu của nó đã thể hiện đạo đức.
Qua đó chúng ta thấy đạo đức là căn bản giải quyết mọi sự. Nếu kêu gọi dân giàu là dễ xa với đạo đức bởi cứ nghĩ cách làm giàu ắt sẽ bị ám ảnh rồi sanh ra lắm chuyện không hay. Còn như làm cho dân mạnh thì chắc chắn cái giàu sẽ đến cùng lúc với đạo đức. Giàu có cả về vật chất và tinh thần đó là điều chánh đáng.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đầu năm 2014 nói: phải làm cho người ta sợ mà không dám tham nhũng nữa.
Xin thưa rằng Đảng đang chơi màn nuôi lăng quăng rồi sản xuất thuốc trừ muỗi. Dân chúng cứ phải xuất tiền dài dài để mua thuốc CHỐNG muỗi. Cho nên câu trên đáng lý phải thêm chữ CHỐNG mới hay: phải làm cho người ta sợ mà không dám CHỐNG tham nhũng nữa. Bởi vì Đảng độc quyền mọi thứ nên dân không còn quyền gì hết. Dân không còn quyền chi hết (công an tự do bắn dân) thì phải sợ không dám CHỐNG tham nhũng nữa mới đúng với thực tế.
Tổ tiên ta thường nói 02 chữ nuôi dạy đi đôi với nhau. Dạy mà không nuôi thì nhỡ như đói quá làm sao học? Nuôi mà không dạy thì sanh tệ. Đạo Cao Đài lập quốc gia trong quốc gia thì nuôi và dạy đi đôi.
Bộ máy hành chánh là dạy cho khôn.
Phước Thiện là nuôi cho lớn.
Nhân tố trong tôn giáo vừa lớn vừa khôn nên rất tín nhiệm người đưa ra chương trình như vậy... nên thực dân Pháp bắt Đức Hộ Pháp đày sang Phi Châu thì họ nhứt định đòi lại. Pháp sợ phải đem về trả ... chúng tôi đã trình chánh ở thiên thứ ba.
Phước Thiện quan trọng như thế nên Thầy dạy lập Quốc Đạo từ năm 1925 mà mãi đến khi Phước Thiện nên hình Đức Hộ Pháp mới công bố Quốc Đạo đã nên hình.
2/- Phổ Tế.
Phổ là bày ra.
Tế là giúp đở, tương trợ...
Phể tế là cơ quan đem chân lý, ánh sáng đạo đến với những người chưa biết đạo. Với những người đạo đã sa ngã với bất kỳ lý do gì thì Phổ Tế có nhiệm vụ an ủi, khuyên lơn cho họ vơi đi niềm thống khổ và góp phần thức tỉnh họ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào Phổ Tế cũng phải giúp đở tương trợ.
Theo luật đạo Hội Thánh công cử chức sắc Phổ Tế về nơi Tộc Đạo và mỗi làng đạo được công cử chức việc Phổ Tế. Các vị nầy có trách nhiệm hổ trợ cho hành chánh đạo và chịu sự điều động của hành chánh đạo. Những công việc của địa phương như trường học, dưỡng lão ấu... đều có nhân sự Phổ Tế bám sát giúp đở.
3/- Ban Thế Đạo.
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Trí thức là cầu nối tôn giáo với xã hội. Bất cứ tổ chức nào cũng cần đến trí thức thì tôn giáo cũng không là ngoại lệ. Hội Thánh đào tạo trí thức để phụng sự tôn giáo và xã hội là nhiệm vụ đương nhiên. Song song đó Hội Thánh cũng mở cửa cầu hiền để tiếp đón những hiền tài trong xã hội đến với tôn giáo.
Trí thức khoa bảng, công thương kỷ nghệ gia, quân nhân, công chức, sinh viên... muốn hợp tác với đạo để phụng sự nhân loại theo luật bác ái, công bằng thực thi tam lập (lập công, lập đức, lập ngôn) đều được Hội Thánh đón nhận vào Ban Thế Đạo theo qui định.
Ban Thế Đạo có 04 phẩm: Hiền Tài, Quốc Sĩ, Đại Phu và Phu Tử.
Theo nghi lễ đạo phẩm Hiền Tài trên bậc Lễ Sanh nhưng dưới Giáo Hữu nhưng không phải phế đời hành đạo như chức sắc.
Trong hiện tình của đất nước hay xã hội bị suy thoái vì đạo đức thì sự biến chất của trí thức là điều không tránh khỏi. Nên con đường của Ban Thế Đạo cực kỳ cần thiết để góp phần chấn hưng đạo đức.
Nó như một thương hiệu có đầy đủ đạo đức trước xã hội vì chịu sự giám sát của hành chánh đạo địa phương về đạo đức. Mọi sự sai trái về đạo đức hay chuyên môn sẽ được những hiền tài khác hổ trợ giúp đở để sửa chữa... tiên giáo hậu trị... nhưng nếu tái phạm nhiều lần và hành chánh đạo xét thấy đã đủ bằng cớ là không thể sửa đổi được thì đề nghị lên Hội Thánh rút phẩm Hiền Tài lại. Khi bị Hội Thánh rút phẩm hiền tài thì đó chính là bản án tuyên bố trước xã hội rằng người nầy có tài mà bất đức, không sửa chữa được...
Những đối tác của người bất đức liệu có muốn tiếp tục hợp tác với anh ta hay không họ sẽ phải cân nhắc do cái nhìn của cả xã hội: Ngưu tầm ngưu mã tầm mã...
Tóm lại Ban Thế Đạo có nhiệm vụ giúp đạo trợ đời nên vừa làm công việc chuyên môn trong xã hội và giúp cho đạo tùy điều kiện.
4/- Hàn Lâm Viện.
Hàn Lâm Viện do Thập Nhị Bảo Quân đảm nhiệm để trợ giúp cho Cửu Viện... các vị nầy không nằm trong hành chánh đạo mà làm việc thẳng với Thượng Hội, dưới quyền chỉ huy của Giáo Tông và Hộ Pháp.
Thập Nhị Bảo Quân gồm: 1/- Bảo Huyền linh Quân. 2/- Bảo Thiên văn Quân. 3/- Bảo Địa Lý Quân . 4/- Bảo Học Quân. 5/- Bảo Cô Quân.  6/- Bảo Sanh Quân. 7/- Bảo Phong hoá Quân.  8/- Bảo Văn Pháp Quân. 9/- Bảo Y Quân. 10/- Bảo Nông Quân. 11/- Bảo Công Quân. 12/- Bảo Thương Quân.
Mỗi vị có sở thức sở năng ấy là điều khác nhau đặc biệt, tỷ như Huyền Linh Quân nghĩa là Thần Linh Hồn khác với Bảo Học Quân thuộc về khoa học hay là thực tế học.
Đây là nguồn lực hổ trợ cho thượng tầng rất quan trọng trên đường xây dựng một nền văn minh nhơn đạo cho nhân loại.  
@@@


Một triết thuyết tối yếu tối trọng của Đạo Cao Đài là: TRỜI NGƯỜI HIỆP MỘT (Thiên Thượng Thiên Hạ đồng trị). Bởi vậy nên nơi cửa Đạo phân ra rõ rệt hai quyền: Quyền Chí Tôn và Quyền Vạn Linh.

THIÊN THỨ TƯ.
ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM.
“Phổ biến sâu rộng tiêu ngữ: Lập Quyền Dân – Dân Mạnh”

Trong thiên nầy chúng tôi trình bày một số điểm căn bản có thể áp dụng vào xã hội Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Theo công pháp quốc tế hiện hành một quốc gia bao gồm 03 thành tố: dân tộc, lãnh thổ, chánh quyền.
Trong đó thành tố chánh quyền là dễ biến động, dễ thay đổi và là tác nhân quan trọng đem đến hạnh phúc hay tai họa cho dân tộc. Nó có thể thúc đẩy xã hội phát triễn hay kềm hãm cả một dân tộc.
Với xã hội đương đại thì tổ chức và quyền lực của chính quyền là do Hiến Pháp qui định.
Hiến pháp là quan trọng nhất. Dù rằng quan trọng nhưng cũng có rất nhiều quan điểm và hình thức hiến pháp khác nhau. Từ những hình thức khác nhau dẫn đến những định nghĩa khác nhau. Chúng ta có thể nêu tổng quát như sau:
./- Về định nghĩa:
Có hiến pháp thực chất và hiến pháp hình thức.
Hiến pháp thực chất chú trọng vào mục tiêu, đối tượng, nội dung và quyền hành của nhân sự lẫn bộ máy công quyền.
 Hiến pháp hình thức chú trọng về thủ  tục, cũng như những cơ quan  liên quan đến nhân sự hay bộ máy công quyền.
./- Về hình thức:
Có hiến pháp bất thành văn và hiến pháp thành văn.
Hiến bất thành văn là hiến pháp theo phong tục, tập quán (thuần phong mỹ tục) được cộng đồng chấp nhận tự giác thi hành mà không cần phải ghi thành văn bản. Anh Quốc đang dùng hiến pháp bất thành văn. Cho nên nói Anh Quốc không có hiến pháp vẫn đúng.
Hiến pháp thành văn là một văn kiện được biên soạn tùy theo qui định mỗi quốc gia (không có khuôn mẫu chung). Nó được cấp có thẩm quyền biên soạn tùy theo quan điểm thực chất hay hình thức đã trình bày bên trên. Dù theo quan điểm nào nó cũng là văn kiện quan trọng hàng đầu trong quốc gia. Khi nó đã ra đời thì đó là khuôn thước để tổ chức xã hội.
./- Về tính chất của hiến pháp.
Có hiến pháp nhu tính và hiến pháp cương tính.
Hiến pháp nhu tính nói chung là cho phép sửa đổi. Muốn sửa phải theo qui định trong chính bản hiến pháp đó. Trong hiến pháp nhu tính có trường hợp cấm hẳn việc thay đổi một số điều (có vùng cấm). Nghĩa là chỉ được sửa những điều hiến pháp KHÔNG CẤM sửa.
Hiến pháp cương tính cấm sửa đổi trong mọi trường hợp.
Quyền trong hiến pháp cương tính là quyền hiến định (tôn giáo gọi là pháp), nó trên các quyền thiết định (tôn giáo gọi là luật). Quyền hay  luật trong thiết định phải phù hợp với quyền hiến định (tôn giáo gọi là luật phải tùng theo pháp).
Xã hội hiện nay cho rằng Hiến Pháp quốc gia là quan trọng.
Quan sát thực tế chúng ta thấy rằng hiến pháp theo cách nào cũng có thể đem lại hạnh phúc cho dân; và cũng có thể bị dân biểu tình phản đối. Anh, Pháp, Mỹ, Nhật... thỉnh thoảng vẫn có sự xung đột bắt nguồn từ hiến pháp. Điều đó cho thấy chưa có một hiến pháp nào là hoàn hảo.
Bởi vì tất cả các hiến pháp đều có điểm chung là chưa lập quyền cho dân, chưa có cơ chế cho dân thể hiện ý chí, quyền lực của dân đối với nhân sự cầm quyền và bộ máy cầm quyền. Dân có quyền dùng lá phiếu của mình để chọn đại diện, và người đại diện hòa nhập vào thượng tầng, hạ tầng đã bầu ra họ mất quyền kiểm soát, điều chỉnh. Các dân biểu có tiếp xúc với cử tri là để nghe cử tri nói gì chớ chưa phải căn cứ vào ý kiến cử tri để thực thi trong nghị viện. Dân cũng chưa có quyền gì đối với việc thăng chức của công chức ngành hành pháp. Nhìn chung các hiến pháp thiếu cơ chế để dân trực tiếp giám sát người đại diện cho mình và giám sát chính quyền.
Dân chủ như vậy nó giống như mũi tên bắn ra khỏi cây cung thì người bắn tên mất quyền điều khiển. Cơ chế lập quyền dân như một tên lửa hành trình, tên lửa ra khỏi nòng súng nhưng người bắn vẫn còn quyền điều chỉnh tên lửa khi cần. Dân chủ ban phát thời sơ khai không còn thích ứng với thời toàn cầu hóa. Phải có công thức mới theo luật cung cầu.
Trong phạm vi đề tài chúng tôi xin nêu ra 04 phần mà tổ chức tôn giáo có thể đóng góp cho xã hội: hiến pháp và bộ máy công quyền, cơ chế dân quyền và cơ chế kiểm tra, giám sát.
Từ đó đưa ra đề nghị việc cần làm ngay cho Việt Nam.
@@@
 I/- ĐƯỜNG HƯỚNG KIẾN THIẾT HIẾN PHÁP.
Hiến pháp kiến thiết theo đường hướng: Lấy dân làm gốc. Ý dân là ý trời. Dân có quyền kiểm soát chính phủ như tên lửa hành trình dù được bắn ra nhưng dân vẫn còn quyền kiểm soát để điều chỉnh thậm chí ra lịnh cho nó tự tiêu hủy nếu cần.
1/-  Phân quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Nguyên tắc của Taylor phải được áp dụng triệt để giữa 03 quyền nầy và trong từng ngành.
Áp dụng nguyên tắc Taylor để phân quyền (không phải tản quyền) thì khi xãy ra trục trặc biết ngay ở khâu nào và giải quyết ra sao. Một hệ thống tốt cách mấy cũng phải có lúc phát sinh ngoài ý muốn. Cái hay là từ trong hệ thống đó có nguồn lực phát hiện và giải quyết ngay lúc nó mới phát sinh.
2/- Bộ máy hành pháp là quan trọng nhất nên phải rõ ràng cho người dân biết và kiểm soát:
a./- Ấn định rõ cần có bao nhiêu cấp.
Chính quyền không được tự ý đẻ ra thêm cấp bậc. Muốn thêm hay bới phải trình cho dân có ý kiến.
b/- Mỗi cấp cần có bao nhiêu người.
Chánh quyền không thể đem những người bất đức, bất tài vào để ăn lương và đục khoét công quỷ.
c/- Quyền hạn của mỗi cấp.
Để khỏi dẫm chân lên nhau. Khi xẫy ra sự bất đồng thì có khuôn thước sẳn để kết luận đúng sai. Cấp càng cao thì sự kiểm soát càng nghiêm nhặc.
d/- Phân cấp hành chánh minh bạch.
Cấp nào làm ở Ấp, Xã, Huyện, Tỉnh, Vùng và Trung Ương. Điều nầy triệt tiêu bè phái. Không thể đưa người chức phẩm thấp nhưng thân với chính quyền vào. Cũng không thể loại bỏ người có chức phẩm cao ra vì trái ý chính quyền. Dân chúng đã đồng ý cho viên chức đó vào hàng phẩm đó thì họ đủ quyền hành sự mà không lệ thuộc vào người đứng đầu bộ máy hành pháp.
Nhân sự và các cơ quan chính của thượng tầng có sự giới hạn để tránh sự lạm quyền. Thành phần nhân sự do trung ương quản lý không được bổ họ về quê quán hay trú quán để tránh nạn một người làm quan cả họ được nhờ. Phải ấn định nhiệm kỳ rõ ràng không để một người làm quá lâu ở một vị trí vì lâu ngày sẽ sanh tệ.
Còn các đơn vị hành chánh địa phương (Ấp, Xã) thì không giới hạn nên nhân sự hạ tầng cũng không định số lượng. Đó là làm cho hạ tầng mạnh mẽ trước thượng tầng.
đ/- Nhân sự thăng phẩm: trong bộ máy hành pháp mỗi khi thăng chức phải được sự chấp thuận của dân. Đây là thước đo sự tín nhiệm của dân. Nó bắt buộc người hành chánh lúc nào cũng đứng về phía dân mà không phải lo sợ vì trái với ý cấp trên.
3/- Quyền lập pháp: Tất cả công dân hay quan chức đều có quyền tham gia vào việc lập pháp trong những cơ chế cụ thể. Điều nầy thể hiện sự bình quyền trong xã hội. Luật theo chiều hướng giới hạn, hay làm rõ quyền của quan chức và bộ máy công quyền được làm gì. Cấm hẳn những thứ luật vớ vẫn hạn chế quyền của dân hay gây khó cho dân. Chấm dứt luật kiểu một người đau cả làng phải uống thuốc. Sa thảy lập tức những quan chức lập luật kiểu: Muốn chụp ảnh công an giao thông phải xin phép. Bộ máy công quyền không có chổ cho não trạng quái gỡ như thế. Để những kẻ ấy trong bộ máy công quyền là tội ác vì đã đem thuế của dân trả cho kẻ bất tài, thiếu đức, thối rữa.

Vậy mà mấy tháng sau Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký lịnh khen thưởng ông quan nầy rất đúng qui trình.
Điều nầy cho thấy nghệ sĩ Kim Chi rất tỉnh táo khi từ chối bằng khen thủ tướng, trong nhà không có chổ treo bằng khen của ông Dũng.
Xa chút ông Trịnh Công Sơn có tâm sự rằng trong xã hội bạo lực thì vinh quang chỉ là điều dối trá.
Xa thêm nữa thì Đạo Đức Kinh chương 58 viết rằng:
....kỳ vô chính, (trên mà không ngay thẳng)
Chính phục vị kỳ, (thì ngay trở thành ngụy)
Thiện phục vị yêu, (thiện trở thành tà)
Nhơn chi mê, (cái mê của con người)
Kỳ nhật cố cửu...(có lâu rồi...)...
Thôi không xa thêm nữa kẻo quí vị cười...
Bên trên chúng tôi có ghi nhận rằng bất cứ hiến pháp hay thể chế nào cũng có thể đem đến hạnh phúc hay tai họa cho dân. Vậy thì vấn đề then chốt nằm ở chổ chất lượng của đội ngũ nhân sự. Một đội ngũ có đầy đủ đạo đức và trí tuệ thì bố trí trong đội hình nào (Tổng thống chế hay Nội các chế; Cộng hòa hay dân chủ...) cũng phát huy hiệu quả tốt. Vậy làm sao để tuyển chọn một đội ngũ nhân sự như vậy?
Xin thưa rằng giao quyền tuyển chọn trực tiếp cho dân thì sẽ có đội ngũ nhân sự như vậy. Dân đã chọn ai thì không bao giờ lầm và ai được dân tin, dân cử ra thì họ càng sợ sệt và phục vụ cho dân tốt hơn nữa.
Cộng đồng nào cũng có nhiều thành phần với những căn trí khác nhau, thụ hưởng nhiều quan điểm giáo dục khác nhau. Nên khó có một vấn đề nào đạt được sự đồng tình, đồng thuận 100% trong xã hội. Việc nhận định đúng hay sai của một đường lối, một tổ chức về mặt lý thuyết chưa phải là điều tiên quyết (vì đó là chủ kiến của cá nhân); mà tiên quyết chính là người sống trong thời đại đó có chấp nhận nó hay không.
Cho nên đường hướng kiến thiết hiến pháp cho các quốc gia phải nhắm vào mục tiêu: lập quyền dân, dân mạnh.
Một câu hỏi cần được nêu ra: Sống trong một chế độ độc tài (như kiểu cộng sản) thì làm sao xây dựng được hiến pháp với những tính chất như vậy?
Xin thưa rằng sau năm 1975 thì chế độ cộng sản đang teo lại và sắp tới chế độ cộng sản sẽ bị tiêu diệt. Ai sẽ tiêu diệt cộng sản?
Xin thưa dân chúng sẽ tiêu diệt cộng sản. Bởi vì ý dân là ý trời. Dân chúng trong lúc đau khổ vì thực dân Pháp nên cộng sản lừa được dân chúng, chính dân đã chọn cộng sản và dân phải chịu trả giá cho sai lầm của dân. Giờ sống với cộng sản thì đã rõ. Nên dân sẽ làm cho chủ nghĩa cộng sản bị tiêu diệt.
Nên chúng ta cần chuẩn bị cho việc xây dựng lại đất nước thời hậu cộng sản bằng việc truyền bá một bản hiến pháp được kiến thiết theo đường hướng lập quyền dân để dân mạnh. Những cuộc cách mạng ở Đông Âu, Bắc Phi...sau khi xô ngã chế độ độc tài thì không kiến thiết hiến pháp theo hướng lập quyền dân, không làm cho dân mạnh. Nên người công nghĩa lại phải tiếp tục hy sinh xương máu và tính mạng.
@@@

Là người Đạo Cao Đài chúng tôi còn biết tiên tri:
Rồi đây cả Chức Sắc, các con phải chịu thúc phược dưới quyền cộng sản một thời gian nữa …
“Các em sẽ còn gặp cộng sản nhưng các em đừng sợ vì lúc đó họ sẽ thay đổi hẳn chính sách. Ngày cộng sản chiếm được miền Nam Việt Nam nói riêng và khối Quốc Tế cộng sản nói chung là thời cực thịnh của cộng sản …
Nam Vang 3-6-1957. (06-05- Đinh Dậu). Hộ Pháp.
NHẬN XÉT:
...Ngày cộng sản chiếm được miền Nam Việt Nam nói riêng và khối Quốc Tế cộng sản nói chung là thời cực thịnh của cộng sản…
Ghi nhận diễn tiến cộng sản thế giới sau ngày 30-4-1975:
. Cộng sản Việt Nam đánh với cộng sản Campuchia 1975-1989 và cộng sản Việt Nam sa lầy ở đó đến 1990.
. Cộng sản Việt Nam đánh với cộng sản Tàu (1979-1989).
. Sự kiện Thiên An Môn: Ngày 20-5-1989 cộng sản Tàu tuyên bố thiết quân luật. Đêm 3-6 rạng sáng ngày 4-6-1989 xe tăng và bộ binh tàn sát hơn 5.000 (năm ngàn) người và gây thương tích hơn 10.000 người biểu tình.
. Phong trào Công Đoàn Đoàn Kết thắng cử ngày 4-6-1989 người dân Ba Lan xô ngã Đảng cộng sản Ba Lan. Chính phủ không cộng sản lần đầu tiên ra mắt tại Đông Âu vào tháng 9-1989.
. Cộng sản Đông Đức sụp đổ, bức tường Berlin bị xô ngã ngày 9-11-1989 (xây ngày 13-8- 1961).
. Cộng sản tiếp tục sụp đổ  Hungary,  Bungary,  Tiệp Khắc    Romania.... 
. Thành trì xã hội chủ nghĩa Liên Xô tan rã ngày 26-12- 1991.
. Ngày nay cộng sản thế giới đang phập phù như đèn trước cơn bão của tự do, dân chủ...
Tóm lại: Lời tiên tri của giáo chủ Đạo Cao Đài đã diễn ra đúng cho cộng sản Việt Nam và cộng sản thế giới...
(Theo Hòa Bình Chung Sống Biên Niên. Trang 115)
@@@
II/- BỘ MÁY CÔNG QUYỀN.
Phân định rõ cấp cơ sở và trung ương.
1/- Cấp cơ sở là Xã, Ấp.
Đây là cấp cực kỳ quan trọng. Bộ phận nầy vận hành tốt thì công việc đã xong hết 90%.
Mỗi Xã có một vị Xã Trưởng (cầm quyền thống nhứt quyền hành chánh và an ninh). Xã có nhiều Ấp.
Mỗi ấp có 02 Trưởng Ấp. Một vị đặc trách hành chánh (dân sự). Một vị đặc trách về an ninh trật tự (luật pháp).
Xã Trưởng kết hợp với 02 vị trưởng ấp A1 gọi là Ban đại diện xã Ấp A1. Xã Trưởng kết hợp với 02 vị trưởng ấp A2 gọi là Ban đại diện Xã Ấp A2....
Hai vị Trưởng Ấp hành chánh và an ninh do dân bầu theo phép phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và kín. Công dân Nam, Nữ đều có quyền ứng cử theo luật định chung.
Điều kiện để ứng cử Xã Trưởng là hàng Trưởng Ấp hành chánh và an ninh. Xã Trưởng do các vị Trưởng Ấp hành chánh và an ninh bầu. Bởi vì trong quá trình làm việc các vị nầy biết rõ năng lực nhau. Quan trọng là nó phải diễn ra công khai có sự giám sát của dân. Sản phẩm đã qua công đoạn khác nhưng chủ sản phẩm vẫn để trăm nghìn con mắt nhìn vào.
Thập mục sở thị, thập thủ sở chi, kỳ nghiêm hồ?
(Mười mắt nhìn vào, mười tay chỉ vào, phải hết sức cẩn thận).
Chúng tôi có đề nghị rằng phân quyền theo nguyên tắc Taylor. Theo nguyên tắc Taylor thì mỗi công nhân phụ trách một việc, xong rồi thì sản phẩm qua tay thợ khác. Cách bầu nhân sự ấp xã chính là áp dụng nguyên tắc Taylor. Nếu để người dân bầu Xã Trưởng là dây chuyền công nghệ thiết kế sai nên sản phẩm lại quay về vị trí củ.
Chánh phủ không điều động các thành phần nhân sự Xã, Ấp mà chỉ ra Quyết Định công nhận
2/- Cấp trung ương quản lý.
Cấp trung ương chia làm 02 diện. Một diện còn phải đi địa phương từ Quận trở lên. Một diện ở tại Trung ương. Nhân sự cấp Quận trở lên phải được sự chấp thuận của Hạ viện và Thượng viện thông qua rồi chính phủ mới được bổ dụng.
2.1/- Nhân sự Trung ương bổ đi địa phương.
Nhân sự đứng đầu Quận (thị trấn), Tỉnh (thành phố), Vùng (miền) do chính phủ bổ nhiệm. Cấp nào đứng đầu một Quận, Tỉnh... phải qui định rõ ràng. Thành phần nầy không được bổ về quê quán hay trú quán.
2.2/- Nhân sự ở tại trung ương.
Đây là thành phần cực giỏi đã qua hành chánh các cấp. Các vị được phân bổ vào các Bộ, Cục, Vụ...
3/- Cơ quan trung ương.
Hành pháp phải công khai có bao nhiêu bộ, tên gì, nhiệm vụ là gì, nhân sự mỗi bộ bao nhiêu người... nói chung là phải ra văn bản rõ ràng. muốn thay đổi phải trình cho lưỡng viện quyết định. Sự phân quyền phải theo nguyên tắc Taylor sản phẩm công đoạn nào thì phải hoàn thành tại công đoạn đó, không một chi tiết nào bị lỗi, không một bộ phận nào thừa... Để cuối cùng có được sản phẩm xuất xưởng đúng theo thiết kế.
Tóm lại chúng tôi chỉ phát họa những nét chính thể hiện ý chí lập quyền dân để dân mạnh.

Trong tôn giáo có một cánh cửa riêng cho bậc hiền tài.
Thiễn nghĩ ngành hành pháp cũng phải có một cánh cửa riêng cho bậc hiền tài tham gia vào hành pháp. Chánh phủ có quyền thâu nhận hiền tài theo chuyên môn...
Nhưng trước khi phân bổ họ vào hệ thống hành chánh phải qua ý kiến của hạ viện...
@@@
BỘ QUỐC PHÒNG & CẢNH SÁT.
Đây là hai bộ mà quốc gia nào cũng phải có để bảo vệ lãnh thổ và giử vững trị an. Nhân sự hai bộ nầy cũng phải công khai như ngành hành pháp. Một số vị trí quan trọng cũng phải được lưỡng viện phê chuẩn. Việc chi tiêu tiền thuế của dân cũng phải minh bạch. Nhân sự hai bộ nầy có chuyên môn riêng, không tham gia vào bộ máy hành chánh quốc gia.
Tất cả thanh niên nam nữ trong nước đều phải tham gia quân dịch. Nếu bận học văn hóa hay chuyên môn thì có quyền chọn thời gian quân dịch thích hợp. Nhân sự tham gia quân dịch chia làm hai diện: Quân sự hay chuyên môn. Mỗi diện có qui chế đãi ngộ và đào tạo riêng.
Tùy theo nguyện vọng của đương sự mà phân bổ.
Với diện chọn quân dịch chuyên môn thì sẽ có hàng loạt binh đoàn phục vụ xã hội ra đời. Việc xây dựng điện, đường, trường, trạm, khu dân cư hay đường giao thông... do quân dịch chuyên môn thực hiện.
Sau khi xong quân dịch xuất ngũ sẽ được cấp nhà, kèm theo tiện nghi và phương tiện khác theo qui định chung. Diện nầy cũng có thể tình nguyện hợp tác tiếp tục sau thời gian quân dịch...
Với diện quân dịch quân sự đương nhiên có qui chế đãi ngộ cao hơn...
Chế độ quân dịch như một giấy thông hành vào đời. Người hoàn thành nghĩa vụ quân dịch được đãi ngộ xứng đáng tạo ra sự ổn định xã hội về mọi mặt.
Không hoàn thành chế độ quân dịch đương nhiên có một số cửa bị khép lại tùy luật định. 

Lãnh đạo mà kêu gào hay bắt buộc dân chúng hạn chế sinh đẻ là bất tài và vô dụng. Hạng lãnh đạo đó là một tai họa cho dân tộc. Con người là vốn quí nhất trong hoàn vũ tại sao không biết lên kế hoạch đào tạo để họ trở thành những cánh tay xây dựng, những bộ não biết định hướng phụng sự. Tại sao có những quốc gia khen thưởng cho người phụ nữ khi họ đóng góp cho xã hội một công dân mà quốc gia mình lại buộc phải hạn chế sanh đẻ. Chính phủ dòm ngó, can thiệp đến chuyện phòng the của công dân mà hô hào là tự do thật là khó nghe.
Lãnh đạo là tiên liệu. Biết tiên liệu thì cái vốn quí nhất là con người sao lại không biết đề ra phương án đào tạo, sử dụng cho có hiệu quả lại đi cấm sinh đẻ? Một chính phủ biết tiên liệu thì đem tất cả trẻ em lang thang cơ nhỡ về nuôi nấng dạy dỗ, đào tạo nghề nghiệp... để bù đấp những mất mát, thiệt thòi của chúng. Biến những mãnh đời bất hạnh thành sức mạnh của quốc gia là điều trong tầm tay. Chỉ có hạng lãnh đạo bất tài, thiếu đức chủ trương ngu dân mới bỏ mặc những sanh linh bé bỏng.
Ngày nào Hội Thánh ĐĐTKPĐ được quyền hành chánh trở lại chúng ta sẽ đón tất cả trẻ em cơ nhỡ trên thế gian nầy về nuôi dạy các em nên người hữu ích, vì chúng chính là con cái của Thầy. Học trò của Thầy mà bỏ mặc con cái Thầy khổ sở là bất nghĩa.
Giải quyết trong vòng 10 (mười) năm là đã ổn định. Tiếp theo 10 (mười) năm nữa là chẳng còn có trẻ bụi đời hay đi bán vé số dạo, mà toàn là công dân tràn đầy năng lượng... Làm như vậy mới đáng mặt là tôn giáo của Thượng Đế đến lập cho nhơn loại.

@@@



Email: thanh.minh96@yahoo.com
III/- CƠ CHẾ LẬP QUYỀN DÂN.
Các quốc gia ngày nay thường có lưỡng viện với những tên gọi khác nhau. Như vậy về danh từ cũng chỉ là tương đối, nên chúng tôi xin gọi quyền của dân chúng là Hạ Viện (Hội Nhơn Sanh).
1/- Hạ viện.
Quyền hạn của Hạ Viện cũng giống như quyền hạn của Hội Nhơn Sanh.
Tối thiểu phải có 06 quyền:
1.1/- Góp ý và đề xuất về quốc kế dân sinh. Kiểm tra ngân sách, thông qua ngân sách và góp ý phân bổ ngân sách hàng năm.
1.2/- Vận dụng mọi nguồn lực trong nước ngoài nước, các thành phần lương, giáo... để xây dựng xã hội về các mặt.
1.3/- Đề xuất các công việc cụ thể về các mặt giáo dục, y tế, giao thông, khoa học kỷ thuật... để chính quyền biết nguyện vọng của dân mà thực thi cho thuận chiều dân vọng.
1.4/- Tham gia vào việc sửa cải thêm bớt hay huỷ bỏ những luật lệ không còn phù hợp. Được quyền đệ trình luật mới cho đại hội xem xét và quyết định.
1.5/- Đủ quyền công nhận, kiểm soát, giám sát, thanh tra các nhân sự hay cơ quan chính phủ (không có vùng cấm). Công chức ngành hành pháp do trung ương quản lý muốn thăng chức thì chính phủ làm hồ sơ cho hạ viện có ý kiến chấp nhận hay bác bỏ.
Có một hệ thống thanh tra, kiểm soát độc lập với hệ thống của chính quyền. Các Bộ Trưởng và người đứng đầu ngành hành pháp phải có mặt theo yêu cầu của Hạ Viện để trả lời các chất vấn liền để nghị viên quyết định. Không được hẹn trả lời sau, trả lời riêng.
1.6/- Quyền đối ngoại.
Có đủ quyền thanh tra các hiệp định thương mại của chính phủ với nước ngoài. Đề xuất hay góp ý vào các chính sách đối ngoại.
Đặc biệt là quyền tuyên bố chiến tranh hay hòa bình với một hay nhiều nước.
2/- Cách chọn nghị viên Hạ viện.
Hội viên Hạ Viện gồm có: Quận Trưởng, Xã Trưởng, Trưởng Ấp hành chánh, Trưởng Ấp  an ninh và đại diện dân.
Quận là đơn vị tham gia hạ viện.
Quận trưởng là hội viên hạ viện.
Toàn bộ xã trưởng trong Quận cử một đại diện.
Toàn bộ Trưởng ấp Hành Chánh trong Quận cử một đại diện.
Toàn bộ Trưởng ấp An ninh trong Quận cử một đại diện.
Cứ 400 dân thì cử hai đại diện một Nam, một Nữ. 
Quận Trưởng là trưởng đoàn.
Nhân sự trong đoàn là nghị viên hạ viện.
Trước khi đi hội thì mỗi đơn vị đều có biên bản đúc kết những nguyện vọng của dân chúng trong địa phương và những điều cần đề xuất.
3/- Nơi Hội.
Hội theo luật định.
Điều quan trọng là nơi hội phải có khu vực dành cho những hội viên không đắc cử nghị viên Hạ viện đến dự thính hay quan sát. Song song đó phải có khu vực cho dân chúng muốn đến quan sát cũng đủ quyền vào và không ai có quyền cản trở. Tất nhiên việc quay phim, chụp ảnh...là tự do... vì đây là khu vực riêng.
Điều dự thính và quan sát nầy trọng hệ ở chổ triệt tiêu nghị gật và nghị nổ. Nó chính là nguồn lực quan trọng để không ai dám rún ép nghị viên và tự nghị viên cũng khép mình vào khuôn thước.
Sản phẩm lúc nào cũng có sự giám sát của dân chúng thì khó có hàng kém chất lượng còn như hàng nhái, hàng dỏm thì bị triệt tiêu hẳn.
Nghị trường càng sôi nổi, tranh luận càng quyết liệt thì cuộc sống người dân càng thanh bình, con thuyền xã hội tiến băng băng về bến bờ hạnh phúc mà không phải qua sóng to gió lớn.
***: Thời gian hội: Hội đến khi hết việc (không hạn chế thời gian).
@@@

IV/- HỆ THỐNG GIÁM SÁT & THANH TRA.
Nhiệm kỳ của các vị nghị viên là 03 năm.
Sau khi họp phiên đầu tiên của nhiệm kỳ thì các vị nghị viên Hạ Viện trực tiếp bầu ra Ủy Ban Thường Trực của Đại Hội Nhân Dân. (Gồm có Tổng Thư Ký và nhân sự các ban ngành... chú ý phân bổ đều theo vùng...)
Vị Tổng Thư Ký của Ủy Ban Thường Trực sẽ cầm quyền Tổng Thanh Tra trong cả nước. Các vị còn lại cũng sẽ được phân công làm việc ở Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương.
. Các vị nghị viên không đắc cử trong Ủy Ban Thường Trực về địa phương mình  là thành viên của Ban Thanh Tra tại các địa phương.
. Các vị hội viên không đắc cử nghị viên ở các quận là thành viên của Ủy Ban thường trực.
Như vậy bộ máy giám sát, thanh tra của hạ viện còn hùng hậu hơn cả số nghị viên tham dự đại hội. Lực lượng hùng hậu được bố trí từ các bộ ngành ở trung ương cho đến các đụa phương.... Các thành viên giám sát, thanh tra có mặt khắp nơi thì viên chức hành pháp, lập pháp, tư pháp nào cũng thấy mình bị giám sát họ có dám tham nhũng không? Có dám lạm quyền không?
Một quyết sách sáng suốt sẽ tạo ra thời kỳ THÁI trong xã hội.
Tổ chức hay cá nhân nào không chấp nhận những qui định trên khi kiến thiết hiến pháp sẽ bị tẩy chay.
@@@



Email: thanh.minh96@yahoo.com
V/- NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG CÒN DANG DỠ.
Những cuộc cách mạng ở Đông Âu và Bắc Phi đã xô ngã được chế độ độc tài nhưng chưa xây dựng được xã hội dân chủ, tự do (do hiến pháp chưa lập quyền dân...)  nên xương máu và tánh mạng người công nghĩa lại phải tổn hại. Gần với Việt Nam hơn là Thái Lan trong 81 năm đã có 18 cuộc đảo chánh.
Nguyên nhân gốc các sự kiện trên là gì? Đó là hiến pháp thiết kế theo cách bố trí thượng từng ban phát dân chủ, tự do cho dân. Ban tới đâu dân hưởng tới đó... Hiến pháp không thiết kế theo cách lập quyền dân.
1/-  Đông Âu.
Xin chọn Ukraine như một điển hình cho thời hậu cộng sản.
Năm 1922 Ukraine đồng sáng lập Liên bang Xô viết và trở thành một nước theo cộng sản nằm trong Liên Xô.
Năm 1991, Liên Xô sụp đổ và Ukraina trở thành một quốc gia độc lập. Từ đó đến nay, Ukraina đã tiến hành mở cửa và xây dựng nền kinh tế thị trường. Nhưng người dân không hài lòng với chính phủ nên đang biểu tình rất quyết liệt.
http://images.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=686055
Một người biểu tình đối mặt với lực lượng an ninh Bộ Nội Vụ. Ảnh Reuters
Ngày 21-01-2014 Thủ tướng Ukraine Mykola Azarov cảnh báo lực lượng an ninh nước này có thể sẽ dùng đến vũ lực để giải tán đám đông biểu tình sau hai ngày đụng độ khiến hàng trăm người bị thương.
Những người biểu tình đã xuống đường từ cuối tháng 11/2013 để bày tỏ thái độ giận dữ trước quyết định của chính phủ từ chối hiệp ước với Liên minh châu Âu nhằm chọn lấy quan hệ với Moscow.
Trong một thông cáo báo chí vào tối thứ Hai ngày 20/1, Tổng thống Yanukovych nói ‘giờ đây khi mà các hành động ôn hòa trở thành bạo loạn đông người đi kèm với đốt phá và bạo lực, tôi tin rằng điều này không chỉ là mối đe dọa đối với Kiev mà còn là toàn thể đất nước Ukraine’....
Bạo lực xảy ra sau nhiều tuần biểu tình ôn hòa phản đối quyết định của Chính phủ Ukraine quay lưng lại với một thỏa thuận liên hiệp với Liên minh châu Âu và tiếp đó là thêm các điều luật hạn chế biểu tình.
Chính phủ ra  "Những điều luật (mới của Ukraine) để hạn chế đáng kể những quyền tự do cơ bản của người dân Ukraine như quyền lập hội, quyền tự do báo chí và hạn chế nghiêm trọng hoạt động của các tổ chức dân sự xã hội. ". Chính quyền đã phản lại tiến trình dân chủ...
Rất nhiều người biểu tình đội mũ bảo hiểm đỏ, nhằm chống đối lại luật mới cấm đội mũ bảo hiểm và mặt nạ trong các cuộc biểu tình. (não trạng độc tài kiểu cộng sản mới ra lệnh cấm quái gỡ như vậy...).
Tóm lại sau khi xô ngã chế độ cộng sản. Hiến pháp mới không thể hiện được việc lập quyền dân và dân mạnh nên các thế lực chính trị mới có cơ hội tìm cách phản lại nguyện vọng quần chúng.
2/- Bắc Phi:
Ba năm về trước mùa xuân Tân Mão (2011) khi người Việt Nam còn đang vui xuân thì nhân dân Tunisia và Ai Cập đã đứng lên xô ngã 02 chế độ độc tài làm cho cả thế giới khâm phục (không ai đoán trước được).
Người thanh niên tên Mohamed Bouazizi 26 tuổi trong cơn phẩn nộ tột cùng đã chọn cách hiến dâng mạng sống của mình cho dân tộc đang bị áp bức. Anh đã  châm lửa biến mình thành ngọn đuốc sống bùng cháy trên đường phố Sidi Bouzid ở Tunisia. Ngọn lửa phẩn nộ đã thiêu trụi chính thể Ben Ali sau 23 năm cầm quyền.
Ngọn lửa cháy sang Ai Cập lật nhào Tổng thống Ai Cập Mubarak sau 30 năm tại vị.
Sự thành công của Tunisia và Ai Cập đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của nhân dân ở cả vùng Bắc Phi như Algéria, Sudan, Maroc và Lybia rồi lan đến các quốc gia khác như Yemen, Barhain,  Mauritania, Ảrập Xê-út, Oman, Syria, Iraq, Morocco và Iran. Sự kiện kinh thiên động địa như vậy đã làm rung chuyển thế giới Ả Rập. Cho nên nó tất nhiên phải lan tỏa đến các quốc gia khác có tham nhũng, bất công, nghèo đói và vi phạm nhân quyền trên cả thế giới.
Tại Ai Cập sau khi ông Mubarak bị lật đổ hiến pháp mới lại dẫn đến xáo trộn.. Tổng thống Morsi lại bị lật đổ và đầu năm 2014 lại có hiến pháp mới lần nữa và lại có biểu tình rất ác liệt...
Nguyên nhân nào dẫn đến kết quả như thế?
Đó chính là việc kiến thiết hiến pháp chưa thể hiện được việc lập quyền dân để làm cho dân mạnh (sau khi lật đổ chế độ độc tài).
@@@
3/- Thái Lan: Dân chủ nhờ ban phát.
Thái Lan là một vương quốc trong vùng Đông Nam Á. Khi triều đình nhà Nguyễn quyết liệt trừng phạt người theo Thiên Chúa giáo và bế môn tỏa cảng dẫn đến việc bị Pháp xâm lăng thì Thái Lan khôn khéo hơn.
000_Hkg9381913.jpg
Hàng ngàn bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên,...của toàn bộ bệnh viện tại thủ đô Bangkok Thái Lan biểu tình yêu cầu thủ tướng lâm thời Yingluck từ chức
Họ dùng chính sách ngoại giao uyển chuyển để các cường quốc kềm chế lẫn nhau... nên không bị mất chủ quyền. Ngày nay Thái Lan theo chế độ Quân chủ lập hiến.
Trước năm 1975 Thái Lan không hơn Việt Nam Cộng Hòa, nhưng sau 1975 do sự sai lầm của cộng sản dẫn đến việc phá hủy hạ tầng kinh tế miền Nam và đem quân vào Campuchia làm cho đất nước bị cấm vận và Thái Lan vượt lên rất xa.
Chính trường Thái Lan trong 81 năm nay ghi nhận 18 cuộc đảo chánh. Cuộc đảo chánh sau cùng là lật đổ thủ tướng Thaksin. Lý do bị lật đổ: tham nhũng.
Thủ Tướng Thaksin tham nhũng tài sản quốc gia nhưng khôn ngoan phân bổ ngân sách về các tỉnh nông nghiệp phía Nam làm cho đời sống họ khá lên. Người dân được lợi thì thích mà không hiểu rằng đáng lẽ họ còn phải được nhiều hơn như thế nếu thủ tướng Thaksin không tham nhũng để đem lại tài sản khổng lồ cho dòng họ Shinawatra của ông.
Thủ tướng Yingluck là em gái ông Thaksin. Bà muốn soạn luật ân xá cho tham nhũng trong đó người hưởng lợi nhiều nhất là người anh trai đang sống lưu vong. Luật ân xá tham nhũng không thành nhưng đã gây phẩn nộ trong xã hội. Người dân đã biểu tình phản đối rất quyết liệt, bà thủ tướng phải từ chức chuyển sang làm thủ tướng lâm thời.
Người biểu tình không chấp nhận họ yêu cầu bà phải từ chức thủ tướng lâm thời... cuộc biểu tình đã làm thiệt hại cho nền kinh tế Thái Lan và hao tốn ngân sách để bầu cử lại...
Tất cả những điều trên xãy ra trong chế độ dân chủ là do đâu?
Do nơi hiến pháp chưa thể hiện được cách lập quyền dân nên mới xãy ra chính sách DÂN TÚY của anh em bà thủ tướng.
Tự do, dân chủ như món quà trong tay chính quyền ban phát chứ chưa phải do tự tay người dân tạo lập mà có. Đúng là có việc lá phiếu người dân đã quyết định ai nắm quyền. Nhưng sau khi trao quyền cho người đó rồi thì dân mất quyền kiểm soát họ và họ nhãy múa trên đầu của dân. Họ bổ nhiệm ai để cai trị dân cũng do quyền họ, dân không có cơ chế giám sát, thanh tra riêng...
Qua 03 trường hợp trên chúng ta đã thấy tầm quan trọng của việc kiến thiết hiến pháp phải lập quyền dân để dân mạnh.
@@@
IV/- VIỆT NAM CẦN LÀM NGAY.
Con đường tranh đấu cho dân chủ, tự do, nhân quyền ở Việt Nam càng gay go thì người dân càng có nhiều sáng kiến thể hiện ý chí và sức mạnh. Người yêu nước đã mặc áo NO-U, thành lập đội bóng dá NO – U. Mặc áo kẻ chữ Hoàng Sa, Trường Sa. Áo của dân oan các nơi... công an và côn đồ có thể giật nón, băngron... nhưng không thể lột áo của dân...
Áp dụng sáng kiến trên chúng tôi đề nghị viết tiêu ngữ: LẬP QUYỀN DÂN (hình bán nguyệt bên trên) và DÂN MẠNH (thẳng hàng bên dưới) để bày tỏ nguyện vọng (trên áo và nón).
Chúng ta cũng có thể viết tiêu ngữ đó trên tranh, trên một số quà lưu niệm để biếu tặng hay bán cho những người ủng hộ. Số tiền lãi một phần để trả thù lao cho người lo việc kinh doanh nầy. Phần còn lại làm quỷ để góp phần chăm sóc tù nhân lương tâm, dân oan... Chúng ta mở những cuộc tọa đàm lập quyền dân, dân mạnh và bán sản phẩm để gây quỷ... Cách quản lý quỷ nầy ở Việt Nam nếu ông Nguyễn Tường Thụy nhận thì chúng ta sát nhập chung với Hội Bầu Bí Tương Thân....
Những người có học về quản lý kinh doanh chắc chắn còn nhiều cách hay hơn nữa để tổ chức và mở rộng chương trình nầy như lập ra chi nhánh đến các Thành Phố, Tỉnh, Huyện, Xã, Ấp. Từ đó TỰ LÀM cho phong trào đấu tranh cho dân chủ, tự do, nhân quyền ở Việt Nam thấm sâu vào lòng dân và mạnh mẽ lên...
Ở Việt Nam nếu tiêu ngữ đó viết trên nón chắc chắn là chính quyền sẽ cho côn đồ giật hết. Nhưng đồng bào ở nước ngoài hoàn toàn có thể làm được việc nầy cũng như áp dụng nhiều cách khác để gây quỷ... 
Tin trang web BBC ngày 20-01-2014. Ông Hồ Văn Kỳ Thoại là Cựu Phó Đề đốc quân lực Việt Nam Cộng Hòa, nguyên Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải. Ông là một trong các chỉ huy trận Hải chiến Hoàng Sa 40 năm trước nhận định: ...“Riêng về phần Việt Nam thì người Việt hiện tại hay mai sau nếu còn muốn có một quê hương và muốn giữ mảnh đất mồ mả ông cha mình thì nên sớm thức tỉnh và thấy rõ sự nguy hiểm tột cùng của sự lấn chiếm mỗi ngày một thêm của Trung Cộng.
“Cùng nhau có hành động thích ứng và khẩn cấp trước khi quá trễ.
Tôi cầu xin đồng đạo và đồng bào ở nước ngoài vì tương lai dân tộc, vì hiểm họa của tổ quốc... vì cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ trong nước đang dằn co quyết liệt nên rất cần thêm sức mạnh, cần thêm phương tiện đấu tranh trong ôn hòa hưởng ứng đề nghị nầy.
Tiêu ngữ LẬP QUYỀN DÂN – DÂN MẠNH cần được phổ biến rộng rãi đến mọi nơi để người dân hiểu biết và hưởng ứng.
Đây là tiêu ngữ rất hòa bình, phù hợp đạo đức xã hội, không vi phạm pháp luật. Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân mọi từng lớp (nhất là dân oan). Chính quyền không thích đi nữa cũng không có quyền cấm đoán.
Ngày 28-03-2013 giáo sư Nguyễn Huệ Chi viết trong thư trả lời cho ông Nguyễn Đắc Kiên có đoạn: “Một phong trào muốn tiến lên thì phải có những người có tầm nhìn, biết tạo sự đồng tâm, gây niềm tin cho quần chúng, chấp nhận mọi khác biệt và tìm được mẫu số chung giữa những khác biệt, chứ nếu khăng khăng đưa ra một tiêu chí cứng nhắc theo ý riêng nào đấy thì chưa họp đã tan ngay thôi”. 
Chúng tôi kính mong các nhà đấu tranh cho dân chủ, tự do, nhân quyền và tự do tôn giáo cân nhắc và vận dụng tiêu ngữ nầy. Nó có tác dụng tức thời và lâu dài:
./- Ngay trước mắt nó tạo ý thức và niềm tin cho người dân, khi dân ý thức thì sẽ có sự đồng tâm hiệp lực, chính nghĩa có thêm sức mạnh. Đó chính là những chiến binh xung trận xô ngã chế độ độc tài bằng phương pháp hòa bình phù hợp với xu thế chung.
./- Sau khi chế độ độc tài cộng sản bị sụp đổ thì những người có trách nhiệm sẽ kiến thiết hiến pháp theo nguyện vọng đó.
./- Trong thời đại internet thì tiêu ngữ trên cũng tác động đến cuộc đấu tranh của các dân tộc khác.
Năm 2011 ngọn đuốc sống của người thanh niên Tunisia đã làm bùng lên ngọn lửa cách mạng ở Bắc Phi và toàn thế giới... tiêu ngữ lập quyền dân, dân mạnh sẽ cung cấp thêm năng lượng cho cuộc cách mạng vì dân chủ, tự do, nhân quyền của nhân loại đi đến thành công.
Tóm lại: Cộng sản là ách nạn cuối cùng của dân tộc Việt Nam. Những người thương dân yêu nước nhìn vào Ukraine, Ai Cập, Thái Lan... để rút ra bài học cho Việt Nam: kiến thiết hiến pháp phải có phương án lập quyền dân để dân mạnh.

LỜI THỈNH CẦU ĐỒNG ĐẠO.
“Xin phổ biến công thức của đạo”
Kính quí đồng đạo.
Đức Chí Tôn dạy rằng: “Ngày nào còn tồn tại một lẽ bất công nơi mặt thế nầy thì Đạo Cao Đài chưa thành Đạo”.
Đức Hộ Pháp dạy: ...Đạo Cao Đài có mục phiêu chánh đáng là chúng ta phải làm cho kỳ được bác ái, công bằng, vị tha, ưu nhơn ái vật, cải thiện dân sinh, làm cho đại đồng thiên hạ. Ta đã hy sinh không biết bao nhiêu xương máu từ thử đến giờ cũng vì muốn đạt cho được cái mục phiêu ấy. Muốn cho Đạo Cao Đài có giá trị nơi mặt thế nầy mà đi chưa đến mục đích ấy tức công trình của ta cấy lúa trên đá...
... Mục phiêu chánh của Đạo Cao Đài là lo cho toàn thiên hạ đặng tự do hạnh phúc. Có lẽ vì lý do đó mà chúng ta phải hy sinh trọn kiếp sống đặng giải ách lệ thuộc cho các chủng tộc lạc hậu...
Dân tộc và tổ quốc đang chịu ách nạn độc tài và hiểm họa xâm lăng từ phương Bắc. Là người đạo chúng ta còn chịu thêm một nổi đau đớn nữa là cộng sản đã đóng cửa Tòa Thánh không cho Hội Thánh cầm quyền hành chánh tôn giáo. Con thuyền đạo không thể xông pha nơi  khổ hải để giúp đở người yếu thế, binh quyền cho kẻ mồ côi, độ rỗi nhơn sanh xây đời mới như Đức Chí Tôn dạy là một sự thật.
Tòa Thánh ngày nay đã bị cộng sản chiếm rồi giao cho chi phái Hội Đồng Chưởng Quản lập năm 1997 tại Nội Ô Tòa Thánh sử dụng để lừa dối nhơn sanh và công luận. Báo Xa Lộ Pháp Luật số 36 ra ngày 17/8/2013 trang 16 cột bốn dòng 26 viết: 
...Hiện nay, Cao Đài Tây Ninh được nhà nước công nhận là một trong chín chi phái Cao Đài hoạt động hợp pháp ở Việt Nam.
Đức Chí Tôn có tiên tri:  Thầy để một lời nầy cho các con yên dạ, dầu cho ai có quyền phép tiêu diệt Càn Khôn đi nữa cũng khó ngăn đặng Ðạo Thầy. Như ai buộc các con đóng cửa chùa thì cứ tuân mạng, đợi chừng nào các sắc con cái Thầy đến mở cửa sẽ hay.
Các sắc con cái Thầy ĐANG đến mở cửa bằng nhận định rằng Việt Nam không có tự do tôn giáo... Thiễn nghĩ người đạo phải tích cực trong việc mở cửa Tòa Thánh, phục hồi cơ đạo.
Thầy cũng có dạy: Việc đạo là công lý mà công lý đánh đổ cường quyền mới phải đạo.
Cộng sản Việt Nam đã dụng cường quyền để đóng cửa chùa, không cho Hội Thánh hành chánh vậy thì chúng ta phải hiệp lực với những người công nghĩa xô ngã nó đem lại công lý cho dân tộc, tổ quốc và phục hồi cơ đạo. Chúng ta cần góp phần làm cho vũ lực, bạo tàn phải tàn tạ, để cho nền VĂN MINH NHƠN ĐẠO được thực thi.
Xin quí đồng đạo tích cực phổ biến công thức: lập quyền dân, dân mạnh, đồng tâm hiệp lực xô ngã cường quyền xây dựng một xã hội mới hòa bình, dân chủ, tự do...
Nay kính.

THIÊN THỨ NĂM.
HÒA BÌNH, DÂN CHỦ & TỰ DO.

Như đã thưa trước rằng cuốn sách nầy chủ yếu là trình chánh về cuộc cách mạng nhơn nghĩa của Đạo Cao Đài.
Hiện tại chứa đầy quá khứ và cũng nặng gánh tương lai.
Chúng tôi xin trình bày 03 phần: Sấm ký và thực tế; Luật bù trừ của tạo hóa và Hòa Bình Chung Sống là tương lai nhân loại.
I/- SẤM KÝ VÀ THỰC TẾ.
Tiên tri cho biết việc THẦY TĂNG mở nước đã lưu truyền trong xã hội. Chúng tôi xin trình dẫn tiên tri của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và Trạng Bùng Phùng Khác Khoan có liên quan đến việc Đạo Cao Đài mở nước và nhiệm vụ của nước đó trong xã hội.
1/- Sấm Trạng Trình về Đạo lập nước và địa cầu 67.
Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm (14911585) được biết đến như một người thông minh xuất chúng, một ông quan thanh liêm, một vị lương sư, một bậc danh nhân văn hóa... nhưng với người bình dân ông được mến mộ qua tài bói toán và sấm ký bằng nhiều chuyện kể trong dân gian. Nó góp phần làm cho đời sống tinh thần dân tộc thêm phong phú và mạnh mẽ.
Đặc biệt hơn hết là trong ĐĐTKPĐ ông cùng với văn hào Victor Hugo và nhà cách mạng Tôn Trung Sơn được Đức Chí Tôn phong thánh. Bích họa Tam Thánh đại diện cho nhân loại ký hòa ước với Đức Chí Tôn được bố trí tại Tịnh Tâm Điện Tòa Thánh Tây Ninh.
Ông sinh năm 1491 vào đời vua Lê Thánh Tông (Hồng Đức thứ 22) tại làng Trung Am huyện Vĩnh Lại, Hải Dương. Nay là làng Trung Am xã Lý Học huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
Đến năm 45 tuổi, ông mới đi thi và đậu Trạng Nguyên (vua Mạc Đăng Doanh). Ông đắc phong Tả Thị Lang Đông Các Học Sĩ tước Trình Tuyền Hầu (Trạng Trình). Làm quan được bảy năm, ông dâng sớ hạch tội 18 lộng thần, vua không nghe nên ông xin từ quan (1542).
Ông về quê dựng am Bạch Vân và lấy hiệu Bạch Vân cư sĩ mở trường dạy học (cạnh sông Tuyết nên còn được gọi là Tuyết Giang Phu Tử), mở quán Trung Tân để cùng tao nhân mặc khách luận bàn đạo đức và thế sự... Ngoài thi văn ông còn để lại nhiều lời tiên tri hay sấm được gọi là Sấm Trạng Trình. Sấm Trạng Trình hầu như xuyên suốt trong xã hội từ bình dân cho đến trí thức. Cứ mỗi lần xã hội có biến động là người đời lại lục xem có trong Sấm Trạng Trình không hay sấm viết thế nào. Nó kích thích sự tò mò của nhiều thế hệ...   Người Trung Hoa khen Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là "An Nam lý số hữu Trình Tuyền".
Tương truyền, khi Nguyễn Hoàng sợ anh rể Trịnh Kiểm giết nên cho người đến cầu kế. Ông trả lời "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (Một dải Hoành Sơn có thể dung thân lâu dài). Nguyễn Hoàng nghe theo nên bảo toàn được tánh mạng và làm nên nghiệp lớn...
Lúc nhà Mạc suy vi sai người đến vấn kế, ông đáp: "Cao Bằng tuy thiển, khả diên số thể" (Cao Bằng tuy nhỏ, nhưng có thể giữ được). Nhà Mạc theo lời ông và giữ được đất Cao Bằng gần 80 năm nữa.
Trịnh Kiểm muốn soán ngôi nhà Lê sai người đến hỏi. Ông nói: "Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản". Trịnh Kiểm hiểu ý nên thờ nhà Lê nhưng nắm thực quyền điều hành chính sự...
Ngày nay trên hệ thống truyền thanh, truyền hình thỉnh thoảng chính phủ cho phát sóng bài liên quan đến Sấm Trạng Trình qua câu:
Hồ binh bát vạn nhập Tràng An.
Theo chính phủ Việt Nam câu trên ứng với việc bộ đội cụ Hồ chiếm thủ đô Hà Nội. Chúng tôi nhận thấy câu trên trong các bản đều có (đặc biệt là bản in năm 1930 là năm Đảng mới thành lập). Như vậy câu trên đúng là Sấm gốc (không phải do thêm vào) và nó đúng với sự thật. Ly kỳ như thế mới là đúng là Sấm Trạng Trình. Trong dân gian lưu truyền chuyện cụ bói về cây quạt...và nhiều lời sấm khác...
1.1/- Sấm Trạng Trình về Cao Đài lập quốc.
Ông Nguyễn Thiên Thụ sưu tập rất nhiều bản Sấm Trạng Trình và đăng trên trang web vietnamvanhien.net, sontrungthutrang,  và một số trang web khác cũng có đăng. Trong quá trình sưu tập, nghiên cứu, đối chiếu Ông Thụ nhận xét: Nhiều người sau này sửa sấm ký hoặc bóp méo văn nghĩa cho vừa khuôn khổ quyền lợi của phe nhóm họ.  Chúng tôi thấy ông nhận xét rất đúng. Điều đó chắc chắn có xẩy ra. Nhất là những nhà làm chính trị muốn lợi dụng sấm ký để lôi kéo quần chúng. Việc tạo ra sấm ký là có thật. Chứng cớ là sau ngày 30-4-1975 một số chi phái Cao Đài xác nhận rằng họ do chính quyền cộng sản dựng lên để hoạt động chính trị. Thí dụ như Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý 171b Cống Quỳnh Sài Gòn đã tự khai ra khi dâng công lên Đảng là một điển hình.
Do vậy mỗi khi muốn nhận xét tìm hiểu một câu hay đoạn nào đó chúng ta CẦN đối chiếu nhiều bản khác nhau để xác định xem câu sấm đó đáng tin không. Phải xác định được đó là Sấm gốc rồi mới bàn luận. Trong khi bàn luận nếu thấy không đáng tin, có dấu hiệu bị sửa hay thêm vào thì nêu ra cho công luận biết. Nếu không cẩn thận sẽ rơi vào cảnh xây nhà trên cái nền ảo. Như những người kết án Bà Thị Kính là tác giả cái thai trong bụng Thị Mầu, là cha của đứa bé...
Chúng tôi nghĩ rằng sấm Trạng Trình là có thực. Nhưng do nạn tam sao thất bổn và trường hợp cố ý thêm vào nên ngày nay khó xác định câu nào là của Trạng Trình (gốc), câu nào của người sau thêm vào. Trong hoàn cảnh phức tạp và dễ mắc lừa như thế thiết tưởng đối chiếu nhiều bản với nhau và đối chiếu với nội dung khác (đoạn khác) trong cùng một bản sẽ giúp chúng ta đến gần với câu gốc hơn.
@@@
Ngày 18-09-1926  Đức Chí Tôn dạy:
“Từ đây trong nước Nam duy có một Đạo chơn thật là Đạo Thầy đã đến lập cho các con, gọi là “QUỐC ĐẠO” hiểu à!
Ngày 19-11-1926 ĐĐTKPĐ tổ chức Lễ Khai Đạo tại chùa Gò Kén làng Long Thành Tỉnh Tây Ninh. Nam phần Việt Nam.
Năm 1930 chánh quyền thực dân Pháp (Thanh tra chánh trị sự vụ và hành chánh Nam Kỳ La Laurette, và Tham Biện Tỉnh Trưởng Tây Ninh Vilmont) nhận định:
Đạo Cao Đài lập một quốc gia trong một quốc gia.
Trong Sấm Trạng Trình có đề cập đến việc người đạo lập quốc  hay không? Chúng tôi xin trích văn  từ quyển Sấm Trạng Trình Toàn Tập của ông Nguyễn Thiên Thụ trên trang web vietnamvanhien.net:
Bài số X trang 53. Bản Hương Sơn. 1950
Nói đến độ Thầy Tăng mở nước
Đánh quỷ sứ xuôi ngược đi đâu
Bấy lâu những cậy phép mầu
Bây giờ phép ấy để đâu không hào ?
Câu 239- 242. Bản Trịnh Văn Thanh. 1966.
Nói đến độ thầy tăng mở nước 
Đám quỷ kia xuôi ngược đến đâu
Bấy lâu những cậy phép màu
Bây giờ phép ấy để lâu không hào
Trang 101. Bản Nguyễn Văn Sâm
Nói đến độ Thầy Tăng mở nước 
Đánh quỷ sứ xuôi ngược đi đâu
Bấy lâu những cậy phép mầu
Bây giờ phép ấy để đâu không hào ?/
@@@
Những bản khác cũng có nội dung tương tự, nó rõ với người trong cuộc nhưng cần trình bày chi tiết hơn nên chúng tôi không chọn. Như vậy câu: Nói đến độ Thầy Tăng mở nước  đã có thể tin là câu gốc trong Sấm Trạng Trình (còn câu nhì là đánh hay đám chúng tôi không bàn đến trong đề tài nầy mà sẽ phân tích trong đề tài khác).
Hồi tôi học Trung Học Đệ Nhất Cấp khi giảng về cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm Thầy cầm đồng tiền kim loại thời Ngô Đình  Diệm có in bụi trúc và nói Sấm Trạng Trình:
Chừng nào trúc mọc trên chì,
Voi đi trên giấy thầy Tăng mới về.
Thầy giải thích Thầy Tăng là thằng Tây là Pháp đó mấy em.
Năm 2013 khi phát hiện câu Nói đến độ Thầy Tăng mở nước  tôi đem bàn luận với mấy anh em bạn đạo, các anh cũng nói Thầy Tăng là Thằng Tây (Pháp). Điều thú vị là Tôi và anh bạn hồi học Trung học ở xa nhau hơn 200km, có anh còn học tận ngoài Bắc (con cán bộ tập kết) cũng hiểu Thầy Tăng là Pháp... Chứng tỏ Sấm Trạng Trình rất phổ biến và cách hiểu chữ Thầy Tăng giống nhau không phải là ngẫu nhiên mà do giáo dục tạo ra và có thể chưa có một cách hiểu nào khác...
Chúng tôi bàn luận và xin trình bày ý nghĩa chữ Thầy Tăng khác với cách nói lái. Chúng tôi không định thuyết phục những vị đã hiểu chữ Thầy Tăng như Thầy Tôi đã giảng (và xưa tôi cũng hiểu vậy), mà chỉ muốn hiệp tác với những người quan tâm để tiến đến một sự thật khác hơn mà thôi. Đến đây tôi nhớ đến người viết Blog cung cấp một góc nhìn khác và Blog viết về văn chương, thế sự và tâm linh.
Bloger Trương Duy Nhất: cung cấp một cái nhìn khác và Blog Phạm Viết Đào: văn chương, thế sự và tâm linh  cả hai vị anh hùng hiện đang bị bắt giam.... giờ nầy trong nhà giam các anh chắc bị lạnh lắm. Tôi ở miền Nam mà còn phải mặc áo ấm... các anh ở trại tù miền Bắc còn rét đến cỡ nào. Mỗi khi nghĩ tới các anh, tới những tù nhân lương tâm khác... nhớ tới cái lạnh của Thầy Thích Thiện Minh, của Cha Đinh Hữu Lễ, cái lạnh của những người thân bị đày đọa ở miền Bắc sau ngày 30-4-1975 kể lại... lòng tôi chua xót ngẫn ngơ...tê dại. Đảng cộng sản thật là tài tình và sáng tạo trong cách thức đày đọa đồng bào...
Vì lòng thương dân, yêu nước các vị chấp nhận tù tội... Tôi tin rằng một ngày gần đây dân tộc ta sẽ biến tất cả những nhà tù thành trường học, nhà dưỡng lão ấu, thành nơi cầu nguyện cho mọi người...ngày đó phải tới. Đó là ngày dân ta mạnh lên và tự lập quyền dân để xây dựng xã hội hòa bình, dân chủ, tự do... Thượng Đế đã hứa, đã dạy nên chúng tôi tin rằng việc đó sẽ đến. Cộng sản bắt người công nghĩa vào nhà tù là để người công nghĩa đóng cửa nhà tù vĩnh viễn.
Chúng tôi hiểu chữ Thầy Tăng theo hai cách.
a/- Tách riêng chữ Thầy và Tăng.
Thầy: là Đức Chí Tôn (Ngài xưng Thầy gọi môn đệ là các con).
Tăng là môn đệ (là người, là nhơn loại).
Vậy Thầy Tăng có nghĩa là Thầy dạy môn đệ (hay nhơn loại) mở ra nước mới tại địa cầu chúng ta đang sống. Địa cầu đó tên là địa cầu 67.
b/- Chữ Thầy Tăng ghép chung.
Thầy Tăng là người tu trong các tôn giáo (Thầy Tu là Tăng...).
Nhưng trong câu nầy còn có một điều kiện kèm theo đó là những người tu mở nước. Nghĩa là chữ Thầy Tăng được dùng chỉ một tập hợp nhỏ (Thầy Tăng mở nước) trong tập hợp lớn (Thầy Tăng nói chung).
Hiểu sát nghĩa theo câu sấm thì cần 02 yếu tố chính: người tu và có mở nước. Đủ 02 yếu tố đó mới phù hợp với sấm.
Người tu theo Đạo Cao Đài đã lập QUỐC ĐẠO (Đạo có tổ chức chặc chẽ, rõ ràng như một quốc gia). Cho nên chính quyền Pháp đã nhận xét: Đạo Cao Đài lập một quốc gia trong một quốc gia.
Như vậy Sấm Ký, lời Đức Chí Tôn dạy, việc làm của người đạo Cao Đài và sự nhận xét của chánh quyền Pháp đã hội tụ nhau.  
Chính phủ Pháp nhận xét Đạo Cao Đài lập một quốc gia trong một quốc gia là để diệt đạo. Họ hoàn toàn không ngờ nhận xét của họ lại làm sáng tỏ mối đạo của Thượng Đế đích thân làm chủ trước nhơn loại. Đạo của Thầy đầy đủ năng lượng để chuyển họa vi phước rất rõ ràng. Từ cái họa của thực dân gán cho ngày nay nó thành phương tiện để nhân loại hiểu được giá trị của Đạo là xây dựng một thế giới mới trong bác ái công bằng. Bốn yếu tố: Sấm ký, lời Thầy dạy, môn đệ thực hành và nhận xét của chính quyền đương thời hội tụ để chuyển họa vi phước. Đạo pháp hiện hữu rõ ràng ngay trước mắt nhơn loại.
Nó cũng giống như Đức Chúa Jesus bị đóng đinh đầu quay lên. Đến Thánh Piere bị đóng đinh thì đầu quay xuống. (Mấy tên lính bày trò ác độc để đầu của Ngài quay xuống. Kẻ hành hình kia muốn làm tội nhơn đau đớn hơn chúng mới thích. Đâu dè như thế mới đủ 02 chiều âm dương nên đạo Chúa (Công Giáo) phát triễn mạnh mẽ.
Nhận xét của Pháp là để diệt Đạo không ngờ ngày nay nó trở lại vinh danh đạo trước nhân loại.
Tóm lại chữ Thầy Tăng dù tách ra làm hai hay là nhập lại làm một chúng ta VẪN đủ điều kiện để xác định rằng Sấm Trạng Trình tiên tri về việc ĐĐTKPĐ hay Đạo Cao Đài lập ra một tân thế giới.
Tân thế giới đó tên gì? Ở đâu? Thành lập năm nào? Chúng tôi xin trình bày phần tiếp đây: Tân thế giới đó có tên là địa cầu 67, tại Tòa Thánh Tây Ninh khởi từ năm 1925 như trong Sấm Ký đề cập đến.
1.2/- Sấm ký Trạng Trình về địa cầu 67.
Ghi nhận về chữ lục thất gian cho thấy hầu như trong từng bản sấm ký của Trạng Trình đều có và được lập lại nhiều lần về lục thất gian. Điều thú vị nữa là chữ lục thất gian trong Sấm Ký của Trạng Bùng (Phùng Khắc Khoan) cũng có đề cập đến rất nhiều lần.
Xin trích văn từ Sấm Trạng Trình như sau:
1.2.1/- Bản cụ Nghè Bân. (có lâu đời, đưa lên net năm 2011).
Câu 03 & 04
Quyển vàng mở thấy sấm trời
Từ Ðinh đổi dời chí lục thất gian.
Câu 60 đến 64:
Ngu dân đâu biết chân tình đế vương.
Thế gian ai chẳng biết tường,
Thánh thời ở tại khảm phương tuần này.
Ấy là lục thất gian nay,
Tuần hoàn đã định đến ngày hưng vương. 
Câu 115- 118.
 Cõi tiên thế giới đất ta,
Mông lung bốn bể ắt là giao lân.
Trời xui thiên tử vạn dân,
Rắp hết xa gần triều lục thất gian. 
Câu 221-224.
Đời ấy những Phật cùng tiên,
Sinh những người hiền trợ giúp trị dân.
Lục thất dư ngũ vạn xuân,
Bây giờ trời lại xoay vần chốn nao. 
Đây là bản chữ lục thất gian xuất hiện sớm nhất, ngay từ câu thứ tư và được lập lại nhiều lần (theo chúng tôi ghi nhận có 04 lần).
1.2.2/- Bản Sở Cuồng 1930.
Câu 117-118
Chữ rằng lục thất nguyệt gian
Ai mà nghĩ được mới gan anh tài
Câu 337-338.
Ý ra lục thất gian nay,
Thời vận đã định thời nầy hưng vương.
1.2.3/- Bản Hương Sơn. 1950.
XI (trang 54)
Thơ rằng:
1- Di lặc giáng sinh
2- Sa phù dĩ chỉ
3- Lục thất dĩ thành
4- Kiến long sào kinh
5- Nhật xuất điện thượng (tr.54)
6- Thiên hạ thái bình
XIII (Trang 55).
Chữ rằng lục thất nguyệt gian
Ai mà nghĩ được mới gan anh tài
XVII (trang 59).
Sông Bảo Giang thiên định ai hay
Lục thất cho biết ngày rày.
1.2.4/- Bản Anh Phương. 1960.
Câu 69-70:
Chữ rằng lục thất nguyệt gian
Ai mà nghĩ được mới gan anh tài
Câu 205-206:
Kể từ đời Lạc Long Quân
Đắp đổi xoay vần đến lục thất gian 
1.2.5/- Bản Trịnh Văn Thanh. 1966.
Câu 83-84.
Chữ rằng lục, thất nguyệt gian
Ai mà giữ được mới nên anh tài.
Câu 219- 220:
Kể từ đời Lạc Long Quân
Đắp đổi xoay vần đến lục thất gian
1.2.6/- Bản Nguyễn Văn Sâm.
Bài số X trang 99.
1/- Di lặc giáng sinh
2/- Sa phù dĩ chỉ
3/- Lục thất dĩ thành
4/- Kiến long sào kinh
5/- Nhật xuất điện thượng (tr.54)
6/- Thiên hạ thái bình
Trang 102.
Kể từ đời Lạc Long Quân
Đắp đổi xoay vần đến lục thất gian 
@@@
Qua các trích đoạn trên thì đã đủ để xác định chữ lục thất gian là câu sấm gốc. Hơn nữa Sấm của Trạng Bùng cũng có lục thất gian.
Thiễn nghĩ muốn giải lời sấm về (lục thất gian) có thể chấp nhận được phải đáp ứng 03 việc:
v.1/- Lục thất gian là gì?
v.2/- Đặc tính nó thế nào?
v.3/- Lời giải có phù hợp với thực tế không? (nếu nó là quá khứ). Còn như là hiện tại và tương lai thì căn cứ vào đâu?
a/- Tiền nhân giải thích.
a.1./- Nguyên bản lục thất (lục thất nguyệt gian, lục thất niên gian) có lẽ cổ nhân dùng để chỉ lục thất nhà Nguyễn vì trong chữ lục có chữ Nguyễn ). 
a.2./- Lục thất 六七 ám chỉ họ Nguyễn vì Lục Thất có đồng âm . Lục là họ Nguyễn vì trong chữ lục có chữ Nguyễn. Thất là nhà. Lục thất là nhà Nguyễn. Họ Nguyễn làm vua thì giòng Nguyễn Gia Miêu là ở Thanh Hóa. họ Nguyễn (hay Hồ) nhà Tây Sơn ở Bình Định, chưa có vua nào ở Sơn Tây.
@@@
Theo  02 cách giải thích trên đây chữ lục thất gian đều chỉ nhà Nguyễn. Giải thích theo cách chiết tự hay đồng âm là cách rất phổ biến và hữu hiệu khi trả lời cho câu đố chữ nho. Thế nhưng Sấm ký thì kỳ bí (cao cấp) hơn câu đố, nên cách chiết tự lắm khi không thỏa đáng. Câu đố có thể hiểu như phép cộng, phép trừ hay phương trình bậc nhất (bài toán đơn giản). Còn sấm ký nó như phép nhân, chia, lũy thừa, rút căn hay phương trình bậc hai, bậc ba...(bài toán phức tạp cần có sự phối hợp...).
Áp dụng khung tiêu chuẩn để xét:
Xét v.1/- Lục thất gian là gì? Đáp án là triều đình nhà Nguyễn. 
Xét v.2/- Đặc tính nó thế nào?
Theo nghĩa chữ lục thất gian trong lời sấm thì lục thất gian có 03 đặc điểm lớn: Một: Trường cửu. Hai: Thay đổi cả thế giới tốt hơn. Ba: Tạo ra những người hiền. Sấm viết:
Trời xui thiên tử vạn dân,
Rắp hết xa gần triều lục thất gian.
Hay:
Bao nhiêu ngụy đảng loài gian lại hiền.
Đời ấy những Phật cùng tiên, 
Sinh những người hiền trợ giúp trị dân.
Đây là điều mà triều đình nhà Nguyễn hoàn toàn không thể đáp ứng được.
Xét v.3/- Nhà Nguyễn đã là quá khứ. Nghĩa là cái đáp số (kết cuộc) của nhà Nguyễn đã có và đem nó so với lời sấm không phù hợp nhau.
Kết luận: Nếu hiểu chữ lục thất gian theo 02 nghĩa trên thì chưa phù hợp với nội dung lời sấm và thực tế diễn ra.
b/- Hậu học tham gia.
Chúng tôi không chọn cách chiết tự hay đồng âm mà trình bày chữ lục thất gian theo nghĩa đen và thực tế từ giáo lý, thể pháp ĐĐTKPĐ.
Chữ lục nghĩa là 6. Chữ thất là 7. Ghép 02 chữ nầy lại ta được số 67. Tại sao phải ghép?
Thứ nhất vì văn vần bị giới hạn số chữ và vần điệu nên nhiều lúc không thể chi tiết như văn xuôi.
Thứ hai do đặc tính của sấm ký, bởi vì nói thẳng băng ra thì không phải là sấm ký. Thí dụ như câu: Chừng nào hai bảy mười ba, Lửa đâu mà đốt tám gà trên mây. Khi xãy ra việc Toàn quyền Đông Dương Pasquier bị tai nạn máy bay người ta lục sấm ra để giải thích...mới là sấm.

Toàn quyền Pasquier tử nạn trong chuyến bay từ Việt Nam về Pháp bị rớt ở Corbigny, Nièvre(Pháp) ngày 15-01-1934. Tương truyền Sấm ký  của Trang Trình đã đoán trước với hai câu lục bát:
Giữa năm hai bảy mười ba
Lửa đâu mà đốt tám gà trên mây
Ngày 15-01-1934 (01-12-Quí Dậu). Năm đó nhuận vào tháng 07 âm lịch nên có 13 tháng. Pasquier được phiên âm là "Bát Kêtức là "tám gà". Hồi tôi học Đệ Ngũ Thầy dạy Việt Văn giảng rằng Pasquier đem tài liệu liên quan đến Đạo Cao Đài về Pháp để xin mẫu quốc diệt đạo nên bị quả báo...
Chữ gian là không gian, thời gian và nhân gian.
Ba chữ đó ghép lại là chỉ một vùng đất, một không gian, một thời đại có con người sinh sống. Tạm gọi đó là địa cầu 67.
Xét v.1/- Lục thất gian là gì?
Đáp án: Lục thất gian là địa cầu số 67.
Địa cầu 67 chính là quốc gia mà Đạo Cao Đài dùng nhơn nghĩa tạo ra như đã trình chánh và chính phủ đương quyền thời Pháp đã kết luận.
Chúng tôi xin trưng ra những bằng cớ từ giáo lý và kiến trúc.
(Xin lưu ý rằng chúng tôi chỉ muốn chứng minh danh từ địa cầu 67 chính là tôn giáo Cao Đài để làm rõ chữ lục thất gian mà không đi sâu vào giáo lý. Quí vị quan tâm có thể vào trang web tusachdaidao xem quyển ĐỊA CẦU 67 QUA THỂ PHÁP thì tường tận hơn).
./- Từ Pháp Chánh Truyền:
Nó đặng phép thông công cùng Tam Thập Lục Thiên, Tam Thiên Thế Giái, Lục Thập Thất Địa Cầu và Thập Điện Diêm Cung, đặng cầu rỗi cho các con.
./- Từ Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
. Thầy dạy: Nhơn phẩm nơi thế gian nầy lại còn chia ra phẩm giá mỗi hạng. Ðứng bực Ðế Vương nơi trái địa cầu nầy chưa đặng vào bực chót của địa cầu 67. Trong địa cầu 67, nhơn loại cũng phân ra đẵng cấp dường ấy.
./- Từ kiến trúc: Cửa Hòa Viện.
Đây là cửa đi vào Tòa Thánh gần nhất.
Cửa Hòa Viện:Đông 06 bông sen, Tây 07 bông sen. Tượng trưng cho địa cầu 67. (ĐĐTKPĐ).
Đi vào Tòa Thánh bằng cửa Hòa viện là đi theo hướng Bắc - Nam.  Khi vừa tới cửa tam quan có bố trí 06 bông sen ở hướng Đông (bên tay trái) và 07 bông sen ở hướng Tây (bên tay phải). Mặt trời mọc phương Đông và lặn ở phương Tây nên ghép lại ta được số 67.
Vừa bước vào cửa Hòa Viện bên tay phải có trống báo giờ. Bên trái có căn nhà tương tự. Bên trên nóc 02 căn nhà có bố trí 02 đồng hồ bằng xi măng tượng trưng cho thời gian.
Về hình thể cửa bố trí theo một đoạn cung trên một vòng tròn thể hiện cho khung trời của địa cầu 67.
Ảnh vòng cung cửa Hòa Viện bên trái và bên phải:
Cửa Hòa Viện Hướng Đông có 06 bông sen
Cửa Hòa Viện hướng Tây có 07 bông sen.
Khi đã vào cổng là bước vào Nội Ô Tòa Thánh là đã bước vào kinh đô địa cầu 67 (về cảnh giới). Đó là Tân Thế Giới lập từ năm 1925.
Xét v.2/- Đặc tính nó thế nào?
./- Lấy đạo đức để lập quốc nên thực hiện cuộc cách mạng nhơn nghĩa lập ra quốc gia Cao Đài trong một quốc gia như đã trình chánh.
./- Thực thi Bảo Sanh – Nhơn Nghĩa – Đại Đồng. Thiên Thượng, Thiên Hạ. Bác Ái – Công Bằng.
./- Thực thi lập quyền dân để dân mạnh và tự quyết lấy số phận mình. Đó là cách mạng theo đường lối ôn hòa: đại hùng, đại lực, đại từ bi.
. Với xã hội thực thi:
Cao Thượng Chí Tôn Đại Đạo Hòa Bình Dân Chủ Mục.
Đài Tiền Sùng Bái Tam Kỳ Cộng Hưởng Tự Do Quyền.
. Với tôn giáo thực thi:
Hiệp Nhập Cao Đài Bá Tánh Thập Phương Qui Chánh Quả.
Thiên Khai Huỳnh Đạo Ngũ Chi Tam Giáo Hội Long Hoa.
. Truyền hiền không truyền tử.
Nhân sự là yếu tố quyết định cho sự thành bại của mọi đường lối chính sách. Cũng như một kịch bản hay mà đào kép quá kém thì cũng chẳng thể thu hút được khán giả.
Một trong những đặc điểm quan trọng của địa cầu 67 là truyền hiền không truyền tử. Việc truyền hiền nầy diễn ra công khai (trong Đại Hội Nhơn Sanh) nên không ai có thể bưng bít được người hiền và nâng đở người yếu kém. Như vậy mới có những người hiền tài ra giúp đạo, trợ đời và phù hợp với lời sấm:  Sinh những người hiền trợ giúp trị dân. 
. Luật thương yêu, quyền công chánh.
Đã là tổ chức thì phải có pháp luật để thưởng và phạt. Thưởng phạt của tôn giáo theo nguyên tắc tiên giáo hậu trị. Khi trị thì phải áp dụng luật pháp. Mà pháp luật của Đạo. Pháp là công bình, luật là thương yêu và quyền là công chánh. Từ người Đạo Hữu cho đến bậc Giáo Tông cũng chung một khuôn luật đó.
Nhiệm vụ của đạo là giáo dân vi thiện và Tạo Đời cải dữ ra hiền (Kinh Đại Tường câu 11). Câu kinh nầy đáp ứng cho câu sấm: Bao nhiêu ngụy đảng loài gian lại hiền.
Theo Thượng Đế dạy thì địa cầu 67 sẽ kéo dài trong thất ức niên.
Với những đặc tính trên thì địa cầu 67 đáp ứng được nội dung sấm ký ở mục v.2. (trường cửu)
Xét v.3/- Lời giải có phù hợp với thực tế không?
. Năm 1925 khai sáng.
. Ngày 19-11-1926 công khai trước nhân loại và bắt đầu thực hiện cuộc cách mạng nhơn nghĩa qua 05 chương trình và 03 phương án.
. Năm 1941 giá trị cuộc cách mạng nhơn nghĩa đã được chứng minh lần nhứt (nhơn sanh đòi Pháp phải trả tự do cho Đức Hộ Pháp).
. Năm 1956 từ chiến dịch khủng bố của chính phủ Ngô Đình Diệm Đức Hộ Pháp đã lưu vong sang Campuchia. Ngày 26-03-1956 công bố chính sách Hòa Bình Chung Sống gởi tới cụ Hồ, cụ Ngô, các cường quốc liên đới và Liên Hiệp Quốc.
. Trương cờ Hòa Bình Chung Sống tại cầu Hiền Lương trên sông Bến Hải năm 1956.
. Năm 1957 công bố chánh sách Hòa Bình Chung Sống trước sứ thần các nước và toàn đạo tại Tòa Thánh.
. Năm 1978 chánh phủ cộng sản ban hành Bản Án Cao Đài
. Năm 1979 chánh phủ buộc Hội Thánh Cao Đài ký Đạo Lịnh 01 xóa bỏ hành chánh 05 cấp tái lập hành chánh 02 cấp. Sau đó tráo bài nên cấm không cho ĐĐTKPĐ sinh hoạt tôn giáo.
. Năm 2006 Bản Án lên án Đức Hộ Pháp còn đó mà chính phủ phải lo rước liên đài Đức Hộ Pháp ở Campuchia về Tòa Thánh (Việt Nam).
. Hội Thánh Anh bị cốt thì Hội Thánh Em nẫy nỡ khắp thế giới đúng như tiên liệu của Đức Hộ Pháp thì làm sao cộng sản diệt nổi. Đây là sự biến hóa mà người cộng sản không lường hết được. Hội Thánh Em vẫn đủ quyền gìn giữ và phát triển đạo khi Hội Thánh Anh bị cốt.
. Đức Chí Tôn có tiên tri: Thầy để một lời nầy cho các con yên dạ, dầu cho ai có quyền phép tiêu diệt Càn Khôn đi nữa cũng khó ngăn đặng Ðạo Thầy. Như ai buộc các con đóng cửa chùa thì cứ tuân mạng, đợi chừng nào các sắc con cái Thầy đến mở cửa sẽ hay.
Cộng sản không cho Hội Thánh hành đạo là đã đóng cửa chùa... nhân loại đang lên án cộng sản không có nhân quyền và tự do tôn giáo... Vậy cộng sản còn đóng cửa chùa được bao lâu nữa??? Câu:
Kể từ đời Lạc Long Quân,
Đắp đổi xoay vần đến lục thất gian.
Cho thấy lục thất gian là một bước chuyển rất quan trọng.
Như vậy xét v.3 thì địa cầu 67 đã đáp ứng được.
Kết luận: địa cầu 67 đáp ứng được 03 chuẩn: v.1; v.2; v.3 đã đề ra.
Vậy lời sấm lục thất gian chính là tiên tri về địa cầu 67 của Thầy dạy người đạo lập ra.
@@@


Email: thanh.minh96@yahoo.com
2/- Sấm Ký Trạng Bùng về địa cầu 67.
Cụ Phùng Khắc Khoan được gọi Trạng Bùng cũng có Bản sấm ký ông Trương Quang Gia phiên âm, ông Nguyễn Thiên Thụ chú giải. Đăng trên trang web vietnamvanhien.net (chung một quyển).
a/- Tiểu Sử Trạng Bùng.
Cụ Phùng Khắc Khoan (1528-1613) sinh tại Phùng thôn (làng Bùng), xã Phùng Xá - huyện Thạch Thất - tỉnh Hà Tây. Thân phụ ông làm quan thời Lê Sơ, và tinh thông thuật phong thủy. Ông học với cha đến năm 16 tuổi sang Hải Dương theo học với cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Năm 1552, ông đi thi đỗ Tam Trường (nhà Mạc). Năm 25 tuổi (1553), ông vào Thanh Hoá, giúp nhà Lê trung hưng. Năm 1557, ông thi Hương ở triều Lê và đỗ đầu. Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều Lê -Trịnh.
Năm 1597, ông được cử làm chánh sứ dẫn đầu một sứ bộ sang triều Minh. Vua nhà Minh đặc cách phong làm Trạng nguyên. Sau đó, ông xin về trí sĩ tại quê nhà. Ông mất năm 1613, thọ 86 tuổi. Ngoài sự nghiệp văn chương ông còn để lại bản sấm ký.
b/- Sấm ký.
Không nổi tiếng như Sấm Trạng Trình nhưng Sấm Trạng Bùng với 887 câu vẫn lưu hành trong đời sống Việt Thường.
Xin liệt kê một số câu viết về lục thất gian như sau:
Câu 47-48:
Lục thất nguyệt gian
Thiên hạ thái bình.
Câu 186- 187:
Chữ thiên cơ Trời tỏ định.
Đến câu lục thất thị thái bình.
Câu 301-302:
Sấm (chữ) rằng lục thất nguyệt gian.
Ai mà nghĩ được mới gan thánh (anh) tài.
Câu 657:
Thế thường lục thất nguyệt niên gia.
Câu 684:
Niên gian lục thất tuần.
Như vậy lục thất gian rất đặc biệt. Theo nội dung sấm ký thì nó mở ra một trang sử mới cho dân tộc và có khả năng đem lại thái bình cho cả hoàn vũ... nên cả hai quyển Sấm Ký đều có đề cập đến. Địa cầu 67 của ĐĐTKPĐ mới đáp ứng được (lục thất gian) của cả 02 bản sấm.
3/- MỞ RỘNG:
a/- Ông Nguyễn Thiên Thụ viết trong Sấm Trạng Trình Toàn Tập -   www.vietnamvanhien.net trang 142:....Theo cách tính của Phùng Khắc Khoan, năm Canh Tí (1540) là khởi đầu trung nguyên.
Ngoài Tam nguyên còn có Tam Kỳ. Nhiều số gia, đạo gia, trong đó có Cao Đài Giáo cho rằng từ trước đến nay có ba thời kỳ, là nhất kỳ, nhị kỳ và tam kỳ (Tam kỳ phổ độ). Nay nhân loại đang ở tam kỳ là thời kỳ cuối cùng.
Nhứt Kỳ Phổ Độ:
Là thời kỳ hình thành nên các tôn giáo trên thế giới. Thượng đế đã hình thành các tôn giáo khác nhau để phù hợp với đặc điểm đó và đã mặc khải cho các đệ tử đầu tiên thay mặt Thượng đế để truyền đạo. Các đệ tử đó là: Nhiên Đăng Cổ Phật mở Phật giáo ở Ấn Độ. Thái Thượng Đạo Tổ mở Tiên giáo ở Trung Hoa. Phục Hy khởi đầu Nho giáo ở Trung Hoa; Thánh Moise mở Do Thái giáo ở nước Do Thái.
Nhị Kỳ Phổ Độ :
Cao Đài giáo cho rằng sau một thời gian, các giáo lý được Thượng đế truyền dạy đã bị các tín đồ diễn giải sai lạc. Vì vậy, Thượng đế một lần nữa đã truyền dạy cho các đệ tử của mình ở các nơi trên thế giới, thực hiện hiện vụ chấn hưng nền đạo: Các đệ tử đó là: Phật Thích Ca, Thái Thượng Lão Quân ,Khổng Tử , Chúa Jesus Christ .. .
Tam kỳ Phổ độ:
Với sự phát triển, xu hướng tất cả các tôn giáo đều hợp thành một tôn giáo duy nhất dưới quyền cai quản Thượng đế, được Thượng đế điều hành, truyền giảng trực tiếp cho các tín đồ thông qua hình thức cơ bút. Đó chính là đạo Cao Đài. (hết trích).
@@@
Chúng tôi xin góp phần để mở rộng chữ lục thất gian theo nghĩa cách tính thời gian theo ĐĐTKPĐ.
b/- Niên lịch theo Cao Đài Giáo:
Lục thất gian còn có nghĩa là cách tính thời gian theo địa cầu 67.
Tính thời gian theo địa cầu 67 có gì đặc biệt?
b.1/- Dương Lịch hiện nay:
Quan niệm thời gian theo đường thẳng nên cứ tính tới.
Dương lịch đang định một thế kỷ là 100 năm. Nhưng căn cứ vào đâu mà cho con số 100 năm? Đó chỉ là MỘT QUI ƯỚC. Trên thực tế qui ước trên ngày nay không còn phù hợp nên Liên Hiệp Quốc đang có dự tính làm lại lịch cho phù hợp.
b.2/- Âm Lịch hiện nay:
Quan niệm thời gian theo chu kỳ nên lập đi lập lại theo hoa giáp. Một hoa giáp là 60 năm thì bắt đầu một chu kỳ mới.
b.3/ Cách tính thế kỷ theo Cao Đài Giáo.
Một thế kỷ là 120 năm.
Cơ sở nào để định vị là 120 năm?
120 là bội số chung nhỏ nhất của Thập Thiên Can và Thập Nhị Địa Chi (10x12= 120). Cách nầy dung hòa được hai quan điểm về thời gian của Âm lịch và Dương lịch (Đông và Tây).
Công thức tính, đường kinh tuyến gốc, đường vĩ tuyến để định vị thế kỷ 120 đã có bố trí tại Tòa Thánh Tây Ninh.
Quí vị quan tâm có thể tham khảo cách tính thời gian của ĐĐTKPĐ trong quyển Huệ Kiếm Gươm Thần Trong Nhân Thế tại trang web caodaivn.com và sắp tới là trang web tusachdaidao.

II/- LUẬT BÙ TRỪ CỦA TẠO HÓA.
Ngày 08-12-1926 Thượng Đế dạy rằng: ...Đạo Trời mở cho một nước tất là ách nạn của nước ấy hầu mãn.
Ách nạn của dân tộc Việt Nam lúc đó là chịu 80 năm chịu ách đô hộ của thực dân Pháp. Sau 1954 đất nước bị chia đôi tạo ra cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt 20 năm. Sau ngày 30-4-1975 cả nước thành một nhà tù khổng lồ hàng mấy triệu người bỏ nước ra đi. Hằng hà sa số thuyền nhân Việt Nam không đến đất liền được phải bỏ mình dưới lòng đại dương. Cả dân tộc điêu đứng vì cộng sản. Kèm theo đó là cuộc chiến tranh mười năm ở Campuchia, chiến tranh 10 năm với Tàu cộng ở biên giới phía Bắc. Hiện nay đang bị cai trị bởi chính quyền thối nát về mọi mặt. Hèn với giặc ác với dân... Căn cứ vào:
./- Lời dạy của Thượng Đế.
./- Đối chiếu với sấm ký của Trạng Trình và Trạng Bùng.
./- Lời phổ giáo của Đức Hộ Pháp.
./- Những tù nhân lương tâm đang bị cộng sản đày đọa...
./- Những người thương dân, yêu nước thật sự từ Nam chí Bắc, từ trong nước đến ngoài nước đều ý thức được hiểm họa của đất nước và đang hành động...
Chúng tôi tin chắc rằng dân tộc sẽ vượt qua ách nạn cộng sản; cũng  là ách nạn sau cùng của nòi giống lạc hồng để bước vào thời kỳ mới.
Cộng sản ngày nay như ngọn đèn phập phù trước những làn sóng dân chủ nhân quyền, tự do tôn giáo ngày một  mạnh mẽ. Thời đại internet đã đem đến sức mạnh vô song cho người công nghĩa thì chủ nghĩa cộng sản bị tiêu diệt là điều tất nhiên.
Thượng đế chọn một nước có hoàn cảnh khó khăn và khắc nghiệt để dạy cho nước đó thực hành được thì những nước khác thực hành được. ĐĐTKPĐ chính là phòng thí nghiệm để xác định giá trị công thức. Việt Nam là nơi để kiểm chứng công thức của Thượng Đế. Việt Nam thực thi được thì bất cứ môi trường nào cũng thực thi được.
Từ trong vòng nô lệ người Mỹ đã tin vào Thượng Đế, đấu tranh để có được độc lập rồi bị nội chiến... họ chiến đấu để vượt qua và xây dựng nên quốc gia hùng cường. Chỉ có lòng tin thôi họ đã thành công như vậy.
Nhà bác học Einstein viết rằng: Chúa trời không chơi trò may rủi với thế giới này. (God does not play dice with the Universe.).
Chúng ta được Thượng Đế chỉ dạy cách thức lập quyền dân để dân mạnh thì chắc chắn sẽ thực hiện cuộc cách mạng: dân đức, dân trí, dân sinh thành công.
Công thức lập quyền dân để dân mạnh là tiền đề tạo lập một thế giới mới sống trong tình thương và công chánh... đó là nền hòa bình mà Thượng Đế đã hứa với tổ tiên nhân loại.
Đó là luật bù trừ của tạo hóa.

...Đạo trước khi gieo truyền cho ngoại quốc phải dìu dắt kết chặc dân sanh noi vùng Nam nầy đặng cúng nhau chung hợp trên con đường hòa bình.... (Chơn Cực Lão Sư 18-7-1928).
III/- TINH THẦN HÒA BÌNH CHUNG SỐNG.
Ngày 20-7-1954 đất nước bị chia đôi, cái nạn chiến tranh nồi da xáo thịt đã bày ra trước mắt.
Ngày 26-03-1956 Đức Hộ Pháp công bố chánh sách Hòa Bình Chung Sống kêu gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Ngô Đình Diệm thương lấy nòi giống thi đua nhơn nghĩa...

I/- Thống nhất lãnh thổ và dân tộc bằng biện pháp ôn hòa.
II/- Tránh mọi xâm phạm nội quyền Việt Nam.
III/ Xây dựng hòa bình, hạnh phúc và tự do cho toàn dân. 
Ngày 18-05-1956 trương cờ Hòa Bình Chung Sống ở cầu Hiền Lương trên sông Bến Hải.
Ngày 08-02-1957 Hòa Bình Chung Sống đã công khai hóa trước chính phủ Ngô Đình Diệm, sứ thần nhiều quốc gia trong buổi lễ long trọng tại Đại Đồng Xã. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã bắt hơn 500 người (năm trăm) sau buổi lễ.
@@@
Chúng tôi theo tinh thần hòa bình chung sống dùng phương pháp ôn hòa để góp phần xây dựng xã hội công bằng, bác ái. Chủ yếu là trình bày điều đúng, có thể thực hiện được để loại trừ cái xấu, cái ác gây đau khổ cho dân lành vô tội.
Trong quá trình tranh đấu chúng tôi chỉ ra cái ác hại của cộng sản để mọi người thấy rõ và góp phần tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản. Tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản không có nghĩa là phải giết người theo cộng sản.
Thượng đế dạy người đạo đánh đổ cường quyền để thực thi công lý NHƯNG Thượng Đế không có dạy giết người để thực thi công lý. Đánh đổ cường quyền là tiêu diệt cái ác hành để xây dựng xã hội công bằng, bác ái mà không cần phải giết người. Dùng cái ác để trị cái ác thì cái ác không bao giờ chấm dứt. Bao nhiêu triều đại, bao nhiêu chế độ trong lịch sử đã chứng minh điều đó. Xây dựng xã hội minh bạch, dân có đầy đủ quyền hành thì cái ác sẽ lùi dần vào dĩ vãng.
Người làm ác cũng là con cái Thượng Đế. Thượng Đế muốn họ sửa đổi thành người tốt chớ không dạy giết họ cho người khác ghê sợ.
Thượng đế dạy phụng sự nhân loại bằng tình thương, công chánh.
Hiệp đồng với những người công nghĩa để xây dựng xã hội công bằng, nhân văn là điều phù hợp với chủ trương xây dựng thế giới đại đồng. Người đạo trong hoàn cảnh nào cũng thực thi tinh thần hòa bình chung sống: đem tình thương xóa bỏ hận thù.
Kinh thánh tiên tri rằng Sa tăng được thả ra rồi phải chịu thua đời đời là điều có thật. Khi chúng ta xây dựng xã hội dân mạnh, lập quyền dân. Bởi ý dân là ý Trời mà Trời thắng Sa tăng là lẽ đương nhiên./.
HẾT.


Email: thanh.minh96@yahoo.com
MỤC LỤC.
VIỆT NAM ĐẠI CÁCH MẠNG.
“Cuộc cách mạng nhơn nghĩa”.


LỜI THƯA TRƯỚC.
LỜI TRÌNH CHÁNH VỀ TỰA CUỐN SÁCH.
THIÊN THỨ NHẤT.
TỔNG QUÁT VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI...
I/- BA CHỦ TRƯƠNG LỚN CỦA ĐẢNG.
1/- Tham nhũng và lợi ích nhóm đi đến thối nát.
a/- Những tập đoàn thua lỗ làm dân nghèo.
b/- Những tập đoàn có lời khủng khiếp làm nghèo dân.
c/- Kinh tế lệ thuộc.
2/- Nông dân nắm đằng lưỡi.
3/- Chánh phủ nắm độc quyền vàng....
4./- Chánh phủ độc quyền buôn sức lao động.
5/- Độc quyền về đất đai.
6/- Giáo dục.
7/- Y tế.
8/- Về tôn giáo.
9/-  Kết quả: Xã hội bất an
II/- HIỂM HỌA TỪ PHƯƠNG BẮC.
1/- Lã bất Vi buôn vua.
1.1/- Cụ Nguyễn Đình Chiểu.
1.2/- Trong Sử Ký của Tư Mã Thiên.
a/- Tần Thủy Hoàng bản kỷ:
b/- Truyện Lã Bất Vi.
2/- Lã Bất Vi thế kỷ 20 hay Mao Trạch Đông nuôi Hồ Chí Minh.
3/- Mao Bất Vi thu lời Hồ Dị Nhơn bán nước (thực tế).
4/- Sấm Trạng Trình.
a/- Truyền thống trọng ơn.
b/- Thể hiện tính tự chủ, độc lập.
5/- Thượng Đế gọi tên nước Việt là gì?


THIÊN THỨ HAI:
TRÌNH BÀY HAI CÔNG THỨC
“Dân Mạnh & Lập Quyền Dân”.
I/- CÔNG THỨC NƯỚC GIÀU DÂN MẠNH.
1/- Xuất xứ:
2/- Phân tích.
2.1/- Công thức dân giàu:
a/- Nước Mạnh Dân Giàu:
b/- Dân Giàu Nước Mạnh.
2.2/- Dân Mạnh.
3/- Kết quả của Dân Mạnh: Nước giàu.
4/- Chứng cứ và triễn vọng.
4.1/- Chứng cứ: Đạo đã thực hiện thành công.
a/- Giai đoạn 1941 - 1946.
b/- 1979 đến 2014....và đủ sức đến ngày thành công.
4.2/- Cho dân tộc Việt Nam.
4.3/- Trên phạm vi toàn cầu.
II/- PHƯƠNG THỨC LẬP QUYỀN DÂN.
TIẾT MỘT: KHỞI TỪ HIẾN PHÁP.
1/- Nhân sự trong bộ máy hành pháp.
1.1/- Nghiêm cấm sửa đổi
1.2/- Hiến pháp ngắn, gọn
1.3/- Hiến pháp thì đương nhiên có giá trị thi hành.
1.4/- Qui định rõ có bao nhiêu bậc phẩm trong bộ máy hành chánh.
1.5/-  Nhiệm vụ mỗi bậc phẩm là gì. Hành sự ở đâu.
1.6/- Mỗi bậc phẩm có bao nhiêu người.
1.7/- Đạo phục các bậc phẩm.
1.8/- Điều kiện thăng phẩm (phải do vạn linh công cử).
1.9/- Pháp là công bằng, Luật là thương yêu, Quyền là công chánh.
2/- Phân cấp hành chánh.
3/- Nhận định chung.
TIẾT HAI: CƠ CHẾ 03 HỘI LẬP QUYỀN VẠN LINH.
PHẦN MỘT: Luật Lệ Chung Các Hội.
Ðiều Thứ Nhì: Mở Hội.
Ðiều Thứ Ba: Phận sự Nghị trưởng.
Ðiều Thứ Sáu: Cách bỏ thăm.
Ðiều Thứ Bảy: Số Nghị viên.
Ðiều Thứ Tám: Những việc Nghị viên muốn đem ra hội.
Ðiều Thứ Chín: Quyền bàn tính.
Ðiều Thứ Mười: Buổi nhóm.
Ðiều Thứ Mười Hai: Hỏi ý kiến Nghị viên.
Ðiều Thứ Mười Bốn: Ban Uỷ Viên.
Phương pháp Taylor.
PHẦN HAI. NỘI LUẬT HỘI NHƠN SANH.
Ðiều Thứ Nhất:
Ðiều Thứ Hai:
Ðiều Thứ Ba:
Ðiều Thứ Tư:
Ðiều Thứ Sáu:
Ðiều Thứ Tám:
Ðiều Thứ Mười Ba:
Ðiều Thứ Mười Bốn:

THIÊN THỨ BA:
THỰC HIỆN CUỘC CÁCH MẠNG NHƠN NGHĨA.
I/- HAI ĐƯỜNG HƯỚNG CÁCH MẠNG:
CHÚ THÍCH (i)/- Đức Hộ Pháp bị đày đi Madagascar.
a/- Cơ thử thách cuộc cách mạng NHƠN NGHĨA.
b/- Sự khác biệt trong cách mạng ôn hòa và cách mạng vũ lực.
c/- Sự tráo trở của Bản Án Cao Đài năm 1978.
II/- NỘI DUNG CÁCH MẠNG.
1/- Năm chương trình.
1.1/- Gia cư.
1.2/- Mưu sinh.
1.3/- Giáo huấn.
1.4/- Kiến thiết.
1.5/- Tôn giáo.
a./- Khi thường nhật:
b/- Khi biến sự:
2/- Ba phương diện: Dân Đức, Dân Trí và Dân Sinh.
2.1/- Dân Đức.
2.2/- Dân Trí.
3.3/ Dân Sinh.
III/- BỘ MÁY HÀNH CHÁNH.
1/- Tam quyền phân lập.
2/- Phân cấp nhân sự: trung ương và địa phương.
2.1/- Nhân sự trung ương.
a/- Diện còn phải đi địa phương
b/- Diện ở tại trung ương.
2.2/- Nhân sự địa phương (chức việc).
2.3/- Sự thăng phẩm.
a/- Thăng phẩm theo hàng chức việc.
b/- Thăng phẩm theo hàng chức sắc.
3/- Phân cấp hành chánh.
4/- Cửu Viện.
a/- Phái Ngọc phụ trách 03 viện: Hòa, Lại, Lễ.
b/- Phái Thượng phụ trách 03 viện: Học, Y, Nông.
c/- Phái Thái phụ trách 03 viện: Hộ, Lương, Công.
5/- Qui định chung về Luật và Quyền.
IV/- NHỮNG NGUỒN NHÂN LỰC HỔ TRỢ.
1/- Phước Thiện.
2/- Phổ Tế.
3/- Ban Thế Đạo.
4/- Hàn Lâm Viện.

@@@


THIÊN THỨ TƯ.
ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM.
“Phổ biến sâu rộng tiêu ngữ:
Lập Quyền Dân – Dân Mạnh”
Tổng quát về hiến pháp.
./- Về định nghĩa.
./- Về hình thức.
./- Về tính chất của hiến pháp.
Hiến pháp nhu tính và hiến pháp cương tính.
I/- ĐƯỜNG HƯỚNG KIẾN THIẾT HIẾN PHÁP.
1/-  Phân quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
2/- Bộ máy hành pháp là quan trọng nhất...
a./- Ấn định rõ cần có bao nhiêu cấp.
b/- Mỗi cấp cần có bao nhiêu người.
c/- Quyền hạn của mỗi cấp.
d/- Phân cấp hành chánh minh bạch.
đ/- Nhân sự trong bộ máy hành pháp.
3/- Quyền lập pháp (của mọi công dân).
@@@
II/- BỘ MÁY CÔNG QUYỀN.
1/- Cấp cơ sở là Xã, Ấp.
2/- Cấp trung ương quản lý.
2.1/- Nhân sự Trung ương bổ đi địa phương.
2.2/- Nhân sự ở tại trung ương.
3/- Cơ quan trung ương.

BỘ QUỐC PHÒNG & CẢNH SÁT.
Chế độ quân dịch...

III/- CƠ CHẾ LẬP QUYỀN DÂN.
1/- Hạ viện.
Tối thiểu phải có 06 quyền...
2/- Cách chọn nghị viên Hạ viện.
3/- Nơi Hội.
IV/- HỆ THỐNG GIÁM SÁT & THANH TRA.
V/- NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG CÒN DANG DỠ.
1/-  Đông Âu.
2/- Bắc Phi.
3/- Thái Lan: Dân chủ nhờ ban phát.
IV/- VIỆT NAM CẦN LÀM NGAY.
Phổ biến tiêu ngữ LẬP QUYỀN DÂN – DÂN MẠNH...

LỜI THỈNH CẦU ĐỒNG ĐẠO.

@@@

THIÊN THỨ NĂM.
HÒA BÌNH, DÂN CHỦ & TỰ DO.
I/- SẤM KÝ VÀ THỰC TẾ.
1/- Sấm Trạng Trình về Đạo lập nước và địa cầu 67.
1.1/- Sấm Trạng Trình về Cao Đài lập quốc.
a/- Tách riêng chữ Thầy và Tăng.
b/- Chữ Thầy Tăng ghép chung.
1.2/- Sấm ký Trạng Trình về địa cầu 67.
1.2.1/- Bản cụ Nghè Bân. (có lâu đời, đưa lên net năm 2011).
1.2.2/- Bản Sở Cuồng 1930.
1.2.3/- Bản Hương Sơn. 1950.
1.2.4/- Bản Anh Phương. 1960.
1.2.5/- Bản Trịnh Văn Thanh. 1966.
1.2.6/- Bản Nguyễn Văn Sâm.
a/- Tiền nhân giải thích.
b/- Hậu học tham gia.
2/- Sấm ký Trạng Bùng về địa cầu 67.
a/- Tiểu sử Trạng Bùng.
b/- Sấm ký.
3/- MỞ RỘNG:
a/- Ông Nguyễn Thiên Thụ...
b/- Niên lịch theo Cao Đài Giáo:
b.1/- Dương Lịch hiện nay:
b.2/- Âm Lịch hiện nay:
b.3/ Cách tính thế kỷ theo Cao Đài Giáo.
II/- LUẬT BÙ TRỪ CỦA TẠO HÓA.
III/- TINH THẦN HÒA BÌNH CHUNG SỐNG.
MỤC LỤC.


LỜI CẢM ƠN.
Tập thể Nguyễn Phúc Thành xin thành thật cảm ơn quí đồng đạo, quí hiền nhân quân tử góp ý và gởi tặng tài liệu giúp chúng tôi biên soạn đề tài: VIỆT NAM ĐẠI CÁCH MẠNG.
Email: thanh.minh96@yahoo.com



01
05


07
07



09
10
11
12
13
13
13
14
16
16





17
17
20


20





23
23
23




34
34





42

42











43
43

45





46
53


55
56






58




62
74




80
83

84
85
87
89


90

93
95
100
103
103







105
105



107
107
108
109
109
110








111




112
112
112





113

115
115
116


116

116


118
118

118
119
119
120
120
121
121
122


124





125
125
126


129







131
132
136


136





138.
139.
140.














 













LỜI CẢM ƠN.
Tập thể Nguyễn Phúc Thành xin thành thật cảm ơn quí đồng đạo,  quí hiền nhân quân tử góp ý và gởi tặng tài liệu giúp chúng tôi biên soạn đề tài: VIỆT NAM ĐẠI CÁCH MẠNG.
Email: thanh.minh96@yahoo.com

No comments:

Post a Comment