Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 13 March 2014

NGA,MỸ VÀ UKRAINE

Nga có nguy cơ bị thiệt hại nặng nề vì khủng hoảng Ukraina'

Thủ tướng Đức Angela Merkel nói EU sẽ áp đặt trừng phạt đối với Nga nếu nước này không tiến hành việc thành lập một nhóm liên lạc để thảo luận về khủng hoảng Crimea.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói EU sẽ áp đặt trừng phạt đối với Nga nếu nước này không tiến hành việc thành lập một nhóm liên lạc để thảo luận về khủng hoảng Crimea.
CỠ CHỮ
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói Nga có nguy cơ gặp thiệt hại nặng nề về chính trị và kinh tế nếu không thay đổi đường lối trong cuộc khủng hoảng Ukraina.

Trong bài diễn văn đọc tại Quốc hội Đức ngày hôm nay, bà Merkel nói sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina 'không phải là vấn đề để thảo luận'.

Phương Tây và Nga đang trong tình trạng đối đầu căng thẳng về việc quân đội Nga xâm nhập bán đảo Crimea của Ukraina.

Tổng thống Barack Obama ngày hôm qua lại cảnh báo Nga là phương Tây sẽ 'làm cho Moscow bị tổn hại' nếu Nga tiếp tục can thiệp vào nội bộ của Ukraina.

Phát biểu tại Tòa Bạch Ốc bên cạnh Thủ tướng lâm thời Ukraina Arseniy Yatsenyuk, Tổng thống Obama nói Washington 'hoàn toàn bác bỏ' cuộc trưng cầu dân ý dự trù tổ chức vào Ngày Chủ Nhật này về việc có tách rời khỏi Ukraina và sát nhập vào Nga hay không. Ông Yatsenyukng nói cuộc bỏ phiếu 'được sắp xếp trong vòng vài tuần lễ' là vi phạm luật quốc tế.

Thủ tướng Yatsenyuk cám ơn sự ủng hộ của Washington và nói chính phủ ông “tuyệt đối sẵn sàng và muốn” thảo luận với Moscow. Nhưng ông nói thêm Ukraina sẽ không bao giờ đầu hàng. Ông cũng nói rằng chính phủ ông chuẩn bị ký một hiệp ước hợp tác với Liên hiệp châu Âu trong tháng này.

Trong khi đó, Thượng nghị sĩ John McCain ngày hôm nay sẽ hướng dẫn một phái đoàn lưỡng đảng đi thăm Kyiv.

Một phát ngôn viên mô tả chuyến đi này để chứng tỏ sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ đối với chính phủ lâm thời và đối với nguyện vọng của dân chúng Ukraina về tự do, dân chủ và toàn vẹn lãnh thổ.

Chuyến đi thăm trùng hợp với một cuộc họp khẩn cấp giữa Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và Bộ trưởng Ngoại giao Nga vào ngày mai tại London.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa McCain và người đồng viện là Thượng nghị sĩ Dân chủ Christopher Murphy đã đi thăm Kyiv vào tháng 12 năm ngoái vào lúc những cuộc biểu tình chống chính phủ lên đến cao độ khiến Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych phải rời khỏi nước.

Ngày hôm qua, các nhà lãnh đạo Khối G7 các nước công nghiệp hàng đầu kêu gọi Nga 'ngưng tất cả những nỗ lực thay đổi tình trạng của Crimea trái với luật Ukraina'.

Khối G7 gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Hoa Kỳ cũng nói sẽ không công nhận kết quả của cuộc trưng cầu dân ý.

Tại Berlin, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói Liên hiệp Châu Âu sẽ áp đặt trừng phạt đối với Nga nếu nước này không tiến hành việc thành lập một nhóm liên lạc để thảo luận về cuộc khủng hoảng Crimea.
  http://www.voatiengviet.com/content/nga-co-nguy-co-bi-thiet-hai-nang-ne-vi-khung-hoang-ukraina
 /1870640.html


Tổng thống Obama tiếp Thủ Tướng Ukraina tại Tòa Bạch Ốc

Thủ Tướng lâm thời Ukraina Arseniy Yatsenyuk.
Thủ Tướng lâm thời Ukraina Arseniy Yatsenyuk.
CỠ CHỮ
Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm nay tiếp đón Thủ Tướng lâm thời Ukraina tại Tòa Bạch Ốc, giữa lúc Nga và các nước phương Tây tiếp tục đối đầu về vùng Crimea của Ukraina.

Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Tổng Thống Obama với Thủ Tướng Arseniy Yatsenyuk, và có mục đích khẳng định sự của Mỹ đối với ủng hộ tân chính phủ và nhân dân Ukraina.

Trong khuôn khổ các cuộc thảo luận, ông Yatsenyuk và Tổng Thống Obama sẽ bàn về những sự hỗ trợ tài chính cho Ukraina. Hoa Kỳ trước đó đã cam kết viện trợ cho Ukraina 1 tỉ đôla.

Chuyến đi của Thủ Tướng Yatsenyuk tới thăm Washington được thực hiện giữa lúc bán đảo Crimea, nơi đa số dân nói tiếng Nga, đang chuẩn bị cho cuộc trưng cầu dân ý tổ chức vào ngày Chủ nhật tới đây về việc sáp nhập vào Nga.

Trong một thông cáo công bố hôm nay, các nhà lãnh đạo của khối G 7, qui tụ các nền kinh tế phát triển nhất thế giới, yêu cầu Nga “ngưng chỉ mọi mưu toan nhằm thay đổi quy chế của Crimea đi ngược với luật pháp Ukraina và vi phạm luật pháp quốc tế” và “ngưng ngay mọi hành động” hỗ trợ cho cuộc trưng cầu dân ý về qui chế tương lai của Crimea.”

Nhóm 7 cường quốc thế giới gồm có Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Các nhà lãnh đạo G7 nói rằng họ sẽ không thừa nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý. Họ cũng nói rằng việc Nga “thôn tính” Crimea vi phạm Hiến chương Liên hiệp quốc, va 2trg trường hợp Nga hành động như vậy, các nước thành viên G 7 sẽ thực hiện những hành động khác, cả trong tư cách một khối lẫn trong tư cách riêng của mỗi nước.

Hôm qua, Hạ viện Hoa Kỳ biểu quyết với 403 phiếu thuận và 6 phiếu chống để lên án Nga xâm phạm chủ quyền của Ukraina ở Crimea.

Nghị quyết cũng yêu cầu phái các giám sát viên tới khu vực này.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hôm qua nói với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov qua điện thoại rằng việc các lực lượng Nga và “những thành phần lạ mặt” tự trao cho mình quyền can thiệp tại Ukraina là “không thể chấp nhận được”.

Một nữ phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao cho biết ông Kerry nói với ông Lavrov rằng Hoa Kỳ tôn trọng sự kiện Nga có những lợi ích tại Crimea, nhưng điều đó không biện minh cho hành động can thiệp quân sự vào khu vực này.

Cuộc khủng hoảng ở Crimea bắt đầu vào cuối tháng trước, sau khi Tổng Thống Ukraina bị lật đổ Victor Yanukovych trốn khỏi Kyiv, sau 3 tháng biểu tình của dân chúng để phản đối việc ông quyết định rút ra khỏi một thỏa thuận thương mại với Châu Âu.

Biểu quyết dưới họng súng ở Crimea

Người biểu tình, ủng hộ Ukraina ở Simferopol, Crimea cầm biểu ngữ với nội dung không trưng cầu dân ý bất hợp pháp 11/3/14.
Người biểu tình, ủng hộ Ukraina ở Simferopol, Crimea cầm biểu ngữ với nội dung không trưng cầu dân ý bất hợp pháp 11/3/14.

CỠ CHỮ
Chính quyền khu vực Crimea đang tiếp tục kế hoạch tổ chức một cuộc trưng cầu về việc tách ra khỏi Ukraine và sát nhập vào Nga. Thông tín viên VOA Elizabeth Arrot tường trình từ thủ phủ Simferopol của Crimea rằng quân đội Nga và các lực lượng phòng vệ ủng hộ Nga đang kiểm soát bán đảo, và những người nghiêng về ý kiến Crimea vẫn thuộc về Ukraine nói rằng điều này không công bằng.

Các chính trị gia ủng hộ Moscow ở Crimea đã tham gia mit-ting ủng hộ cho cuộc trưng cầu vào ngày Chủ Nhật, đưa ra cho người dân bán đảo của Ukraine một sự lựa chọn giữa việc gia nhập Nga hoặc khôi phục hiến pháp năm 1992 của Crimea và đưa tình trạng vùng này thành một khu vực tự trị của cộng hòa Ukraine.

Phó chủ tịch Quốc hội Sergei Tsekov, cũng giống như tất cả các thành viên của quốc hội mới ủng hộ Nga, ông nghiêng về lựa chọn hợp nhất với Moscow. Ông nói:

“Chúng ta sẽ vui mừng trong thời gian một tuần nữa bởi vì chúng ta sẽ làm điều mà chúng ta chờ đợi thực hiện trong nhiều, nhiều năm”.

Trong cuộc mit-tinh này và các cuộc mit-tinh khác, tình cảm ủng hộ Nga rất mạnh mẽ. Một cư dân nói tiếng Nga ở Simferopol nói:

“Tôi muốn Crimea của chúng tôi hợp nhất với Nga. Đất của Crimea là Nga”.

Crimea có một lịch sử lâu dài với Moscow và đại đa số người dân vùng này là thuộc sắc tộc Nga.

Nhưng khi khu vực này đang ở dưới sự kiểm soát cuả Nga và các lực lượng ủng hộ Nga thì ý tưởng về một cuộc biểu quyết tự do và công bằng là một sự vô lý.

Trong khi Nga phủ nhận bất cứ lực lượng nào của nước này đã tiến vào Crimea, các đoàn xe chưa được rõ nguyên xứ, nhưng nhiều người tin rằng là xe của quân đội Nga, đang di chuyển tự do quanh bán đảo này.

Các nhóm tư vệ ủng hộ Nga hiện đã tham gia vào Các lực lượng Đặc biệt mới của Crimea, đã tuyên thệ trong tuần này với thủ tuớng ủng hộ Nga trong khu vực, trên danh nghĩa bảo đảm sự ổn định trước cuộc trưng cầu.

Ông Refat Chubarov là một lãnh đạo của người thiểu số Tatar ở Crimea nói:

“Điều hoài nghi nhất trong lịch sử là khi người ta phải lựa chọn dưới họng súng, khi người ta lo sợ về con cái và gia đình họ”.

Các lãnh đạo Ukraine đã lên án vụ biểu quyết, nói rằng điều đó vi phạm chủ quyền quốc gia, điều này cũng được các đồng minh phương Tây ủng hộ và không nên xem là hợp pháp. Thủ tướng Ukraina Arseny Yatsenyuk nói:

“Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng cuộc trưng cầu này có thể được Bắc Triều Tiên và có thể là Syria công nhận và chỉ có thế thôi. Chúng tôi yêu cầu Nga, Liên bang Nga, phải hủy bỏ ngay lập tức cuộc trưng cầu diễn ra gay trong lãnh thổ của Cộng hòa tự trị Crimea, là một phần không thể tách rời của Ukraine.

Thế nhưng những từ ngữ như thế cho đến nay có vẻ như có rất ít tác dụng đối với những gì đang diễn ra.
http://www.voatiengviet.com/content/bieu-quyet-duoi-hong-sung-o-crimea/1869220.html


Thế đối đầu Nga-Mỹ ở Ukraine

Việt-Long - RFA
2014-03-13
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
f-15
2 chiếc F-15C thao dượt với L-39 Albatros của Lithuania
Courtesy of defense.mil

Dân biểu Nga nhìn nhận

Sự hiện diện của quân đội Nga tại Crimea ngày càng lộ liễu. Sau khi Tổng thống Putin chối bỏ điều đó, thì một dân biểu Nga công khai nhìn nhận có một số đơn vị quân đội của Moscow hoạt động trong lãnh thổ Crimea, tuy không phải là một chiến dịch quy mô.
Đằng sau sự lộ diện ồn ào của lực lượng dân quân mới thành lập là những quân nhân Nga, không mang quân hiệu, trong vai trò chỉ huy, chỉ đạo và tiếp vận cho những dân quân chưa được huấn luyện đầy đủ như một lực lượng quân sự chính quy. Nhiều nơi người ta thấy những binh sĩ rất có vẻ như thuộc một lực lượng đặc nhiệm của Nga, tuy không có cơ hội xác minh vì không được phép. Có báo chí cho biết có lúc binh sĩ Nga kín đáo xác nhận họ thuộc quân đội Nga, rất nhớ nhà, nhưng phải thi hành lệnh nghi trang để hoạt động ở Crimea.

Vận động Hoa Kỳ, tuyển mộ quân sĩ  

pole-f-16
Hai chiếc F-`16 đầu tiên của Ba Lan, nhận năm 2006 - Courtesy of freerepublic.com

Tại Washington, khoảng gần 3 giờ thứ tư, Tổng thống và Phó Tổng thống Hoa Kỳ sẽ tiếp kiến Thủ tướng lâm thời của Ukraine, ông Arseniy Yatsenyuk.
Phó Tổng thống Joe Biden cắt ngắn chuyến công du Trung Mỹ để về tòa Bạch Ốc tiếp đón Thủ tướng Yatsenyuk, chứng tỏ Hoa Kỳ muốn làm nổi bật vai trò của giới lãnh đạo mới tại Ukraine như những nhà lãnh đạo hợp pháp và chính đáng. Thủ tướng lâm thời của Ukraine đã làm việc như chong chóng ở Washington. Sau buổi hội kiến tại tòa Bạch Ốc, nơi Tổng thống Obama nghiêm khắc cảnh cáo Liên Bang Nga và cam kết hết lòng ủng hộ Ukraine, Thủ tướng Yatsenyuk thương lượng với Ngân hàng Thế Giới về một khoản nợ lâu dài lên tới 35 tỉ đô la, và chuẩn bị đi New York nói chuyện ở Liên Hiệp Quốc.
Trong khi Thủ tướng Yatsenyuk lên đường đi Mỹ thì Quốc hội Kiev ban hành lệnh thành lập lực lượng quân sự tự nguyện lên tới 60 ngàn quân, và đã có 20 ngàn người ghi tên đăng nhập. Ukraine có 135 ngàn quân chính quy so với quân số 845 ngàn của Nga, trang bị vũ khí hạt nhân. Vũ khí hạt nhân của Ukraine thì đã giao nạp cho Nga vào năm 1994, dưới sự cam kết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Ukraine do Mỹ-Anh-Nga ký kết trong văn bản ngoại giao memorandum.

Không khai chiến

Quyền Tổng thống Oleksandr Turchynov hôm qua tuyên bố Ukraine sẽ không mở cuộc chiến tranh để giữ lại hay lấy lại Crimea một khi nó rơi vào tay người Nga. Tổng thống Turchynov nói quân đội Ukraine quá ít ỏi về quân số so với quân Nga, sẽ không khai chiến để giành lại Crimea, không thể phơi sườn phía đông không được bảo vệ trước đạo quân đông đảo hùng mạnh của Liên Bang Nga; nhiều đơn vi chiến xa của Nga đã tập trung gần biên giới phía đông của Ukraine để khiêu khích hầu có cớ xâm lăng Ukraine, nhưng ông sẽ không mắc bẫy.
Ông Turchynov nói rằng thật không may là lúc này người Nga đã bác bỏ mọi giải pháp ngoại giao, từ chối mọi liên lạc ở cấp bộ trưởng ngoại giao và cấp lãnh đạo chính phủ.
Đó là lời kêu gọi của một nước yếu hơn về quân sự so với đối phương, xác nhận điều kiện tương quan đó để đòi đối phương giải quyết bằng chính trị, ngoại giao, bằng những giải pháp ôn hòa.

NATO điều động

Trong khi đó Hoa Kỳ và NATO điều động chiến hạm vào Hắc Hải và bố trí phi cơ chiến đấu ở Lithuania, Ba Lan.
Khu trục hạm Truxtun của hải quân Hoa Kỳ, trang bị hỏa tiễn điều khiển và hệ thống Aegis chống hỏa tiễn, đã vượt thủ đô Istanbul qua eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ để vào Hắc Hải.  Hoa Kỳ nói hoạt động này là theo kế hoạch tập trận với Bulgaria và Romania đã có từ trước. Nhưng từ thứ

uss-truxtun
Khu trục hạm Truxtun vượt eo biển Bosphorus vào Hắc Hải - Internet file
 
sáu tuần trước 6 chiếc F-15 và 1 KC-130 của Mỹ cùng với 60 quân nhân không quân Hoàng Gia Anh đã đến Lithuania, nói là để tuần tiễu bảo vệ vùng Baltic. Rồi 12 chiếc F-16 cùng 300 quân nhân Mỹ đang đến Ba lan từ hôm thứ hai tuần này, và Hoa Kỳ nói là để huấn luyện hành động đáp ứng với cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Liệu có phải NATO đang chuẩn bị cho giải pháp quân sự?
Nếu là giải pháp quân sự thì Washington và EU đã công bố trước, nên đây chỉ là hành động biểu dương lực lượng để yểm trợ cho kế hoạch ngoại giao dành cho Ukraine. Nhưng song song với việc NATO điều động không lực ở Ba Lan và Lithuania, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã từ chối lời mời sang Moscow, nói chỉ đi Nga khi nào quân Nga rút hết khỏi Crimea và chính phủ lâm thời của Crimea hủy bỏ cuộc trưng cầu dân ý dự định vào chủ nhật 16 tháng 3 này.
Lực lượng không quân NATO được phối trí như vậy không phải để đối phó với cuộc tấn công của Nga, vì Bộ tư lệnh NATO không thể lập kế hoạch cho vài chục chiếc chiến đấu cơ tối tân đối phó với hằng trăm chiến xa và hằng ngàn quân bộ chiến có không quân, pháo binh yểm trợ, tràn qua biên giới Ukraine.  Thứ hai, là hai đại cường Mỹ Nga không bao giờ muốn có chiến tranh với nhau, tuy rằng Nga rất có thể, nếu không nói là chắc chắn sẽ đem tung quân vào Ukraine nếu quân đội Ukraine tiến vào Crimea.  Nga Mỹ Âu đánh nhau thì ai có lợi?  Chỉ có Trung Quốc là ngư ông đắc lợi, hay là kẻ thợ săn tọa sơn quan hổ đấu, chờ cho hai cọp giết nhau là xuống lượm xác, hay chờ con nghêu cắn mỏ con sò thì tới lượm cả hai bỏ vô giỏ.
Vì thế, Tổng thống Ukraine đã tuyên bố trước rằng Kiev sẽ không động binh. Tuyển mộ lực lượng tự nguyện, vẫn theo lời quốc hội Ukraine, là để ngăn ngừa quân Nga tiến xa hơn khỏi Crimea vào lãnh thổ Ukraine.

Biện pháp khả dụng?

Không dùng được giải pháp quân sự thì liệu có giải pháp ngoại giao nào có thể áp dụng?
Trước hết, như đã nhắc trên, là văn bản ngoại giao "Budapest Memorandum on Security Assurances" năm 1994, tạm gọi là "Bản ghi nhớ Budapest về bảo đảm an ninh" ký kết giữa Nga, Mỹ, Anh và Ukraine năm 1994.
Đây không phải là một hiệp ước chính thức, mà chi là một lời cam kết của bốn nước nói trên, quan trọng nhất là ba nước Mỹ-Anh-Nga, cam kết tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, để xứ này yên tâm giao nạp hết vũ khí hạt nhân cho Liên Bang Nga, theo kế hoạch giải giới hạt nhân xứ Ukraine sau khi Liên Xô giải tán.
Văn bản có ghi là ba nước My Anh Nga sẽ không bao giờ đe dọa dùng võ lực để chiếm đóng hay xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ hay tính cách độc lập chính trị của Ukraine, không bao giờ khuyến dụ về kinh tế để khống chế Ukraine cho lợi ích của mình.
Nước Nga thì đã lập luận là họ không xâm lăng và xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, mà chỉ chuẩn bị bảo vệ người dân sắc tộc Nga ở nới đó nếu bị Kiev đàn áp bằng quân sự. Nhưng dù nói rằng chỉ xâm nhập một số đơn vị và chiến cụ, không mở chiến dịch quy mô, thì hành động đó cũng đã xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của nước khác.
Tuy nhiên vấn đề còn ở chổ văn bản ngoại giao này có tính ràng buộc theo công pháp quốc tế, nhưng lại không có tính cưỡng hành.

defense-missile
Hỏa tiễn phòng thủ khai hỏa - Courtesy of defensetalks.com
Đúng như vậy,nếu chỉ nói về bản Budapest memorandum. Nhưng trong văn bản đó ba cường quốc Mỹ-Anh-Nga đã cam kết thi hành điều khoản bất xâm lăng bằng cách áp dụng những nguyên tắc về toàn vẹn lãnh thổ và bất xâm lăng trong Hiệp ước Helsinki năm 1975. Đó là một hiệp ước thời chiến tranh lạnh do 35 quốc gia ký kết, trong đó có Liên Xô.
Bản ghi nhớ Budapest nhắc lại các điều khoản của Hiệp ước Helsinki, và điều cốt yếu ở đây là ba chữ "không can thiệp".  Và nếu muốn đem pháp lý vào cuộc, thì ngoài bản ghi nhớ Budapest, còn nhiều văn bản pháp lý quốc tế khác có thể dùng để buộc Nga phải tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, trong đó có Hiệp ước về Ủy hội Helsinki và cả Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Những đòn bẩy khác

Thêm vào đó, ngoài pháp lý quốc tế Hoa Kỳ còn những đòn bẩy khác, như Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí hạt nhân mới, được Mỹ Nga ký kết tại Prague năm 2010, có hiệu lực từ tháng 2, 2011.
Nước Nga đang vất vả về kinh tế, Mỹ cũng còn chưa mạnh hẳn nhưng vẫn giàu tiềm lực hơn Nga. Nếu Hoa Kỳ từ bỏ cái New START để buộc Nga chạy đua võ trang, có lẽ chẳng bao lâu Nga sẽ kiệt sức trước, không khác gì cuộc chạy đua trong "chiến tranh các vì sao" giữa Liên Xô với Mỹ đã khiến Liên Xô tan rã.
Thêm nữa cũng còn việc dựng dàn lá chắn hỏa tiễn ở Đông Âu mà Tổng thống Obama đã từ bỏ vào năm 2009 thay bằng dàn Aegis phòng thủ trên chiến hạm ở Hắc Hải, đã được Tổng thống Putin hoan nghênh.
Nay liệu Tổng thống Obama có muốn đem dàn hỏa tiễn phòng thủ ở Ba lan với dàn siêu radar ở  Cộng Hòa Tiệp ra trở lại để làm áp lực buộc Nga buông bàn tay vạm vỡ khỏi Crimea chăng?


Bài học cho các nước nhỏ từ khủng hoảng Ukraine

Việt Hà, phóng viên RFA
2014-03-12
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Par7818270-305.jpg
Một tấm áp phích tại Sevastopol ngày 11 tháng 3 năm 2014 với hàng chữ "Ngày 16/3, chúng ta sẽ chọn một trong hai ... hay ...", miêu tả Crimea trong màu đỏ với một hình chữ vạn và được bao bọc trong dây thép gai (trái) và Crimea với các màu sắc của lá cờ Nga.
AFP PHOTO / Viktor DRACHEV


Tình hình Ukraine những ngày vừa qua tiếp tục là điểm nóng thu hút sự chú ý của thế giới. Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra về dự định của Nga, lựa chọn của châu Âu và Mỹ, cũng như bài học cho thế giới sau cuộc khủng hoảng này. Để góp phần trả lời những câu hỏi này, đài Á châu Tự do hôm nay có cuộc phỏng vấn với giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, giảng dạy môn quan hệ quốc tế tại trường đại học George Mason, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ.

Vấn đề chiến lược

Việt Hà: Thưa giáo sư, Nga nói rằng hành động mang quân vào Crimea của Ukraina là để bảo vệ dân Ukraine gốc Nga nhưng thế giới thì không tin vào lý do này, theo ông thì lý do thực sự sau hành động này là gì?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Điều mà ông Nga đưa ra chỉ là cái cớ thôi còn điều rõ nhất mà tôi nghĩ là vấn đề chiến lược. Nga không muốn có một lực lượng thù nghịch ở trong vùng nước lân cận mình, nhất là nơi có đông dân Nga và nơi có căn cứ hải quân của mình. Đó là điều chính. Ngoài ra còn có điều khác là ông Putin. Ông có lòng tự ái dân tộc và chủ nghĩa đại quốc của ông bị tổn thương trước những hành động đơn phương của Mỹ mà ông không làm gì được, suốt từ  Bosnia sang đến Irac, gần đây là Syria và bây giờ lan tới Ukraine cho nên bây giờ ông phản ứng lại, và cũng chớp thời cơ loạn bên Ukraine để thực hiện mục tiêu của ông cũng như trường hợp ông đã làm ở  Georgia lần trước.
Các nước láng giềng muốn biến thành cái vùng đệm của họ, gọi là vùng đệm an toàn hay ít nhất họ cũng không muốn các nước đó nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng mà họ cho là thù nghịch.
-GS Nguyễn Mạnh Hùng
Việt Hà: Đã có những đề xuất được Mỹ và châu Âu đưa ra nhằm tìm kiếm một giải pháp cho cuộc xung đột này. Xin giáo sư cho biết những giải pháp chính hiện nay là gì và giải pháp nào dường như khả thi nhất?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Có ba loại giải pháp. Giải pháp tốt nhất mà tôi nghĩ là các quốc gia châu Âu cũng muốn trong đề xuất của họ là giải pháp như trường hợp ngày xưa xảy ra ở Bosnia Herzegovina. Trong trường hợp đó thì Bosnia Herzegovina được vẹn toàn lãnh thổ mà là một quốc gia liên bang, trong đó có một nước, một cộng đồng gọi là Sprache thì cái cộng đồng đó là đa số là do người Serbia, họ có tự trị rộng rãi. Nếu theo mô thức đó thì sẽ có một liên hiệp gọi là liên hiệp Ukraine và trong đó cũng có một cộng đồng gọi là cộng đồng Crimea có quyền tự trị rộng rãi và có đại diện trong chính quyền trung ương.
Đó là giải pháp tốt nhất. còn giải pháp nửa chừng là vùng Crimea sẽ có một chính phủ độc lập, nó tự trị hoặc trị như một nước nhỏ như ở nam osetia và avgadia thì nước nhỏ chỉ được nước Nga và số nước nhỏ khác công nhận thôi. Hoặc là cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3 này mà có kết quả thân Nga thì sẽ sát nhập vào Nga, đó là nửa chừng. Còn cái tệ hại nhất là Nga có thể lấn luôn vào vùng Đông Ukraine trên căn cứ ở đó có nhiều người nói tiếng Nga, người dân gốc Nga mà hiện đã có bạo loạn rồi, có xô xát biểu tình giữa một bên thân Nga và một bên chống Nga. Đó là cái cớ. Đó là điều tệ hại nhất.

Vùng đệm an toàn

vh-250.jpg
Phóng viên Việt Hà phỏng vấn GS Nguyên Mạnh Hùng tại Đài Á Châu Tự Do hôm 11/3/2014.
Việt Hà: Giáo sư đã nói về vị trí chiến lược của Ukraine với Tây Âu, Mỹ và Nga, điều này làm người ta có thể liên tưởng đến Việt Nam ở châu Á, giữa một bên là Mỹ và một bên là Trung Quốc, một cường quốc mới nổi ở châu Á. Xin ông cho biết những tương đồng và dị biệt giữa hai trường hợp này?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Những cái tương đồng và dị biệt thì chỉ có tính tương đối thôi. Như thử nhìn vào tương đồng thì cái rõ nét nhất là vị trí địa dư và tầm quan trọng chiến lược của hai nước đó với các nước láng giềng lớn hơn. Hai nước đó đều được các nước láng giềng muốn biến thành cái vùng đệm của họ, gọi là vùng đệm an toàn hay ít nhất họ cũng không muốn các nước đó nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng mà họ cho là thù nghịch với họ. Điểm thứ hai là ở bên Ukraine thì Nga có căn cứ quân sự tức là có hiện quân sự và có người Nga nữa thì ở Việt Nam không có chuyện đó, nhưng có một số quan tâm ở trong nước thì có một số nơi có đông người Trung Quốc ở Việt nam gọi là những cái túi. Người Việt Nam không vào được và chính quyền địa phương không kiểm soát được. Có một số ở vùng Tây Nguyên mà trước kia đã có nổi dậy đòi tự trị rồi. Điểm thứ ba là ở Ukraine có sự phân hóa là một bên muốn thân tây phương, một bên thân Nga. Ở Việt Nam cũng có một bên là những người muốn nghiêng về Tây phương nhiều hơn, và một bên là muốn nghiêng về Trung Quốc nhiều hơn.
Cuối cùng thì cộng đồng Âu châu nó quan trọng với sự vẹn toàn lãnh thổ của Ukraine bao nhiêu thì trong phần nào đó thì ASEAN cũng quan trọng cho việc vẹn toàn lãnh thổ của Việt Nam bấy nhiêu. Khác biệt quan trọng nhất là Việt Nam không có sự hiện diện quân sự của Trung Quốc. Thứ hai là Việt Nam không có vùng nào người gốc Trung Quốc là đa số để tạo cái cớ cho họ vào nhiều. Thứ ba là tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Trung Quốc khác với sự tương quan lực lượng giữa Ukraine và Nga nên Việt Nam không ở cái thế bị áp đảo hoàn toàn như trường hợp của Ukraine.
Việt Hà: Thế giới rút ra được bài học gì từ cuộc khủng hoảng Ukraine thưa ông?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Mình thấy từ xưa đến này nhiều chuyện xảy ra rồi. Khi một nước nhỏ ở gần nước lớn thì nước lớn trước nhất là bành trướng ảnh hưởng ra đó hoặc ít nhất không muốn ở dưới một chế độ kiểm soát bởi lực lượng họ coi là thù nghịch với họ. Thành ra họ luôn tìm cách can thiệp. Vì thế những nước nhỏ ví dụ PHần Lan, Mondova muốn tránh những chuyện đó nên họ không gia nhập NATO nhưng vẫn liên hệ mật thiết với NATO và vẫn tham dự hội nghị thượng đỉnh với NATO qua hiệp ước đối tác hòa bình mà Nga cũng là một thành viên. Một số nước nhỏ khác gần Nga như Balan, Estonia, Lithunia… thì họ lợi dụng khi Nga yếu thì họ vào NATO hơn nên vị thế của họ tương đối cân bằng hơn.
Điểm thứ ba là quốc gia nào ở trong cái tầm ngắm ở các quốc gia lớn vì tầm chiến lược thì khi có nội loạn thì họ phải để ý và họ chắc chắn tìm cách can thiệp. Khi nội loạn xẩy ra dưới ảnh hưởng của đám đông thì dễ đưa đến quá khích và tạo cớ cho người ngoài can thiệp. Thứ tư là tương quan lực lượng và quan hệ đồng minh quan trọng hơn là luật quốc tế và đạo đức quốc tế trong việc đảm bảo quyền lợi cho các quốc gia. Và cuối cùng thì tôi nghĩ là đề phòng tốt hơn là phản ứng. Trường hợp đã để xảy ra rồi thì khó lật ngược lại tình thế lắm. Trường hợp Ba Lan và các nước nhỏ Baltic là đề phòng còn các trường hợp như Georgia và Ukraine thì tôi gọi là phản ứng.
Crimée : Putin gây áp lực Tây phương và ghi bàn thắng
Lính Nga canh gác tại sân bay Belbek, vùng Crimée, Ukraina (ảnh chụp 04/03/2014)
Lính Nga canh gác tại sân bay Belbek, vùng Crimée, Ukraina (ảnh chụp 04/03/2014)
REUTERS/Baz Ratner
Tú Anh
Tình hình khủng hoảng tại Ukraina xuất phát từ tham vọng của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Năm 2008, nhân danh bảo vệ cộng đồng nói tiếng Nga, Matxcơva đưa quân đánh chiếm hai vùng tự trị của Gruzia ở Trung Á. Tháng 3/2014, chủ nhân điện Kremlin tái diễn chiến thuật cũ, nhưng tinh vi hơn, vỏn vẹn 2 tuần lễ, « sáp nhập » vùng Crimée của Ukraina, sát cạnh biên giới của Liên Hiệp Châu Âu, trước thái độ bất lực của Âu-Mỹ. Đâu là mục tiêu của cựu trung tá KGB ? Phải chăng một cuộc chiến tranh lạnh đang tái diễn với hình thức mới ? RFI đặt câu hỏi với giáo sư chính trị quốc tế Nguyễn mạnh Hùng, đại học George Mason, Hoa Kỳ

Vào năm 1954, Nikita Khrouchtchev, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Liên Xô, người Ukraina, đã lấy quyết định sáp nhập Crimée vào Ukraina. Trước đó, hàng triệu dân ‘tạc-ta » ở Crimée đã bị người tiền nhiệm của Khrouchtchev, là Stalin, trấn áp, lưu đày trong một chính sách thanh lọc chủng tộc đẫm máu.
Trong thế giới khép kín của phe « xã hội chủ nghĩa », mọi sinh hoạt quay theo quỹ đạo của Matxcơva dù Crimée là của Ukraina cũng nằm trong chế độ Xô-viết.
Cho đến năm 1991, Liên Xô tan rã, Ukraina độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ đã được các cường quốc Mỹ, Anh và Nga công nhận qua « bị vong lục » ký kết vào ngày 05/12/1994 tại Budapest, và sau đó được Trung Quốc và Pháp thừa nhận. Tất cả các nước lớn này công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina, trong đó có Crimée. Đổi lại, Kiev nhận được 18% lực lượng hải quân của Liên Xô, nhưng từ bỏ kho vũ khí hạt nhân thừa kế.
Vùng Crimée tưởng chừng như chìm vào quên lãng. Thế nhưng, 23 năm sau ngày Ukraina độc lập, một cựu sĩ quan gián điệp KGB, nay nắm toàn bộ quyền lực tại Matxcơva, lo ngại chế độ Kiev thoát khỏi ảnh hưởng của Nga nên quyết định lấy lại quyền kiểm soát bán đảo chiến lược này trong Hắc hải. Một lần nữa, Vladimir Putin lập lại chiến thuật ở Gruzia 5 năm về trước, lấy cớ bảo vệ cộng đồng nói tiếng Nga để can thiệp. Lần này, chủ nhân điện Kremli phối hợp áp lực quân sự với thủ đoạn chính trị, đặt Tây phương vào thế bị động, lúng túng vì không ngờ đối thủ hành động táo bạo.
Phải chăng một cuộc chiến tranh lạnh đang tái diễn với hình thức mới ? Theo giáo sư chính trị quốc tế Nguyễn Mạnh Hùng thì « Putin phòng thủ hơn là tấn công ».
RFI : Nga thấu cáy hay thách đố Tây phương nói chung và Hoa Kỳ nói riêng? Để làm gì và sẽ đi đến đâu ?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : Đây không phải là vấn đề thách đố hay thấu cáy mà là hành động để bảo về cái mà Vladimir Putin cho là quyền lợi chiến lược của Nga. Tháu cáy là không có thực lực mà làm như có thực lực. Trong trường hợp Ukraina, cán cân lực lượng nghiêng một cách áp đảo về phía Nga.
Mục tiêu chiến lược của Nga là tránh không có một chính quyền chống Nga ở Ukraina, nhất là ở những vùng có đa số dân gốc Nga và nơi Nga có căn cứ hải quân, như ở Sebastopol trong vùng Crimée.
Tự ái dận tộc và giấc mơ khôi phục vị thế đã mất của Nga trước những hành động lấn lướt đơn phương của Mỹ đẩy lùi ảnh hưỡng của Nga ra khỏi Bosnia, qua Iraq, Syria, nay lại lan đến gần biên giới của Nga, cũng là một động lực khác khiến Putin hành động như vậy.
Thêm vào đó, Putin cũng muốn chụp thời cơ ở Ukraina để tái lập sự kiểm soát của Nga ở những vùng trước kia thuộc Liên bang Xô viết và tiếp giáp với Nga, như trường hợp ông đã thành công trong việc tách rời Abkhazia và Nam Ossetia ra khỏi Gruzia. Đó là cái mục tiêu đã và đang đi đến.
RFI : Phương tiện và quyết tâm của đôi bên, Nga và Tây phương, trong cuộc đọ sức này ?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : Phản ứng của Tây phương là làm áp lực kinh tế và chính trị để thuyết phục Nga chấp nhận điều đình để đi đến một giải pháp vừa giữ gìn được sự vẹn toàn lãnh thổ của Ukraina, vừa tôn trọng được các quyền lợi chính đáng của Nga, của dân Ukraina gốc Nga, và của căn cử hải quân của Nga ở Sebastopol.
Hành động của Putin là dùng cái gọi là “ lực lượng phòng vệ ” ở Crimée và ở miền đông Ukraina, giống như thời chiến tranh Việt Nam, miền Bắc gọi là Mặt Trận Giải Phóng, để củng cố từng bước quyền kiểm soát của Nga ở vùng có đông dân tộc Nga, tạo tình trạng “ sự đã rồi ” không lật ngược được. Quốc hội Crimée đã bỏ phiếu ngày 16/03 trưng cầu dân ý. Quốc hội Nga cũng bỏ phiếu cho ông Putin dùng vũ lực, rồi hoan nghênh Crimée đòi tự trị và sáp nhập vào Nga.
Quyết tâm của Nga mạnh hơn vì cái gì xảy ra ở Ukraina có ảnh hưởng mạnh và trực tiếp đối với Nga hơn là đối với các nước Tây phương. Nga đang sử dụng vũ lực, trong khi Tây phương loại bỏ giải pháp vũ lực. Cán cân lực lượng tại chỗ nghiêng về Nga hơn là về phía Tây phương.
RFI : Giáo sư nhận định như thế nào về các phản ứng của Mỹ và Châu Âu ?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : Mỹ và Châu Âu một mặt chọn giải pháp « cây gậy và củ cà-rốt », một mặt làm áp lực kinh tế, nhưng mà cũng nhẹ nhàng thôi, thuyết phục Nga chấp nhận điều đình để đi đến một giải pháp chính trị. Giải pháp chính trị đó, trước hết là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina, nhưng đồng thời, cũng tôn trọng quyền lợi chính đáng của Nga, có nghĩa là Nga có ảnh hưởng, tiếng nói, dân gốc Nga không bị chính quyền Kiev đàn áp, vẫn bảo vệ được quyền lợi của họ, được tham gia vào tiến trình chính trị và Nga bảo vệ được các căn cứ hải quân ở Sebastopol.
Nhưng về phương tiện chế tài thì chế tài kinh tế tuy làm thiệt hại Nga, nhưng cũng làm thiệt hại quyền lợi kinh tế của những nước Mỹ cần giúp đỡ để hỗ trợ cho mình như Đức, Pháp, và Anh. Ở Mỹ, một số tài phiệt đã tiếp xúc với cả hành pháp lẫn Quốc hội để cảnh báo sự thiệt hại đối với họ có thể lên đến hàng tỷ Mỹ kim nếu có chiến tranh kinh tế.
RFI : Phản ứng rụt rè của Tổng thống Barack Obama trong vụ Syria có tác động nhân quả gì trong hành động của Vladimir Putin tại Ukraina?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : Hoàn toàn không. Syria khác, Ukraina khác, về tầm quan trọng chiến lược và cán cân lực lượng của các nước liên hệ. Nếu mấy ông chính trị gia và bình luận gia Mỹ ghét Obama chỉ trích hành động của ông ấy ở Syria và Ukraina là “ rụt rè ” và “ yếu ” thì một số chiến lược gia bình tĩnh hơn lại coi phản ứng của ông là “ tỉnh táo ” (thực sự họ dùng chữ “ sane ” có nghĩa là lành mạnh, không bệnh hoạn).
RFI : Có thể so sánh chiến thuật của Putin với Hitler và tương quan lực lượng Nga/ Tây phương hiện nay có khác gì tình trạng Âu Châu chia rẽ trước Đức Quốc Xã trước đây ?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : Về chiến thuật và cách giải thích hành động xâm lấn của mình thì có giống. Cả Hitler lẫn Putin đều viện cớ bảo vệ dân gốc Nga, nói tiếng Nga để lấn chiếm lãnh thổ của các quốc gia lân cận.
Về chiến lược thì không, vì khác với Đức, Nga không nhằm chiếm trọn Âu Châu, và cũng không có khả năng làm việc ấy. Nói một cách tương đối,  thì chiến lược của Putin có tính phòng thủ hơn tấn công. So với tình trạng trước đệ nhị thế chiến thì Âu Châu ngày nay mạnh hơn nhiều. Crimée không phải là Sudetenland.
RFI : Tổng thống Nga suy tính ra sao mà từng bước thúc đẩy quân cờ của mình bất chấp mọi phản ứng của Tây phương ?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : Bởi vì quyền lợi của ông ấy thiết thực hơn, quan trọng hơn, cán cân lực lượng tại chỗ thuận lợi hơn.
Ông cũng nghĩ là các quyền lợi của các quốc gia Châu Âu không đến nổi mạnh để họ xông vào chiến tranh. Ngay cả lãnh tụ cực hữu của Mỹ, Thượng nghị sĩ Ted Cruise, cũng loại bỏ giải pháp vũ lực vì không đáng và nguy hiểm. Người Mỹ không bao giờ nói đến chuyện đưa quân vào (hiện trường) để tạo chiến tranh mà họ cho là không quan trọng.
Nên nhớ là ở Gruzia (2008) vì có hành động khiêu khích của Tổng thống Saakachvili. Còn ở Ukraina, cũng có một số hành động mà Putin cho là khiêu khích. Nên nhớ là trong cuộc Cách mạng màu da cam năm 2004, Putin chấp nhận, đâu có làm gì.
Nhưng mà từ đó đến nay đã có hai thay đổi. Thứ nhất là ông Putin đã củng cố được địa vị trong nước và bên ngoài,  ông cũng cảm thấy khỏe hơn vì cán cân lực lượng ở địa phương. Thứ hai là sau vụ dàn xếp của Tây phương, phe Tổng thống Ianoukovitch và đối lập điều đình với nhau và đồng ý giải pháp « chính phủ đoàn kết quốc gia » trong đó Ianoukovitch cũng có đại diện, rồi bớt quyền Tổng thống, thay đổi Hiến pháp, bầu cử tự do vào tháng 12/2014. Đùng một cái, các phần tử quá khích, trong đó có nhiều người chống Nga, nổi lên lật đổ Ianoukovitch. Ông này bỏ chạy. Cảnh sát và giới thân cận của ông ấy cũng bỏ trốn hết. Rõ ràng là đối lập không tôn trọng thỏa thuận và có khuynh hướng bài Nga nhiều hơn thì Putin lấy cớ đó để hành động.
RFI : Tây phương có biện pháp nào để cứu Ukraina hay thật sự vô kế khả thi ?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : Trên nguyên tắc thì Crimée bỏ phiếu để tự trị hay sáp nhập vào Nga thì Tây phương xem là « không chính đáng ». Nhưng chuyện này đã từng xảy ra ở Ossetia và Abkhazia mà hai nơi này vẫn tồn tại. Dĩ nhiên, đây là một gánh nặng cho Nga.
Bây giờ chuyện còn lại và quan trọng nhất là làm sao cứu được miền đông Ukraina hiện đã có xung đột giữa phe thân Nga và phe thân chính quyền trung ương. Muốn vậy thì phải giúp cho Ukraina mạnh lên. Trước Cách mạng màu da cam thì đã có tham nhũng, sau này cũng tham nhũng, vì thế làm chính phủ yếu. Nếu Châu Âu muốn giúp Ukraina mà Ukraina thì phụ thuộc vào khí đốt và viện trợ của Nga, thì phải bỏ tiền ra, tức là phải giúp Ukraina củng cố chính trị và kinh tế.
RFI : Theo giáo sư thì liệu một cuộc chiến tranh kinh tế có xảy ra hay không ? Nga sẽ xuống thang khi thấy khó nuốt trôi Crimée ? hay chính Tây phương sẽ ngậm đắng nuốt cay ?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : Không có chiến tranh kinh tế. Chế tài kinh tế Nga và Nga đáp trả lại thì có, nhưng chiến tranh kinh tế hay cô lập Nga thì cuối cùng không xảy ra, mặc dù hiện nay có cố gắng xây dựng. Những gì đã xảy ra ở Gruzia sẽ xảy ra ở Ukraina, nhưng các nước lớn cuối cùng sẽ trở lại với nhau. Crimée là việc đã rồi, khó lấy lại được. Tây phương có thể bực tức như trước kia Nga đã từng bực tức, nhưng chẳng có gì phải ngậm đắng nuốt cay.
Đây chỉ là một cái cớ để các chính trị gia Mỹ khai thác chuẩn bị cho mùa tranh cử sắp tới. Nhưng mà họ đã cảnh cáo các nhà lãnh đạo Ukraina đừng tạo cớ cho người ta xâm lấn đất nước. Bởi vì, trong chính phủ Ukraina, có nhiều người chống Nga quá khích, nên Mỹ sợ nếu họ cứ tiến theo kiểu đó thì khó đỡ mà Châu Âu cũng không thể nào đi vào chiến tranh bảo vệ Ukraina được. Cho nên họ yêu cầu các lãnh đạo ấy tự chế và đừng tìm cách khiêu khích Nga làm cho Nga cảm thấy quyền lợi bị đe dọa.
*
Putin thành công chiếm lấy Crimée trong chớp mắt : Chỉ trong vòng hai tuần lễ, từ ngày 27/02 khi Nga đưa quân không mang phù hiệu vào bán đảo Crimée cho đến cuộc trưng cầu dân ý 16/03 mà kết quả được biết trước.
Tổng thống Nga có hai phương án : Một là tuyên bố tức khắc Crimée trở thành lãnh thổ của Liên bang Nga và hai là giữ nguyên trạng như một lá bài để đàm phán với Tây phương hoặc với chính quyền Kiev mà cho đến nay bị Nga xem là « phe đảo chính ».
Trong tình huống nào thì Crimée cũng đã nằm trong tay của Matxcơva.
 

Phương Tây phản đối mạnh mẽ trưng cầu dân ý tại Crimée

Tổng thống Mỹ Barack Obama (P) tiếp Thủ tướng Ukraina Arseni Iatseniouk tại Nhà Trắng, Washington, 12/03/2014
Tổng thống Mỹ Barack Obama (P) tiếp Thủ tướng Ukraina Arseni Iatseniouk tại Nhà Trắng, Washington, 12/03/2014
REUTERS

Anh Vũ
Chỉ còn ba ngày nữa diễn ra cuộc trưng cầu dân ý tại Crimée về việc nước Cộng hoà tự trị này sẽ tách ra, độc lập với Ucraina hay sáp nhập vào Nga, một cuộc bỏ phiếu bị Kiev gọi là trò hề bất hợp pháp cũng như bị các nước phương Tây phản đối gay gắt.

Theo AFP, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, nhiều nước phương Tây đang nghiên cứu khả năng trình Hội Đồng Bảo An hôm nay 13/3/2014 một nghị quyết phản đối cuộc trưng cầu dân ý tại Crimée vào ngày 16/3 tới, mặc dù biết chắc là Nga sẽ dùng quyền phủ quyết bác bỏ văn kiện nói trên. Theo các nguồn tin ngoại giao tại Liên Hiệp Quốc, văn kiện trên sẽ khẳng định lại tính cấp thiết tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ Ukraina, đồng thời lên án cuộc trưng cầu dân ý tại Crimée vi phạm Hiến pháp Ukraina.
Trong khi đó, hôm qua, khi tiếp Thủ tướng Ukraina Arseni Iatseniouk đang ở thăm Washington, Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp tục khẳng định sự ủng hộ toàn diện đối với Ukraina. Ông Obama nói rõ là Hoa Kỳ « bác bỏ hoàn toàn » cuộc trưng cầu dân ý nhằm sáp nhập Crimée vào Nga. Nhân dịp này, Tổng thống Mỹ một lần nữa cảnh cáo Nga đang vi phạm luật pháp quốc tế tại Ukraina và nếu tiếp tục sẽ bị trừng phạt.
Hôm nay, trước Quốc hội Đức, Thủ tướng Angela Merkel cũng đã cảnh cáo là những hành động mà Matxcơva đang theo đuổi tại Ukraina có thể gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế cũng như chính trị không chỉ cho Ukraina, mà còn cho chính nước Nga. Trước đó, vào ngày hôm qua, tại Vacxava, bà Merkel đã khẳng định lại với Thủ tướng Ba Lan Donal Tusk là Liên Hiệp Châu Âu, vào đầu tuần tới, sẽ chuyển qua « giai đoạn hai trừng phạt » Nga, nếu Matxcơva tiếp tục từ chối đối thoại với Kiev. Bước trừng phạt tiếp theo này sẽ bao gồm phong toả tài sản và cấm nhập cảnh đối với các quan chức Nga và Ukraina có trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng. Cũng trong ngày hôm nay, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OCDE thông báo đã cho ngừng « trong thời gian này » thủ tục kết nạp Nga, đồng thời OCDE cũng tỏ ý muốn tăng cường hợp tác với Ukraina.
 http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20140313-phuong-tay-phan-doi-manh-me-trung-cau-dan-y-tai-crimee

No comments:

Post a Comment