Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Sunday 31 March 2019

Ủy Ban Bảo vệ Quyền Làm Người VN hoan nghênh kết luận của Liên Hiệp Quốc

Ông Võ Văn Ái, đại diện của VCHR và AEDH tại khóa họp lần thứ 39 của Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 18/09/18.
Ông Võ Văn Ái, đại diện của VCHR và AEDH tại khóa họp lần thứ 39 của Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 18/09/18.
queme.org
Ủy Ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam (VCHR) trụ sở tại Paris, Pháp vào ngày 29 tháng 3 ra thông cáo hoan nghênh những kết luận của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc về việc thực thi Công ước Quốc tế Về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) của Hà Nội.
Thông cáo báo chí của VCHR cho rằng kết luận trong báo cáo của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tiết lộ những vi phạm trầm trọng, có hệ thống về các quyền dân sự và chính trị tại Việt Nam.
VCHR cũng kêu gọi Việt Nam nhanh chóng có những bước tiến hành thực thi các khuyến nghị của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, chấm dứt đàn áp chính trị và tôn trọng các quyền căn bản của công dân.
Báo cáo của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc mà VCHR hoan nghênh được đưa ra sau lần trình bày thứ 3 theo định kỳ về việc thực thi ICCPR của Hà Nội.
Ủy ban gồm 18 thành viên của Liên Hiệp Quốc nêu bật 26 lĩnh vực đặc biệt quan ngại và 44 khuyến nghị phải cải sửa cho phía Việt Nam. Một số trong những quan ngại và khuyến nghị đó là sự bất nhất giữa ICCPR và luật pháp trong nước. Do vậy Việt Nam cần nhanh chóng rà soát lại khung pháp luật nhằm bảo đảm tất cả những quyền được qui định trong ICCPR được bảo vệ bởi luật pháp trong nước.

Tin, bài liên quan

Hành trình đi lậu từ Vietnam City ở Pháp đến Anh Quốc

  • 29 tháng 3 2019
  • Tại Anh, thỉnh thoảng lại đưa có tin một số trẻ em mất tích ở vùng Đông Nam, mà đáng chú ý là tới phân nửa các trường hợp đều mang quốc tịch Việt Nam.
    Vào tháng 11/2018, bốn trẻ Việt Nam bị thông báo mất tích chỉ vài ngày sau khi được địa phương nhận chăm sóc.
    Phóng viên BBC Glen Campbell đã lần theo hành trình vào Anh bất hợp pháp của các em, và của người Việt nhập cư lậu nói chung, từ "điểm tập kết" của họ tại Pháp, và tìm hiểu lý do những người Việt này thường bỏ trốn khi được đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội, cũng như nguyện vọng của họ nếu tới được Anh.
    Điểm bắt đầu của phóng viên Campbell là một thị trấn khai thác than cổ ở miền Bắc nước Pháp - Angres, nơi được gọi là 'Vietnam City'.

    Tục cầu vong, thờ cúng ở châu Á trong mắt học giả Phương Tây

    • 27 tháng 3 2019
  • Bản quyền hình ảnh Linh Pham/Getty Images
    Câu chuyện chùa Ba Vàng 'gọi vong' ở Việt Nam gần đây lật trở lại một số vấn đề mà giới học giả Phương Tây đã nêu ra khi đề cập đến tín ngưỡng ở xã hội châu Á.
    Việt Nam, giống Trung Quốc, hiện về nguyên tắc theo chủ nghĩa cộng sản vô thần, nhưng xã hội lại theo rất nhiều tín ngưỡng, đạo giáo.
    Một tài liệu của ĐH Cambridge, Anh Quốc khi nói về Việt Nam gọi đây là hiện tượng "Nhà nước cộng sản trong quốc gia tôn giáo" (Communist state in a religious nation).
    Vai trò của Phật giáo, tôn giáo vốn kêu gọi tối giản các phép thờ cúng - Đức Phật khi còn tại thế đã bác bỏ nhiều nghi lễ Bà La Môn của Ấn giáo - nhưng nay lại "đồng hành cùng tín ngưỡng dân gian", cũng được đề cập đến.
    Mặt khác, như một số tài liệu của Hoa Kỳ về Myanmar ngày nay nhận định, Phật giáo cũng có mặt bạo lực và tham vọng chính trị của nó.

    Tục thờ ma quỷ, vong hồn

    Đầu tiên là về phong tục thờ ma quỷ, vong hồn ở vùng Đông Á.
    Angela Tempest nêu quan sát rằng mỗi dịp Tết Nguyên Đán là dịp người Trung Hoa bị ám ảnh bởi ma quỷ.
    Bản quyền hình ảnh Marco Secchi
    Image caption Mộ thời Hán với các hình nhân mã bằng đồng - ảnh từ một triển lãm tại Milan, Ý năm 2010
    Bản quyền hình ảnh Encyclopaedia Britannica
    Image caption Đế chế Trung Hoa thời Hán. Giới sử học tin rằng chính Hán Cao tổ đặt ra truyền thống xây lăng tẩm khắp các châu quận để thời tổ tiên của ông ta
    Họ tin rằng có nhiều loại ác quỷ, ngạ quỷ có năng lực hại người sống và cần trấn áp hoặc mua chuộc chúng.
    Có những loại hồn ma 'hiền lành' hơn cũng sống cùng loài người.
    Nhưng ranh giới giữa hồn ma 'tốt' và 'xấu' rất mong manh.
    Họ tin rằng có hai phần của linh hồn (soul) là phách (po) vốn thoát xác sau khi người ta chết, và hồn (hun) thì ở lại một thời gian và chỉ đi sau khi nhận được lễ.
    Ngay cả hồn của thân nhân ta cũng có thể "quấy phá" sau khi đã chết.
    Đặc biệt, các linh hồn còn chưa có chốn đi về, gọi là 'vong linh' (wangling - wandering spirit), cần được chú ý chăm sóc.
    Dù người Hoa và nhiều dân tộc Đông Nam Á khác đều tin vào vong hồn nhưng con số vong hồn, ma quỷ có tên và đi vào sự tích văn học Trung Hoa lên tới trên 1500, cho thấy sự 'bành trướng' không nghỉ của tín ngưỡng này qua thời gian.
    Vậy tín ngưỡng này đến từ đâu?
    Mark Cartwright viết rằng tục thờ người chết đã có từ thời Đồ Đá ở Trung Hoa.
    Sang đời Thương (1600 - 1046 trước Công nguyên) đã có bằng chứng khảo cổ rằng vua chúa, quý tộc thờ tổ tiên đã khuất của họ.
    Hồn người chết ngự trên trời, theo đúng trật tự xã hội 'có trên có dưới' như xã hội dưới mặt đất, "trần sao âm vậy".
    Đây cũng là tín ngưỡng thầy cúng (shamanism) có ở cả vùng Siberia, Mông Cổ, châu Phi, Nam Mỹ và nhiều nơi trên thế giới thời sơ khai.
    Bản quyền hình ảnh Amanda Ruggeri
    Image caption Người Kyrgyzstan có phong tục làm món bánh bột rán phồng để cúng người chết, gọi là bánh borsook
    Người nhà Thương tin rằng có thể nhờ vị shaman (thầy cúng) làm trung gian để nói chuyện với người đã chết.
    Sang đời nhà Chu (1046 - 256 trước Công nguyên), tục thời tổ tiên của tầng lớp cầm quyền phát triển mạnh.
    Lăng tẩm của vua chúa, quý tộc dành cho tổ tiên họ được xây ở thủ đô của đế chế.
    Từ thời Hán, tục thờ tổ tiên ở Trung Hoa đã tiến lên một bước, thành vũ khí chính trị của các vị hoàng đế.
    Vẫn theo Mark Cartwright, Hán Cao tổ đã cho xây 176 đền thờ tổ tiên ông ta ở thủ đô tại Trường An, và 167 ngôi nữa ở tất cả các thủ phủ châu quận.
    Việc tôn thờ Thái miếu của nhà Hán trở thành tôn giáo cho cả đế chế.
    Duy trì đền thờ, lăng tẩm vào thời gian đó đã cần số nhân lực 67 nghìn người.
    Các quan coi lăng dâng lễ tới 25 nghìn lần một năm, tính theo tổng số lăng mộ.
    Tại sao nhà Hán biến việc tôn thờ tổ tiên của vua thành quốc giáo?
    Đó là vì chính quyền đề ra thuyết Thiên Mệnh để khẳng định vị thế vĩnh viễn, mang tính thần bí của quyền lực gắn liền với cá nhân hoàng đế và thân tộc.
    Thiên Mệnh (Mandate of Heaven) là ý thức hệ chủ chốt của Trung Hoa, và ngày nay, theo một số tác giả, được áp dụng trong cả vấn đề lãnh thổ: thiên mệnh vươn ra đến đâu thì Trung Quốc có quyền đến đó.
    Thần tính của Thiên Tử, gạch nối giữa Thiên - Địa - Nhân, là sự đảm bảo quyền lực chính trị xuyên cả không gia và thời gian.

    Phật giáo cũng chấp nhận thờ cúng

    Nếu như thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng sơ khai có ở khắp nơi - ai cũng muốn kéo dài sự hiện diện của thân nhân đã khuất qua lễ lạt, tưởng nhớ - thì tôn giáo có cách nhìn khác nhau về phong tục này.
    Thiên Chúa Giáo cho đến các thập niên 1960 nghiêm cấm việc thờ cúng tổ tiên.
    Các giáo sĩ dòng Tên (Jesuit) khi sang châu Á truyền đạo đã đề nghị với Vatican vào thế kỷ 17 cho chấp nhận một số nghi lễ thờ cúng tổ tiên của người bản địa.
    Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM
    Image caption Sapa, Việt Nam: mẹ con người Hmong ngồi nghỉ trước một nhà thờ địa phương. Ki Tô giáo vào Việt Nam khi các tín ngưỡng bản địa đã bám rễ từ lâu và tiếp tục có ảnh hưởng
    Nhưng họ bị từ chối và công tác truyền giáo bị ảnh hưởng nhiều vì người Hoa, Việt và Nhật không muốn bỏ thờ cúng tổ tiên.
    Người Hoa và Việt có lễ Thanh minh chăm sóc phần mộ tổ tiên và cúng vong hồn vào Rằm tháng 7.
    Với người Nhật, lễ Bon là dịp quan trọng thứ nhì trong năm, chỉ sau lễ mừng năm mới, khi người ta đem hoa trái dâng lên bàn thờ Butsudan cho tổ tiên.
    Phải sau Công đồng Vatican II năm 1960, Tòa Thánh mới nới lỏng lệnh cấm.
    Khi đến các nước đã thờ tổ tiên, vấn đề của Phật giáo này là làm sao thuyết phục người dân xa thế sự, gia đình để tập trung vào tu tập nhằm giải thoát con người.
    Nhưng các tăng ni Phật giáo thấy rất khó gỡ bỏ truyền thống có từ lâu và cuối cùng thì không ít nhà sư đã tham gia "trợ giúp" người dân thực hành các nghi lễ mang tính cầu cúng vong hồn.
    Trên thực tế, nhiều năm sau khi Đức Phật giác ngộ và nhập Niết Bàn, có một phái là Vajrayana (Kim Cương thừa) đã hình thành tại Ấn Độ, nhấn mạnh đến các phép ma thuật, bắt quyết, quán tưởng để giải thoát.
    Nhưng nhìn chung Phật giáo tìm cách diễn giải các nghi lễ có sẵn của xã hội bản địa Đông Á và Đông Nam Á theo cách hiểu của kinh sách Phật.
    Đây cũng là sự thỏa hiệp để tồn tại và không "mất dân".
    Sau thời Tùy và Đường, Phật giáo Trung Hoa hoàn thành "bản địa hóa" để hòa trộn với nhiều nghi lễ Khổng giáo, Lão giáo và thờ cúng tổ tiên, theo Charles Custer.
    Từ đó, Trung Hoa - và Việt Nam - chấp nhận Tam giáo đồng nguyên, với cả Khổng, Phật và Lão cùng tồn tại, bên cạnh các tín ngưỡng dân gian, trong nhiều thế kỷ về sau.
    Phật giáo nguyên thủy không yêu cầu các lễ lạt đình đám để thờ cúng tốn kém nhưng các phái 'bản địa hóa' tại Trung Hoa đã diễn giải thuyết 'giác ngộ', và 'giải thoát' qua nghi thức cúng bái.
    Bản quyền hình ảnh Fanny Potkin
    Image caption Tại Myanmar, các thầy phù thủy được cho là có được sức mạnh từ việc rao giảng Phật pháp, dùng bùa chú và thuật giả kim
    Kiểm soát các nghi thức này cũng là cách để sư sãi có quyền lực với dân chúng, điều đôi khi gây ra căng thẳng với tầng lớp quan lại theo Khổng giáo.

    Tôn giáo và chính trị

    Có ý kiến cho rằng từ lâu nay, Phương Tây bị cuốn hút bởi mặt tâm linh và huyền bí của Phật giáo mà quên đi rằng có những lúc, tín đồ của đạo này ủng hộ bạo lực.
    Các ví dụ được nêu ra là giới tăng lữ Thiền tông Nhật Bản cổ vũ cho phe quân phiệt đem quân xâm lăng Trung Quốc.
    Ở Sri Lanka, Bodu Bala Sena - Binh đoàn Phật giáo - đã gây ra các vụ tiêu diệt người Hồi giáo.
    Charles Haviland của BBC News viết hồi 2015 trong bài 'The darker side of Buddhism' rằng "bất bạo động là nguyên tắc căn bản của đạo Phật" nhưng tại Sri Lanka, đã có các nhà sư bị cáo buộc vận động, hô hào Thánh chiến và thanh lọc sắc tộc.
    Gần đây hơn, dư luận thế giới sửng sốt trước các vụ kích động bạo lực chống người Rohingya ở Myanmar đến từ các vị sư Phật giáo nước này.
    Đây không phải là lần đầu tiên ở Đông Nam Á, Phật giáo có mặt trong các xung đột.
    Phật giáo chiến đấu (militant Buddhism) có truyền thống trong phái Tiểu Thừa và thường được biện hộ bởi khẩu hiệu Thánh chiến (Dhamma Yudhaya) để bảo vệ đạo.
    Riêng tại Nam Việt Nam, theo tác giả Mark Moyar, có phong trào các nhà sư 'chiến đấu' (militant monks) xuất hiện thời Ngô Đình Diệm và đã tạo ra bất ổn chính trị lớn trong giai đoạn 11/1963- 07/1965.

    Xưng tội và Tự phê có gì giống nhau?

    • 18 tháng 1 2018
  • Bản quyền hình ảnh Jes Aznar
    Image caption Trung Quốc nay có phong trào diễn lại các cảnh 'cách mạng' thời kỳ Hồng quân Trung Hoa
    Với các màn 'tự phê' tập thể nay lên cả truyền hình, một số báo quốc tế hỏi vì sao ông Tập Cận Bình cần uốn nắn tư duy của cả tỷ người Trung Quốc.
    Nhưng việc ông Tập phục hồi phong trào 'phê và tự phê' từ thời Mao Trạch Đông không phải mới diễn ra.
    Ngay từ năm 2013, trong một chuyến thăm ngành giáo dục ở tỉnh 73 triệu dân là Hà Bắc, ông đã nói:
    "Phê và tự phê là vũ khí hùng mạnh để giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ Đảng."
    Như thế, ông Tập đã thực hiện đúng những gì các tổ chức cộng sản tiên khởi đề ra: "phê và tự phê công khai là cách tìm ra con đường đúng" cho đảng của họ.
    Nhưng phong trào cộng sản thực ra đã tiếp nhận 'phê và tự phê' từ Giáo hội Công giáo La Mã, như John Fowles nhận định trong The Journals.

    Vì sao xưng tội?

    Trên thực tế, xưng tội có trước cả Ki Tô giáo vì Do Thái giáo đã công nhận nghi lễ răn mình, chuộc lỗi trước Thượng Đế.
    Mà không chỉ ở các tôn giáo cổ đại từ Trung Đông mới có lễ này.
    Thần đạo của Nhật Bản từ cổ đại đã có lễ Daishu Tanko.
    Khổng giáo cũng nhắc đến việc tu thân, và Luận ngữ có nêu ví dụ tự sửa mình mỗi ngày ba lần của Tăng tử, theo một phân tích trên trang nghiên cứu China File.
    Bản quyền hình ảnh Hulton Archive
    Image caption Tòa án Tôn giáo thời Trung cổ ở Tây Ban Nha: trong một trang sử đen tối của Vatican: các linh mục chờ nạn nhân bị tra tấn thừa nhận các 'tội ác' gán ghép
    Gần như mọi đạo giáo đều chú trọng cầu nguyện và sám hối như cơ chế mỗi tín đồ nhìn lại hành vi của mình để đối chiếu với lý tưởng họ theo đuổi.
    Các chuẩn mực đạo đức cơ bản cũng có trong mọi văn hóa, cộng đồng dân cư, dù họ có tôn giáo hay chỉ mới theo các tín ngưỡng đơn sơ.
    Nhưng cơ chế xưng tội, hay tự phê thực tế không còn là đối thoại riêng tư với tâm linh của chính mình hay Đấng Tối cao mà bạn tin tưởng.
    Vì xưng tội, được nâng thành tín điều Giáo hội La Mã từ thế kỷ 13, là hành động mang tính xã hội: giữa tín đồ và thầy tu.
    Xây dựng trên nền tảng có tội tổ tông và sau khi được rửa tội lần đầu (baptism), tín đồ Ki Tô phải chuộc lỗi liên tục, và giữ mình.
    Sau khi có quy định của Công đồng Lateran (1215), tín đồ Ki Tô phải xưng tội ít nhất một năm một lần.
    Nhưng Giáo hội thúc đẩy để tạo ra bộ quy tắc ứng xử là mỗi lần một tuần.
    Xưng tội trở thành một trong các lễ trọng.
    Sang thời Cải cách, Anh Giáo từng muốn bỏ toàn bộ cơ chế xưng tội.
    Một phong trào có từ Oxford muốn duy trì xưng tội riêng tư nhưng đa số các nhánh của Anh Giáo chỉ coi các buổi lễ chung là đủ.
    Jean Calvin (thế kỷ 16) sau bác bỏ khái niệm coi xưng tội là lễ trọng của La Mã và cho rằng chỉ cầu nguyện là đủ.
    Ngày nay, đa số các phái của Tin Lành tự nhận họ là 'nonconfessional church' - giáo hội không xưng tội.
    Nhưng với Công giáo La Mã, xưng tội vẫn là một phần quan trọng của sinh hoạt tôn giáo.

    Gây tổn thương và lạm dụng

    Laurence Forristal trong bài 'Criticism and Self-Criticism' đã trích thuật Linh mục Aedan McGrath, kể lại sự ngạc nhiên về tinh thần cộng sản vào thập niên 1950 ở Trung Quốc, nơi ông thấy "mỗi người cộng sản là một vị tông đồ, sẵn sàng chết cho lý tưởng vô thần của họ".
    Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Image caption Một lễ xưng tội ngoài trời của người Công giáo tại Ba Lan - ảnh minh họa
    Dù chính thức là vô thần, phong trào cộng sản ban đầu đã chia sẻ hai mục tiêu giống hệt tôn giáo:
    • Sứ mệnh cải tạo toàn bộ xã hội, cụ thể là những người xung quanh; và
    • Sự sẵn sàng đặt hy sinh cá nhân mình, cùng và sức khỏe, sinh mệnh của người khác cho mục tiêu đó.
    Vì thế, cả hai tổ chức này đều cần liên tục đề cao niềm tin vào điều đó, uốn nắn tư duy, hành vi của những người khác, làm sao khiến họ "không bị chệch hướng".
    Nhưng xưng tội, tự phê đều đem lại tổn thương tâm lý.
    Hồi 2014, Cuốn sách 'The Dark Box: A Secret History of Confession' của John Cornwell, một tín đồ Công giáo được xuất bản.
    Tác giả nói về nạn lạm dụng quyền lực và tình dục đằng sau các cuộc xưng tội trong Giáo hội La Mã.
    Lịch sử xưng tội, về bản chất, là quan hệ bất bình đẳng giữa cha đạo và tín đồ.
    Một bên có quyền hỏi và bên kia phải khai hết.
    Thời cổ đại, tín đồ, cả nam và nữ xưng tội bằng cách quỳ trước cha.
    Chuyện người nữ phải úp mặt lên đùi cha đạo cũng thường xảy ra.
    Đơn giản là linh mục đương nhiên được coi là có đạo đức cao, và không ai dám nghi ngờ họ có dâm ý.
    Bản quyền hình ảnh MARK RALSTON
    Image caption Trung Quốc ngày nay đã thay đổi nhiều nhưng lãnh đạo đảng Cộng sản vẫn muốn cho phục hồi thủ tục tự phê
    Theo John Cornwell, cho đến thập niên 1960, không một cha đạo nào được học về tâm lý trẻ em và chuyện dùng quyền lực 'thần thánh' để lạm dụng trẻ là không ít.
    Ngày nay phòng xưng tội phân cách tín đồ và linh mục bằng một tấm vách có đục lỗ, nhưng chuyện không trong sáng vẫn có thể xảy ra, đưa đến nhiều vụ kiện nhằm vào Giáo hội Công giáo La Mã.

    Chỉnh đốn tư tưởng

    Về mặt tâm lý, xưng tội giống tự phê ở chỗ nó tác động đến nhận thức về cá nhân của con người, buộc họ "tẩy rửa" những ý nghĩa "sai lệch".
    Đảng cộng sản tại Nga trong thập niên 1920 đã mở ra các buổi phê và tự phê tập thể để mỗi cá nhân được các đồng chí của mình phê bình, điều chỉnh nhận thức.
    Thời Mao, Trung Quốc cũng có các buổi "tự đấu tranh phê bình" tập thể, đôi khi có hàng trăm, hàng nghìn người cùng tham gia.
    Các biểu ngữ, lời ca, màn trích dẫn Mao tuyển đã tạo không khí cho buổi tự phê và nhanh chóng biến nó thành 'đấu tố'.
    Nhưng sang thời Khai phóng ông Đặng Tiểu Bình, người từng là nạn nhân của đấu tố trong Cách mạng Văn hóa, đã ra lệnh cấm 'tự phê tập thể'.
    Việc ông Tập Cận Bình cho phục hồi 'phê và tự phê' đang khiến giới quan sát nước ngoài đặt câu hỏi về động cơ thực sự của phong trào này.
    Bản quyền hình ảnh JEAN VINCENT
    Image caption Thời Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc, tự phê nhanh chóng biến thành đấu tố và hành hạ
    Trong năm 2013 ông Tập lần đầu tiên xuất hiện trên truyền hình để chủ trì buổi họp 'phê và tự phê' của lãnh đạo tỉnh Hồ Bắc.
    Cả bí thư tỉnh Chu Bản Thuận và chủ tịch Trương Khánh Vệ đều 'tự phê' công khai, nhận là họ hoặc đã 'có ý thức lao động yếu', hoặc 'chi tiêu cho lễ Tết nhiều'.
    Nhưng một tờ báo Singapore nhận xét, cuộc tự phê này không làm cho số phận hai ông Chu và Trương 'tiến bộ' mà chỉ một thời gian sau thì họ bị hạ bệ.
    Một cán bộ như vậy khi được/bị chọn ra tự phê công khai là chấp nhận trao số phận chính trị cho lãnh đạo Đảng và việc bị xử lý chỉ còn là vấn đề thời gian.
    Khác với xưng tội được giữ kín trong giáo hội, tự phê của ĐCS Trung Quốc tước đi cơ hội bào chữa của nạn nhân trước tòa án tôn trọng nhân quyền của họ.
    Xem thêm về Chính trị Việt Nam:


    Vì sao Trấn Quốc là một trong 10 chùa 'đẹp bậc nhất thế giới'?

    • 28 tháng 3 2019
  • Bản quyền hình ảnh Marka
    Image caption 'Khung cảnh hồ nước tạo cho chùa Trấn Quốc sự hấp dẫn" , theo trang web wanderlust
    Chùa chỉ đẹp nếu hài hòa với môi trường xung quanh, dù là nơi đô thị hay núi non, theo một trang web xếp Trấn Quốc vào một trong 10 chùa 'đẹp không thể tả nổi' trên thế giới.
    Các chùa to, xây tốn kém nhưng trái cảnh quan xung quanh, thiếu bề dày lịch sử hoặc một ý nghĩa mới cũng không được trang wanderlust.co.uk để ý đến.
    Trong bảng xếp hạng năm 2017, trang web này đặt Chùa Trấn Quốc ở Hà Nội, Việt Nam vào vị trí thứ ba trong 10 ngôi chùa "đẹp nhất trên toàn thế giới".
    Về ngôi chùa này, trang web viết:
    "Nằm trên bán đảo nhỏ, phía Đông của Hồ Tây, Trấn Quốc là ngôi chùa cổ nhất Hà Nội. Nó đã có trên 1500 năm tuổi và gần đây, được bầu chọn là 'ngôi chùa đẹp nhất thế giới (recently voted the most beautiful pagoda in the world).
    Khung cảnh hồ nước tạo cho chùa sự hấp dẫn, và khách đến được trao hương để đốt trong các đền nhỏ ở cả khu chùa này. Bạn hãy chú ý đến cây Bồ đề. Nó mọc ra từ một nhánh lấy từ chính cây gốc ở Boh Gaya bên Ấn Độ, nơi mà Đức Phật đã ngồi tu và đạt Giác ngộ."
    Image caption Trấn Quốc về đêm lung linh như tranh
    Các tài liệu khác cho hay đây là cây Bồ đề chính phủ Ấn Độ tặng cho VNDCCH hồi năm 1959.
    Đây không phải là lần đầu tiên một trang web tiếng Anh ca ngợi chùa Trấn Quốc.
    Hồi 2016, tờ Daily Mail ở Anh xếp chùa này vào trong số 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới.

    10 chùa đẹp nhất thế giới

    Trang wanderlust.co.uk nêu ra các ngôi chùa sau mà họ cho là "đẹp khó tả" và nhất thế giới:
    1. Đại Nhạn Tháp, Tây An, Trung Quốc: Chùa xây năm 652 để giữ kinh Phật mà Huyền Tăng đem về từ Ấn Độ sau các chuyến thỉnh kinh gian khổ. Ngôi tháp nổi tiếng của chùa xây hoàn toàn bằng gạch ghép vào nhau, không có chất xi măng như thời nay. Chùa được trùng tu sau động đất thời Minh.
    2. Lầu Hoàng Hạc, Vũ Hán, Trung Quốc: Nổi tiếng với lầu Hoàng Hạc trong bài thơ của Thôi Hiệu, thời nhà Đường, ngôi chùa 900 tuổi đã trải qua 12 lần trùng tu, xây sửa và đổi chỗ. Năm 1985, chùa được di dời tới địa điểm hiện nay để lấy chỗ cho một cây cầu.
    3. Chùa Trấn Quốc, Hà Nội (xem thêm ở trên);
    4. Chùa Toji, Kyoto, Nhật Bản: Ngọn tháp chỉ cao 57 mét nhưng đã là tháp chùa cao nhất nước Nhật. Khung cảnh xung quanh tuyệt đẹp, nhất là vào mùa thu. Chùa xây bởi Đại sư Kobo năm 826.
    Bản quyền hình ảnh PRASIT CHANSAREEKORN
    Image caption Chùa Chureito trên nền núi Phú Sĩ, Nhật Bản
    5. Đền Đạo Lão (Taoist Temple), ở Cebu, Philippines: Xây xong năm 1972 cho cộng đồng người Hoa tại đây.
    6: Chùa tháp trong vườn Kew Gardens, London, Anh Quốc: Hoàn tất năm 1762, và có tên là Great Pagoda, tháp có chiều cao 50 mét và là kiến trúc mang ảnh hưởng Trung Hoa "chính thống" nhất các vua chúa Anh cho xây ở London thời đó.
    Công trình được thiết kế bởi Sir William Chambers cho Hoàng gia Anh và các tầng bằng gạch xây theo phong cách Georgian ở Anh nhưng lấy cảm hứng từ chùa ở Nam Kinh, Trung Quốc.
    Khách đến thăm có thể trèo 253 bậc lên đỉnh tháp để ngắm cảnh London. Đây không phải là ngôi chùa có sư tăng mà chỉ là công trình kiến thúc thuộc vườn thực vật Kew.
    7. Ba ngọn tháp của Sùng Thánh Tự trên núi Thương San, Vân Nam, Trung Quốc. Xây vào thế kỷ 9 và 10 với ba ngọn tháp "đuổi rồng", bảo vệ cho thành phố Đại Lý.
    8. Chùa Chureito, Fujiyoshida, Nhật Bản: Xây xong để làm tượng đài hòa bình năm 1963, chùa nằm không xa Tokyo và có nền cảnh là núi Phú Sĩ nổi tiếng.
    9: Chùa 'The Pagoda on Skyline Drive', Pennsylvania, Hoa Kỳ: Xây xong năm 1908 trên núi Mount Penn, đây là ngôi chùa hiện đại, có quán ăn, khách sạn và nổi tiếng với quả chuông từ Nhật Bản.
    10. Tháp Đài Bắc 101, Đài Loan: Trang wanderlust giải thích dù về mặt kỹ thuật, tháp này không phải là chùa, nhưng có hình dáng khi thiết kế của tháp chùa. Tháp cũng được xây theo nguyên tắc 'tám cạnh' của Phật giáo, hoàn tất năm 2004.
    Bản quyền hình ảnh DEA / G. WRIGHT
    Image caption 'Great Pagoda' trong Kew Gardens ở London, Anh Quốc
    Xem thêm về tôn giáo:

    Uống một chai rượu vang bằng hút bao nhiêu điếu thuốc?

    • 29 tháng 3 2019
  • Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Uống một chai rượu vang 750ml một tuần tăng nguy cơ phát triển ung thư trong suốt cuộc đời, tương đương 10 điếu thuốc lá một tuần với phụ nữ và năm đối với nam, một nghiên cứu kết luận.
    Các nhà nghiên cứu của Vương quốc Anh cho biết đây là cách tốt để truyền tải nguy cơ với sức khỏe khi uống bia rượu vừa phải.
    Nhưng các chuyên gia cho rằng hút thuốc lá mang lại nguy cơ ung thư lớn hơn nhiều so với đồ uống có cồn, đối với hầu hết dân nhậu.
    Và cách duy nhất giảm thiểu nguy cơ do hút thuốc lá là bỏ thuốc lá.
    Hướng dẫn của chính phủ về tiêu thụ đồ uống có cồn khuyên nam giới và phụ nữ uống không quá 14 đơn vị mỗi tuần - tương đương sáu pints (3,4l) bia có nồng độ trung bình hoặc bảy ly rượu vang (tương đương một chai rưỡi).
    Hướng dẫn cũng cho biết không có mức độ uống "an toàn" đối với nguy cơ sức khỏe.
    Nghiên cứu này cho biết thậm chí uống bia rượu vừa phải có thể khiến bạn có nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư vú, là bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ Anh.
    Tác hại ung thư của đồ uống có cồn là gì?
    Viết trên BMC Public Health, các nhà nghiên cứu tính toán rằng nếu 1.000 người đàn ông không hút thuốc và 1.000 phụ nữ không hút thuốc mỗi người uống một chai rượu vang một tuần, có thêm khoảng 10 người đàn ông và 14 phụ nữ có thể bị ung thư trong suốt cuộc đời.
    Ở phụ nữ, lượng đồ uống có cồn liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú và ở nam giới, nó liên quan đến ung thư đường tiêu hóa và gan.
    Image caption Lượng bia rượu được khuyên uống dành cho nam giới và phụ nữ
    Để có được tính toán, nhóm nghiên cứu từ Đại học Southampton và Đại học Bangor sử dụng dữ liệu nguy cơ ung thư từ Cancer Research UK và dữ liệu về số bệnh nhân ung thư theo dân số có thể liên quan đến thuốc lá và đồ uống có cồn.

    Tranh cãi

    Tiến sĩ Minouk Schoemaker, nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Ung thư, London, người tiến hành nghiên cứu về nguyên nhân gây ung thư vú, nói rằng nghiên cứu này đưa ra một "cái nhìn sâu sắc thú vị" nhưng bức tranh không hề đơn giản.
    "Bức tranh tổng thể về nguy cơ mắc ung thư là vô cùng phức tạp và nhiều sắc thái, do đó điều quan trọng cần ghi nhớ là nghiên cứu mới này là chủ đề của nhiều giả định," bà nói.
    "Ví dụ, rất khó để loại bỏ hoàn toàn tác động của đồ uống có cồn và thuốc lá, và nghiên cứu không tính đến thời gian hút thuốc bao lâu và thời gian khi nào thì ngừng."
    Nghiên cứu chỉ xem xét bệnh ung thư - chứ không xem xét bất kỳ bệnh nào khác như các bệnh tim mạch hay bệnh phổi phổ biến ở những người hút thuốc.
    Nghiên cứu cũng sử dụng dữ liệu từ năm 2004 và không tính đến các yếu tố khác có thể gây ung thư như tuổi tác, gen gia đình, chế độ ăn uống và các nhân tố khác của lối sống.
    Và số lượng thuốc lá "tương đương" với đồ uống có cồn là rất ít, khi hầu hết người hút thuốc hút nhiều hơn một ngày.
    Kết quả là, với một số người, vẫn có những tranh cãi về tác dụng của nghiên cứu này.
    Bản quyền hình ảnh George Rose/Getty Images
    Image caption Một chai rượu vang tương đương 10 điếu thuốc lá đối với phụ nữ

    'Hút thuốc nguy hiểm hơn'

    Giáo sư John Britton, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thuốc lá và Đồ uống có cồn của Vương quốc Anh thuộc Đại học Nottingham, nói: "Tôi không chắc nhiều người quyết định liệu hút thuốc hay uống rượu bia... dựa trên mức độ rủi ro của cả hai được so sánh như thế nào."
    "Nghiên cứu này cho thấy rằng liên quan đến nguy cơ ung thư, hút thuốc lá nguy hiểm hơn nhiều so với uống rượu bia. Hút thuốc cũng nguy hiểm hơn nhiều đồ uống có cồn liên quan đến một loạt các bệnh khác."
    "Nếu người hút thuốc lo lắng về sức khỏe của họ, điều tốt nhất họ có thể làm là bỏ thuốc lá.
    "Những người uống rượu bia nên cố gắng tuân thủ các hướng dẫn được khuyến nghị là 14 đơn vị một tuần," Giáo sư Britton bổ sung.
    Nhưng Tiến sĩ Bob Patton, giảng viên tâm lý học thực hành tại Đại học Surrey, nói rằng nghiên cứu có thể thay đổi dư luận.
    "Có thể những phát hiện từ nghiên cứu đơn giản này sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến cách những người uống rượu bia, và đặc biệt là phụ nữ uống rượu bia, cân nhắc những nguy cơ liên quan đến uống đồ uống có cồn," ông nói.
    "Việc xem xét uống rượu bia giống như hút thuốc có thể dẫn đến việc giảm tiêu thụ và các tác hại liên quan của nó."