Chuyện hàng ngày. . .
Không
đâu như Việt Nam, hầu như không ngày nào là không có một đề tài chính
trị / xã hội khiến người dân không thể không quan tâm. Cuộc sống nếu
thiếu sự thay đổi sẽ là một bức tranh thủy mạc im ắng và chỉ để treo
tường, nhưng nếu trong cộng đồng mà ngày nào cũng phải đối diện với
những thông tin không hay có liên quan trực tiếp đến mình thì cuộc sống
ấy nếu không bấp bênh thì cũng đầy bất trắc.
Khi sán lợn và dịch tả lợn châu Phi hoành hành người dân chỉ đơn giản là không ăn thịt lợn trong lúc nhà nước không có một chính sách thực tế nào đối phó kịp thời và hữu hiệu cho người nuôi lợn. Người tiêu thụ thịt lợn cũng không thể cứ ngưng ăn nó là thoát hiểm bởi cuộc sống cộng sinh không cho phép ai đứng bên ngoài một cuộc khủng hoảng bởi tác động trực tiếp của việc sán lợn và dịch tả lợn châu Phi sẽ ảnh hưởng lên y tế, chăn nuôi, nông phẩm và tiêu dùng. Cái khác thường là chính phủ tỏ ra khá nhạy cảm với thông tin xấu về dịch tả lợn châu Phi và trẻ em nhiễm sán lợn ở các tỉnh phía Bắc. Nhạy cảm vì không cho phép người dân loan truyền tin này ra cho cộng đồng và phạt thật nặng nếu ai “tung tin” về con lợn nhiễm bệnh. Cuộc khủng hoảng “lợn” do đó thêm phần nặng nề cho người dân và càng gây khó khăn cho chính nhà nước trong việc ứng phó. Có thể nhận thấy rằng đây là một hình thái của khủng hoảng chính sách.
Câu chuyện cô gái trong thang máy bị một kẻ sàm sỡ bằng cách “cưỡng” hôn (xin mở dấu kép ở chữ “cưỡng” để nhấn mạnh yếu tố sách nhiễu cho hành động “hôn”. Hai chữ này hoàn toàn không giống với “cưỡng hôn” dính liền nhau mà báo chí đang dùng, có một ý nghĩa hoàn toàn khác là cưỡng bức hôn nhân) cuối cùng được cơ quan công an ra quyết định bồi thường 200 ngàn đồng cho nạn nhân, đang khiến cho dư luận nổi giận. Đây là một cuộc khủng hoảng khác đang xảy ra tại Việt Nam: khủng hoảng pháp lý.
Xa hơn một chút là dự án đường cao tốc xuyên Việt mà báo chí đang rộn lên với những hình ảnh không mấy tốt đẹp nếu nó được Trung Quốc tham gia đấu thầu hay xây dựng. Người dân vốn dị ứng với yếu tố Trung Quốc từ cây kim sợi chỉ đang dùng trong nhà cho đến ô nhiễm môi trường và an toàn thực phẩm nên khi nghe dự án con đường huyết mạch nối liền cả nước được hé lộ thông tin thì hầu như không gia đình nào là không biết. Những bữa cơm thanh đạm được thêm chút gia vị của con đường xuyên Việt tuy không làm cho nó ngưng lại hay dứt khoát không chọn Trung Quốc, nhưng chí ít thì người dân cũng đã thấy được sự nguy hiểm đang chực chờ trong từng gia đình nếu dự án được phê duyệt sau khi các nhóm lợi ích vận động hành lang Quốc hội để được thông qua khi mà trước đó bằng những chiêu trò không khó nhận ra, bọn tham nhũng chính sách lại một lần nữa chiến thắng người dân, những con người đang quần quật hằng ngày để nuôi chúng. Chống Trung Quốc tham gia vào dự án cao tốc xuyên Việt điển hình cho một cuộc khủng hoảng khác: Khủng hoảng niềm tin.
Mỗi gia đình người Việt thường có một bàn thờ, mỗi bàn thờ tượng trưng cho một niềm tin vào đấng chí tôn hay chí ít là thờ phụng tổ tiên, ông bà. Không nhà nào có bàn thờ để tôn sùng bọn thầy pháp, dùng bùa chú để cứu nhân độ thế. Vậy mà chúng vẫn sống, vẫn hàng ngày được báo chí bảo trợ cho những câu chuyện đồng bóng, xin xâm, bói toán, thỉnh vong…Mê tín không những không bị chính quyền khoanh vùng đối phó mà còn tiếp tay cho bọn đồng bóng, thầy pháp, sư hổ mang lộng hành bằng cách im lặng. Câu chuyện về chùa Ba Vàng thuộc thành phố Uông Bí Tỉnh Quảng Ninh đã hé lộ sự thật về tình trạng mê tín dị đoan đã đến mức báo động đỏ. Người ta bất chấp đạo lý con người để đưa ra những tà thuyết nhằm mưu lợi. Chùa Ba Vàng có cái gọi là “Thỉnh vong giải nghiệp” để móc túi người nhẹ dạ. Theo lời của người trong chùa thì “thỉnh vong giải nghiệp” làm cho mọi bệnh tật và xui xẻo trong cuộc sống đều được lý giải là bởi oán hồn gây ra. Muốn thoát nạn thì buộc phải "trả nợ" cho vong từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng thông qua hình thức công đức vào nhà chùa.
Câu chuyện của nữ sinh đi giao gà bị giết được chùa Ba Vàng tận dụng để làm chứng cho tà thuyết của nhóm người trụ trì trong chùa như sau:
“Lúc 18h30 ngày 30 Tết Kỷ Hợi, Nữ sinh viên Cao Mỹ D.bị mất tích khi đi giao gà cho một người khách lạ tại khu vực C13, phường Thanh Trường, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Bốn ngày sau người dân phát hiện thi thể của D trong một ngôi nhà hoang do bị siết cổ. Sau đó năm hung thủ bị bắt và bị truy tố.”
Bà Phạm Thị Yến, đang tu tập tại chùa Ba Vàng giải thích vụ án “nữ sinh giao gà tại Điện Biên” bằng luận điệu không khỏi căm phẫn, bà cho rằng: “Nguyên nhân chính không phải là nguyên nhân đi ship hàng mà khiến bị hiếp như vậy mà nguyên nhân chính phải do các ác nghiệp của bạn ấy trong tiền kiếp. Duyên trong hiện tại bạn ấy lại sát sinh, 2 cái này cộng vào nhau khiến bạn ấy bị như vậy. Ai làm gì cũng phải do quả báo của chính mình”.
Lôi một người không may bị sát hại bởi bọn nghiện ma túy ra để bêu rếu bằng lý lẽ ma cô của Phạm Thị Yến là một cuộc khủng hoảng khác của xã hội hôm nay: Khủng hoảng lòng thiện lương.
Mỗi ngày người dân tiếp tục bị các cuộc khủng hoảng tấn công như vậy nhưng chính quyền không chấp nhận chữa trị bằng các biện pháp hữu hiệu thì liệu rồi đây có bao nhiêu bệnh việc tâm thần cần phải được lập ra để người bị áp lực vào tạm trú?
Thật ra không ai bị tâm thần trước các cuộc khủng hoảng mang tính điển hình cho cả xã hội Việt Nam hôm nay, nhưng khó để cho rằng trong một xã hội đầy rẫy những câu chuyện như vậy lại có chỉ số hạnh phúc đang rất đỗi tự hào thì bao nhiêu phần trăm là sự thật? Không lẽ nhà nước đã bỏ tiền ra mua một con số ảo để “đàn áp” những con số thật đang xuất hiện hàng ngày trên báo chí?
Khi sán lợn và dịch tả lợn châu Phi hoành hành người dân chỉ đơn giản là không ăn thịt lợn trong lúc nhà nước không có một chính sách thực tế nào đối phó kịp thời và hữu hiệu cho người nuôi lợn. Người tiêu thụ thịt lợn cũng không thể cứ ngưng ăn nó là thoát hiểm bởi cuộc sống cộng sinh không cho phép ai đứng bên ngoài một cuộc khủng hoảng bởi tác động trực tiếp của việc sán lợn và dịch tả lợn châu Phi sẽ ảnh hưởng lên y tế, chăn nuôi, nông phẩm và tiêu dùng. Cái khác thường là chính phủ tỏ ra khá nhạy cảm với thông tin xấu về dịch tả lợn châu Phi và trẻ em nhiễm sán lợn ở các tỉnh phía Bắc. Nhạy cảm vì không cho phép người dân loan truyền tin này ra cho cộng đồng và phạt thật nặng nếu ai “tung tin” về con lợn nhiễm bệnh. Cuộc khủng hoảng “lợn” do đó thêm phần nặng nề cho người dân và càng gây khó khăn cho chính nhà nước trong việc ứng phó. Có thể nhận thấy rằng đây là một hình thái của khủng hoảng chính sách.
Câu chuyện cô gái trong thang máy bị một kẻ sàm sỡ bằng cách “cưỡng” hôn (xin mở dấu kép ở chữ “cưỡng” để nhấn mạnh yếu tố sách nhiễu cho hành động “hôn”. Hai chữ này hoàn toàn không giống với “cưỡng hôn” dính liền nhau mà báo chí đang dùng, có một ý nghĩa hoàn toàn khác là cưỡng bức hôn nhân) cuối cùng được cơ quan công an ra quyết định bồi thường 200 ngàn đồng cho nạn nhân, đang khiến cho dư luận nổi giận. Đây là một cuộc khủng hoảng khác đang xảy ra tại Việt Nam: khủng hoảng pháp lý.
Xa hơn một chút là dự án đường cao tốc xuyên Việt mà báo chí đang rộn lên với những hình ảnh không mấy tốt đẹp nếu nó được Trung Quốc tham gia đấu thầu hay xây dựng. Người dân vốn dị ứng với yếu tố Trung Quốc từ cây kim sợi chỉ đang dùng trong nhà cho đến ô nhiễm môi trường và an toàn thực phẩm nên khi nghe dự án con đường huyết mạch nối liền cả nước được hé lộ thông tin thì hầu như không gia đình nào là không biết. Những bữa cơm thanh đạm được thêm chút gia vị của con đường xuyên Việt tuy không làm cho nó ngưng lại hay dứt khoát không chọn Trung Quốc, nhưng chí ít thì người dân cũng đã thấy được sự nguy hiểm đang chực chờ trong từng gia đình nếu dự án được phê duyệt sau khi các nhóm lợi ích vận động hành lang Quốc hội để được thông qua khi mà trước đó bằng những chiêu trò không khó nhận ra, bọn tham nhũng chính sách lại một lần nữa chiến thắng người dân, những con người đang quần quật hằng ngày để nuôi chúng. Chống Trung Quốc tham gia vào dự án cao tốc xuyên Việt điển hình cho một cuộc khủng hoảng khác: Khủng hoảng niềm tin.
Mỗi gia đình người Việt thường có một bàn thờ, mỗi bàn thờ tượng trưng cho một niềm tin vào đấng chí tôn hay chí ít là thờ phụng tổ tiên, ông bà. Không nhà nào có bàn thờ để tôn sùng bọn thầy pháp, dùng bùa chú để cứu nhân độ thế. Vậy mà chúng vẫn sống, vẫn hàng ngày được báo chí bảo trợ cho những câu chuyện đồng bóng, xin xâm, bói toán, thỉnh vong…Mê tín không những không bị chính quyền khoanh vùng đối phó mà còn tiếp tay cho bọn đồng bóng, thầy pháp, sư hổ mang lộng hành bằng cách im lặng. Câu chuyện về chùa Ba Vàng thuộc thành phố Uông Bí Tỉnh Quảng Ninh đã hé lộ sự thật về tình trạng mê tín dị đoan đã đến mức báo động đỏ. Người ta bất chấp đạo lý con người để đưa ra những tà thuyết nhằm mưu lợi. Chùa Ba Vàng có cái gọi là “Thỉnh vong giải nghiệp” để móc túi người nhẹ dạ. Theo lời của người trong chùa thì “thỉnh vong giải nghiệp” làm cho mọi bệnh tật và xui xẻo trong cuộc sống đều được lý giải là bởi oán hồn gây ra. Muốn thoát nạn thì buộc phải "trả nợ" cho vong từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng thông qua hình thức công đức vào nhà chùa.
Câu chuyện của nữ sinh đi giao gà bị giết được chùa Ba Vàng tận dụng để làm chứng cho tà thuyết của nhóm người trụ trì trong chùa như sau:
“Lúc 18h30 ngày 30 Tết Kỷ Hợi, Nữ sinh viên Cao Mỹ D.bị mất tích khi đi giao gà cho một người khách lạ tại khu vực C13, phường Thanh Trường, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Bốn ngày sau người dân phát hiện thi thể của D trong một ngôi nhà hoang do bị siết cổ. Sau đó năm hung thủ bị bắt và bị truy tố.”
Bà Phạm Thị Yến, đang tu tập tại chùa Ba Vàng giải thích vụ án “nữ sinh giao gà tại Điện Biên” bằng luận điệu không khỏi căm phẫn, bà cho rằng: “Nguyên nhân chính không phải là nguyên nhân đi ship hàng mà khiến bị hiếp như vậy mà nguyên nhân chính phải do các ác nghiệp của bạn ấy trong tiền kiếp. Duyên trong hiện tại bạn ấy lại sát sinh, 2 cái này cộng vào nhau khiến bạn ấy bị như vậy. Ai làm gì cũng phải do quả báo của chính mình”.
Lôi một người không may bị sát hại bởi bọn nghiện ma túy ra để bêu rếu bằng lý lẽ ma cô của Phạm Thị Yến là một cuộc khủng hoảng khác của xã hội hôm nay: Khủng hoảng lòng thiện lương.
Mỗi ngày người dân tiếp tục bị các cuộc khủng hoảng tấn công như vậy nhưng chính quyền không chấp nhận chữa trị bằng các biện pháp hữu hiệu thì liệu rồi đây có bao nhiêu bệnh việc tâm thần cần phải được lập ra để người bị áp lực vào tạm trú?
Thật ra không ai bị tâm thần trước các cuộc khủng hoảng mang tính điển hình cho cả xã hội Việt Nam hôm nay, nhưng khó để cho rằng trong một xã hội đầy rẫy những câu chuyện như vậy lại có chỉ số hạnh phúc đang rất đỗi tự hào thì bao nhiêu phần trăm là sự thật? Không lẽ nhà nước đã bỏ tiền ra mua một con số ảo để “đàn áp” những con số thật đang xuất hiện hàng ngày trên báo chí?
No comments:
Post a Comment