Những cái chết được biết trước
Không
còn nghi ngờ gì nữa Việt Nam là đất nước có con số tử vong về ung thư
và tai nạn giao thông cao nhất nhì thế giới. Những con số không biết nói
dối về hiện trạng này đang đánh thức sự lơ là của công chúng về những
cái chết được báo trước mà chính người dân, do thiếu hiểu biết về cuộc
sống đã tự chuốc lấy cho mình.
Người Việt rất thờ ơ với căn bệnh ung thư. Với nhiều người đây là căn bệnh “trời kêu ai nấy dạ” và không hề để ý tới những nguyên nhân xa hay gần để tránh nó. Gần là rượu và thuốc lá, xa là ô nhiễm môi trường hay an toàn thực phẩm, mọi thứ đều có thể lên tiếng để cộng đồng, nhà nước tiếp tay bảo vệ. Bộ y tế đã chạy tội khi con số ung thư cao vượt tầm kiểm soát. Thiếu giường, thiếu thuốc, thiếu năng lực đào tạo đang làm Bộ y tế khủng hoảng và do đó việc phòng chống ung thư xem ra không thiết thực với những đòi hỏi sát sườn.
Tai nạn giao thông là một vấn nạn khác đang giết người dân mỗi ngày ngoài đường. Con số người bị thương và chết ngày một tăng cao tỷ lệ thuận với việc mở đường hay xây những con đường cao tốc mới. Người dân cũng cho rằng tai nạn gia thông không ai muốn xảy ra và vì vậy cũng là dạng “trời kêu ai nấy dạ”.
Nếu sống tại những nước có nền kinh tế phát triển cao hơn, một thể chế dân chủ thật sự hơn thì sự thể đã khác, nhất là lĩnh vực tai nạn giao thông, thứ có thể kiểm soát dễ dàng bằng những biện pháp giao thông hiện đại chắc chắn sẽ giúp bảo vệ sinh mạng người dân an toàn hơn do quy hoạch và các bản vẽ giao thông phù hợp.
Hai vụ tai nạn giao thông mới và đau lòng nhất đều do xe có tải trọng lớn gây ra có thể tránh được nếu Bộ Giao thông Vận tải nắm bắt tình trạng lưu thông của từng khu vực. Chiều ngày 2 tháng 1 năm 2019 xảy ra một vụ tai nạn do lái xe đầu kéo chở thùng container 40 feet trên Quốc lộ 1A, hướng từ miền Tây về TP HCM. Khi đến ngã tư Bình Nhựt, đoạn gần cầu Bến Lức, tỉnh Long An, xe bất ngờ tông hàng loạt xe máy dừng đèn đỏ phía trước gây cho 4 người chết tại chỗ hơn 20 người khác bị thương.
Cơ quan điều tra xác nhận tài xế vừa uống rượu trong một đám giỗ vừa dương tính trong khi thử nghiệm có sử dụng ma túy hay không.
Kết quả này cho thấy luật lệ giao thông áp dụng cho tài xế các loại xe vận tải hết sức lỏng lẻo. Ai cũng biết ma túy là chất gây ảo giác khiến con người có cảm tưởng mình sáng suốt và mạnh mẽ hơn sau khi sử dụng. Đây là lý do mà cánh tài xế xe tải đường dài thường tìm tới chúng như một phương thuốc khiến buồn ngủ, mỏi mệt bị đánh tan. Nhưng sự thật ngược lại hoàn toàn với niềm tin ngu muội này. Ma túy là chất giúp cho con người bay bổng trong ảo giác và sự bay bổng ấy làm cho một tài xế bình thường không thấy được hình ảnh phía trước anh ta một cách chính xác. Tai nạn xảy ra do ảo giác là điều có thể tránh nếu luật giao thông quy định chặt chẽ và biện pháp chế tài thật gắt gao may ra mới tránh được tình trạng sử dụng ma túy trong giới tài xế đường dài.
Biện pháp hay nhất là cấm tài xế xe đường dài lái xe liên tục trong 10 tiếng đồng hồ. Trạm cân xe có thể theo dõi tình trạng ngủ đủ giấc của tài xế và đôi khi kiểm tra ma túy đột xuất khiến tài xế lo sợ không dám sử dụng chúng nữa.
Tai nạn thứ hai vừa xảy ra vào khoảng 14 giờ 15 ngày 21.1, xe tải biển số 29C - 719.53 lưu thông trên Quốc lộ 5, đoạn qua xã Kim Lương (huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) đã đâm vào đoàn người đang trên đường đi thắp hương tại một đài tưởng niệm liệt sĩ ở gần đó trở về. Theo thông tin tại hiện trường, vụ tại nạn làm 8 người tử vong, 7 người bị thương.
Nguyên nhân được cơ quan điều tra xác nhận là tài xế gây ra tai nạn cũng dương tính sau khi xét nghiệm ma túy trong máu của đương sự.
Vụ tai nạn này còn một điểm sai trái dẫn đến tai nạn là chiếc cầu vượt dành riêng cho người đi bộ. Hình ảnh báo chí đăng tải cho thấy chiếc cầu băng ngang quốc lộ 5 và người đi bộ được dẫn xuống trên lề đường của xa lộ trong phạm vi mà xe lưu thông có thể va chạm bất cứ lúc nào.
Nạn nhân của vụ tai nạn này băng qua đường bằng cầu vượt và họ dẫn nhau đi hàng một trên lề đường để đến điểm ra khỏi xa lộ. Chiếc xe mất lái đã cán những người này khi họ không hề hay biết gì. Còn sự thương tâm nào hơn do tắc trách của một bản vẽ ngu dốt?
Chiếc cầu cho thấy tư duy làm cho có việc bất kể phương pháp và nhất là mức độ an toàn phải được tính tới đầu tiên trong bất cứ hoạt động nào của giao thông công cộng. Một bảng chỉ đường không phù họp, một lằn kẻ sai quy tắc lưu thông hay lề đường quá hẹp đều là nguyên nhân dẫn đến tai nạn. Sở giao thông vận tải của địa phương là nơi chịu trách nhiệm đầu tiên khi sự cố xảy ra. Bộ Giao thông Vận tải liên đới trách nhiệm và tất cả các tai nạn giao thông ra tại Việt Nam cần phải có chỉ đạo từ Bộ để từ đó các kỹ sư cầu đường có trách nhiệm hơn trong các bản vẽ của họ.
Quy hoạch đường bộ là trách nhiệm của Bộ giao thông Vận tải vậy chiếc cầu vượt gián tiếp gây ra chết người này là lỗi của Bộ hay của Sở?
Hơn 6.000 người chết trong 9 tháng đầu năm 2018 có phải là con số bình thường như các quan to thường phán hay không?
Người Việt rất thờ ơ với căn bệnh ung thư. Với nhiều người đây là căn bệnh “trời kêu ai nấy dạ” và không hề để ý tới những nguyên nhân xa hay gần để tránh nó. Gần là rượu và thuốc lá, xa là ô nhiễm môi trường hay an toàn thực phẩm, mọi thứ đều có thể lên tiếng để cộng đồng, nhà nước tiếp tay bảo vệ. Bộ y tế đã chạy tội khi con số ung thư cao vượt tầm kiểm soát. Thiếu giường, thiếu thuốc, thiếu năng lực đào tạo đang làm Bộ y tế khủng hoảng và do đó việc phòng chống ung thư xem ra không thiết thực với những đòi hỏi sát sườn.
Tai nạn giao thông là một vấn nạn khác đang giết người dân mỗi ngày ngoài đường. Con số người bị thương và chết ngày một tăng cao tỷ lệ thuận với việc mở đường hay xây những con đường cao tốc mới. Người dân cũng cho rằng tai nạn gia thông không ai muốn xảy ra và vì vậy cũng là dạng “trời kêu ai nấy dạ”.
Nếu sống tại những nước có nền kinh tế phát triển cao hơn, một thể chế dân chủ thật sự hơn thì sự thể đã khác, nhất là lĩnh vực tai nạn giao thông, thứ có thể kiểm soát dễ dàng bằng những biện pháp giao thông hiện đại chắc chắn sẽ giúp bảo vệ sinh mạng người dân an toàn hơn do quy hoạch và các bản vẽ giao thông phù hợp.
Hai vụ tai nạn giao thông mới và đau lòng nhất đều do xe có tải trọng lớn gây ra có thể tránh được nếu Bộ Giao thông Vận tải nắm bắt tình trạng lưu thông của từng khu vực. Chiều ngày 2 tháng 1 năm 2019 xảy ra một vụ tai nạn do lái xe đầu kéo chở thùng container 40 feet trên Quốc lộ 1A, hướng từ miền Tây về TP HCM. Khi đến ngã tư Bình Nhựt, đoạn gần cầu Bến Lức, tỉnh Long An, xe bất ngờ tông hàng loạt xe máy dừng đèn đỏ phía trước gây cho 4 người chết tại chỗ hơn 20 người khác bị thương.
Cơ quan điều tra xác nhận tài xế vừa uống rượu trong một đám giỗ vừa dương tính trong khi thử nghiệm có sử dụng ma túy hay không.
Kết quả này cho thấy luật lệ giao thông áp dụng cho tài xế các loại xe vận tải hết sức lỏng lẻo. Ai cũng biết ma túy là chất gây ảo giác khiến con người có cảm tưởng mình sáng suốt và mạnh mẽ hơn sau khi sử dụng. Đây là lý do mà cánh tài xế xe tải đường dài thường tìm tới chúng như một phương thuốc khiến buồn ngủ, mỏi mệt bị đánh tan. Nhưng sự thật ngược lại hoàn toàn với niềm tin ngu muội này. Ma túy là chất giúp cho con người bay bổng trong ảo giác và sự bay bổng ấy làm cho một tài xế bình thường không thấy được hình ảnh phía trước anh ta một cách chính xác. Tai nạn xảy ra do ảo giác là điều có thể tránh nếu luật giao thông quy định chặt chẽ và biện pháp chế tài thật gắt gao may ra mới tránh được tình trạng sử dụng ma túy trong giới tài xế đường dài.
Biện pháp hay nhất là cấm tài xế xe đường dài lái xe liên tục trong 10 tiếng đồng hồ. Trạm cân xe có thể theo dõi tình trạng ngủ đủ giấc của tài xế và đôi khi kiểm tra ma túy đột xuất khiến tài xế lo sợ không dám sử dụng chúng nữa.
Tai nạn thứ hai vừa xảy ra vào khoảng 14 giờ 15 ngày 21.1, xe tải biển số 29C - 719.53 lưu thông trên Quốc lộ 5, đoạn qua xã Kim Lương (huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) đã đâm vào đoàn người đang trên đường đi thắp hương tại một đài tưởng niệm liệt sĩ ở gần đó trở về. Theo thông tin tại hiện trường, vụ tại nạn làm 8 người tử vong, 7 người bị thương.
Nguyên nhân được cơ quan điều tra xác nhận là tài xế gây ra tai nạn cũng dương tính sau khi xét nghiệm ma túy trong máu của đương sự.
Vụ tai nạn này còn một điểm sai trái dẫn đến tai nạn là chiếc cầu vượt dành riêng cho người đi bộ. Hình ảnh báo chí đăng tải cho thấy chiếc cầu băng ngang quốc lộ 5 và người đi bộ được dẫn xuống trên lề đường của xa lộ trong phạm vi mà xe lưu thông có thể va chạm bất cứ lúc nào.
Nạn nhân của vụ tai nạn này băng qua đường bằng cầu vượt và họ dẫn nhau đi hàng một trên lề đường để đến điểm ra khỏi xa lộ. Chiếc xe mất lái đã cán những người này khi họ không hề hay biết gì. Còn sự thương tâm nào hơn do tắc trách của một bản vẽ ngu dốt?
Chiếc cầu cho thấy tư duy làm cho có việc bất kể phương pháp và nhất là mức độ an toàn phải được tính tới đầu tiên trong bất cứ hoạt động nào của giao thông công cộng. Một bảng chỉ đường không phù họp, một lằn kẻ sai quy tắc lưu thông hay lề đường quá hẹp đều là nguyên nhân dẫn đến tai nạn. Sở giao thông vận tải của địa phương là nơi chịu trách nhiệm đầu tiên khi sự cố xảy ra. Bộ Giao thông Vận tải liên đới trách nhiệm và tất cả các tai nạn giao thông ra tại Việt Nam cần phải có chỉ đạo từ Bộ để từ đó các kỹ sư cầu đường có trách nhiệm hơn trong các bản vẽ của họ.
Quy hoạch đường bộ là trách nhiệm của Bộ giao thông Vận tải vậy chiếc cầu vượt gián tiếp gây ra chết người này là lỗi của Bộ hay của Sở?
Hơn 6.000 người chết trong 9 tháng đầu năm 2018 có phải là con số bình thường như các quan to thường phán hay không?
No comments:
Post a Comment