Một ni sư âm thầm cầu siêu cho 140 người Việt tại Nhật
Sư cô Thích Tâm Trí, Chủ tịch Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản, trong suốt hai mươi năm qua đã tận tụy vun đắp cho đời sống tinh thần, tâm linh của các đồng hương Việt Nam, theo hãng tin Reuters.
Ni sư Thích Tâm Trí nói với Reuters: “Bất cứ khi nào có ai liên hệ với tôi để thông tin về việc có người vừa qua đời, tôi chỉ có thể cất lên hai tiếng: ‘Sao thế?’ và ‘Vậy nữa sao?’”
Điều quan trọng trong mối quan hệ của con người là vượt qua ranh giới tôn giáo, văn hóa và biết khởi tâm yêu thương.Tỳ Kheo Ni Thích Tâm Trí.
Lao động Việt Nam thường bị hấp dẫn bởi mức lương cao ở Nhật, nhưng để trở thành lao động nhập cư, họ phải trả những khoản phí lớn cho các nhà tuyển dụng.
Người Việt hiện là nhóm lao động nước ngoài gia tăng nhanh nhất tại Nhật Bản. Kể từ ngày 1/4, nước này sẽ áp dụng luật mới cho phép nhiều lao động nước ngoài hơn vào làm việc, nhằm đối phó với tình trạng thiếu hụt nhân công trong nước.
Trong số 140 cái tên được khắc trên bài vị tại ngôi chùa, nhiều người đến Nhật Bản theo chương trình “tu nghiệp sinh kỹ thuật” vốn bị lên án là một hình thức nhập khẩu lao động giá rẻ.
Bên cạnh những bài vị của người lớn là hàng bài vị nhỏ hơn dành cho thai nhi chưa kịp chào đời nhưng đã bị phá bỏ.
Nhiều ý kiến trái chiều về luật lao động mới của Nhật khiến dư luận chú ý đến các vấn đề khác như làm việc quá giờ, nợ lương và tình trạng quấy rối tình dục.
Tì Kheo Ni Thích Tâm Trí cho biết nhiều người có tên trên bài vị qua đời vì các bệnh liên quan đến tình trạng căng thẳng quá mức. Một số khác thiệt mạng do bị tai nạn hoặc tự tử.
Ni sư chia sẻ: “Gia đình ở quê nhà đặt nhiều hy vọng lên các bạn trẻ này. Người thân rất tự hào, luôn khoe với mọi người, nhất là với bà con thôn xóm về con trai và con gái ở Nhật. Họ đặt nhiều niềm tin. Nhưng thay vào đó, những gì họ nhận được là hài cốt của con, bài vị và một vài di ảnh.”
Họ đặt nhiều niềm tin. Nhưng thay vào đó, những gì họ nhận được là hài cốt của con, bài vị và một vài di ảnh.Tỳ Kheo Ni Thích Tâm Trí.
Từ quê nhà ở Việt Nam, anh Vũ Ngọc Thủy, chia sẻ với Reuters: “Tôi đồng ý cho cô ấy đi vì muốn có thu nhập cao hơn một chút so với làm việc ở Việt Nam. Nếu biết sự tình như thế này, tôi sẽ không bao giờ dám để cô ấy đi làm xa nhà như thế.”
Anh Thủy cho biết vợ anh không được chăm sóc y tế từ lúc sớm. Bà Toshimi Matsubayashi, lãnh đạo hợp tác xã nơi cô Trang làm việc, nói với Reuters rằng cô Trang đã được đưa đến bệnh viện ngay sau khi cô ngã bệnh, và hợp tác xã đã thanh toán chi phí y tế cho cô.
Bà cho biết thêm rằng tất cả các học viên ở hợp tác xã đều được đối xử tử tế.
Chương trình thị thực dành cho thực tập viên kỹ thuật sẽ thu nhận khoảng 345.000 lao động làm việc tại Nhật Bản trong vòng 5 năm ở 14 lĩnh vực do khan hiếm lao động trong nước.
Ni sư Thích Tâm Trí nói nếu điều kiện theo hệ thống mới tốt hơn, có lẽ sẽ có nhiều làn sóng lao động Việt Nam tìm kiếm một cuộc sống đổi đời tại Nhật.
Ni sư chia sẻ: “Có những thực tập sinh làm việc chăm chỉ trong 3 năm và trở về Việt Nam, xây cất nhà tường khang trang. Như vậy cũng mừng cho họ.”
Ni sư nói thêm: “Làn sóng này dần dần không còn biên giới. Điều quan trọng trong mối quan hệ của con người là vượt qua ranh giới tôn giáo, văn hóa và biết khởi tâm yêu thương.”
No comments:
Post a Comment