Dân giàu hay Đảng mạnh?
Thứ Ba, 01/29/2019 - 19:38 — canhco
Hiệp
định thương mại tự do EU và Việt Nam, viết tắt EVFTA, đã bị đông lạnh
sau khi Nghị sĩ Jude Kirton-Darling và Nghị sĩ Ramon Tremosa, cả hai là
thành viên Nghị viện châu Âu đăng lên mạng đoạn video trong đó họ nói có
“những lý do kỹ thuật” để hoãn thông qua EVFTA.
Vấn đề nhân quyền đã được hai nghị sĩ nhắc tới như những điểm mấu chốt khiến cho EVFTA chưa thể thông qua: Hàng trăm tù nhân chính trị vẫn còn bị giam giữ không xét xử. Luật an ninh mạng vừa có hiệu lực và vụ đàn áp, xóa trắng Vườn rau Lộc Hưng khiến hàng trăm gia đình mất nhà cửa, tài sản một cách vô cớ.
Nghị sĩ Kirton-Darling cho biết nếu Việt Nam không cải thiện những vấn đề nói trên, Hội đồng tiếp theo phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam sẽ rất khó thông qua.
Trước đó, bà Malmstrom, một viên chức cấp cao về thương mại của EU, đã gửi một lá thư đến Hà Nội bày tỏ mong muốn Việt Nam cam kết cải cách các vấn đề lao động và nêu lên những quan ngại về nhân quyền, nhưng Chính phủ Hà Nội đã không có phản hồi gì về lá thư này.
Bên cạnh đó các tổ chức Xã hội dân sự và NGO trong và ngoài nước đã tỏ ra quan tâm tới EVFTA cho một Việt Nam khi chính quyền vẫn còn đối xử bất công với nhân quyền cho chính người dân của họ. Mười tám tổ chức dân sự trong và ngoài Việt Nam hôm 18/1 đã gửi thư đến Quốc hội Châu Âu, đề nghị EU hoãn việc bỏ phiếu thông qua Hiệp định tự thương mại với Việt Nam vì những lo ngại về tình hình nhân quyền.
Việt Nam và EU đã hoàn tất việc đàm phán EVFTA từ năm 2015 và hy vọng rằng bản hiệp định quan trọng ấy sẽ được ký kết vào tháng 5 này. Tuy nhiên hôm 13/11 vừa qua Quốc hội Châu Âu đã ra nghị quyết lên án tình trạng vi phạm nhân quyền tiếp diễn tại Việt Nam.
Vậy là nguyên nhân làm bánh xe EVFTA bị nghẽn vẫn là vấn đề nhân quyền. Hà Nội biết rất rõ về hạt sạn này nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao không có một phản ứng nào cho dù là lấy lệ để thuyết phục những lời lẽ chống đối đến từ các cấp có thẩm quyền nhất trong việc phê chuẩn hiệp ước?
Đây là một câu hỏi lớn dành cho chính phủ Việt Nam khi cả nước bây giờ đã biết sự thất bại ê chề sau một thời gian dài hy vọng.
Hy vọng vì khi EVFTA được thông qua nó sẽ mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội mới. Quan trọng nhất là EU sẽ xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu đối với gần 90% hàng hóa mà Việt Nam nhập vào EU.
Trong 3 quý đầu năm nay xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang EU đã đạt 31,2 tỷ USD, tăng 2,96 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2017, trong khi nhập khẩu từ thị trường EU chỉ 9,99 tỷ USD. Thặng dư thương mại của Việt Nam với EU lên tới 21,24 tỷ USD chỉ trong 9 tháng. Với thuế nhập khẩu khoảng 14% được đưa về 0% cho khoảng 70% tổng số kim ngạch xuất khẩu người ta thấy ngay số tiền mà Việt Nam kiếm được chắc chắn là không nhỏ.
Bên cạnh các nền kinh tế lớn của thế giới như Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản thì Liên minh châu Âu là một đối trọng và nếu EVFTA được ký kết Việt Nam sẽ có cơ hội vươn lên khi lượng lớn hàng hóa xuất khẩu sẽ không bị đánh thuế đồng nào. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống như dệt may và thủy sản sẽ ổn định gây tin tưởng cho người sản xuất và nhất là sẽ dần dần bớt lệ thuộc vào Trung Quốc.
Sau hơn ba năm đàm phán Việt Nam chưa chứng tỏ được khả năng đáp ứng nhu cầu mà đối tác đưa ra. Đối với EU thì vấn đề minh bạch và công bằng là then chốt đã đành nhưng họ vẫn bảo vệ người công nhân trực tiếp làm ra sản phẩm cũng như phẩm giá con người trong đất nước mà họ ký kết phải được tôn trọng như chính họ hành xử tại đất nước của mình. Việt Nam bị vấn đề “nhân quyền” làm mờ mắt khi ngày đêm lo sợ thế lực phản động có những hoạt động nhằm lật đổ mình, mặc dù các thế lực ấy chỉ là bóng ma, chỉ có khả năng dọa dẫm người yếu bóng vía như chính quyền Hà Nội từ xưa tới nay.
Luật An ninh mạng Việt Nam hoàn toàn diễn theo kịch bản của Trung Quốc và nghĩ rằng sẽ không một quốc gia nào có thể nhảy vào can thiệp. Tuy nhiên Việt Nam không phải là Trung Quốc nên chính luật lệ không giống ai này đã bị EU lên án và gián tiếp trừng phạt thông qua phê duyệt EVFTA.
Việt Nam cũng không thể ngờ là lòng tham vô độ của một nhúm cầm quyền tại Quận Tân Bình lại đưa vấn đề Vườn rau Lộc Hưng lên thành câu chuyện lớn trên truyền thông thế giới. Đối với các định chế dân chủ Tây phương quyền làm người là tất cả, không ai được dẫm lên hay diễn dịch khác với cách diễn dịch phổ quát của Liên Hiệp Quốc.
Có lẽ Việt Nam còn ngủ mê trên những con số ảo đi lên của nền kinh tế, bất cần nhìn thấy hậu quả đang theo sát sau lưng nên bài học WTO vẫn không làm cho Bộ chính trị nhíu mày suy nghĩ.
Họ vẫn suy nghĩ làm cách nào để Đảng mạnh hơn qua cách mà ông TBT, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gắn lon cho Bộ trưởng Công an và Chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị bất kể ông Tô Lâm đang chịu trách nhiệm gián tiếp của hai thứ trưởng công an dưới quyền đang trả lời các vi phạm của họ trước tòa án.
Đảng phải mạnh còn dân có giàu hay không thì tính sau.
Đảng lấy ngân sách nuôi đảng viên, tướng tá quân đội thì dĩ nhiên là mạnh rồi. Nhưng câu chuyện Venezuela cũng nuôi hệ thống quân đội và cảnh sát bao nhiêu năm nay có chống lại được nhân dân của họ đâu?
Dân còm cõi thì sẽ bạo động, Đảng bòn rút thì sẽ bị vạch mặt đưa tới sự sụp đổ. EVFTA là cơ hội, là bậc thang để người dân leo lên một tầm cao mới của đời sống nhưng bị Đảng cản trở, phủ định bằng cách làm ngược lại những gì mà đối tác yêu cầu, vậy Đảng có xứng đáng tiếp tục dẫn dắt hơn 90 triệu con người tội nghiệp nữa hay không?
Vấn đề nhân quyền đã được hai nghị sĩ nhắc tới như những điểm mấu chốt khiến cho EVFTA chưa thể thông qua: Hàng trăm tù nhân chính trị vẫn còn bị giam giữ không xét xử. Luật an ninh mạng vừa có hiệu lực và vụ đàn áp, xóa trắng Vườn rau Lộc Hưng khiến hàng trăm gia đình mất nhà cửa, tài sản một cách vô cớ.
Nghị sĩ Kirton-Darling cho biết nếu Việt Nam không cải thiện những vấn đề nói trên, Hội đồng tiếp theo phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam sẽ rất khó thông qua.
Trước đó, bà Malmstrom, một viên chức cấp cao về thương mại của EU, đã gửi một lá thư đến Hà Nội bày tỏ mong muốn Việt Nam cam kết cải cách các vấn đề lao động và nêu lên những quan ngại về nhân quyền, nhưng Chính phủ Hà Nội đã không có phản hồi gì về lá thư này.
Bên cạnh đó các tổ chức Xã hội dân sự và NGO trong và ngoài nước đã tỏ ra quan tâm tới EVFTA cho một Việt Nam khi chính quyền vẫn còn đối xử bất công với nhân quyền cho chính người dân của họ. Mười tám tổ chức dân sự trong và ngoài Việt Nam hôm 18/1 đã gửi thư đến Quốc hội Châu Âu, đề nghị EU hoãn việc bỏ phiếu thông qua Hiệp định tự thương mại với Việt Nam vì những lo ngại về tình hình nhân quyền.
Việt Nam và EU đã hoàn tất việc đàm phán EVFTA từ năm 2015 và hy vọng rằng bản hiệp định quan trọng ấy sẽ được ký kết vào tháng 5 này. Tuy nhiên hôm 13/11 vừa qua Quốc hội Châu Âu đã ra nghị quyết lên án tình trạng vi phạm nhân quyền tiếp diễn tại Việt Nam.
Vậy là nguyên nhân làm bánh xe EVFTA bị nghẽn vẫn là vấn đề nhân quyền. Hà Nội biết rất rõ về hạt sạn này nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao không có một phản ứng nào cho dù là lấy lệ để thuyết phục những lời lẽ chống đối đến từ các cấp có thẩm quyền nhất trong việc phê chuẩn hiệp ước?
Đây là một câu hỏi lớn dành cho chính phủ Việt Nam khi cả nước bây giờ đã biết sự thất bại ê chề sau một thời gian dài hy vọng.
Hy vọng vì khi EVFTA được thông qua nó sẽ mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội mới. Quan trọng nhất là EU sẽ xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu đối với gần 90% hàng hóa mà Việt Nam nhập vào EU.
Trong 3 quý đầu năm nay xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang EU đã đạt 31,2 tỷ USD, tăng 2,96 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2017, trong khi nhập khẩu từ thị trường EU chỉ 9,99 tỷ USD. Thặng dư thương mại của Việt Nam với EU lên tới 21,24 tỷ USD chỉ trong 9 tháng. Với thuế nhập khẩu khoảng 14% được đưa về 0% cho khoảng 70% tổng số kim ngạch xuất khẩu người ta thấy ngay số tiền mà Việt Nam kiếm được chắc chắn là không nhỏ.
Bên cạnh các nền kinh tế lớn của thế giới như Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản thì Liên minh châu Âu là một đối trọng và nếu EVFTA được ký kết Việt Nam sẽ có cơ hội vươn lên khi lượng lớn hàng hóa xuất khẩu sẽ không bị đánh thuế đồng nào. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống như dệt may và thủy sản sẽ ổn định gây tin tưởng cho người sản xuất và nhất là sẽ dần dần bớt lệ thuộc vào Trung Quốc.
Sau hơn ba năm đàm phán Việt Nam chưa chứng tỏ được khả năng đáp ứng nhu cầu mà đối tác đưa ra. Đối với EU thì vấn đề minh bạch và công bằng là then chốt đã đành nhưng họ vẫn bảo vệ người công nhân trực tiếp làm ra sản phẩm cũng như phẩm giá con người trong đất nước mà họ ký kết phải được tôn trọng như chính họ hành xử tại đất nước của mình. Việt Nam bị vấn đề “nhân quyền” làm mờ mắt khi ngày đêm lo sợ thế lực phản động có những hoạt động nhằm lật đổ mình, mặc dù các thế lực ấy chỉ là bóng ma, chỉ có khả năng dọa dẫm người yếu bóng vía như chính quyền Hà Nội từ xưa tới nay.
Luật An ninh mạng Việt Nam hoàn toàn diễn theo kịch bản của Trung Quốc và nghĩ rằng sẽ không một quốc gia nào có thể nhảy vào can thiệp. Tuy nhiên Việt Nam không phải là Trung Quốc nên chính luật lệ không giống ai này đã bị EU lên án và gián tiếp trừng phạt thông qua phê duyệt EVFTA.
Việt Nam cũng không thể ngờ là lòng tham vô độ của một nhúm cầm quyền tại Quận Tân Bình lại đưa vấn đề Vườn rau Lộc Hưng lên thành câu chuyện lớn trên truyền thông thế giới. Đối với các định chế dân chủ Tây phương quyền làm người là tất cả, không ai được dẫm lên hay diễn dịch khác với cách diễn dịch phổ quát của Liên Hiệp Quốc.
Có lẽ Việt Nam còn ngủ mê trên những con số ảo đi lên của nền kinh tế, bất cần nhìn thấy hậu quả đang theo sát sau lưng nên bài học WTO vẫn không làm cho Bộ chính trị nhíu mày suy nghĩ.
Họ vẫn suy nghĩ làm cách nào để Đảng mạnh hơn qua cách mà ông TBT, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gắn lon cho Bộ trưởng Công an và Chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị bất kể ông Tô Lâm đang chịu trách nhiệm gián tiếp của hai thứ trưởng công an dưới quyền đang trả lời các vi phạm của họ trước tòa án.
Đảng phải mạnh còn dân có giàu hay không thì tính sau.
Đảng lấy ngân sách nuôi đảng viên, tướng tá quân đội thì dĩ nhiên là mạnh rồi. Nhưng câu chuyện Venezuela cũng nuôi hệ thống quân đội và cảnh sát bao nhiêu năm nay có chống lại được nhân dân của họ đâu?
Dân còm cõi thì sẽ bạo động, Đảng bòn rút thì sẽ bị vạch mặt đưa tới sự sụp đổ. EVFTA là cơ hội, là bậc thang để người dân leo lên một tầm cao mới của đời sống nhưng bị Đảng cản trở, phủ định bằng cách làm ngược lại những gì mà đối tác yêu cầu, vậy Đảng có xứng đáng tiếp tục dẫn dắt hơn 90 triệu con người tội nghiệp nữa hay không?
No comments:
Post a Comment