Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Saturday, 19 October 2019

Sau 14 năm, TQ mới cho chôn Triệu Tử Dương - lãnh đạo phe cải cách bị thanh trừng

  • 19 tháng 10 2019
  • Bản quyền hình ảnh AFP
    Image caption Ông Triệu Tử Dương nói với sinh viên tại Bắc Kinh tháng 5/1989
    Tro cốt nhà lãnh đạo phe cải cách của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Triệu Tử Dương, bị thanh trừng vì phản đối sử dụng vũ lực để đàn áp các cuộc biểu tình sinh viên năm 1989, mới được chôn cất tại Bắc Kinh.
    Tro cốt của ông Triệu Tử Dương, người chết năm 2005, được an táng cùng với vợ ông trong một buổi lễ yên lặng.
    Ông Triệu Tử Dương bị phế truất với tư cách là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1989 và bị quản thúc tại gia cho đến khi ông qua đời.
    Cuộc đàn áp do giới chức cộng sản Trung Quốc khởi xướng đã giết chết hàng trăm người, nhưng những sự kiện này đã bị loại ra khỏi sách lịch sử Trung Quốc.
    Các cuộc đàm phán về những gì cần làm với tro cốt của một người đàn ông mà chính quyền cố gắng loại ra khỏi lịch sử, đã diễn ra trong nhiều năm.
    Chỉ có người thân trong gia đình mới được phép tham dự lễ chôn cất 'cấp thấp' tại nghĩa trang Tianshou Garden ở Chaoping ngoại ô phía bắc Bắc Kinh. Những người ủng hộ không được tiếp cận.
    "Hôm nay chúng tôi chôn cất cha mẹ mình bằng các nghi lễ gia đình. Buổi lễ nhỏ được tổ chức trong bầu không khí gia đình thân mật, " Wang Yannan, con gái của ông Triệu Tử Dương nói với BBC Tiếng Trung.
    Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Image caption Một sinh viên bị thương trong cuộc đụng độ giữ lực lượng Quân đội Nhân dân Trung Hoa và người biểu tình vào tháng 6/1989
    Bà cũng xin lỗi vì đã không công khai thông báo về việc chôn cất trước khi nó diễn ra, nói rằng gia đình không chắc chắn liệu họ có được chính quyền bật đèn xanh hay không cho đến phút chót.
    Ông Triệu Tử Dương được cất nhắc bởi cựu lãnh đạo tối cao Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình - khi đó đang tìm kiếm người giúp cải cách nền kinh tế và mở cửa đất nước ra thế giới bên ngoài.
    Vị trí của ông có vẻ được đảm bảo khi ông được lên làm Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản cầm quyền năm 1987.
    Nhưng các cuộc biểu tình của sinh viên và người dân ở Bắc Kinh - và các nơi khác trên khắp Trung Quốc - hai năm sau đó đã tiết lộ sự chia rẽ sâu sắc trong giới lãnh đạo đảng.
    Hàng trăm ngàn người kêu gọi cải cách dân chủ trong một cuộc biểu tình ôn hòa chủ yếu tập trung ở Quảng trường Thiên An Môn.
    Ông Triệu Tử Dương, người có thái độ tự do hơn các nhà lãnh đạo khác, ủng hộ cách tiếp cận hòa giải đối với người biểu tình.
    Quan điểm đó cuối cùng đã thua những người muốn đưa quân đội vào, và ông Đặng Tiểu Bình đã chấp thuận việc giam giữ người mà ông từng tín nhiệm.

    Cái kết của một cuộc chờ đợi dài

    Phân tích của Vivian Wu, BBC Tiếng Trung
    Bản quyền hình ảnh BBC NEWS CHINESE
    Image caption Ngôi mộ ông Triệu Tử Dương, người bị loại ra khỏi lịch sử Trung Quốc
    Việc chôn cất Triệu Tử Dương - từng là quan chức hàng đầu của Trung Quốc - đã là một vấn đề gây tranh cãi.
    Thông thường, chôn cất các nhà lãnh đạo nhà nước Trung Quốc là những sự kiện xa hoa, được hoàn thiện với sự phô trương của giới truyền thông. Nhưng khi ông Triệu Tử Dương qua đời vào năm 2005, có thông báo rằng lễ hỏa táng ông sẽ được tổ chức tại một nghĩa trang dành cho cho các lãnh đạo nhà nước, các quan chức cấp cao và những người nổi tiếng. Sau đó, giới chức không phép chôn cất tro cốt của ông và gia đình đã đưa tro cốt của ông về nhà.
    Ông cũng đã ra đi mà không có các bài phát biểu và bài xã luận thông thường như trong lễ tưởng niệm các nhà lãnh đạo Trung Quốc quá cố.
    Chính quyền đã xếp ông vào loại "cựu lãnh đạo bị lật đổ" mà những ngày tưởng niệm ông bị bóp nghẹt bởi sự im lặng có chủ ý và anh ninh thắt chặt.
    Gia đình ông Triệu Tử Dương đã không chấp nhận sự sắp xếp này và bây giờ, sau nhiều năm kiên nhẫn, họ đã được phép chôn cất cha mẹ mình cùng nhau.
    Ngôi mộ của ông một cách tự nhiên sẽ trở thành nơi tưởng niệm cho công chúng vì ông đã trở thành một biểu tượng cho sự hy sinh lợi ích cá nhân cho nền dân chủ, bất chấp chính quyền đánh dấu 'đỏ' bất cứ sự kiện tưởng niệm nào hoặc ai đó liên quan đến ngày 4/6.

    Chủ đề liên quan

    Tin liên quan

    Vì sao người Ba Lan không ưa luật lệ

    Đi tìm loại chocolate ngon nhất thế giới

    Hội nghị TƯ11: 'Không nên đẩy quả bóng trách nhiệm cho người khác'

    TQ lợi dụng việc hợp tác với đại học nước ngoài ra sao?

    Bãi Tư Chính: "Tình hình cực kỳ nguy hiểm với chủ quyền của VN"

    Jesse Peterson: Người Việt cần học cách chỉ trích lịch thiệp

    VN bác bỏ tin nói 'là nước rửa tiền hàng đầu'

    'Bố già' và 50 năm của một hiện tượng văn hóa

    No comments:

    Post a Comment