Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tránh né gọi tên Trung Quốc xâm lấn trước Liên Hiệp Quốc
Hình minh họa đã photoshop
Mẹ Nấm (Danlambao) - Báo Việt Nam đưa tin "Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đưa vấn đề Biển Đông ra Liên Hiệp Quốc".
Nội dung bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) tại New
York (Hoa Kỳ) không hề có yếu tố "Trung Quốc" - chủ thể gây hấn, quấy
rối tại vùng biển Tư Chính của Việt Nam trong suốt 3 tháng qua. Sự việc
này một lần nữa chứng minh chủ trương giữ gìn đại cục, thúc đẩy quan hệ
mừng kỷ niệm 70 năm Quốc khách Trung Cộng là có thật.
Bài phát biểu dài khoảng 15 phút của ông Phạm Bình Minh có đoạn: “Việt
Nam đã nhiều lần lên tiếng quan ngại về những diễn biến phức tạp gần
đây ở Biển Đông bao gồm những vụ xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền
và quyền tài phán ở vùng biển của Việt Nam đã được xác định bởi UNCLOS
(Công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc 1982). Chúng tôi kêu gọi tất
cả các bên liên quan ở Biển Đông tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt
là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, vốn được xem
là "Hiến pháp đối với các đại dương".
Bên cạnh đó, Phó thủ tướng Việt Nam cũng đề cập đến luật pháp quốc tế trong bài phát biểu của mình: "Luật
quốc tế là nền tảng quan hệ công bằng giữa các quốc gia. Hành động của
chúng ta phải tuân theo luật quốc tế. Việt Nam tin rằng việc tuân thủ
luật quốc tế là biện pháp quan trọng nhất để ngăn chặn xung đột, và tìm
kiếm giải pháp lâu dài cho các tranh chấp. Chúng tôi ủng hộ mọi nỗ lực
để giải quyết tranh chấp qua các biện pháp hòa bình theo hiến chương LHQ
và luật quốc tế bao gồm cả đàm phán, tham vấn, và qua cơ chế tòa.”
Không có Bãi Tư Chính, không có yếu tố Trung Quốc. Với thế giới tất cả
như một màn kịch mờ nhạt mà ở đó Việt Nam tố cáo một kẻ gây rối không hề
có tên trên bản đồ thế giới.
Đây chính là thái độ của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam trước Đại hội
đồng Liên Hiệp Quốc. Hẳn người quan sát cũng đã thấy rõ việc tránh chỉ
ra cụ thể các xung đột căng thẳng tại Bãi Tư Chính, né hẳn việc chỉ mặt
Trung Quốc trước thế giới trong bối cảnh Trung Cộng hiện đã bị Hoa Kỳ và
gần 30 nước khác tố cáo tại kỳ họp lần này.
Việt Nam - một quốc gia đang bị xâm lấn, đang gặp rắc rối trong việc bảo
vệ quyền khai thác dầu khí của mình trên vùng biển chủ quyền, nhưng
lãnh đạo Ba Đình lại chọn thái độ hàng hai, né tránh gọi tên kẻ gây hấn
trước sự chứng kiến của thế giới thì ai sẽ bảo vệ chủ quyền cho đất nước
này khi lựa chọn của lãnh đạo là như vậy?
Bài phát biểu của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh được khá nhiều người kỳ
vọng trong ngày 28/9 tại Liên Hiệp Quốc đã chỉ ra rất rõ lựa chọn của CS
Việt Nam là sẽ không bao giờ làm phật lòng Trung Quốc đặc biệt ngay
trước lễ kỷ niệm 70 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Song song với hành động này, hai ngày trước đó tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đã công khai ước muốn tiếp tục "thúc đẩy quan hệ" với Bắc Kinh tại lễ chiêu đãi kỷ niệm Quốc khánh do đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, Hùng Ba, tổ chức.
Bắt tay, nâng ly chúc mừng kẻ gây rối, né tránh gọi tên quân xâm lược là
lựa chọn đối nội và đối ngoại trong quan hệ với Bắc Kinh của Ba Đình.
Người dân Việt Nam có còn muốn "để đảng và nhà nước lo" nữa hay không?
29.09.2019
No comments:
Post a Comment