Bộ máy địa phương và những con bọ chét
Một
cơ thể sinh vật lành mạnh không thể chấp nhận những cá thể ký sinh. Một
hệ thống nhà nước tốt đẹp không thể tồn tại những cán bộ ăn bám, ấy là
luật chơi thời đại. Và, không thể nào nói rằng Việt Nam là đất nước lành
mạnh được khi mà trên lưng nó đeo bám quá nhiều ký sinh. Hội đồng nhân
dân các cấp, cán bộ chuyên trách địa phương, trưởng thôn, trưởng khối
phố là những con ký sinh trùng không hơn không kém.
Vấn đề hội đồng nhân dân các cấp, ở một bài viết mới đây trên RFA đã nêu. Và vấn đề cán bộ chuyên trách địa phương, thậm chí cấp thành phố, cấp tỉnh đang làm nổi trội tính năng ăn bám của họ trong một cái chỉ thị ban hành về vấn đề cấp phép hành nghề cho họa sĩ. Và độc đáo hơn là họ không hiểu gì về nhiều lĩnh vực nghệ thuật, văn hóa khác nhưng họ luôn chiếm vị trí chễm chệ ở ghế Hội đồng xét duyệt, Hội đồng nghệ thuật, họ thậm chí ra lệnh cho những người có chuyên môn phải bẻ méo tác phẩm theo ý họ. Đơn giản chỉ vì họ muốn vậy chứ họ không biết cái muốn của họ cho ra thứ gì.
Nhiều vị đạo diễn, nhất là đạo diễn sân khấu và điện ảnh hay than phiền về việc các cán bộ văn hóa từ cấp phường, xã đến cấp quận, huyện, rồi thành phố, tỉnh hạch họe, đòi họ phải bỏ chỗ này, thêm chỗ kia vào kịch bản vì họ thấy làm như vậy “sẽ hay hơn”. Cứ đụng đến họ là bị hạch họe. Và đương nhiên là họ không giải thích được hoặc giải thích một cách ỡm ờ, lẩm ca lẩm cẩm về cái sự thêm bớt của họ. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến nghệ thuật, văn hóa. Và đáng sợ hơn là nó ảnh hưởng đến ngân sách quốc gia vì họ sẵn sàng xơi tái bất kì khoản nào nếu có cơ hội.
Trường hợp các cán bộ “chuyên trách” về kinh tế, văn hóa cấp xã ở các huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa nhiều đến mấy ngàn người chỉ đợi ngày mùa là xuống đồng, chặn thu lúa của bà con nông dân để duy trì hoạt động trong vài năm trở lại đây là một điển hình. Không hiểu các cán bộ ấy làm được gì trong cơ quan mà đời sống của người dân chẳng hề có tác động nào từ phía họ, thậm chí thêm khốn khổ vì họ. Trong khi đó, khoản ngân sách dành cho họ không hề nhỏ, và đa phần là công việc của họ hình như là đàn đúm, nhậu nhẹt, hát hò, cà phê. Vì 9h sáng, đi bất kì nơi nào trên đất nước này, vào quán cà phê, hoặc vào các nhà trọ, thấy một nhóm người ngồi cà phê hoặc một cặp bịt khẩu trang, kẻ trước người sau vào nhà trọ, khách sạn thì hỏi ra, cách gì cũng lòi thân phận “cán bộ chuyên trách” của họ. Vì quá rảnh, vì không biết làm gì, vì có giao việc cũng không làm được gì, vì nếu làm được một việc gì đó thì cả vài chục người cùng làm một việc thì đâm ra rỗi hơi… Hệ quả là đã thấy!
Mới vài ngày nay, các địa phương ở Việt Nam tổ chức bầu cử chức danh Trưởng thôn đồng loạt từ Nam chí Bắc. Nói xin lỗi, lại một kiểu rỗi hơi và ăn tàn phá hoại. Vì bầu cử, chí ít cũng phải có danh sách ứng cử viên. Đằng này cũng một ông Trưởng thôn cũ, đang làm việc bình thường, tự dưng phát thẻ cử tri mời bầu cử Trưởng thôn. Khi người ta đi bầu thì hỡi ôi vì danh sách ứng cử viên chỉ có 1 người duy nhất là ông Trưởng thôn cũ (chuyện này đi khắp mọi nơi đều thế). Vậy thì thủ tục của cử tri chỉ là bỏ hiếu trở lại cho chính cái ông đang làm Trưởng thôn. Rõ ràng là một trong hai trường hợp xảy ra: Trung ương đảng Cộng sản đã ra lệnh làm vậy; hoặc rửa ngân sách.
Ở trường hợp thứ nhất, Trung ương đảng ra lệnh. Vì sao? Vì hầu hết các chức danh Trưởng thôn trước đây không có trong ngành hành chính sự nghiệp, và bây giờ cũng vậy. Nhưng mức hỗ trợ trước đây rất thấp, mỗi tháng vai ba trăm ngàn đồng tùy vùng, hiện tại, mức lương hỗ trợ đã tương đương với lương chính ngạch. Và rất có thể, không bao lâu nữa, chức Trưởng thôn cũng nằm trong cơ cấu hành chính giống như cán bộ xã, phường trước đây (không có biên chế, đến năm 2000 thì chính thức vào ngạch biên chế nhà nước). Chính vì những lý do tế nhị này, để hợp thức hóa, buộc phải có một cuộc bầu chọn. Nhưng bầu chọn nhằm hợp thức hóa nên bầu lại chính người cũ và cũng không có các ứng viên nào khác để cạnh tranh. Cái này gọi là muối mặt để được việc, để thấy “hợp lệ” vì đã được bầu cử hẳn hoi.
Ở trường hợp thứ hai, rửa tiền ngân sách. Nếu trường hợp này xảy ra thì cán bộ địa phương đã qua mặt các cấp quá ngọt. Họ chơi trò tung hứng, bỏ ra một khoản ngân sách rất lớn để tổ chức bầu cử trưởng thôn, trưởng khối phố nhưng lại không hề kêu gọi nhân dân tham gia ứng cử, cũng không đề cử ai ngoài chính con người đang làm chức ấy. Như vậy, tốn hàng chục triệu đồng bầu cử mỗi thôn và sau bầu cử, lại tổ chức liên hoan, rồi tiền bồi dưỡng cho tổ bầu cử. Chắc chắn một điều sau cuộc bầu cử thôn, tốn ít nhất cũng 20 triệu đồng gồm cả tiền ăn mừng sau bầu cử và cơm trưa… Nhưng giá trị và ý nghĩa của việc này thì không có gì ngoài sự vô nghĩa, đáng xấu hổ và biểu lộ tính bịp bợm, vô học, coi thường nhân dân.
Và thử làm một phép tính nhỏ, trong một hoạt động nhỏ nhất của cấp thôn gần đây, Việt Nam có 64 tỉnh thành, trung bình có 12 huyện, quận trên mỗi tỉnh, thành, mỗi quận, huyện có trung bình 12 thôn. Lấy 12 x 12 x 64 x 20,000,000 đồng. Đáp số sẽ là 184,320,000,000. Bằng chữ là một trăm tám mươi tư tỉ ba trăm hai mươi triệu đồng. Một con số khổng lồ ngân sách toàn dân chi cho một việc vô bổ trong một ngày vô bỏ. Đó là chưa nhắc đến việc người dân phải nghỉ việc một ngày hoặc một buổi sáng để đi bầu, con số này không tính được nhưng chắc chắn không nhỏ hơn con số trên.
Thêm nữa, Trưởng thôn, rồi công an thôn trực thuộc hệ thống thôn đã làm được gì? Trưởng thôn thì hình như làm đúng ba việc, tổ chức thu tiền rác cho cả thôn mỗi năm, ký các giấy tờ liên quan đến việc xác minh ông A, B từng ở trong thôn và từng có nhà cửa ở thôn, cập nhật những hộ gia đình nghèo, đói và lên danh sách tìm mộ liệt sĩ. Và có một việc không thường xuyên nữa là lên danh sách, nhận và phát quà cứu trợ. Việc thứ nhất, chỉ cần công an xã làm là đủ, nếu thêm chuyện đất đai thì đã có tư pháp xã. Việc thứ hai, cập nhật các hộ nghèo, ban lao động thương binh và xã hội của xã cả chục người ngồi chơi xơi nước, ngáp dài ngáp ngắn, chỉ cần yêu cầu họ làm đúng chức năng và hướng dẫn cho họ cách làm thì trong vòng chưa đây nửa tháng đã xong công việc của cả năm. Công việc thứ ba tìm mộ liệt sĩ, cũng đã có ban lao động, thương binh và xã hội trong xã, hãy tập cho họ thói quen làm việc, đừng chây ì và đừng đàn đúm trong giờ hành chính thì mọi việc sẽ nhanh chóng hoàn tất. Việc nữa là lên danh sách, nhận và phát quà cứu trợ, việc này “nhiều thầy thối ma”, thêm một ông thì có thêm một kẻ chấm mút. Bấy lâu nay, các vụ lùm xùm về quà cứu trợ cũng do các ông cán bộ địa phương và cán bộ thôn mà ra.
Vậy, cuối cùng thì cán bộ địa phương, từ hội đồng nhân dân, cán bộ chuyên trách đến cán bộ thôn làm được gì? Xin thưa, họ không làm được gì, bởi họ phải chia lại những công việc, chức năng vốn rất ít ỏi từ cấp trên của họ và tạo ra khoản quá rảnh cho cấp trên đàn đúm. Và, nói cho cùng thì sự tồn tại của hệ thống này không lành mạnh, biến cơ thể đất nước trở nên bệnh hoạn, bởi các nhóm này bâu bám vào cơ thể quốc gia như những ký sinh trùng gây bệnh và ngứa ngáy. Loại bỏ nó càng sớm càng tốt nếu muốn cơ thể quốc gia được lành mạnh!
Vấn đề hội đồng nhân dân các cấp, ở một bài viết mới đây trên RFA đã nêu. Và vấn đề cán bộ chuyên trách địa phương, thậm chí cấp thành phố, cấp tỉnh đang làm nổi trội tính năng ăn bám của họ trong một cái chỉ thị ban hành về vấn đề cấp phép hành nghề cho họa sĩ. Và độc đáo hơn là họ không hiểu gì về nhiều lĩnh vực nghệ thuật, văn hóa khác nhưng họ luôn chiếm vị trí chễm chệ ở ghế Hội đồng xét duyệt, Hội đồng nghệ thuật, họ thậm chí ra lệnh cho những người có chuyên môn phải bẻ méo tác phẩm theo ý họ. Đơn giản chỉ vì họ muốn vậy chứ họ không biết cái muốn của họ cho ra thứ gì.
Nhiều vị đạo diễn, nhất là đạo diễn sân khấu và điện ảnh hay than phiền về việc các cán bộ văn hóa từ cấp phường, xã đến cấp quận, huyện, rồi thành phố, tỉnh hạch họe, đòi họ phải bỏ chỗ này, thêm chỗ kia vào kịch bản vì họ thấy làm như vậy “sẽ hay hơn”. Cứ đụng đến họ là bị hạch họe. Và đương nhiên là họ không giải thích được hoặc giải thích một cách ỡm ờ, lẩm ca lẩm cẩm về cái sự thêm bớt của họ. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến nghệ thuật, văn hóa. Và đáng sợ hơn là nó ảnh hưởng đến ngân sách quốc gia vì họ sẵn sàng xơi tái bất kì khoản nào nếu có cơ hội.
Trường hợp các cán bộ “chuyên trách” về kinh tế, văn hóa cấp xã ở các huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa nhiều đến mấy ngàn người chỉ đợi ngày mùa là xuống đồng, chặn thu lúa của bà con nông dân để duy trì hoạt động trong vài năm trở lại đây là một điển hình. Không hiểu các cán bộ ấy làm được gì trong cơ quan mà đời sống của người dân chẳng hề có tác động nào từ phía họ, thậm chí thêm khốn khổ vì họ. Trong khi đó, khoản ngân sách dành cho họ không hề nhỏ, và đa phần là công việc của họ hình như là đàn đúm, nhậu nhẹt, hát hò, cà phê. Vì 9h sáng, đi bất kì nơi nào trên đất nước này, vào quán cà phê, hoặc vào các nhà trọ, thấy một nhóm người ngồi cà phê hoặc một cặp bịt khẩu trang, kẻ trước người sau vào nhà trọ, khách sạn thì hỏi ra, cách gì cũng lòi thân phận “cán bộ chuyên trách” của họ. Vì quá rảnh, vì không biết làm gì, vì có giao việc cũng không làm được gì, vì nếu làm được một việc gì đó thì cả vài chục người cùng làm một việc thì đâm ra rỗi hơi… Hệ quả là đã thấy!
Mới vài ngày nay, các địa phương ở Việt Nam tổ chức bầu cử chức danh Trưởng thôn đồng loạt từ Nam chí Bắc. Nói xin lỗi, lại một kiểu rỗi hơi và ăn tàn phá hoại. Vì bầu cử, chí ít cũng phải có danh sách ứng cử viên. Đằng này cũng một ông Trưởng thôn cũ, đang làm việc bình thường, tự dưng phát thẻ cử tri mời bầu cử Trưởng thôn. Khi người ta đi bầu thì hỡi ôi vì danh sách ứng cử viên chỉ có 1 người duy nhất là ông Trưởng thôn cũ (chuyện này đi khắp mọi nơi đều thế). Vậy thì thủ tục của cử tri chỉ là bỏ hiếu trở lại cho chính cái ông đang làm Trưởng thôn. Rõ ràng là một trong hai trường hợp xảy ra: Trung ương đảng Cộng sản đã ra lệnh làm vậy; hoặc rửa ngân sách.
Ở trường hợp thứ nhất, Trung ương đảng ra lệnh. Vì sao? Vì hầu hết các chức danh Trưởng thôn trước đây không có trong ngành hành chính sự nghiệp, và bây giờ cũng vậy. Nhưng mức hỗ trợ trước đây rất thấp, mỗi tháng vai ba trăm ngàn đồng tùy vùng, hiện tại, mức lương hỗ trợ đã tương đương với lương chính ngạch. Và rất có thể, không bao lâu nữa, chức Trưởng thôn cũng nằm trong cơ cấu hành chính giống như cán bộ xã, phường trước đây (không có biên chế, đến năm 2000 thì chính thức vào ngạch biên chế nhà nước). Chính vì những lý do tế nhị này, để hợp thức hóa, buộc phải có một cuộc bầu chọn. Nhưng bầu chọn nhằm hợp thức hóa nên bầu lại chính người cũ và cũng không có các ứng viên nào khác để cạnh tranh. Cái này gọi là muối mặt để được việc, để thấy “hợp lệ” vì đã được bầu cử hẳn hoi.
Ở trường hợp thứ hai, rửa tiền ngân sách. Nếu trường hợp này xảy ra thì cán bộ địa phương đã qua mặt các cấp quá ngọt. Họ chơi trò tung hứng, bỏ ra một khoản ngân sách rất lớn để tổ chức bầu cử trưởng thôn, trưởng khối phố nhưng lại không hề kêu gọi nhân dân tham gia ứng cử, cũng không đề cử ai ngoài chính con người đang làm chức ấy. Như vậy, tốn hàng chục triệu đồng bầu cử mỗi thôn và sau bầu cử, lại tổ chức liên hoan, rồi tiền bồi dưỡng cho tổ bầu cử. Chắc chắn một điều sau cuộc bầu cử thôn, tốn ít nhất cũng 20 triệu đồng gồm cả tiền ăn mừng sau bầu cử và cơm trưa… Nhưng giá trị và ý nghĩa của việc này thì không có gì ngoài sự vô nghĩa, đáng xấu hổ và biểu lộ tính bịp bợm, vô học, coi thường nhân dân.
Và thử làm một phép tính nhỏ, trong một hoạt động nhỏ nhất của cấp thôn gần đây, Việt Nam có 64 tỉnh thành, trung bình có 12 huyện, quận trên mỗi tỉnh, thành, mỗi quận, huyện có trung bình 12 thôn. Lấy 12 x 12 x 64 x 20,000,000 đồng. Đáp số sẽ là 184,320,000,000. Bằng chữ là một trăm tám mươi tư tỉ ba trăm hai mươi triệu đồng. Một con số khổng lồ ngân sách toàn dân chi cho một việc vô bổ trong một ngày vô bỏ. Đó là chưa nhắc đến việc người dân phải nghỉ việc một ngày hoặc một buổi sáng để đi bầu, con số này không tính được nhưng chắc chắn không nhỏ hơn con số trên.
Thêm nữa, Trưởng thôn, rồi công an thôn trực thuộc hệ thống thôn đã làm được gì? Trưởng thôn thì hình như làm đúng ba việc, tổ chức thu tiền rác cho cả thôn mỗi năm, ký các giấy tờ liên quan đến việc xác minh ông A, B từng ở trong thôn và từng có nhà cửa ở thôn, cập nhật những hộ gia đình nghèo, đói và lên danh sách tìm mộ liệt sĩ. Và có một việc không thường xuyên nữa là lên danh sách, nhận và phát quà cứu trợ. Việc thứ nhất, chỉ cần công an xã làm là đủ, nếu thêm chuyện đất đai thì đã có tư pháp xã. Việc thứ hai, cập nhật các hộ nghèo, ban lao động thương binh và xã hội của xã cả chục người ngồi chơi xơi nước, ngáp dài ngáp ngắn, chỉ cần yêu cầu họ làm đúng chức năng và hướng dẫn cho họ cách làm thì trong vòng chưa đây nửa tháng đã xong công việc của cả năm. Công việc thứ ba tìm mộ liệt sĩ, cũng đã có ban lao động, thương binh và xã hội trong xã, hãy tập cho họ thói quen làm việc, đừng chây ì và đừng đàn đúm trong giờ hành chính thì mọi việc sẽ nhanh chóng hoàn tất. Việc nữa là lên danh sách, nhận và phát quà cứu trợ, việc này “nhiều thầy thối ma”, thêm một ông thì có thêm một kẻ chấm mút. Bấy lâu nay, các vụ lùm xùm về quà cứu trợ cũng do các ông cán bộ địa phương và cán bộ thôn mà ra.
Vậy, cuối cùng thì cán bộ địa phương, từ hội đồng nhân dân, cán bộ chuyên trách đến cán bộ thôn làm được gì? Xin thưa, họ không làm được gì, bởi họ phải chia lại những công việc, chức năng vốn rất ít ỏi từ cấp trên của họ và tạo ra khoản quá rảnh cho cấp trên đàn đúm. Và, nói cho cùng thì sự tồn tại của hệ thống này không lành mạnh, biến cơ thể đất nước trở nên bệnh hoạn, bởi các nhóm này bâu bám vào cơ thể quốc gia như những ký sinh trùng gây bệnh và ngứa ngáy. Loại bỏ nó càng sớm càng tốt nếu muốn cơ thể quốc gia được lành mạnh!
No comments:
Post a Comment