Chính phủ Việt Nam phải vay nợ mới để trả nợ cũ
Trong kỳ họp thứ 8
Quốc hội Việt Nam khóa 13, chính phủ Việt Nam cho hay, dự báo đến cuối
năm 2019 nợ công ở mức 56,1% GDP, giảm so với mức 58,4% GDP năm 2018.
Chính phủ cũng dự báo tỉ lệ nợ công năm 2020 còn giảm nữa, ở mức 54,3% GDP, theo truyền thông Việt Nam.
Nợ
công giảm, nhưng vay lại tăng lên. Chính phủ Việt Nam vừa tuyên bố dự
kiến vay thêm gần 460 ngàn tỷ đồng vào năm 2020. Trong đó, một phần là
vay để bù đắp bội chi ngân sách trung ương, một phần để trả nợ gốc, và
một phần vay để nhận nợ Bảo hiểm xã hội.
Vì sao lại có chuyện tưởng như 'ngược đời' như vậy?
Vay nợ mới để trả nợ cũ
Vấn đề là dù nợ công giảm trên báo cáo, nhưng khả năng trả nợ lại là một vấn đề khác đáng lưu tâm, theo Vietnamnet.
Áp
lực trả nợ của chính phủ Việt Nam ngày càng lớn và tiền làm ra không đủ
trả nợ, không đủ bù chi, khiến chính phủ phải vay nợ mới để trả nợ cũ.
Theo
báo cáo, dự kiến Chính phủ có nghĩa vụ trả nợ khoảng 379 ngàn tỷ đồng
vào năm 2020 và nghĩa vụ trả nợ của ngân sách đang ngày càng tăng lên.
Tuy
nhiên, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là nguồn nước ngoài,
rất chậm. Việc này làm ảnh hưởng đến tăng trưởng nguồn vốn vay, trong
khi nhà nước vẫn phải chịu chi phí cho các khoản vay đã ký và chưa giải
ngân.
Ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Cục quản lý nợ và Tài
chính đối ngoại (Bộ Tài chính) phát biểu hồi tháng 6/2019 rằng "một
trong các vấn đề tác động đến sự an toàn nợ công của Việt Nam là việc
các khoản vay sắp đến hạn trả."
Ví dụ, nhiều khoản vay trong nước
cơ bản phải trả vào năm 2020 - 2021; một số khoản vay ODA phải trả nợ
gốc vào năm 2020… làm gia tăng áp lực trả nợ vào thời gian tới.
Nhu
cầu trả nợ gốc gia tăng trong những năm gần đây. Năm 2017 là 144 ngàn
tỷ đồng, 2018 là hơn 146 ngàn tỷ đồng, năm 2019 xấp xỉ 200 ngàn tỷ đồng
và dự kiến năm 2020 là 379 ngàn tỷ đồng.
Điều đáng nói là, dù thu ngân sách hàng năm vẫn liên tục tăng cao, nhưng vẫn không bù nổi chi, theo Bộ Tài chính.
Năm
2019, thu ngân sách dự kiến thấp hơn chi ngân sách 222 ngàn tỷ đồng.
Chính vì thế mà chính phủ Việt Nam dự kiến năm 2020 sẽ phải vay để bù
đắp bội chi ngân sách và trả nợ gốc 2019 lên tới hơn 460 ngàn tỷ đồng.
Con số này năm 2018 mới là 363 ngàn tỷ đồng và năm 2017 là 340 ngàn tỷ đồng.
Rủi ro kinh tế
Bộ
Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam nhận định rằng, việc chính phủ nước này
tiếp cận với các số khoản vay mới theo điều kiện thị trường có lãi suất
thả nổi làm tăng rủi ro cũng như chi phí vay.
Ủy ban Tài chính
ngân sách của Quốc hội khi thẩm tra quyết toán ngân sách nhà nước 2017
đã lưu ý rằng, tổng số nợ công năm 2017 vẫn tăng so với 2016 trên 200
ngàn tỷ đồng, quy mô nợ tiếp tục tăng qua các năm, theo tường thuật của Vietnamnet.
Trong khi đó, ngân sách trung ương vẫn chưa có thặng dư để trả nợ.
TS Kinh tế Nguyễn Trí Hiếu trả lời đài VOA rằng, vay nợ mới để trả nợ cũ tiềm ẩn rủi ro cho nền kinh tế quốc gia.
Ông
Hiếu nói: "Dùng nợ cũ để trả nợ mới ở Việt Nam gọi là tái cơ cấu nợ.
Nhưng nếu chúng ta sử dụng 'tái cơ cấu nợ' chỉ để trì hoãn việc trả nợ
thì điều này rất nguy hiểm vì đến cuối cùng dư nợ cứ thế tăng mãi. Cái
rủi ro, cái nguy hiểm của tái cơ cấu nợ là chúng ta có một cái ảo tưởng
là mình có trả nợ, nhưng thực tế là nợ càng ngày càng lớn, và nó tạo ra
rủi ro về tài chính cho quốc gia."
Còn TS. Lê Đăng Doanh cũng cho
rằng đây là một vấn đề 'rất nguy hiểm,' và rằng để giải quyết tình
trạng nợ công, Việt Nam cần cắt giảm chi thường xuyên và tinh giản bộ
máy.
Mới đây, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors
Service (Moody's) thông báo về việc xem xét hạ mức xếp hạng tín nhiệm
quốc gia đối với các khoản vay bằng nội tệ và ngoại tệ của Chính phủ
Việt Nam (hiện ở mức Ba3).
Cơ sở để Moody's đưa ra xem xét này là
đánh giá cho rằng những hạn chế trong công tác phối hợp giữa các cơ quan
Chính phủ dẫn đến tình trạng chậm thanh toán nghĩa vụ nợ Chính phủ.
No comments:
Post a Comment