Công an cướp ngân hàng được chuyển tội thành gây rối trật tự công cộng!
CTV Danlambao
- Ngày 25/7/2019, một người đàn ông đi xe máy có biển số từ Nghệ An đã
bất ngờ xông vào trụ sở Chi nhánh Vietcombank Nghi Sơn (tại huyện Tĩnh
Gia, Thanh Hóa) nhằm cướp tiền. Hai bảo vệ trực tại ngân hàng đã đẩy được đối tượng ra ngoài, một trong hai bảo vệ đã bị bắn trúng đùi. CA tỉnh Thanh Hóa điều tra và kết luận đối tượng có súng là thượng úy công an Đào Xuân Tư và định tội danh là "gây rối trật tự công cộng"!
Đối tượng cầm súng xông vào ngân hàng đuọc xác định
là thượng uý Đào Xuân Tư - Ảnh cắt từ clip Báo Thanh Niên
Sự việc xảy ra trưa ngày 25/7/2019, được mô tả như sau:
"Khi gần hết giờ làm việc buổi sáng, có một người đàn ông đi xe máy
có biển số Nghệ An bất ngờ xông vào trụ sở Chi nhánh Vietcombank Nghi
Sơn. Ngay lập tức, 2 nhân viên bảo vệ thuộc Công ty bảo vệ CA Thăng Long
(đơn vị ký hợp đồng bảo vệ cho chi nhánh ngân hàng) đã kịp thời ngăn
chặn. Người đàn ông trên rút súng trong người ra, chĩa súng về phía 2
nhân viên bảo vệ để tìm cách xông vào bên trong trụ sở, nhưng đã bị một
trong 2 bảo vệ đẩy ra khỏi cửa trụ sở. Khi bị đẩy ra ngoài, người đàn
ông trên đã chĩa súng về phía nhân viên bảo vệ nổ súng, rồi nhanh chóng
lên xe máy tẩu thoát khỏi hiện trường." (1)
Ngày 4/10/2019, đại tá Đào Đức Minh -Phó giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa trả lời báo chí: "Cơ
quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa điều tra thì xác định đó
là vụ gây rối trật tự công cộng. Cơ quan công an cũng đã bắt được nghi
phạm gây ra vụ việc. Nghi phạm bị bắt là thượng úy Đào Xuân Tư (32
tuổi), cán bộ Đội xây dựng phong trào Công an huyện Triệu Sơn. Sau khi
có kết quả điều tra, thượng úy Đào Xuân Tư đã bị tước danh hiệu công an
nhân dân; đồng thời, đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam nghi phạm về tội gây
rối trật tự công cộng." (2)
Theo quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự năm 2015 về Tội gây rối trật tự công cộng, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách; (3)
Mặt khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu sau:
+ Về hành vi. Có hành vi gây rối trật tự công cộng. Đây là hành vi của
những người có thái độ coi thường trật tự những nơi đông người như chợ,
trường học, nhà thờ, công viên, nhà ga, bến xe, bến tàu…cụ thể như: Có
lời nói thô tục xúc phạm những người xung quanh tại nơi công cộng; Có
hành vi thô bạo xúc phạm những người xung quanh tại nơi công cộng (đặc
biệt là phụ nữ); Có hành vi dùng vũ lực để quậy phá, làm hư hỏng tài sản
của nhà nước, của công dân ở nơi công cộng (như đập phá tượng đài, làm
hư các biểu tượng, tranh cổ động, xe ô tô...
Trong khi đó với tội danh cướp ngân hàng, sẽ bị ghép theo Điều 168. Tội cướp tài sản.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ
tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người
31% trở lên; (4)
Ở trường hợp thượng úy Đào Xuân Tư cho thấy, chủ đích bịt mặt, sử dụng
súng bắn người khi bị ngăn cản phạm tội không phải là hành vi "gây rối trậ tự công cộng".
Việc chuyển đổi tội danh ngay từ đầu của cơ quan công an tỉnh Thanh Hóa
sẽ giúp cho công an này né được mức án ít nhất là 8 năm tù nếu bị xử ở
mức cao nhất theo Điều 318 BLHS thay vì Điều 168.
Công an bênh nhau là chuyện thường ngày ở Việt Nam xưa giờ, nhưng bao che một cách trắng trợn thế này chắc chỉ có ở Thanh Hóa.
Một sự việc gây chấn động dư luận xã hội cuối cùng sau gần hai tháng
công an tỉnh Thanh Hoá điều tra lại ra một kết quả bất ngờ như trên cho
thấy tuyên bố "không ai muốn kỷ luật, bỏ tù đồng chí của mình" của Trưởng ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng là chủ trương xuyên suốt của đảng Cộng sản Việt Nam!
*
*
Chú thích:
No comments:
Post a Comment