SƠN TRUNG
Con người Việt Nam có tinh thần duy vật tự nhiên khác với Duy Vật của đám Marxist chủ truơng đấu tranh giai cấp, làm cho dân tộc điêu linh.Duy vật của đám Marxist cuối cùng đưa đến lệ thuộc Nga Hoa.
Người Việt Nam chú trọng vật chất nghĩa là chú trọng cơm no áo ấm.
-Dĩ thực vi tiên
-Cha chết không bằng hết bữa .
Còn chuyện nữa là việc kết hợp nam nữ. Người Việt Nam chú trọng sự quan trọng của gia đình, của hạnh phúc đôi lứa:
Anh không có vợ như chợ không có đình,
Trận mua dông đáp lại thì biết ẩn mình vào đâu?
Hình như người con gái chú trọng đến hạnh phúc gia đình, hạnh phúc đôi lứa:
-Thân em như hạt mưa rào,
Hạt sa xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
-Chị em ôi, thân em như cái quả xoài trên cây
Gió đông, gió tây lúc la lúc lắc trên cành,
Một mai vô tình rụng xuống biết vào tay ai?
Điều này thì cộng sản hay tư bản cũng giống nhau!
Trương Tửu là người luôn đề cao trách nhiệm với quần chúng lao động khi nói
đến văn hóa, là một trong những nhà phê bình văn học đầu tiên ở Việt Nam
theo quan điểm Mác-xít nhưng tại sao cuốn Tương lai văn nghệ Việt Nam
lại bị một người Mác-xít rất có uy tín phê phán? Ông đã chống lại quan
điểm của báo Phong hóa - Ngày nay khi báo này đề cao cái cá nhân mà quên
nói tới trách nhiệm với quốc gia dân tộc, rồi vì sao sau đó ít lâu ông
lại thành kẻ “xét lại”, thành Trốt-kit? Vì sao có những việc ông làm với
động cơ hoàn toàn trong sáng, chính trực với mong muốn đất nước ngày
càng phát triển, xã hội ngày càng dân chủ mà lại bị kết tội là gieo rắc
chất men bất phục tùng và phản kháng chính thể dân chủ nhân dân?”.
Năm 1927, khi mới 14 tuổi, Trương Tửu đã bị bắt, bị đuổi học vì tham gia
bãi khóa ở Hà Nội để đòi thực dân Pháp thả Phạm Tất Đắc - tác giả Chiêu hồn nước.
Ba năm sau, khi đang học trường Kỹ nghệ thực hành Hải Phòng, Trương Tửu
vận động học sinh bãi khóa nên lại bị đuổi học. Năm 1937, Trương Tửu
làm chủ bút báo Quốc gia khuynh tả, vì đả kích Bảo Đại và triều đình Huế nên ông bị truy tố trước tòa án Hà Nội và bị xử phạt. Năm 1940, ông viết Kinh thi Việt Nam nhưng bị cấm, viết truyện Thằng Hóm nhưng bị tịch thu ngay lúc ở nhà in. Từ năm 1941-1946, Trương Tửu chủ trì NXB Hàn Thuyên và tập san Văn mới,
chủ trương in sách của mọi tác giả, mọi xu hướng. Sau 9 năm tham gia
kháng chiến chống Pháp, ông tiếp tục giảng dạy lý luận và lịch sử văn
học Việt Nam tại Đại học Sư phạm và Đại học Văn khoa Hà Nội. Sau này, vì
viết bài trên tập san Giai phẩm mùa thu và Giai phẩm mùa đông,
Trương Tửu bị thi hành kỷ luật, buộc thôi công tác. Từ đó, ông chuyển
sang nghiên cứu, viết sách, làm nghề Đông y và mất tại Hà Nội.
SƠNTRUNG
OTTAWA ngày 8-3-2019
No comments:
Post a Comment