Việt Nam trong Top 10 nhận kiều hối nhiều nhất thế giới
Ngân hàng Thế (WB) giới nói rằng Việt Nam sẽ là nước nhận lượng kiều
hối lớn thứ 9 trên toàn thế giới, ước tính đạt gần 16,7 tỷ USD trong năm
nay.
Dữ liệu kiều hối thường niên mới cập nhật trên trang web chính thức của WB cho thấy Việt Nam sẽ nhận 16,679 tỷ USD trong năm 2019.
Theo chuyên gia này, lượng kiều hối về Việt Nam chủ yếu được dùng để đầu tư vào việc sản xuất, kinh doanh và thị trường bất động sản.
Dữ liệu kiều hối thường niên mới cập nhật trên trang web chính thức của WB cho thấy Việt Nam sẽ nhận 16,679 tỷ USD trong năm 2019.
Đứng đầu trong số 10 quốc gia được dự báo sẽ nhận kiều hối nhiều nhất
năm 2019 là Ấn Độ, với 82,2 tỷ USD, chiếm 2,8% GDP của nước này. Trung
Quốc đứng thứ 2 với 70,2 tỷ USD, chiếm 0,5% GDP của quôc gia đông dân
nhất thế giới.
Việt Nam đứng thứ 9 và theo theo VnEconomy, lượng kiều hối chuyển về
Việt Nam trong năm nay chiếm 6,4% GDP của quốc gia Đông Nam Á này, tăng
nhẹ so với năm 2018, với 16 tỷ USD.
Quốc gia Đông Nam Á duy nhất có lượng kiều hối cao hơn Việt Nam là
Phipippines, với hơn 32,8 tỷ USD và chiếm khoảng 9,8% GPD của nước này.
Lượng kiều hối của Việt Nam tăng hàng năm trong hầu hết các năm từ
năm 2000, với chỉ 1,34 tỷ USD, đến nay, theo dữ liệu của WB. Trừ năm
2009, lượng tiền mà người Việt chuyển từ nước ngoài về Việt Nam giảm 800
triệu USD so với năm trước đó.
Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam tăng hơn 10 tỷ USD trong 10 năm qua.
Chuyên gia về tài chính và ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu nói với Viet Nam
News rằng dòng chảy kiều hối cao về Việt Nam chủ yếu là do người Việt
làm việc ở nước ngoài “tin vào sự ổn định của nền kinh tế và nhìn thấy
những cơ hội đầu tư tốt hơn ở thị trường trong nước.”
Lượng kiều hối về Việt Nam chủ yếu được dùng để đầu tư vào việc sản xuất, kinh doanh và thị trường bất động sản.Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính & ngân hàng
Theo chuyên gia này, lượng kiều hối về Việt Nam chủ yếu được dùng để đầu tư vào việc sản xuất, kinh doanh và thị trường bất động sản.
Xét về nguồn kiều hối, ước tính hơn 50% lượng kiều hối chuyển về các
nước thu nhập thấp và trung bình là từ những quốc gia sử dụng đồng USD
hoặc có tiền tệ liên quan chặt chẽ với đồng USD (như các nước thuộc Hội
đồng Hợp tác Vùng Vịnh - GCC), theo báo cáo của WB được VnEconomy trích
dẫn. Phần còn lại được chuyển từ các nền kinh tế thuộc khu vực đồng tiền
chung Euro (Eurozone) với 12%; Anh, 4%; Liên bang Nga, 3%; Canada, 3%;
và Australia, 2%…
Tăng trưởng dòng kiều hối về các nước thu nhập thấp và trung bình
được dự báo sẽ giảm xuống còn 4,7% trong năm 2019, so với mức 8,6% năm
2018. Kiều hối về các nước này cũng được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong
năm 2020 và 2021 với mức tăng trưởng lần lượt là 4,2% và 4%. Các nhân tố
ảnh hưởng bao gồm là tăng trưởng kinh tế tại các nước nguồn, giá dầu và
biến động tỷ giá.
No comments:
Post a Comment