Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Saturday, 9 March 2019

Bắc Hàn, Nam Hàn gặp rào cản ngôn ngữ?

  • 9 tháng 3 2019
  • Bản quyền hình ảnh AFP/Getty Images
    Image caption Trông giống nhau, nghe giống nhau nhưng lại không thực sự hoàn toàn giống nhau - ngôn ngữ Nam Hàn, Bắc Hàn
    Sau hàng chục năm bị chia cắt, ngôn ngữ của hai miền đã phát triển theo hai hướng rất khác nhau - tạo ra một rào cản ngôn ngữ bất đắc dĩ cho nhiều người đào tẩu Bắc Hàn.
    Những người này đã phải mạo hiểm tính mạng vượt qua biên giới Trung Quốc-Triều Tiên, di chuyển hàng ngàn cây số để đến bên bờ bên kia của bán đảo Triều Tiên, nhưng khi cập bến, họ lại không thể hiểu được ngôn ngữ của chính những người đồng bào của mình.
    Tất cả đều là những khái niệm xa lạ đối với họ, những người vốn đã quen sống trong sự kiểm soát của chính quyền Bình Nhưỡng.
    Xã hội khép kín của Bắc Triều Tiên có nghĩa là ngôn ngữ của họ đã thay đổi rất ít kể từ khi bán đảo bị chia cắt từ sau Thế Chiến thứ II,.
    Trong khi đó, phía Nam đã phát triển nhanh chóng do tiếp xúc với các nền văn hóa và công nghệ bên ngoài.
    Nhiều người Bắc Hàn đang đối mặt với sự phân biệt đối xử và những khó khăn do rào cản ngôn ngữ.
    Vì vậy nhiều ứng dụng dịch thuật nhằm thu hẹp khoảng cách đang được phát triển.

    Ngôn ngữ Bắc, Nam Hàn khác biệt như thế nào?

    Những người Bắc Hàn đầu tiên đã luôn cảm thấy là kẻ xa lạ vì chính chất giọng đậm chất miền Bắc của họ.
    Giờ họ còn phải học lại những khái niệm, những cách gọi tên mới cho những đồ vật hàng ngày.
    Người Nam Hàn đã tạo ra một ngôn ngữ là Konglish, tức tiếng Hàn nhưng mượn từ tiếng Anh của người Mỹ.
    Như từ nước trái cây (juice) là "juseu", điện thoại cầm tay (Hand phone) "handeuphone".
    Trong khi đó với những khái niệm mới như bánh doughtnut và dầu gội, thì người miền Bắc lại đặt tên theo đúng nghĩa đen của nó, là "garakji bbang" (bánh hình nhẫn), "meorimulbinu" (nước rửa tóc).
    Người miền Bắc cũng có một số từ mượn từ đồng minh Nga, như từ máy kéo (трактор) "Tteuraktoreu".
    Từ nói về bạn bè trong tiếng Bắc Hàn là từ "dongmu" (đồng chí) như phong cách Liên Xô, trong khi Nam Hàn hoàn toàn không dùng từ này.
    Điều này cũng dẫn đến sự khác biệt trong xác nhận danh tính dân tộc của người dân hai miền. Trong khi người miền Nam tự nhận là người Hàn Quốc (Hanguk), người miền Bắc tự gọi mình là người Triều Tiên (Choson) liên quan đến vương triều Joseon cũ.
    Rào cản ngôn ngữ này cũng gây không ít khó khăn khi sát nhập các nữ vận động viên khúc côn cầu trên băng của hai miền thành một đội để tham gia Thế vận hội mùa đông năm ngoái.
    Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Image caption Rào cản ngôn ngữ này đã tạo ra không ít khó khăn khi hai nước thành lập đội nữ khúc côn cầu trên băng
    Trong khi những vận động viên miền Nam gọi thủ môn là "gol-kipeo" (goal keeper), thì người miền Bắc lại gọi là là "mun-jigi" (người giữ cửa).
    Để giải quyết vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã tạo ra từ điển riêng để giúp dịch thuật ngữ khúc côn cầu sang một phiên bản tiếng Hàn mà tất cả mọi người đều có thể hiểu được.

    Khó khăn của khoảng cách ngôn ngữ

    Trước khi đến được Nam Hàn, những người đào tẩu Triều Tiên biết được rất ít thông tin về người hàng xóm miền Nam, ngoại trừ những lời lăng mạ nhắm đến các lãnh đạo Nam Hàn.
    Truyền thông Bắc Triều Tiên có một bề dày lịch sử để xây dựng lên một khối từ vựng để mô tả các đối thủ chính trị.
    Dù đã được tiếp xúc một chút về văn hóa Nam Hàn quan


    No comments:

    Post a Comment