Khi nào thì người dân sẽ “gây rối”?
Câu
chuyện về BOT bẩn giữa chủ nhân, những nhóm lợi ích, và nhân dân đang
tới hồi gay cấn sau khi hiện tượng “đếm xe” diễn ra. Thái độ của các BOT
tuy có khác nhau nhưng chung quy cho thấy sự lo sợ, liều lĩnh và cuống
quýt trước cơn phẫn nộ của dân chúng.
Tại sao người dân tự nguyện ngồi giữa trời nắng chang chang để làm cái công việc vô bổ là đếm từng chiếc xe chạy ngang và đóng tiền lệ phí? Câu trả lời rất đơn giản: họ đang bảo vệ quyền lợi của chính họ. Họ không muốn tiếp tục bị móc túi, bị sỏ mũi như súc vật khi các nhóm lợi ích móc nối với Bộ GTVT công khai thu tiền của họ rất “hợp pháp”.
Tại sao người dân chấp nhận bị đánh, bị đàn áp và sách nhiễu vì lên tiếng hay có hành động cụ thể chống lại BOT bẩn trên khắp nước? Vì họ căm phẫn trước thói quen cậy quyền và dựa dẫm vào chính quyền địa phương để hà hiếp dân chúng. Câu chuyện mới nhất của anh Hà Văn Nam đã minh chứng đấy đủ sự tiếp tay từ chính quyền với BOT bẩn khi công an công khai đánh đập anh một cách man rợ và sau đó tự tiện bắt giữ anh với tội danh “gây rối”. Công an huyện Quế Võ Bắc Ninh sáng ngày 5 tháng 3 đã bắt giữ anh và hành động bắt người này minh chứng cho đường giây bảo vệ các BOT là có thật và chúng đang công khai thách thức pháp luật.
“Gây rối” là tội danh không lạ đối với người dân Việt Nam. Cứ tạo một đám đông hiếu kỳ là có thể bị buộc gây rối. Tập trung hơn 10 người cho dù im lặng ngồi cầm biểu ngữ chống lại một cái gì đó cũng là gây rối. Ngồi chung một xe đi thăm tù nhân lương tâm vừa được thả cũng bị buộc là gây rối nếu có lời lẽ gay gắt với công an. Và bây giờ không chấp nhận đóng tiền cho BOT bẩn cũng bị buộc vào tội gây rối.
Sau khi phong trào “đếm xe” diễn ra trên nhiều tuyến đường, BOT Ninh Lộc bị phát giác là tự ý kéo dài thời gian và số tiền thu hàng ngày vượt xa số tiền đóng cho nhà nước đã khiến chủ công ty đầu tư cuống cuồng đối phó. Trước tiên là vu cáo việc đếm xe do tổ chức Việt Tân thực hiện với mưu đồ xấu, phá hoại quá trình phát triển của Việt Nam. Tiếp theo sau là bắt người chống đối với tội danh gây rối và sắp tới nếu chính Thủ tướng cũng xem việc này là bình thường thì người ngồi đếm xe sẽ bị buộc tội gây rối không cho BOT phục vụ nhân dân.
Cùng lúc với việc bắt giữ anh Hà Văn Nam, rạng sáng ngày 5 tháng 3, người dân đếm xe ở BOT Lộc Ninh Khánh Hòa cho biết, họ vừa bị một nhóm người lạ "cướp" sổ đếm xe và số liệu 7 ngày qua mất gần hết.
Qua các hành động công khai và nhất quán như vừa xảy ra người dân có thể nhận thấy sự câu kết giữa chính quyền và các nhóm lợi ích đã sâu rộng và bền chặt tới mức nào. Nó cho phép các nhóm lợi ích tính toán thế nào thì tính miễn sao hai bên đều có lợi thì chính quyền sẽ “hỗ trợ” bất chấp sự chế tài của pháp luật.
Hệ thống tư pháp và báo chí sẽ là nguồn nhân sự thứ hai sẵn sàng bảo vệ thu nhập của BOT và bất cứ câu chuyện nào xảy ra cũng sẽ bị bóp méo, ngụy tạo của báo chí bẩn. Tòa án sẵn sàng những bản án bỏ túi cho bất cứ ai có hành động “gây rối” BOT bẩn.
Theo Bộ GTVT, hiện có 17 trạm BOT có "bất cập về vị trí" như: Trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội); Nam Cầu Giẽ (Hà Nam); Bến Thủy (Nghệ An); Quán Hàu (Quảng Bình); Trảng Bom (Đồng Nai); TP. Sóc Trăng (Sóc Trăng); Cai Lậy (Tiền Giang); QL6 Hòa Bình; QL3 Thái Nguyên...Tuy nhiên Bộ GTVT không có bất cứ kế hoạch nào xử lý các BOT này mặc dù chính Bộ GTVT công nhận hành vi thiếu lương thiện của chúng. Người dân có quyền nghĩ rằng thế lực của các nhóm lợi ích mạnh đến nỗi dù là cấp Bộ cũng không dễ chạm tay vào.
Việc mang công an vào cuộc là giọt nước rót thêm vào chiếc ly bất mãn của quần chúng. Họ không thể bị cáo buộc là gây rối để che đậy sự bất lương của các ông chủ BOT, hành động này sẽ bị thế giới lên án mặc dù sự lên án ấy chưa có khả năng gây cho Việt Nam chùn bước nhưng các hệ quả kinh tế sẽ kéo theo động thái răn đe của thế giới không có lợi gì cho Việt Nam.
Tiếp tục bao che cho các nhóm lợi ích chính quyền sẽ bị sa lầy vào lòng căm phẫn của quần chúng. Mang công an ra giải quyết lúc ban đầu sẽ làm cho nhiều người sợ hãi nhưng khi thấy quyền lợi mình tiếp tục bị chà đạp nhất định lòng căm phẫn của nhân dân sẽ dầy thêm, khi ấy họ thật sự muốn “gây rối” bằng các hành động bạo lực sẽ không còn xa nữa.
Tại sao người dân tự nguyện ngồi giữa trời nắng chang chang để làm cái công việc vô bổ là đếm từng chiếc xe chạy ngang và đóng tiền lệ phí? Câu trả lời rất đơn giản: họ đang bảo vệ quyền lợi của chính họ. Họ không muốn tiếp tục bị móc túi, bị sỏ mũi như súc vật khi các nhóm lợi ích móc nối với Bộ GTVT công khai thu tiền của họ rất “hợp pháp”.
Tại sao người dân chấp nhận bị đánh, bị đàn áp và sách nhiễu vì lên tiếng hay có hành động cụ thể chống lại BOT bẩn trên khắp nước? Vì họ căm phẫn trước thói quen cậy quyền và dựa dẫm vào chính quyền địa phương để hà hiếp dân chúng. Câu chuyện mới nhất của anh Hà Văn Nam đã minh chứng đấy đủ sự tiếp tay từ chính quyền với BOT bẩn khi công an công khai đánh đập anh một cách man rợ và sau đó tự tiện bắt giữ anh với tội danh “gây rối”. Công an huyện Quế Võ Bắc Ninh sáng ngày 5 tháng 3 đã bắt giữ anh và hành động bắt người này minh chứng cho đường giây bảo vệ các BOT là có thật và chúng đang công khai thách thức pháp luật.
“Gây rối” là tội danh không lạ đối với người dân Việt Nam. Cứ tạo một đám đông hiếu kỳ là có thể bị buộc gây rối. Tập trung hơn 10 người cho dù im lặng ngồi cầm biểu ngữ chống lại một cái gì đó cũng là gây rối. Ngồi chung một xe đi thăm tù nhân lương tâm vừa được thả cũng bị buộc là gây rối nếu có lời lẽ gay gắt với công an. Và bây giờ không chấp nhận đóng tiền cho BOT bẩn cũng bị buộc vào tội gây rối.
Sau khi phong trào “đếm xe” diễn ra trên nhiều tuyến đường, BOT Ninh Lộc bị phát giác là tự ý kéo dài thời gian và số tiền thu hàng ngày vượt xa số tiền đóng cho nhà nước đã khiến chủ công ty đầu tư cuống cuồng đối phó. Trước tiên là vu cáo việc đếm xe do tổ chức Việt Tân thực hiện với mưu đồ xấu, phá hoại quá trình phát triển của Việt Nam. Tiếp theo sau là bắt người chống đối với tội danh gây rối và sắp tới nếu chính Thủ tướng cũng xem việc này là bình thường thì người ngồi đếm xe sẽ bị buộc tội gây rối không cho BOT phục vụ nhân dân.
Cùng lúc với việc bắt giữ anh Hà Văn Nam, rạng sáng ngày 5 tháng 3, người dân đếm xe ở BOT Lộc Ninh Khánh Hòa cho biết, họ vừa bị một nhóm người lạ "cướp" sổ đếm xe và số liệu 7 ngày qua mất gần hết.
Qua các hành động công khai và nhất quán như vừa xảy ra người dân có thể nhận thấy sự câu kết giữa chính quyền và các nhóm lợi ích đã sâu rộng và bền chặt tới mức nào. Nó cho phép các nhóm lợi ích tính toán thế nào thì tính miễn sao hai bên đều có lợi thì chính quyền sẽ “hỗ trợ” bất chấp sự chế tài của pháp luật.
Hệ thống tư pháp và báo chí sẽ là nguồn nhân sự thứ hai sẵn sàng bảo vệ thu nhập của BOT và bất cứ câu chuyện nào xảy ra cũng sẽ bị bóp méo, ngụy tạo của báo chí bẩn. Tòa án sẵn sàng những bản án bỏ túi cho bất cứ ai có hành động “gây rối” BOT bẩn.
Theo Bộ GTVT, hiện có 17 trạm BOT có "bất cập về vị trí" như: Trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội); Nam Cầu Giẽ (Hà Nam); Bến Thủy (Nghệ An); Quán Hàu (Quảng Bình); Trảng Bom (Đồng Nai); TP. Sóc Trăng (Sóc Trăng); Cai Lậy (Tiền Giang); QL6 Hòa Bình; QL3 Thái Nguyên...Tuy nhiên Bộ GTVT không có bất cứ kế hoạch nào xử lý các BOT này mặc dù chính Bộ GTVT công nhận hành vi thiếu lương thiện của chúng. Người dân có quyền nghĩ rằng thế lực của các nhóm lợi ích mạnh đến nỗi dù là cấp Bộ cũng không dễ chạm tay vào.
Việc mang công an vào cuộc là giọt nước rót thêm vào chiếc ly bất mãn của quần chúng. Họ không thể bị cáo buộc là gây rối để che đậy sự bất lương của các ông chủ BOT, hành động này sẽ bị thế giới lên án mặc dù sự lên án ấy chưa có khả năng gây cho Việt Nam chùn bước nhưng các hệ quả kinh tế sẽ kéo theo động thái răn đe của thế giới không có lợi gì cho Việt Nam.
Tiếp tục bao che cho các nhóm lợi ích chính quyền sẽ bị sa lầy vào lòng căm phẫn của quần chúng. Mang công an ra giải quyết lúc ban đầu sẽ làm cho nhiều người sợ hãi nhưng khi thấy quyền lợi mình tiếp tục bị chà đạp nhất định lòng căm phẫn của nhân dân sẽ dầy thêm, khi ấy họ thật sự muốn “gây rối” bằng các hành động bạo lực sẽ không còn xa nữa.
No comments:
Post a Comment