Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Saturday, 9 March 2019

Việt Nam đất nước tôi - XHCN: Xấu hổ hay đáng tự hào?

Ng. Dân (Danlambao) - Bao khẩu hiệu phô trương cùng khắp: VN vì hòa bình – VN, nơi hòa giải xung đột quốc tế - VN, nơi đáng vui chơi và đáng sống v.v... và v.v… Tưởng rằng là “hấp dẫn” để người ta trông lại, từ xa nhìn vào. Nhưng, thực chất chỉ là con số “không”, và thường ngược lại.
Việt Nam đất nước tôi! Một đất nước dù là nhỏ, một dân tộc không quá đông người, nhưng mà cũng đã từng vang tiếng. “Tốt”, “xấu”, và “hay”, “dở” vẫn có từ xưa nay. Trải qua từng giai đoạn và từng hoàn cảnh lịch sử, bao giờ cũng được chú ý, quan tâm. Nhưng mà bao tiếng “khen”, “chê” cần do khách quan nhận định, để từ đó được chính đáng cho: “xấu hổ” hay đáng “tự hào”.
“Hữu xạ tự nhiên hương, hà tất đương phong lập”. Thiết tưởng không cần cầu gió để thổi phồng.
Kính thưa, bài viết, người viết cố gắng với cái nhìn trung thực về đất nước mình, để cho thấy ở thời đại hôm nay (thời XHCN) có được gì để phải xấu hổ, hay đáng tự hào? Cũng xin tóm gọn trong những sự kiện, những điều đáng nói:
VN (CS) vì hòa bình?
Xin trở lại về trước: Thực dân Pháp xâm chiếm và đô hộ đất nước ta (cả trăm năm). Có nhiều phong trào kháng chiến nổi lên, nhưng vẫn chưa đánh đuổi được quân giặc Pháp. Mãi đến 1945, sau thế chiến thứ 2, Nhật đảo chánh Pháp và trao trả độc lập cho Việt Nam (17/3/1945), sau đó thì Nhật đầu hàng đồng minh Mỹ (tháng 8/1945). Một chính phủ qui tụ toàn dân, chứ không riêng đảng phái nào, do Trần Trọng Kim làm thủ tướng, Bảo Đại vẫn là quốc trưởng. Thì khi đó cộng sản nổi lên, danh xưng Việt Minh, lấy danh nghĩa cũng chống Pháp, do Hồ chí Minh lãnh đạo, qui tụ đám người “lục lâm thảo khấu” (có cả phần tử nước ngoài phương Bắc?) từ núi rừng, hang động tràn về cướp chính quyền, nắm lấy quyền bính, đưa đến chiến tranh Việt-Pháp (liên tục) 9 năm. Nếu Việt Minh không cướp chính quyền thì chính phủ Trần Trọng Kim (cũng đã được Pháp thừa nhận trao trả) đâu phải kháng chiến 9 năm, hao chết bao nhiêu là sinh mạng. Mà thực chất cuộc chiến này là do Tàu cộng và khối CS Liên Xô chủ trương (theo chính sách cộng sản quốc tế (CSQT) nhuộm đỏ Đông Nam Á), mà đảng CSVN là kẻ tay sai lảnh lệnh thừa hành.
Để rồi, hiệp định Genève đình chiến, phân hai miền Nam-Bắc (tạm thời chờ đợi tổng tuyển cử hợp nhất). Thì một lần nữa, CS Bắc Việt dốc tâm qui động lực lượng (cả Bắc lẫn Nam) tiến chiếm miền Nam. (Thêm một lần nữa vi phạm phá bỏ hiệp định Paris (tháng 1/1973), ký vừa ráo mực, khi Mỹ rút quân). Để rồi sau 21 năm tan tác điêu linh với bao triệu người chết (từ 3-4 triệu cả hai miền?) với chiêu bài ngụy tạo là đánh Mỹ Ngụy, giải phóng miền Nam - Cuộc chiến “nhơ nhớp” này đã được TBT Lê Duẩn tuyên bố là: “đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc”. Và đất nước VN phải mang món nợ (tổn phí chiến tranh) trả hoài không dứt.
Cũng chưa dừng lại, CSVN lại tiến đánh Campuchia (Pôn Pot) rất phi nghĩa (dù tạo danh xưng là làm “nghĩa vụ quốc tế” - một luận điệu lấp liếm, làm phật lòng Tàu cộng đàn anh, 10 năm tang thương, và nhận lấy “bài học” tháng 2/1979 (Tàu cộng đánh toàn biên giới phía Bắc). Suy vi về mọi mặt, phải xin cầu cạnh qùy lụy Tàu cộng để từ đấy đi đến vâng phục CS Tàu (qua Mật Ước Thành Đô) bán rẻ non sông, chấp nhận nhu nhược yếu hèn để được sống còn, tồn tại.
Trải qua một số sự kiện (nêu trên) thì CSVN là hiếu chiến hay vì hòa bình? Có hòa bình chăng là đến khi sa cơ thất thế.
Và cũng cần nêu thêm: Sau 30/4/1975, giành chiến thắng, CSVN đã tận lực cướp đoạt của cải miền Nam, bắt giết và tù đày Quân- Cán- Chính VNCH (hàng triệu người) ròng rã mấy mươi năm thảm thương chết chóc - Những người (đối kháng thua trận) cùng dân tộc, cùng giống nòi mà đối xử tàn tệ như thế? Thì như vậy, có “vì hòa bình không”?
Giành độc lập, tự do, đem ấm no, hạnh phúc toàn dân?
Chỉ là mị dân và xảo ngôn từ, cả nước đều thấy rõ: Từ sau khi đánh Pháp, rồi đánh Mỹ (lẫn Ngụy). Trên 30 năm, qua hai cuộc chiến (mà đúng ra không phải cần thiết, chỉ vì phải tuân theo lệnh Nga Tàu. Đất nước đã có được độc lập từ tháng 8/1945). Núi xương, sông máu cả 2 miền, để rồi sau cái gọi là “giải phóng hoàn toàn” 30/4/1975, thì 10 năm sau là cả nước đi vào cảnh đói cùng cực, và đi đến tàn lụi, phải “đổi mới hay là chết” (1986). Rồi 4 năm sau nữa, lại qua Tàu quỳ luỵ van xin và thần phục (mật ước Thành Đô như vừa nói). Từ đó, hoàn toàn không có “tự do”, không “độc lập”. Mọi sự “điều hành đất nước” làm theo ý Tàu (TC), do Tàu sắp đặt… cho đến tận hôm nay.
Đất nước do dân, (đảng ta) vì dân, phục vụ dân? Một khẩu hiệu lừa mỵ vô cùng dã tâm và tàn độc. Có bao giờ đảng “vì dân” và “phục vụ dân”? Có chăng là đưa dân vào tối tăm, ngu muội qua chính sách “nhồi sọ” và “đầu độc”.
Nói rằng: “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra…” Có bao giờ việc nước, chuyện quốc gia đại sự có được nói cho dân? Toàn là lãnh đạo các cấp “đi đêm”, “đi ngày” để bàn bạc quyết định mọi thứ. Người dân không bao giờ được biết, chẳng bao giờ được hay từ việc lớn đến việc nhỏ. “Mọi việc phải tin vào đảng, để đảng và nhà nước lo”, người dân chỉ việc tuân hành và vâng phục. Người dân được “đảng chăm sóc” bằng cách đưa tất cả vào “trại chăn nuôi” như đàn súc vật, để đảng tha hồ độc quyền mà trị nước chăn dân.
Đâu là ấm no và hạnh phúc ở người dân? Trên 43 năm, đất nước sản sinh ra từng đám con người gọi là “dân oan” lê la khắp nước. Họ đi đâu? Vất vưởng, đói khát mà đi đòi “công lý”, đi xin xỏ để ban phát cho lẽ “công bằng”. Nhưng đi mãi, đi hoài chẳng có, đi cho đến khi tàn hơi, kiệt sức, ngã gục bên đường, Đi tìm “hạnh phúc ấm no” – hoài vọng và lý tưởng mà trước đây (70, 80 năm về trước, ông cha (bây giờ không còn nữa) theo lời kêu gọi của “cụ Hồ”, của đảng “quang vinh”?
Những đám trẻ thơ núi rừng vùng cao thất học. Chúng đi tìm “cái chữ” phải lội suối, bơi sông. Đói quá, chúng tìm bươi nơi đống rác, kiếm thức ăn… Tìm hoài mà không có, xỉu qụy dọc đường…
Những ngư dân miền Trung, một thời ấm no sung túc trước đây (cả thời có giặc Mỹ). Bây giờ nhà máy xả thải chất độc, cá chết. Người dân lại không dám đánh bắt cá xa bờ vì “tàu lạ” bắn giết rượt đuổi, phải đành đói lã, “chờ thời” bên các ngư thuyền trên bờ phơi nắng, gội sương.
Người nông dân đồng bằng châu thổ, bây giờ dòng Cửu Long cạn kiệt, nước mặn vào đồng, mùa màng thất bát, cũng đành “chờ thời” ở kiếp… mai sau? Vì mọi thứ hôm nay đều là “độc”: khí độc, đồ độc, thực phẩm độc… anh bạn “16 chữ vàng, 4 tốt” được phép tự do xâm nhập đưa vào.
Nhìn nơi nơi cũng không thấy đâu là ấm no hạnh phúc? Tuy nhiên, cũng còn một số chổ: chịu khó nhìn lên, tinh ý trông vào: Những dãy nhà cao tầng, những biệt phủ dát vàng dành cho lãnh tụ (đám chúa đảng và bè lũ tay sai), những kẻ trị vì: rất đỗi ấm no và hạnh phúc tràn đầy. Những nơi đó mới đích thực là “ấm no hạnh phúc” - đảng ta rất mực tự hào.

Đạo đức cách mạng, đạo đức HCM, một thứ đạo đức hận thù, giết chóc và cướp đoạt.
HCM trong một lần dự hội nghị Pa Tơ Nốt ở Pháp (1946) đã rõ ràng tuyên bố: “Tất cả những ai không theo đường lối của tôi (CS Việt Minh) đều phải bị tiêu diệt”. Từ đó, không ngừng giết chóc: giết kẻ thù, giết bè bạn, và giết luôn cả… người ân.
Cải cách ruộng đất năm 1953, HCM đã từng rơi nước mắt (cá sấu) để tiếc thương cho một “đại ân nhân cách mạng” – bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm – vì chính sách diệt địa chủ do anh Tàu đề ra mà đảng ta phải thi hành.
Nhờ đạo đức cách mạng: “Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ - cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong – cho đảng bền lâu cùng rập bước chung lòng - thờ Mao chủ tịch, thờ Sít Ta Lin bất diệt” (thơ Tố Hữu) mà đảng cứ mãi trường tôn, bền vững?
Sống và làm theo đạo đức HCM, con giết cha, vợ tố chồng… hãm hiếp rồi thủ tiêu... Trò phản thầy, bè bạn lọc lừa. Tình đồng chí nay dời, mai đổi. Phải thủ đoạn, phải kiên định, và phải “giết” chẳng nương tay, mỗi khi cần giết.
Đạo đức HCM phải biết đổi bạn thành thù, đổi thù ra bạn. Phải biết nhận giặc làm cha, và giết cả cha mình. Phải tôn thờ lãnh tụ, và nếu cần, cứ “hèn với giặc, ác với dân” để bảo tồn bền lâu tính đảng.
Lãnh tụ rất hãnh diện tự hào với những lần đứng chào cong người, cúi rạp mình đón lãnh tụ đàn anh – phải biết tôn sùng đúng cách?
Cũng như mới vừa rồi - thượng đỉnh Trump – Kim - người ta (toàn thế giới) thấy và cười rất hả hê khi nhìn chủ tịch nước kiêm TBT đảng ta hí hửng tươi như hoa vồn vã đến bắt tay Kim Jong Un, ngồi từ trong xe ló tay ra “chào đón”: “Mình có thế nào, thằng chủ tịch “nhóc tì” mới hâm hở với mình như vậy”. Chứ!

Một xã hội loạn, giáo dục suy đồi, và văn hóa mất gốc.
Việt Nam ta ngày nay có rất nhiều cái lạ (đời) và “ngộ” - Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” (thơ nhà giáo Trần Thị Lam). Và cũng có những thứ “chẳng giống ai”.
- Hội bóng đá nhà (thanh niên trẻ - U23) vừa vào bán kết, là đất nước VN như “trời long đất lở”. Dậy “Sóc” khắp các tỉnh thành, mà nhất là ở hai thành phố lớn: TP.HCM và thủ đô Hà Nội. Và nổi trội nhất là thanh thiếu niên nam nữ cởi truồng chạy tưng khắp ngả đường. Từ khắp nơi trên thế giới, nhất là ở Mỹ, qua video clip nhìn về đất nước quê mình như là thành phố “điên”!
Thật rất là mừng, vì là ngàn năm một thuở. Bao giờ ta có được như hôm nay? Và cao ngạo hơn nữa là các báo chạy tít: “Việt Nam, đặt Châu Á dưới gót chân”? Trời hỡi! Sao mà đất nước, dân tộc ta hôm nay vinh quang quá vậy?
- Một xã hội sáng say, chiều xỉn, đêm tối nằm vùi? Không biết người ta vui say cái gì, giữa khi mà đất nước ta cái gì cũng còn thiếu và kém - kém xa các nước bạn lân bang về nhiều mặt. Bây giờ, nhìn vào thống kê phát triển bình quân ĐNÁ, như GDP đầu người chẳng hạn, VN, người dân ta cuộc sống cỡ nào? Nhìn qua mà đau lòng cho sự cách biệt: chưa tới 3.000 đô la Mỹ. So với bình quân đầu người của Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Mã Lai, Singapore. Philippines… chưa nói tới Nhật. Trên 43 năm phát triển thời bình, mà hôm nay ta thua cả… Lào?
Xin hãy tỉnh dậy đi, những người bạn trẻ cứ mãi còn mơ ngủ. Xin khoan vội mừng: đặt Châu Á dưới gót chân ta! Và cũng đừng bao giờ: tin theo lời đảng!
Nhiều… nhiều lắm. Bài viết có hạn, lại nữa, toàn là những chuyện… không muốn viết.
Xã hội thì vậy. Còn giáo dục thì sao?
- Theo thống kê (sưu tập chưa đầy đủ), thì như là VN hôm nay có từ 24.000 – 25.000 tiến sĩ? Phó tiến sĩ (cao học, thạc sĩ), và cử nhân, tính chung có thể lên đến hàng mấy trăm ngàn, nửa triệu? - đại để là thế. Một đất nước có quá nhiêu nhân tài, khoa bảng? Vậy sao chưa nghe thấy một phát minh khoa học nào? Ẩn tài chăng? Hay là chưa có cơ hội? Và dường như đại học VN vẫn chưa có được (một trường) nằm trong bảng danh sách (mấy trăm trường) tiếng tăm châu Á? Thôi, không dám lạm bàn thêm, vì kẻ dốt không dám nói đến bậc “thiên tài”.
Và, những chuyện sau đây là có thật?
- VN, một nền giáo dục: trò đánh thầy. Thầy hiếp dâm (mua dâm) trò? Thầy cô khiêu dâm nơi trường lớp. Hiệu trưởng dắt mối: đưa nữ sinh phục vụ tình dục cho quan chức thế quyền. Cô giáo làm chiêu đãi, mua vui cho các lãnh tụ, đại gia. Tình trạng khiêu dâm (mua dâm, bán dâm) thịnh hành nơi trường lớp đến nỗi đã có luật: “bất quá tứ” – giáo viên, nhân viên giáo dục, nếu ai phạm phải “khiêu dâm tình dục” tới… 4 lần, mới bị sa thải, cho thôi việc?
“Tiên học lễ, hậu học văn” đã trở thành lạc hậu, thời xưa cũ, phong kiến đâu đâu. Bây giờ hầu như cấm kỵ tiếng “thưa”, và hoàn toàn mất hẳn lễ: “cúi đầu” (học sinh nhỏ tuổi) đối với người lớn?
Nghĩ mà tiếc, so bì với bây giờ, kẻ viết bài này, học thuở thời xưa quá ư là lạc hậu. Lĩnh vực văn hóa, thì… Hỡi ôi! Thời xưa cũ, nay còn đâu!
- Tất cả mọi thứ văn hóa truyền thống thời xưa cũ hầu như đang được thay vào bằng văn hóa Tàu (Hán hóa) cho thích nghi thời đại. Phong hóa dần được đổi thay. Và danh nhân VN lần lượt được các danh nhân Tàu thay thế, như Quan Công, Tào Tháo, Trương Phi v.v… sẽ được thay cho Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Cũng chỉ nghe nói? Vì chưa có dịp về lại quê nhà, nên chưa dám chắc! Thấy mới tin. Có điều: dân Tàu, ngôn ngữ Tàu, phố Tàu, nhà hàng Tàu, sinh hoạt Tàu, xài tiền Tàu, bảng hiệu Tàu… là lan tràn khắp nước. Cuộc sống Tàu xâm nhập. Việt Nam văn hóa, nay còn đâu?
Phần kết:
Theo tin tức loan tải, ngày nay cả thế giới, đâu đâu đều rất ngại dân Tàu – Tàu lục địa - với cách sinh hoạt ồn ào, thiếu lịch thiệp, thiếu văn hóa (theo nếp sống văn minh). Người ta nói: Vì là một dân tộc phải sống dưới triều đại XHCN.
Tưởng rằng, VN bé nhỏ, chưa thể nổi tiếng, nổi danh. Nhưng, đã có. Người VN đi ra nước ngoài, ồn ào thì ít, mà “ăn cắp” thì nhiều? Hầu như một số nước, nhất là châu Á, người VN có dịp tới lui, người bản xứ rất ái ngại. Thậm chí có những bảng ghi bằng tiếng Việt: “Hãy coi chừng kẻ cắp VN”!
Những nguồn tin thật đau lòng, như xé ruột. Trời ơi! Đất nước, dân tộc VN tôi! Ngày xưa, trước đây… không bao giờ có vậy, dù là nghèo nàn, lạc hậu, kém văn minh, nhưng chẳng bao giờ phải mang tai tiếng.
Nghèo cho sạch, rách cho thơm” – câu châm ngôn trinh bạch nằm lòng, để đời - Tại sao, bây giờ lại để cho nó mất?
9/3/2019

No comments:

Post a Comment