Ý tưởng ‘’ngọt’’ tạo thành doanh nghiệp trị giá 40 triệu đôla
Loạt bài 'The Boss'
hàng tuần của BBC kỳ này kể lại cuộc nói chuyện với Tara Bosch, sáng
lập viên và giám đốc điều hành của công ty kinh doanh đồ ngọt ít đường
Smart Sweets.
Tara Bosch tự tả mình trước đây là "người nghiện đường." "Tôi là người đến hệ thống 7-11 mua kẹo tiền xu mỗi ngày," cô gái 25 tuổi nói. "Nhưng khi lớn lên, tôi nhận ra đường không tốt cho sức khỏe, cho vóc dáng, cho lòng tự trọng, và cách tôi cảm nhận về bản thân."
Vì vậy, bốn năm trước, chán ngấy với cảm giác không vui và sức khỏe tệ của mình, Tara ngừng ăn đường. Cô nói cảm thấy khỏe hơn ngay, nhưng lại thấy thèm đồ ngọt, và quyết định thử chế ra các sản phẩm không đường trong nhà bếp của mình ở Vancouver, Canada.
Thử nghiệm các công thức vào mùa hè năm 2015, Tara mô tả đó là "việc theo đuổi một mục đích". Cuối cùng, Tara quá hài lòng với kết quả đến nỗi cô nghĩ mình có thể có một cơ hội kinh doanh.
Mùa thu năm đó, Tara quyết định thử thời vận xem sản phẩm của mình có được ưa chuộng không. Đang học năm thứ về nghệ thuật tại Đại học British Columbia, cô bỏ học để có thì giờ chuẩn bị trình làng sản phẩm.
Lúc ấy mới 21 tuổi, Tara chỉ có một lịch sử tín dụng hạn chế, tài sản duy nhất là một chiếc xe Honda cũ đã sáu năm. Nhưng với sự tự tin và một loạt bánh mẫu, Tara đã xoay sở được khoảng 80,000 đôla làm vốn.
Giờ đây, mức doanh thu năm 2019 của công ty Smart Sweets, trụ sở tại Vancouver, được dự đoán sẽ vượt quá 40 triệu đôla. Một loạt các sản phẩm của công ty đang dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực đồ ngọt không đường đang phát triển nhanh ở cả Canada và Mỹ.
"Năm nay chúng tôi đang giúp mọi người bỏ hơn một tỷ gram đường," cô nói.
Để đảm bảo khoản đầu tư ban đầu, Tara phải viết một kế hoạch kinh doanh rất kỹ lưỡng, với dự báo tăng trưởng chi tiết cho hai năm. Và cô còn phải mua bảo hiểm nhân thọ. "Một trong những điều khoản của các bên cho mượn tiền là bảo hiểm nhân thọ và họ phải là người thụ hưởng", cô nói.
Ăn đường hay không?
Nếu bạn đang tìm cách cắt giảm đường nhưng lại ghiền ăn ngọt, thì đồ ngọt không đường có thể tốt hơn so với đồ ngọt thông thường, theo các chuyên gia dinh dưỡng. Nhưng đồ ngọt không đường vẫn có thể chứa carbohydrate, và một số đồ ngọt có thể chứa lượng calo đáng kể, cũng như có nhiều chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa."Hãy nhớ rằng một sản phẩm "không đường'' không có nghĩa là nó luôn tốt cho sức khỏe", Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ nói.Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng một số chất làm ngọt không có calo cũng có thể kích thích sự thèm ăn, có thể gây phản tác dụng cho những người cố gắng hạn chế lượng calo.
Xoay được vốn rồi, Tara lên internet để tìm các nhà cung cấp và nhà sản xuất tiềm năng, cũng như hoàn thiện công thức nấu ăn.
"Việc nấu nướng nhanh chóng trở thành một chuỗi thử nghiệm và cải thiện không ngừng, thay đổi vật liệu, công thức, rồi sau đó thử nghiệm lại." Tara nói.
Tara quyết định sử dụng các loại chất xơ có nguồn gốc từ thực vật và chất làm ngọt tự nhiên stevia để mô phỏng hương vị và kết cấu của đồ ngọt có đường truyền thống.
Sau đó, để có khách hàng đầu tiên, Tara vừa gửi email, vừa gọi điện thoại, đi trực tiếp chào hàng, rồi dùng cả trang mạng "Linkedin". Nhà bán lẻ đầu tiên bằng lòng thảo luận việc mua sản phẩm của cô là hệ thống Choices Market có trụ sở tại Vancouver và Tara nhớ rằng cô đã vô cùng lo lắng trước cuộc họp đầu tiên."Tôi đã không ngừng gọi điện và gửi email cho họ, cho đến khi cuối cùng họ cho một cái hẹn,'' cô kể. "Và khi lái sẽ đến được trước cửa chợ, tôi đã lo lắng quá và lái xe đi.''
''Rồi tôi quay đầu xe lại, gặp họ nói chuyện, và Choices Market trở thành hệ thống bán lẻ đầu tiên cho Smart Sweets một cơ hội.''
Một vài hệ thống bán lẻ nhỏ khác của Canada theo sau ngay sau đó. "Như tôi nói, tất cả tùy vào sự kiên trì," cô nói. "Tôi liên tục gửi email và đi chào hàng cho đến khi một doanh nghiệp nào đó cho một cái hẹn, và tôi tận dụng cái hẹn đó để thuyết phục họ."
Tara có được khách hàng Mỹ đầu tiên vào năm 2018 và Hoa Kỳ hiện chiếm 80% doanh số của Smart Sweets. Việc sản xuất đồ ngọt ở Mỹ được dàn xếp thông qua các nhà cung cấp hợp đồng.
"Doanh thu 40 triệu đôla mỗi năm là rất thành công", ông Semel, người vào năm 2016 bán thương hiệu bánh kẹo bán chạy nhất Bark Thins cho gã khổng lồ Hershey của Mỹ, nói ông thấy thành công của Tara rất ấn tượng.
"Chỉ bán được 5 triệu đôla một năm là đã khó, vì ngành bánh kẹo bị chi phối bởi một vài hãng lớn. Tôi nghĩ điều ấn tượng hơn nữa là đạt được mức 40 triệu đôla vào năm 2019 là khung thời gian mà cô ấy đã đạt được.
"Tara có khả năng nắm bắt thị trường… cô ấy nhìn xa trông rộng."
Bây giờ với 47 nhân viên, Tara bắt đầu có kế hoạch
xuất khẩu Smart Sweets ra ngoài Bắc Mỹ. Cô nói rằng thành công của công
ty đến từ sự chăm chỉ và quyết tâm.
"Khi lớn lên, tôi không thông minh hay có khả năng thể thao," Tara nói.
"Tôi thực sự không có bất kỳ tài năng nào, nhưng tôi luôn có một cảm giác cấp bách, tháo vát và khả năng biến điều gì đó thành hiện thực, nếu tôi quyết định muốn làm như thế.''
''Smart Sweets là noi tôi đầu tiên tổng hợp tất cả ba khả năng này.''
"Khi lớn lên, tôi không thông minh hay có khả năng thể thao," Tara nói.
"Tôi thực sự không có bất kỳ tài năng nào, nhưng tôi luôn có một cảm giác cấp bách, tháo vát và khả năng biến điều gì đó thành hiện thực, nếu tôi quyết định muốn làm như thế.''
''Smart Sweets là noi tôi đầu tiên tổng hợp tất cả ba khả năng này.''
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50285363
No comments:
Post a Comment