Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday, 4 November 2019

Nghệ An bắt 8 nghi phạm liên quan vụ nạn nhân ở Anh

  • 16 phút trước
  • Bản quyền hình ảnh PA Media
    Công an tỉnh Nghệ An nói đã bắt giữ 8 đối tượng bị cho liên quan việc đưa người sang Anh trái phép.
    Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, nói với báo chí ngày 4/11: "Cho đến ngày hôm qua, Công an tỉnh Nghệ An đã bắt giữ 8 đối tượng liên quan trong đường dây này và hiện nay chúng tôi sẽ tiếp tục điều tra làm rõ."
    Trước đó, công an Hà Tĩnh đã khởi tố, bắt giữ 2 nghi phạm để điều tra.
    Phái đoàn của Bộ Công an Việt Nam đang có mặt tại Anh để hỗ trợ điều tra, xác minh nhân thân 39 người chết trong xe tải.
    Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu nói với báo chí Việt Nam rằng ban đầu có 24 gia đình ở Nghệ An trình báo người thân mất tích.
    Nhưng sau đó, ba gia đình đã có liên hệ với người thân của họ.
    Như vậy hiện tại còn 21 người được lo lắng là có thể thuộc số 39 nạn nhân chết ở Anh.
    Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu nói: "Tất cả những người chúng tôi đang nghi vấn ở bên Anh đều đi qua cửa khẩu Nội Bài, bay sang nước thứ ba hợp pháp."
    "Khi họ xuất cảnh, các giấy tờ để xuất cảnh đi từ sân bay Nội Bài chứ không phải qua đường tiểu ngạch qua Lào hay Campuchia."
    Ông Cầu nói thêm: "Có thể bây giờ bắt là 8 đối tượng nhưng nếu vai trò của họ là thứ yếu thì có thể loại, tuy nhiên sẽ mở rộng xem còn bao nhiêu người đứng sau 8 đối tượng này."
    "Bởi quá trình phạm tội này là ở bên Anh và người ở Việt Nam chỉ là môi giới, còn người bên Anh mới trực tiếp cho họ ở lại nước ngoài trái phép. Nên có thể còn phát sinh các đối tượng khác."
    Ông Cầu khẳng định đến nay, vụ việc được điều tra theo dạng tội tổ chức môi giới đưa người khác ra nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.
    "Có ý kiến cho rằng đây là vấn đề buôn người, tôi khẳng định không phải, bởi có hai vấn đề để loại trừ vấn đề này. Thứ nhất, họ ra nước ngoài làm ăn, nộp tiền, không ai bỏ ra 1 tỷ đồng để cho người khác "buôn" mình cả, mà là tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài và ở lại nước ngoài trái phép."
    Còn các đối tượng chúng tôi muốn nói là người Việt Nam sang Anh rồi từ Anh tạo điều kiện đưa người Việt Nam sang và ở lại đó trái pháp luật thì dứt khoát phải xử lý."
    Trong diễn biến khác, các nghị sĩ Anh cho rằng, vụ 39 người Việt Nam thiệt mạng trong container ở Essex là "lời cảnh báo cho chính phủ" về chính sách nhập cư.
    Một báo cáo từ Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Anh cho rằng, chính sách đóng cửa biên giới của Vương quốc Anh đã đẩy người di cư vào tay những kẻ buôn lậu.
    Chủ tịch của Ủy ban này và nghị sĩ Tory Tom Tugendhat cho rằng, Vương quốc Anh nên "làm gương" trong vấn đề này.
    Chính phủ Anh cho biết rằng ưu tiên chính của họ là giải quyết nạn buôn người.
    Thi thể của 8 phụ nữ và 31 người đàn ông được tìm thấy trong một container trên một xe tải chở hàng ở một khu công nghiệp ở Grays vào ngày 23/10.
    Ông Tugendhat, dân biểu đại diện khu vực Tonbridge và Malling, cho biết là, sự việc đã "gây sốc với tất cả chúng tôi."
    Đưa lậu người Việt: Điều tra băng đảng thứ hai
    Những người Việt liều chết để vào Anh
    Người Việt làm lậu ở Anh: Ra đi có phải vì nghèo?
    Thánh lễ đặc biệt ở London cầu nguyện cho 39 nạn nhân
    Ông nói: "Toàn bộ câu chuyện chưa thật rõ ràng, nhưng đây không phải là thảm kịch duy nhất.''
    "Hiện nay, hàng trăm gia đình trên khắp thế giới đang mất đi thân nhân, những người cảm thấy bị thôi thúc phải liều mạng trao phó cuộc sống cho những kẻ buôn người.''
    "Trường hợp này phải là một hồi chuông thức tỉnh cho Bộ Ngoại giao và chính phủ."
    Trong khi đó, cảnh sát điều tra về những cái chết trong xe tải ở tỉnh Nghệ An cho biết tám người đã bị bắt liên quan đến việc đưa người đi lậu.

    "Trở lại các cuộc họp với EU"

    Báo cáo của ủy ban này cho biết, tổn thất sinh mạng của cái gọi là di cư "bất thường" - diễn ra bên ngoài vòng luật pháp, quy định và thỏa thuận - khiến các quan hệ đối tác quốc tế, bao gồm cả với EU, trở thành thiết yếu."
    Báo cáo cũng cho biết đại diện của Vương quốc Anh "đã ngừng tham dự các cuộc họp cấp EU, trong đó tình trạng di cư bấtthường được thảo luận."
    Ủy ban kêu gọi chính phủ "khẩn trương nối lại" sự tham gia các cuộc họp trong thời gian trì hoãn Brexit và tìm cách tham dự những buổi họp này sau đó "bất cứ khi nào có thể."

    Phân tích của Dominic Casciani

    Trong cuộc khủng hoảng tị nạn năm 2015, Anh Quốc đã chỉ nhận 2% đơn xin được tị nạn trong số 1,4 triệu người di cư.Anh đã sử dụng hai thỏa thuận của EU để giảm số người tị nạn: nước này không tham gia thỏa thuận phân phối lại người tị nạn và sử dụng một quy định khác để đẩy người di cư đến các quốc gia khác.Anh có một vị trí trong Trung tâm Buôn lậu người Di cư châu Âu của EU, chuyên thu thập thông tin tình báo và truy bắt các băng đảng - và đã tham gia vào các chiến dịch hải quân.
    Nhưng sau Brexit, không ai biết liệu Vương quốc Anh có được phép tham gia vào bất kỳ khởi xướng chung nào hay không.
    Khi Helen Wheeler, một bộ trưởng văn phòng nước ngoài, bị các nghị sĩ hỏi thăm cùng với quan chức chính của bà về vấn đề di cư Địa Trung Hải, bà không thể nói là Vương quốc Anh đã có mặt tại cuộc họp quan trọng cuối cùng của EU để giải quyết vấn đề di cư bất hợp pháp hay không - và sẽ có tham dự cuộc họp kế tiếp hay không.
    Báo cáo trên cho thấy các thỏa thuận của chính phủ nhằm hạn chế di cư bất thường từ một số quốc gia, bao gồm Libya, Nigeria và Sudan, có nguy cơ "thúc đẩy vi phạm nhân quyền và tán thành các chế độ độc đoán".
    Ủy ban cho biết thêm họ quan tâm về những bằng chứng cho thấy "điều kiện khốc liệt" đối với người di dân ở miền bắc nước Pháp, nơi nhiều người có ý định đến Vương quốc Anh tụ tập.
    Ủy ban nói rằng nỗ lực tập trung vào an ninh tại các cảng ở đó của chính phủ "đã đẩy người di cư đến các tuyến đường nguy hiểm hơn" để vào Vương quốc Anh.

    Image caption Phạm Thị Trà My và Nguyễn Đình Lượng là hai người được cho là nằm trong số 39 nạn nhân
    Một nhân chứng nói với ủy ban rằng việc tăng cường an ninh đã dẫn đến sự gia tăng số người tìm cách đến Anh trên những chiếc thuyền nhỏ vượt qua English Channel.
    Ủy ban cũng nói rằng chính phủ nên xem xét "các yếu tố liên kết rộng hơn," thúc đẩy di cư bất thường "bao gồm biến đổi khí hậu, xung đột, quản trị đàn áp và tham nhũng - thay vì tập trung vào việc giảm số lượng tới biên giới châu Âu trong thời gian ngắn".
    Các khuyến nghị khác bao gồm việc mở rộng các con đường hợp pháp để xin tị nạn bên ngoài châu Âu.
    Người phát ngôn của chính phủ cho biết: "Giải quyết tai họa của nạn buôn người ở mọi giai đoạn của hành trình di cư - ở nước ngoài, tại biên giới của chúng tôi và ở Anh - là ưu tiên chính.''
    "Vương quốc Anh thực hiện điều này bằng cách giải quyết vấn đề di cư bất thường, từ việc giảm các yếu tố thúc đẩy di cư - xung đột, bất ổn và nghèo đói - đến tăng cường an ninh biên giới và các hoạt động chống buôn người.''
    "Chính phủ Anh và các cơ quan thực thi pháp luật làm việc rộng rãi với các đối tác quốc tế, các quốc gia trung chuyển quan trọng và các quốc gia xuất phát của người di cư để chống lại ngành công nghiệp tội phạm toàn cầu kéo dài sự đau khổ của con người này."

    No comments:

    Post a Comment