Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday, 4 November 2019

Nhà hoạt động: Ông Tô Lâm nói về mạng xã hội cho thấy VN ‘sợ minh bạch’



Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại quốc hội Việt Nam, 4/11/2019


Mạng xã hội đang bị nhiều thế lực và tội phạm lợi dụng để chống phá Việt Nam, Bộ trưởng Công an Tô Lâm nói hôm 4/11, được nhiều báo trong nước trích dẫn.
Nhà hoạt động Lê Văn Dũng bình luận rằng phát biểu của vị đại tướng công an cho thấy nhà chức trách Việt Nam “sợ minh bạch, sợ sự thật”.
Trong một báo cáo trước quốc hội về phòng, chống tội phạm, Đại tướng-Bộ trưởng Tô Lâm nói: “Các tổ chức phản động lưu vong, đối tượng chống đối trong nước tiếp tục gia tăng các hoạt động chống phá, trong đó có cả hoạt động khủng bố manh động”.
Ông Tô Lâm nói thêm rằng “không gian mạng, nhất là mạng xã hội đang bị các thế lực thù địch, phản động, các loại tội phạm triệt để lợi dụng hoạt động chống phá”.
Mặc dù vậy, Bộ trưởng Tô Lâm cho hay bộ của ông trong năm 2019 đã “bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, đấu tranh làm thất bại nhiều âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, nhất là các âm mưu kích động biểu tình, gây rối, khủng bố, phá hoại”.
Ông cũng nói thêm là công tác phòng ngừa, đấu tranh trấn áp các loại tội phạm khác “đạt nhiều kết quả tích cực”.
Có những cơ quan và cá nhân [quan chức] mà nếu đưa sự thật ra thì họ rất bị ảnh hưởng vì họ sợ sự thật. Họ tỏ thái độ rất chống lại việc mạng xã hội làm cho thông tin minh bạch.
Facebooker Le Dung Vova
Theo quan sát của VOA, phát biểu kể trên của vị bộ trưởng công an không được nhiều người sử dụng mạng xã hội đón nhận một cách tích cực.
Nhà hoạt động vì tiến bộ xã hội Lê Văn Dũng, sống ở Hà Nội, gọi những ý kiến của ông Tô Lâm là “vơ đũa cả nắm”.
Ông Dũng, một Facebooker có nhiều ảnh hưởng và được biết đến qua tên trên mạng là Le Dung Vova, so sánh rằng ở Mỹ hay nhiều nước dân chủ khác, người dân có thể phê bình, chỉ trích thoái mái nguyên thủ của họ và các chính sách của nhà nước trên mạng xã hội mà không bị trả đũa, trong khi đó, nếu làm như vậy ở Việt Nam sẽ bị Bộ Công an, Bộ Thông tin-Truyền thông, v.v… quy chụp là “chống phá”.
Facebooker 49 tuổi này lưu ý rằng trong khoảng 10 năm nay, kể từ khi mạng xã hội trở nên ngày càng phổ biến, các quan chức và cơ quan chính quyền ở Việt Nam luôn đưa ra cái nhìn và phát ngôn tiêu cực về mạng xã hội.
Về lý do vì sao phía chính quyền Việt Nam có cách nhìn như vậy, ông Lê Văn Dũng nêu ra quan điểm của cá nhân ông với VOA:
“Họ rất là thù địch với mạng xã hội, thậm chí là sợ mạng xã hội, chứng tỏ là họ sợ sự minh bạch. Mạng xã hội cho thấy sự minh bạch. Có mạng xã hội thì mọi việc nó thể hiện ra. Có những thông tin là sự thật. Có những cơ quan và cá nhân [quan chức] mà nếu đưa sự thật ra thì họ rất bị ảnh hưởng vì họ sợ sự thật. Họ tỏ thái độ rất chống lại việc mạng xã hội làm cho thông tin minh bạch”.
Bây giờ rất nhiều hạ tầng mạng xã hội phát triển, người dùng xác lập được thông tin nhanh và họ tìm ra sự thật của tin tức ... Nhà nước độc tài muốn độc quyền thông tin. Họ sợ mạng xã hội lấn át các tờ báo, các tòa báo của nhà nước
Hiện cũng là người điều hành kênh truyền hinh độc lập CHTV trên mạng xã hội để đưa ra tiếng nói phản biện và giúp đỡ những người yếu thế, Facebooker Le Dung Vova nhận định với VOA rằng chính quyền còn có một lý do khác để không thân thiện với mạng xã hội, đó là khả năng tuyên truyền của báo chí nhà nước bị suy giảm khi mạng xã hội trở nên phổ biến hơn.
Ông Dũng nói:

“Ở Việt Nam, hệ thống báo chí chỉ làm vai trò tuyên truyền, nói phải thành trái, trái thành phải. Tuyên truyền làm mất sự thật đi. Bây giờ rất nhiều hạ tầng mạng xã hội phát triển, người dùng xác lập được thông tin nhanh và họ tìm ra sự thật của tin tức. người ta kiểm chứng dễ hơn, thì điều đó làm lấn át vai trò của các tờ báo, các tòa báo của nhà nước. Nhà nước độc tài muốn độc quyền thông tin. Họ sợ mạng xã hội lấn át các tờ báo, các tòa báo của nhà nước”.
Dữ liệu thống kê do các tổ chức Việt Nam và nước ngoài cho hay đến nay có 64 triệu người dùng internet trong tổng dân số là 97 triệu người ở Việt Nam. Trong số đó, có tới 58 triệu người dùng mạng xã hội trên các thiết bị di động.
Các số liệu cũng cho thấy đến tháng 5/2019, Việt Nam có 57,43% cư dân sử dụng Facebook, và con số người dùng mạng xã hội này ở Việt Nam sẽ còn tiếp tục gia tăng trong những năm tới.
Ít ngày trước khi có phát biểu của Bộ trưởng Công an Tô Lâm, một tướng quân đội, ông Sùng Thìn Cò, phát biểu trước quốc hội rằng “hoạt động tuyên truyền bậy bạ, đưa thông tin xấu độc trên các trang mạng xã hội đang ngày càng nhiều” nhưng các động thái xử lý, kiểm soát từ phía nhà nước “còn hạn chế, không đáng kể”.
Vị thiếu tướng, Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang “đề nghị Chính phủ phải chỉ đạo để xử lý quyết liệt hơn tình trạng vi phạm này”.
Ông Sùng Thìn Cò cảnh bảo rằng nếu không ngăn chặn đươc, các thông tin mà ông gọi là “xấu độc” trên mạng sẽ khiến người đọc không biết tin nào thật, tin nào giả, “ảnh hưởng rất lớn đến tâm tư, nguyện vọng và tình cảm của người dân với đảng, nhà nước”.

No comments:

Post a Comment