Ghi chép ở Berlin: Người Đức muốn ăn phở VN để 'chống virus Vũ Hán'
Nhà báo Lê Mạnh
Hùng từ Berlin, viết về không khí ở thủ đô nước Đức những ngày chính phủ
và người dân phải điều chỉnh sinh hoạt, cuộc sống để chống virus Vũ
Hán.
Tính từ 17/03/2020, sau đây là ghi chép của tôi:Nếu thời tiết đẹp, lúc vắng người vợ chồng tôi lựa con đường vắng nhất đạp xe vào rừng, chạy dọc bờ sông đi dạo. Có không ít người Đức mặc đồ thể thao đạp xe vượt chúng tôi, các đôi thanh niên chạy sóng đôi, rì rầm trò chuyện. Ai cũng đều gắng giữ một khoảng cách an toàn. Trên các bãi cỏ bìa rừng, lác đác có người nằm phơi nắng.
Thủ đô Berlin giống như nhiều nơi khác ở Đức, người dân được khuyên gắng tự cách ly, giảm thiểu tối đa tiếp xúc xã hội. Mặc dù vậy, ở một số quận trung tâm Berlin, "coronapartys" vẫn đã được "quần chúng tự phát" hô hào tổ chức. Các thanh niên thuộc đủ màu da, vác máy phát điện ra công viên, vào rừng chạy máy phóng thanh, bật đèn mầu nhấp nháy biểu diễn ca nhạc, nhảy disco huyên náo. Không ít đám đông tụ tập phơi nắng, uống bia chuyện trò rôm rả.
Họp báo cùng ngày, Thị trưởng Berlin Michael Müller nổi giận đùng đùng: "Để cho tự giác không xong, nếu cứ tiếp tục thế này chúng tôi sẽ buộc phải áp dụng Ausgangssperre / lockdown".
Không đơn giản thật. Berlin gần hai chục năm nay đã dần trở thành điểm đến của giới trẻ khắp thế giới. Họ đổ về đây sống, làm việc, học tập. Giá thành sinh hoạt rẻ so với nhiều thành phố lớn các nước khác, cơ hội lập nghiệp, đời sống văn hóa đủ màu sắc hấp dẫn. Tìm một người Đức "xịn" để hỏi đường ở Berlin không phải lúc nào cũng dễ. Berlin đa văn hóa, trẻ trung, sôi nổi như một thế giới thu nhỏ đã thành thói quen. Đùng một cái, bảo tất cả phải ngồi yên trong nhà, xem ra không dễ thật. Ra đường vẫn không hề thấy ai đeo khẩu trang.
Covid-19: 'Mình cần xa nhau lâu đấy'
Virus corona: Bao lâu nữa thì có vaccine hay thuốc điều trị?
Virus corona: 'Tôi hồi phục sau khi tự cách ly điều trị ở nhà'Virus corona: Làm gì để vững tinh thần qua mùa dịch?
Covid-19: Tự cách ly khi nào, thế nào cho đúng?
Một câu chuyện nữa là VIP cũng dính virus corona, tự cách ly ở nhà:
Triệu phú Friedrich Merz, 65 tuổi, chính trị gia đảng CDU Đức, ứng cử viên tiềm năng nhất hiện nay - người có thể thay thế bà Thủ tướng Merkel, đã mắc virus Vũ Hán, tình trạng đang xấu đi ít nhiều, vẫn đang tự cách ly ở nhà theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Chỉ khi nào thực sự nguy kịch, ông Merz mới được đưa vào bệnh viện. Ông này vẫn làm việc ở nhà và trao đổi với xã hội bên ngoài qua Internet.
Con cái giữ gìn cho bố mẹ:
Lập gia đình, có con nhỏ và sống gần nhà tụi tôi, các con của chúng tôi chủ động hạn chế tiếp xúc trực tiếp, chỉ điện thoại hỏi thăm thường xuyên. Cần đi mua bán gì, các cháu đi mua giúp, mang tới để ở cửa, thanh toán với nhau qua chuyển khoản, không trao tay tiền mặt, không đứng gần nhau.
Chúng tôi chuyện trò đều đặn qua webcam, hỏi thăm động viên nhau. Hai vợ chồng đứa con lớn (Việt- Đức) đều được phép làm việc ở nhà.
Con út đi làm từ thiện:
Đứa con út của chúng tôi đang làm luận án thạc sĩ. Trường đại học tổng hợp đóng cửa, cho phép cháu nộp bài trễ hơn 2 tháng, cháu nghĩ ngay đến việc đi làm công tác xã hội. Phong trào tình nguyện đăng ký giúp đỡ các bệnh viện, các gia đình neo đơn, có con nhỏ, các người già...đang được rất nhiều thanh niên trẻ hưởng ứng sôi nổi.
Cháu giúp các cụ già mua đồ ăn, mua thuốc, liên hệ với các công sở. Các cháu chủ động viết giấy thông báo dán lên cửa nhà hàng xóm. Ai cần giúp đỡ thì chủ động liên lạc với các cháu.
Năm 2015 cũng thế, gia đình chúng tôi cùng các bạn
Đức thuộc nhiều gốc gác khác nhau ở Berlin cũng từng lăn lộn giúp đỡ
chính quyền Berlin giải quyết khủng hoảng người tị nạn tại khu vực tiếp
nhận người tị nạn mang tên "LAGeSo" ở gần nhà chúng tôi. An ninh của Đức
cũng là an ninh của chính chúng tôi mà. Ngày mới tới Đức, chúng
tôi cũng từng được nhiều gia đình Đức đùm bọc, cưu mang giúp chúng tôi
hội nhập. Những gì vợ chồng tôi chưa đền đáp người dân Đức đủ thì nay
các con chúng tôi sẽ làm tiếp. Cô hàng xóm người Đức gõ cửa hỏi chúng
tôi cần giúp đỡ gì không? Mua thuốc chẳng hạn. Cô ấy là nhân viên của
cửa hàng bán thuốc tây. Cô dặn chúng tôi (người cao tuổi, huhu...) hãy
giữ gìn cẩn thận, hạn chế ra ngoài. Cô rất biết ý thích đạp xe của chúng
tôi mà.
Người Đức thích ăn phở:
Phải cách ly ở nhà, một gia đình Đức quen biết gọi điện nhờ chúng tôi chỉ dẫn cách tự nấu phở. Không đi nhà hàng được, cả nhà thích ăn phở Việt Nam để..."chống cảm cúm". Họ bảo vậy.
Chuyện bác sĩ Đức gốc Việt:
Là học sinh đàn Tranh của vợ tôi, cô đồng thời là bác sĩ trưởng trong một bệnh viện Đức. Gọi điện hỏi thăm chúng tôi, cô bảo đang cùng các đồng nghiệp chuẩn bị gấp rút đón bệnh nhân mắc dịch virus corona. Rất nhiều bác sĩ, y tá đã về hưu nay nhanh chóng tự đăng ký xung phong trở lại làm việc giúp sức cho các bệnh viện. Các sinh viên Y khoa cũng lăn lộn vào công tác chuẩn bị.
"Liệu có chuyện phân biệt giữa bệnh nhân Đức và người nước ngoài không? Tôi hỏi, cô cười: "Không thể xảy ra điều đó đâu. Càng không thể xảy ra, bởi bản thân rất nhiều bác sĩ, y tá Đức, điều dưỡng viên cũng là người gốc nước ngoài, người Việt Nam mà".
Các bác sĩ trẻ gốc Việt có chiến dịch giúp đỡ qua mạng, kết hợp cùng nhau làm livestream, giải thích cho người Việt các hiểu biết về cách chống đại dịch cho hiệu quả, đúng cách. Giọng nói tiếng Việt hơi lơ lớ, sự cố gắng diễn đạt của các bạn trẻ thuộc thế hệ thứ hai ở Đức thật đáng yêu.
Bà Thủ tướng Đức Merkel kêu gọi gì?
Trên kênh TV lớn nhất là ZDF, chương trình thời sự 19:00 giờ, lần đầu tiên từ khi làm thủ tướng, rằng đây là thách thức lớn nhất kể từ Thế chiến 2 tới nay đối với Đức. Là cơ chế dân chủ nên các biện pháp chống dịch của Đức dựa trên những kiến thức khoa học và sự đồng lòng thực hiện của mọi người. Mọi bệnh nhân đều được coi trọng cứu chữa. Chính phủ Đức cam kết giúp đỡ tài chính hết mức để các doanh nghiệp, người lao động không lo mất việc làm.
Đức tung ra gói tài chính hỗ trợ khổng lồ:
Hai bộ trưởng Tài chính và Kinh tế Đức họp bàn ra thông báo, chính phủ Đức chi ngay gói hỗ trợ 550 tỷ Euro giúp đỡ cả nước chống đại dịch virus corona và sẽ tiếp tục chi tiếp, không giới hạn, để khắc phục bằng được hậu quả của đại dịch. Đây là mức chi lớn nhất của Đức từ trước đến nay, vượt quá mức chi 500 tỉ Euro trong chiến dịch khắc phục hậu quả khủng khoảng tài chính châu Âu 2008. Chống dịch không ai tranh cãi:
Cả nước Đức lao vào chống dịch, không phân biệt đảng phái. Các đảng đối lập không gây tranh cãi, không có phê phán đổ lỗi cho nhau trong lúc này. Nước Đức không có chỗ cho các chính trị gia dân túy to miệng vào thời điểm hiện nay. Đức nói họ đủ sức chiến đấu dài hơi như Phó Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố, về tài chính nước Đức đủ sức chống chọi với đại dịch "rất, rất dài lâu". Nhờ thành công về kinh tế hai chục năm qua, cộng với chính sách khắt khe tiết kiệm, giảm nợ công mà Đức đã để dự trữ được rất nhiều tiền của. Chủ tịch đảng đối lập FDP Christian Lindner nói "nhiều năm qua, người dân Đức đã đối xử rất tốt với nhà nước, đóng góp rất nhiều cho công quỹ. Nay là dịp để nhà nước đáp lại người dân bằng thiện chí của mình".
Chống dịch không không quên chống phân biệt chủng tộc:
Sáng sớm 19/03/2020, hơn 400 cảnh sát Đức đã đồng loạt bố ráp, lục soát nhiều địa điểm thuộc 10 tiểu bang trên toàn nước Đức, tìm chứng cứ, tài liệu chống lại một chi nhánh cực hữu thuộc đảng thiên hữu AfD đang có chân trong Quốc hội Đức. Bạo lực, khủng bố, phân biệt chủng tộc ở Đức những năm qua có phần đóng góp không nhỏ của chính đảng AfD này.
Dù bước vào tình trạng khác đặc biệt, quân đội Đức không bao giờ làm thay cảnh sát,như Nữ bộ trưởng quốc phòng Đức Annegret Kramp - Karrenbauer tuyên bố, quân đội Đức sẵn sàng tham gia giúp đỡ bất cứ lĩnh vực nào trong đời sống xã hội Đức khi đại dịch đang bùng phát. Duy có một điều, quân đội Đức sẽ không bao giờ làm thay công việc của cảnh sát Đức. Họ cũng xây dựng cấp tốc bệnh viện dã chiến Có nhiều địa điểm lý tưởng đang biến thành bệnh viện dã chiến ở Đức. Đó là các khu triển lãm quốc tế, sân vận động có mái che, các bệnh viện cũ. Các bệnh viện quân đội Đức cũng được mở rộng hơn. Lực lượng quân đội đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển, xây dựng. Bộ Y tế Đức đang được chuẩn chi rất nhiều tiền trong dịp này.
Các cửa hàng lại đầy hàng hóa sau cơn mua sắm hoảng hốt:
Chuyện mua vét hàng của một bộ phận nhỏ dân Đức và người nhập cư dường như đã qua mau. Các siêu thị lại đầy hàng hóa và khách mua hàng thấy có phần thưa thớt hơn.
Đúng 19:00 giờ tối thứ Bảy 21/03, như đã thống nhất trước qua mạng xã hội, cả Berlin qua cửa sổ, qua ban công đồng loạt vỗ tay vang dội để cảm ơn và cổ vũ lực lượng các bác sĩ, y tá, hộ lý, nhân viên cứu thương thuộc tất cả các bệnh viện Đức, những người đang can đảm ở tuyến đầu, nơi nguy hiểm nhất, trực tiếp chiến đấu với dịch bệnh quái ác này.
Riêng về gia đình tôi, chúng tôi đã sẵn sàng. Vợ chồng tôi chuyển sang làm việc hoàn toàn ở nhà, qua Internet. Những thiệt hại về tài chính do đại dịch gây ra sẽ được nhà nước Đức bù đắp. Chúng tôi đang tìm hiểu các thủ tục khai báo cần thiết để lĩnh tiền. Tình hình chắc chắn sẽ còn xấu hơn nữa, Berlin có thể sẽ bị thiết quân luật vào cuối tuần này, nhưng giống như cả nước Đức, gia đình chúng tôi, các công dân Đức ở đây đã hoàn toàn sẵn sàng.
Chúng tôi thấy tự tin, đủ sức chiến đấu dài hơi với đại dịch Vũ Hán này.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Lê Mạnh Hùng từ Berlin, Đức.
Người Đức thích ăn phở:
Phải cách ly ở nhà, một gia đình Đức quen biết gọi điện nhờ chúng tôi chỉ dẫn cách tự nấu phở. Không đi nhà hàng được, cả nhà thích ăn phở Việt Nam để..."chống cảm cúm". Họ bảo vậy.
Chuyện bác sĩ Đức gốc Việt:
Là học sinh đàn Tranh của vợ tôi, cô đồng thời là bác sĩ trưởng trong một bệnh viện Đức. Gọi điện hỏi thăm chúng tôi, cô bảo đang cùng các đồng nghiệp chuẩn bị gấp rút đón bệnh nhân mắc dịch virus corona. Rất nhiều bác sĩ, y tá đã về hưu nay nhanh chóng tự đăng ký xung phong trở lại làm việc giúp sức cho các bệnh viện. Các sinh viên Y khoa cũng lăn lộn vào công tác chuẩn bị.
"Liệu có chuyện phân biệt giữa bệnh nhân Đức và người nước ngoài không? Tôi hỏi, cô cười: "Không thể xảy ra điều đó đâu. Càng không thể xảy ra, bởi bản thân rất nhiều bác sĩ, y tá Đức, điều dưỡng viên cũng là người gốc nước ngoài, người Việt Nam mà".
Các bác sĩ trẻ gốc Việt có chiến dịch giúp đỡ qua mạng, kết hợp cùng nhau làm livestream, giải thích cho người Việt các hiểu biết về cách chống đại dịch cho hiệu quả, đúng cách. Giọng nói tiếng Việt hơi lơ lớ, sự cố gắng diễn đạt của các bạn trẻ thuộc thế hệ thứ hai ở Đức thật đáng yêu.
Bà Thủ tướng Đức Merkel kêu gọi gì?
Trên kênh TV lớn nhất là ZDF, chương trình thời sự 19:00 giờ, lần đầu tiên từ khi làm thủ tướng, rằng đây là thách thức lớn nhất kể từ Thế chiến 2 tới nay đối với Đức. Là cơ chế dân chủ nên các biện pháp chống dịch của Đức dựa trên những kiến thức khoa học và sự đồng lòng thực hiện của mọi người. Mọi bệnh nhân đều được coi trọng cứu chữa. Chính phủ Đức cam kết giúp đỡ tài chính hết mức để các doanh nghiệp, người lao động không lo mất việc làm.
Đức tung ra gói tài chính hỗ trợ khổng lồ:
Hai bộ trưởng Tài chính và Kinh tế Đức họp bàn ra thông báo, chính phủ Đức chi ngay gói hỗ trợ 550 tỷ Euro giúp đỡ cả nước chống đại dịch virus corona và sẽ tiếp tục chi tiếp, không giới hạn, để khắc phục bằng được hậu quả của đại dịch. Đây là mức chi lớn nhất của Đức từ trước đến nay, vượt quá mức chi 500 tỉ Euro trong chiến dịch khắc phục hậu quả khủng khoảng tài chính châu Âu 2008. Chống dịch không ai tranh cãi:
Cả nước Đức lao vào chống dịch, không phân biệt đảng phái. Các đảng đối lập không gây tranh cãi, không có phê phán đổ lỗi cho nhau trong lúc này. Nước Đức không có chỗ cho các chính trị gia dân túy to miệng vào thời điểm hiện nay. Đức nói họ đủ sức chiến đấu dài hơi như Phó Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố, về tài chính nước Đức đủ sức chống chọi với đại dịch "rất, rất dài lâu". Nhờ thành công về kinh tế hai chục năm qua, cộng với chính sách khắt khe tiết kiệm, giảm nợ công mà Đức đã để dự trữ được rất nhiều tiền của. Chủ tịch đảng đối lập FDP Christian Lindner nói "nhiều năm qua, người dân Đức đã đối xử rất tốt với nhà nước, đóng góp rất nhiều cho công quỹ. Nay là dịp để nhà nước đáp lại người dân bằng thiện chí của mình".
Chống dịch không không quên chống phân biệt chủng tộc:
Sáng sớm 19/03/2020, hơn 400 cảnh sát Đức đã đồng loạt bố ráp, lục soát nhiều địa điểm thuộc 10 tiểu bang trên toàn nước Đức, tìm chứng cứ, tài liệu chống lại một chi nhánh cực hữu thuộc đảng thiên hữu AfD đang có chân trong Quốc hội Đức. Bạo lực, khủng bố, phân biệt chủng tộc ở Đức những năm qua có phần đóng góp không nhỏ của chính đảng AfD này.
Dù bước vào tình trạng khác đặc biệt, quân đội Đức không bao giờ làm thay cảnh sát,như Nữ bộ trưởng quốc phòng Đức Annegret Kramp - Karrenbauer tuyên bố, quân đội Đức sẵn sàng tham gia giúp đỡ bất cứ lĩnh vực nào trong đời sống xã hội Đức khi đại dịch đang bùng phát. Duy có một điều, quân đội Đức sẽ không bao giờ làm thay công việc của cảnh sát Đức. Họ cũng xây dựng cấp tốc bệnh viện dã chiến Có nhiều địa điểm lý tưởng đang biến thành bệnh viện dã chiến ở Đức. Đó là các khu triển lãm quốc tế, sân vận động có mái che, các bệnh viện cũ. Các bệnh viện quân đội Đức cũng được mở rộng hơn. Lực lượng quân đội đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển, xây dựng. Bộ Y tế Đức đang được chuẩn chi rất nhiều tiền trong dịp này.
Các cửa hàng lại đầy hàng hóa sau cơn mua sắm hoảng hốt:
Chuyện mua vét hàng của một bộ phận nhỏ dân Đức và người nhập cư dường như đã qua mau. Các siêu thị lại đầy hàng hóa và khách mua hàng thấy có phần thưa thớt hơn.
Đúng 19:00 giờ tối thứ Bảy 21/03, như đã thống nhất trước qua mạng xã hội, cả Berlin qua cửa sổ, qua ban công đồng loạt vỗ tay vang dội để cảm ơn và cổ vũ lực lượng các bác sĩ, y tá, hộ lý, nhân viên cứu thương thuộc tất cả các bệnh viện Đức, những người đang can đảm ở tuyến đầu, nơi nguy hiểm nhất, trực tiếp chiến đấu với dịch bệnh quái ác này.
Riêng về gia đình tôi, chúng tôi đã sẵn sàng. Vợ chồng tôi chuyển sang làm việc hoàn toàn ở nhà, qua Internet. Những thiệt hại về tài chính do đại dịch gây ra sẽ được nhà nước Đức bù đắp. Chúng tôi đang tìm hiểu các thủ tục khai báo cần thiết để lĩnh tiền. Tình hình chắc chắn sẽ còn xấu hơn nữa, Berlin có thể sẽ bị thiết quân luật vào cuối tuần này, nhưng giống như cả nước Đức, gia đình chúng tôi, các công dân Đức ở đây đã hoàn toàn sẵn sàng.
Chúng tôi thấy tự tin, đủ sức chiến đấu dài hơi với đại dịch Vũ Hán này.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Lê Mạnh Hùng từ Berlin, Đức.
Tin liên quan
- Virus corona: Anh khuyến cáo dân chúng duy trì 'khoảng cách xã hội'
- Virus corona: Bao lâu nữa thì có vaccine hay thuốc điều trị?
- Covid-19: Tự cách ly thế nào? Dùng chung ly khi đi lễ nhà thờ có an toàn?
- Virus corona: Làm gì để ''quẳng nỗi lo'' dịch bệnh đi 'mà vui sống'?
- Virus corona: Vì sao một người Việt nhiễm Covid ở Thụy Sỹ không được nhập viện?
No comments:
Post a Comment