Hậu hoạn khôn lường của Virus Vũ Hán
Đồ Hiếm (Danlambao) - Điện
thoại di động là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay
trên toàn cầu nói chung và đặc biệt tại Trung Cộng nói riêng.
TC đã lạm dụng tối đa công nghệ cao để kiểm soát tư tưởng và theo dõi 1
tỷ 4 công dân. TC đã dùng điện thoại di động (ĐTDĐ) như là một công
cụ để kiểm soát người dân. Chế độ Tàu cộng quy định số điện thoại
của mỗi người dân phải liên kết trực tiếp với chứng minh thư (thẻ
căn cước) của họ. Mỗi ĐTDĐ lưu trữ hầu hết thông tin cá nhân (thẻ
căn cước), mã sức khỏe, tài khoản ngân hàng, lương hưu, số an
sinh xã hội…(1)
Kể từ năm 2019 TC đã bắt buộc mỗi cá nhân phải “đăng ký nhận
dạng” của người sở hữu điện thoại, qua đó nhà nước TC có thể từ 200
triệu camera (2) công cộng, cùng với những công nghệ cao như AI (thông
minh nhân tạo), big data (các trung tâm dữ liệu) để kiểm soát tư tưởng
và mọi sinh hoạt riêng tư của người dân thông qua các hình ảnh (qua
camera, trạm GPS), mọi trao đổi thông tin (cuộc gọi, tin nhắn, mạng xã
hội…). Đọc qua tưởng là chuyện bình thường, nhưng tất cả dữ liệu cá
nhân đều được truyền về trung tâm dữ liệu của côn an để xử lý, hay nói
rõ hơn, các dữ liệu cá nhân sẽ bị lạm dụng bởi côn an TC vào các mục
đích chính trị khi cần, và kiểm soát người dân một cách nghiêm ngặt.
Vô tình hôm 19/03/20, trong một báo cáo của Bộ Công nghiệp và Công
nghệ thông tin TC (MIIT) đã công bố số người dùng ĐTDĐ và điện thoại
nhà trong hai tháng đầu năm đã giảm sút đột ngột (3). Số lượng
người dùng ĐTDĐ giảm 21,03 triệu và số lượng người sử dụng điện thoại
bàn giảm 840.000.
Với phương cách kiểm soát người dân như thượng dẫn, ta có thể nói rằng:
Số điên thoại nhà là số hộ khẩu (gia đình hay văn phòng), còn số lượng
ĐTDĐ biểu hiện số người dân. Do đó, việc giảm số người sử dụng điện
thoại bàn có thể được giải thích là do các doanh nghiệp nhỏ đã
ngừng hoạt động trong thời gian dịch cúm lan tràn hay “hộ khẩu” đó
đã bị “triệt khẩu” bởi virus Vũ Hán. Nhưng số liệu sụt giảm 21
triệu người dùng ĐTDĐ đã khiến dư luận mạng xã hội thêm sôi sục!
Có thể lý giải bằng nhiều cách:
- Sau mùa dịch, tình trạng thất nghiệp tràn lan tại TC nên
người dân phải tiết kiệm, thay vì mỗi người trước đây thuê bao 2
máy di động thì nay giảm còn 1. Nhưng nếu cùng một lúc 21
triệu người TQ bỏ thuê bao thì phải gọi là khó xầy ra. Ước
đoán chỉ một nửa, khoảng 10 triệu người TQ bỏ ĐTDĐ là cùng.
- Trong 21 triệu thuê bao ĐTDĐ này, tính hết sức “khiêm nhường
(của bọn cs)” chỉ 1% do tử vong qua nạn dịch thì cũng đã lên
đến 200.000 người. Khác xa với con số 3.200 người tử vong mà TC
thông báo. Thêm với những hình ảnh chụp các nhà hỏa táng hoạt
động hết công suất ngày đêm dạo trước, có thể thấy điện thoại
của người tử vong chất cao như đụn rơm, chứng tỏ con số hơn
3.000 người tử vong tại Vũ Hán chỉ là một con số hoàn toàn sai
láo đã được TC cạo sửa, bóp nhỏ với đầy mưu gian chính trị: Làm
dịu lòng phẫn nộ của dân Tàu, che đậy sự “vỡ trận” của chế độ xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ lãnh đạo độc tài của đảng csTQ.
- Thế còn một nửa khoảng 10 triệu người, chủ sở hữu của các
ĐTDĐ đã bốc hơi đi đâu? Vì sự gian láo, không minh bạch của tuyên
truyền cs, nên dẫn đến có vài “giả thuyết” như sau:
1) Một số người chết vì các nguyên nhân khác: Chết vì bệnh viện bị quá
tải; bị đảng cs “xử chết” vì không tuân theo lệnh “bịt miệng của chế
độ”; vì bất đồng chính kiến (các nhà báo độc lập), vì thuộc nhóm dân tộc
bị đàn áp (Ngô Uy Nhỉ, Tân Cương), các tù nhân...
Và số còn lại (có thể là đa số) hoàn toàn không chết – còn sống, nhưng bị/được nhà nước TC khai tử để đi làm “nghĩa vụ quốc tế”:
2) Di dân “trốn dịch”: Hàng triệu dân TQ tìm mọi cách xâm nhập
vào Âu châu, Anh, Bắc Mỹ, Úc, và các nước hợp tác trong dự án Vành đai
Con đường. Ban đầu nhóm dân TC này đến một cách hợp pháp (du lịch, đầu
tư kinh doanh), nhưng khi đại dịch xẩy ra, nhà nước TC vừa gạch hộ khẩu,
vừa tạo cái cớ để nhóm này trú lại lâu dài tại các nước sở tại với lý
do “trốn dịch vì bị mất hộ khẩu”.
3) Di dân “tội phạm”: Đây là chủ trương bành trướng chính của csTQ,
chính sách này được áp dụng tại các nước độc tài cs (VN, Lào) hay độc
tài cá nhân hay đảng trị quân phiệt, nơi mà kinh tế đã lệ thuộc Trung
cộng, và không có nền dân chủ vững mạnh: Lào, Kampuchia, Thái Lan, Miến
Điện, các nước Phi Châu (Ethiopia, Kenya …) và Nam Mỹ (Venezuela). Gọi
là di dân tội phạm, vì nhóm này bao gồm tất cả các hình thức tội phạm
như: Tội phạm công nghệ cao (đánh bạc và lừa đảo trên mạng), tội phạm
hình sự (buôn ma túy, du đãng, băng nhóm xã hội đen, cho vay nặng lãi),
tội phạm buôn người (đưa người và trẻ em qua biên giới để làm nô lệ tình
dục) … Nhóm tội phạm này sẽ được gửi qua các nước láng giềng TC sau đại
dịch Vũ Hán để làm lực lượng thứ 5.
Đặc biệt VN vừa là đất nước đầu nguồn của dự án Vành đai Con đường, vừa
có vị thế địa chính trị quan trọng với 2000 km bờ biển, mà cả ngàn năm
nay TC luôn mơ ước “nhập Trung”, Đồ tôi chắc chắn luôn là số lượng di
dân “trốn dịch” lẫn “tội phạm” từ TC không dưới 1 triệu tên trong mùa
dịch Vũ Hán hiện nay. Chúng di dân dưới nhiều dạng như du lịch với gần
650.000 du lịch chỉ trong tháng 1/2020 (4) ; Công nhân trở lại làm việc
tại các công trình, nhà máy, khu công nghiệp của TC như Đường sắt
Cát Linh (ít nhất 10.000), Formosa (khoảng 20.000), Vĩnh Tân, Boxit Tây
Nguyên (30.000), nhà thầu rừng đầu nguồn, nhà thầu đường xa lộ Bắc Nam …
Thừa nước đục thả câu, bầy đàn gián điệp Hoa Nam (theo chân tên
gián điệp thiếu tá Hồ Quang) sang nằm vùng tại các trung tâm dữ liệu
(mà TC dã tặng không cho VC) trực thuộc Bộ Côn an tại Thành Hà và Thành
Hồ!
Từ thông báo giảm sút 21 triệu thuê bao ĐTDĐ do Bộ Công nghiệp
và Bộ Công nghệ Thông tin TC đưa ra, chúng ta có thể đưa đến
những kết luận:
- Số người TQ chết trong đại dịch ít nhất cũng phải là 200 000 người.
- Sau mùa dịch càn qua, chắc chắn kinh tế VN ngày sẽ càng phụ
thuộc TC nhiều hơn, Vì đến nay đã có hơn 80% các cơ sở kinh doanh
nhỏ tại VN tuyên bố phá sản, tình trạng thất nghiệp trên diện
rộng trên khắp mọi ngành nghề, lạm phát phi mã do in tiền mới,
công quỹ cạn kiệt (do quan chức bòn rút), ĐBSCL khô cạn... Do đó,
đã và sẽ có một lượng lớn di dân hợp pháp lẫn tội phạm từ TC dưới
chiêu bài “Hỗ trợ” (của ít-người nhiều) từ TC đổ qua, và sẽ
được phía VC tiếp tục mở rộng cửa khẩu chào đón nồng nhiệt như
câu thơ “Bên ni biên giới là mình. Bên kia biên giới cũng tình quê hương” (Bút nô Tố Hữu).
- Lại thêm, ngoài Biển Đông lại dậy sóng, lợi dụng toàn cầu đang
quay cuồng trong cơn dịch, TC đang quay lại trong vùng lưỡi bò với
những tập trận chống tàu ngầm trên Biển Đông và như mọi khi,
quan chức csVN hoàn toàn im lặng cúi đầu! (5)
Đứng trước những hậu hoạn khôn lường của virus Tàu cộng, người
dân VN hãy tự hỏi, đây có phải là cơ hội cho TC thực hiện bước
đầu Hiệp Ước Thành Đô 2020 ?
Chú thích:
(1) 4 cách mà Trung Quốc lạm dụng công nghệ để kiểm soát người dân
No comments:
Post a Comment