Truyện ngắn: Đổi tên lãnh tụ
Điệp Mỹ Linh (Danlambao)
- Suốt thời gian qua, với những biến động đáng sợ trên thế giới về dịch
Covid-19 – do người Trung Hoa tạp ăn gây ra – bà Trang cảm thấy uất hận
nhà cầm quyền Trung cộng nhiều hơn chứ không thể nương vào lòng nhân
đạo để bào chữa hoặc bênh vực cho Trung cộng trong sự kiện này.
Bà Trang “gán” hai chữ “tạp ăn” cho người Trung Hoa không phải vì thành
kiến mà chỉ căn cứ theo sách vở, báo chí. Thật vậy, người Tây phương,
nếu các nhà khảo cứu tìm ra chủng loại nào sinh sản ít, sắp tuyệt chủng
thì người Tây phương chú tâm, chủ động nuôi dưỡng để chủng loại sắp
tuyệt chủng này được sinh sôi, nẩy nở.
Ngược lại, người Trung Hoa, khi biết chủng loại nào hiếm, sắp bị diệt
vong thì người Trung Hoa càng cố tình tìm, tung tiền mua cho bằng được
chủng loại đó để ăn; vì người Trung Hoa tin rằng ăn được loài thú hiếm
quý thì họ sẽ được sống lâu hơn và sẽ nhận được ánh nhìn khác hẳn từ
những người bình thường.
Cũng có khi người Trung Hoa ăn những con vật khác thường chỉ với mục
đích chứng tỏ rằng họ “can đảm” hơn người! Và quả thật, khi người Trung
Hoa dùng đũa gắp con dơi đen thui – còn nguyên đôi cánh – từ trong tô,
đưa lên miệng, cắn, nhai ngồm ngoàm thì các dân tộc khác phải…rùng mình,
“ngán” người Trung Hoa về thói tạp ăn!
Tin trên Yahoo: “The Novel Coronavirus Originated In Bats, And That's Actually Pretty Common”. Link:
New York Post: “Deadly coronavirus may have originated in bats. Link:
Có nguồn tin loan truyền rằng Coronavirus là vũ khí hóa học do Trung
cộng chế tạo. Nhưng, theo USA Today – trên Yahoo – thì:…Richard Ebright,
a professor of chemical biology at Rutgers University, said in an
interview with The Washington Post: “Based on the virus genome and
properties, there is no indication whatsoever that it was an engineered
virus.” Link:
Một trong những sinh vật sắp bị tuyệt chủng được người Trung Hoa ưa
thích là pangolin. Theo bản tin ngày 23-March-2020 do Uwagbale
Edward-Ekpu cung cấp thì: “…The trade of pangolin, an endangered scaly
ant-eating animal has been of concern for many wildlife conservation
groups as it is the most trafficked mammal in the world. In China and
Vietnam, the pangolin is valued for its scales—which are used to make
medicines—as well as for its meat. Link: https://qz.com/africa/1823783/coronavirus-nigeria-not-stopping-pangolin-trade-trafficking/?utm_source=YPL&yptr=yahoo
Từ thói tạp ăn đến thói khạc nhổ, hỷ mũi bừa bãi, nói ồn ào, cười “hô
hố” của người Trung Hoa, bệnh dịch Covid-19 phát sinh và lây lan làm
chết quá nhiều người; và mọi sinh hoạt trên thế giới trở nên đình trệ.
Trong bản tin về pangolin lại có hai chữ Việt Nam khiến bà Trang cảm
thấy bị tổn thương!
Để xua đuổi niềm tổn thương và bực dọc trong lòng, bà Trang tìm đọc những tin khác, cố tránh tin về Covid-19
Trong khi tìm tin trên internet, vô tình bà Trang thấy ảnh của một bác
nông phu người Việt, ngồi trên mặt ruộng nứt nẻ, khô cằn. Bề ngang của
mỗi vết nứt ngoằn ngoèo, nơi nhỏ nhất, khoảng một hoặc hai đốt ngón tay.
Bên trái của bác là vài khóm lúa tàn úa vì thiếu nước. Với dáng vẻ rất
đau buồn, bác nông phu dõi mắt về hướng thượng nguồn sông Mekong – như
chờ đợi, như mong ngóng, như ao ước, như oán trách một điều gì!
Ánh mắt của bác nông phu gợi lại trong lòng bà Trang mối tình cảm thiết
tha bà đã dành cho Quê Hương trong chuyến du lịch Trung cộng, vào thập
niên 90.
Trong chuyến du lịch thời 90, bà Trang cùng nhóm du khách được Chad –
hướng dẫn viên du lịch, người Tàu, chỉ đàm thoại bằng tiếng Anh – đưa đi
xem Vạn Lý Trường Thành. Sau đó nhóm du khách được đến thăm ngôi nhà
của Khổng Tử. Sau khi Chad giới thiệu về sự nghiệp của Khổng Tử, bà
Trang đưa tay, xin hỏi một câu. Chad vui vẻ:
-Vâng. Mời bà.
-Cảm ơn Chad. Tôi là người Việt Nam – nhưng không phải là Việt Nam cộng
sản. Tôi muốn hỏi xem Chad biết câu: “Trai năm thê bảy thiếp; gái chính
chuyên một chồng” là của ai? Không Tử, Lão Tử hay Trang Tử?
-Sorry, tôi không biết. Nhưng tại sao bà lại hỏi tôi câu đó?
-Tôi muốn tìm hiểu xuất xứ câu đó; vì câu đó đã dìm cuộc đời của không biết bao nhiêu thế hệ phụ nữ Việt Nam xuống vực sâu!
Chad lắc đầu, cười:
-Rất tiếc. Tôi không biết tác giả câu này là ai. Nhưng nếu bà muốn biết
ông Khổng Tử có mấy vợ thì tôi có thể cho bà biết một cách rất chính
xác.
Cả nhóm du khách đều cười, chờ đợi. Bà Trang hỏi:
-Bao nhiêu?
-Tám! Vợ chính thức đó, nha!
Cả nhóm du khách đều cười và có vẻ tin lời Chad.
Khi đưa đoàn du lịch đến Tử Cấm Thành, Chad chỉ tấm ảnh của Mao Trạch
Đông – rất lớn, treo trên tường, phía ngoài Tử Cấm Thành – rồi huyên
thuyên giới thiệu rằng Mao Trạch Đông là một trong ba vị anh hùng của
Trung Hoa. Với bản tính thẳng thắn, không biết sợ, bà Trang bảo:
-Sorry! Với người Trung Hoa, có thể Mao Trạch Đông là một người hùng.
Nhưng với tôi và dân tộc các nước nhỏ có cùng biên giới với Trung Hoa
thì Mao Trạch Đông là một kẻ sát nhân!
Chad vẫn trầm tĩnh:
-Tại sao bà lại nói như thế?
-Chính ông Mao Trạch Đông đã khởi động và yểm trợ một cách rất đắc lực
cho cộng sản Việt Nam (csVN) suốt cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong cuộc
chiến Bắc và Nam Việt Nam, tôi nhận ra sự tàn ác và vô nhân tính của
chiến thuật biển người, do Trung cộng dạy cho csVN để csVN giết người
cùng huyết thống – người miền Nam Việt Nam! Và cuối cùng là cuộc tắm máu
và cướp tài sản do csVN dành cho chúng tôi, sau tháng Tư 1975.
Lúc này ông Lê – chồng của bà Trang – mới giật mình vì tính thẳng “như
ruột ngựa” của vợ, vừa đưa bà Trang ra xa nhóm du khách vừa “bịa” ra lý
do để bào chữa cho vợ:
-Sorry! Làm ơn đừng để ý những gì vợ tôi nói. Khi nào bả giận tôi bả
cũng trút tất cả phẫn nộ lên người khác; nhưng tâm của bả rất thiện.
Chad đáp:
-Ông đừng lo. Bà ấy nói gì cứ để bà ấy nói. Trung Hoa là nước… “tự do” mà!
Sau đó, Chad cho đoàn du khách biết sẽ du ngoạn trên sông Dương Tử bằng
du thuyền nhỏ. Mọi người đều vui; vì hầu như ai cũng từng đọc hoặc nghe
nói về dòng sông bất tận này. Đến bờ sông, khi rời xe buýt, ngang nơi
Chad đứng chờ, bà Trang nói:
-Sorry, Chad! Tôi hiểu, những gì tôi nói tại Tử Cấm Thành có thể xúc
phạm đến niềm tự ái dân tộc của Chad. Nhưng tôi và nhiều người trong gia
đình tôi đã là nạn nhân của ông Mao và csVN.
-Bà vui là tốt rồi. Tôi nghĩ cảnh sắc của dòng Dương Tử sẽ chinh phục cảm tình của bà.
Đúng như lời Chad nói. Giữa hai bờ đá thẳng đứng, chiếc du thuyền nhỏ
trôi lặng lờ xuôi dòng Dương Tử hùng vĩ. Nhìn dòng nước đục ngầu phù sa
của sông Dương Tử, bà Trang chạnh lòng nghĩ đến những đoàn chiến đỉnh
của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) mà lúc nhỏ bà thường thấy trên
những dòng sông ở U-Minh, Chương Thiện.
Nhớ đến quê nhà và tuổi thơ, bà Trang tưởng như nghe được tiếng hát xưa âm thầm ngân lên trong hồn:
Về miền Tây. Có ai về miền Tây.
Lúa mùa hương thơm ngát
Dừa xanh nghiêng chênh chếch
Cá ngược dòng sông này…(1)
Xuất thân là một cô gái quê miền Chương Thiện, bà Trang thương dòng
nước đục phù sa và các đồn Nghĩa Quân dọc hai bờ sông bao nhiêu
thì bà cũng thương "mấy ông Lính" VNCH bấy nhiêu! Bà Trang nhận
thức được rằng: Danh dự của một dân tộc không phải từ dinh Tổng
Thống – mà danh dự của một đất nước, một dân tộc được vun bồi
nhờ sự hy sinh hào hùng của những người Lính vô danh tại nhiều
chiến trận xa xôi, ít ai biết đến!
Đang trầm ngâm với những kỷ niệm đẹp vô ngần trên những dòng xưa, bà
Trang chợt thấy mọi người “ùa” về phía mũi chiếc du thuyền rồi giọng ông
Lê:
-Em! Đi, đi tới đây xem cái đập nước to “chần dần”, chận ngang sông Dương Tử.
Đứng cạnh chồng, bà Trang nhìn chăm chăm vào đập nước, nghẹn lời! Nhiều
người bàn tán nho nhỏ. Một chốc sau, như không thể giữ im lặng được nữa,
ông Lê nói:
-Mẹ! Nó làm “cái điệu này” thì Việt Nam “chết ngắt”! Khốn nạn! Đó, nó
giúp bộ đội ông Hồ Chí Minh thắng Tây, thắng Mỹ; bây giờ nó thắt ngang
“cuống họng” của vựa lúa miền Tây Nam Việt, đố thằng csVN nào dám “hó
hé”? Mẹ bà csVN! Thứ “khôn nhà dại chợ”!
Bà Trang lặng yên, lấy khăn giấy thấm nước mắt – mà không hiểu được tại sao nước mắt của bà lại rơi!
Nếu những giọt nước mắt của bà Trang trên dòng Dương Tử là những giọt
nước mắt uất hận dành cho Trung cộng thì những giọt nước mắt của bà
Trang ngày bà vượt biển, bỏ lại Cha Mẹ, anh chị em và người yêu – ông Lê
– trong trại cải tạo lại là những giọt nước mắt buồn tủi cho thân phận
của người phải lìa bỏ Quê Hương và người yêu! Những lúc ấy bà Trang chỉ
biết vừa quẹt nước mắt vừa thổn thức âm thầm khi tiếng hát xưa vọng về:
“…Chiều đến đìu hiu mang cả niềm thương nhớ.
Ai về biết chăng đây còn tôi, buồn mơ!
Quê Hương biết chăng đây một kiếp lạc loài!...” (2)
Niềm buồn tủi của bà Trang kéo dài không lâu thì ông Lê trốn trại, vượt biên bằng đường bộ.
Hôm đầu tiên, bất ngờ thấy ai giống Lê đang làm thủ tục nhập trại tại
văn phòng của trại tỵ nạn Galang, Trang vừa chạy đến vừa reo vang:
-Anh Lê! Anh Lê! Phải anh Lê không? Em, Trang nè!
Quay về hướng có tiếng gọi, nhận ra Trang, Lê vừa chạy đến vừa đáp:
-Ủa, Trang! Trời ơi! Trang!
Đó là lần đầu tiên Trang ngã gọn vào đôi tay không còn rắn chắc của Lê!
Tối đó, Trang rủ bạn của nàng và Lê mời những người may mắn sống sót
trên chiếc thuyền có Lê đi cùng, đến căn lều Trang tạm trú. Sau một lúc
kể cho nhau nghe về những hãi hùng mà mọi người đã trải qua, một người
đề nghị ca hát cho vơi buồn. Thông dịch viên cho văn phòng của trại –
người ngầm có cảm tình với Trang – bảo:
-Ý kiến hay. Để tôi tìm David – nhân viên của Hội Hồng Thập Tự quốc tế – mượn Guitar.
Mọi người vỗ tay. Một chốc sau, thông dịch viên trở lại với một Acoustic
Guitar. Sau khi vài người “trổ tài”, Lê xin góp vui để giàn trải nỗi
niềm với Trang:
-Cho tôi tham gia với!
Nhận Guitar xong, Lê dạo vài notes rồi tự giới thiệu:
-Tôi xin hát bài Lady của Lionel Richie.
Thông dịch viên ngạc nhiên:
-Ủa, mới vượt ngục csVN mà sao biết bài này?
Lê giải thích:
-Lúc còn trong tù, tôi biết một vệ binh trẻ, hiếu học và không tàn ác
với tù nhân. Giờ ăn trưa, trong rừng, tôi dạy Anh văn cho cậu ấy. Một
buổi chiều, thấy cậu ấy và vài vệ binh xúm lại nghe radio, tôi bước đến,
bảo: Có radio thì nên nghe đài “nước ngoài” để tập nghe tiếng Anh cho
quen. Không cậu nào biết tần số đài ngoại quốc; thế là tôi mở hộ. Trời
giun rủi sao tôi nghe được bài Lady. Tôi vội xin giấy, mượn bút viết lời
ca và cố ghi nhận giai điệu của bản nhạc; vì vậy, nếu tôi hát sai, lạc
giọng, mong các bạn niệm tình tha thứ.
Dĩ nhiên không thể nào Lê hát hay được; vì sai nhịp, sai giọng hoặc sai
lời ca. Nhưng đến phân đoạn giữa, có lẽ vì lời ca diễn đạt được nỗi niềm
của chàng, Lê hát rõ từng chữ và trái tim của Trang cũng thổn thức theo
tiếng hát của chàng:
… Lady, for so many years I thought I'd never find you
You have come into my life and made me whole
Forever let me wake to see you each and every morning…
Hôm sau, Lê và Trang làm thủ tục “nhập” vào một hồ sơ. Nhờ gốc nhà binh,
Lê và Trang được sang Hoa Kỳ định cư. Lê và Trang đi làm ban ngày; ban
đêm đi học.
Một buổi tối mưa lất phất, sau khi tan học, Lê và Trang đi ra nơi dựng
hai chiếc xe đạp – nhà thờ cho mượn. Đang mở khóa xe, Lê và Trang cùng
nghe giọng của thầy Smith:
-Hi! Mưa mà hai bạn đi xe đạp à?
Lê đáp:
-Thưa giáo sư, chúng tôi chỉ có phương tiện này thôi.
-Ô, vậy sao? Đi! Đi theo tôi. May quá, nhờ đài khí tượng cho biết hôm
nay mưa cho nên tôi đi chiếc truck. Chúng ta để hai chiếc xe đạp phía
sau; hai bạn ngồi phía trước với tôi. Okay!
Sau khi cho Smith biết địa chỉ, Lê và Smith hỏi thăm nhau về gia đình,
về những khó khăn mà di dân nào cũng phải trực diện. Bất ngờ Trang lên
tiếng:
-Thưa giáo sư, cho phép tôi hỏi một câu, được không ạ?
-Bà cứ tự nhiên.
-Thưa, ông có biết là trường này có nhiều sinh viên người Trung Hoa hay không?
-Biết chứ.
-Tại sao người Trung Hoa lại được phép sang Mỹ du học? Người Mỹ quên cuộc chiến Việt Nam nhanh đến như vậy sao?
Smith hơi lúng túng:
-Tôi chỉ là một nhà giáo. Tôi không chú ý đến chính trị. Nhưng việc
người Trung Hoa sang Hoa Kỳ du học không phải mới xảy ra vào thời đại
của chúng ta – mà sinh viên Trung Hoa đã sang Mỹ du học từ thời bà Từ Hy
Thái Hậu lận! (3)
-Ông không đùa chứ?
Smith khoát tay:
-Không. Nếu tôi nhớ không lầm thì người Trung Hoa đầu tiên sang Hoa Kỳ
du học tên Dung Hoành, ở Ma-Cao, được hội truyền giáo trợ cấp. Năm 1854
Dung Hoành tốt nghiệp từ đại học Yale. (4)
Trang có vẻ bực tức:
-Tôi không hiểu tại sao một quốc gia văn minh, phồn thịnh – như nước Mỹ –
lại giúp đỡ Trung Hoa để sau này chính nước Mỹ sẽ bị nhiều phiền nhiễu
mà người Mỹ không thể ngờ tới.
-Chúa dạy chúng ta nên giúp đỡ mọi người.
-Phật “của tôi” cũng dạy như thế. Nhưng, tiếc rằng trình độ Anh văn của tôi chưa đủ để tranh luận với ông.
Smith giải thích:
-Tôi nghĩ, Trung cộng là nước đông dân nhưng lạc hậu. Chúng ta nên giúp
cho dân Trung cộng có được đời sống đầy đủ, thoát khỏi nghèo đói và hấp
thụ nền dân chủ, văn minh của Tây Phương thì người dân Trung cộng sẽ lật
đổ chế độ cộng sản độc tài.
-Từ thời bà Từ Hy Thái Hậu cho đến bây giờ người Trung Hoa có hấp thụ
được nền dân chủ và văn minh của Tây phương hay chưa, tôi không biết;
điều tôi biết chắc chắn là một ngày nào đó người Mỹ sẽ khám phá ra là
những tài liệu bí mật của Hoa Kỳ sẽ “không cánh mà bay”; rồi Trung cộng
sẽ vươn lên nhờ vào khối tài sản trí tuệ mà sinh viên Trung cộng đã và
đang ăn cắp của Mỹ.
Im lặng. Dường như Smith không tin lời Trang. Lê lên tiếng:
-Em à! Người Trung Hoa cũng có người tốt người xấu. Phải phân biệt, nói cho rõ ràng; nếu không, sẽ bị ghép vào tội kỳ thị.
Trang đáp:
-Dĩ nhiên. Đối với em, người Trung Hoa tốt và tài hoa nhất là nhạc sĩ La
Hối – tác giả bài luân vũ bất tuyệt Xuân Và Tuổi Trẻ – và người Trung
Hoa ở Việt Nam; vì người Trung Hoa ở Việt Nam đã hấp thụ được nền tự do,
nhân bản của xã hội Việt Nam không cộng sản. Sau 75 số người Trung Hoa
này cũng vượt biên rầm rộ để tránh sự cai trị sắt máu của csVN. Ông Bà
mình thường nói “Rau nào thì sâu đó”. Một dân tộc hoặc một vài thế hệ bị
băng hoại tư tưởng là do chế độ và cấp lãnh đạo trong thời gian đó tạo
nên. Con người sống dưới sự cai trị sắt máu của một chế độ tàn bạo thì –
vì bản năng sinh tồn – người dân cũng sẽ phải trở nên độc ác, gian manh
để được tồn tại dưới chế độ đó. Điễn hình là người Việt Nam trong nước
hiện nay, sau gần nửa thế kỷ sống dưới sự cai trị tàn bạo của csVN.
Smith vẫn im lặng. Lê “bấm” tay Trang, ngụ ý bảo vợ đừng nói nữa. Trang
nhìn Lê rất nhanh, thầm nhủ, không tôi cho nói thì tôi nghĩ.
Theo sự suy nghĩ của bà Trang, số người Việt Nam trong nước hiện nay,
một tay đưa ra nhận tiền của bà con từ hải ngoại gửi về để hưởng thụ;
một tay dương cao cờ đỏ sao vàng để “lấy lòng” đảng và “nhà nước” csVN!
Người Việt trong nước sống “hai mặt” như thế cho nên đảng csVN mới có
thể tồn tại cho đến bây giờ!
Từ thái độ sống “hai mặt” của người Việt trong nước bà Trang liên tưởng
đến hành động bất lương của sinh viên Trung cộng sang Mỹ du học: Một
mặt, họ hấp thụ, hưởng lợi nhuận từ nền học vấn của Hoa Kỳ; mặt khác, họ
cố len lõi vào các trường đại học, cơ quan quân sự, Trung Tâm Không
Gian, kỹ thuật, y khoa, nông nghiệp, v.v… để ăn cắp tài liệu rồi chuyển
về Tàu!
Sự việc người Trung Hoa có học thức ăn cắp tài liệu của Mỹ đã được nhiều
cơ quan truyền thông Hoa Kỳ cảnh báo từ lâu. Nhưng dường như chính phủ
Hoa Kỳ chưa có biện pháp trừng phạt tương xứng với tội trạng của kẻ cắp.
Năm 2009, National Security Agency Director General Keith Alexander
called Chinese IP theft the greatest transfer of wealth in history. He
put the value of cyber-theft of US trade secrets and intellectual
property (IP) at a stunning $250 billion a year and called it “our
future disappearing in front of us.” Link:
Cũng trong Link đã dẫn bên trên, bản tin ngày 01 tháng 05-1918 – do Jeff
Ferry Research Director thuộc The Coalition for a Prosperous America
(CPA) cung cấp – thì có mười trường hợp quan trọng do người Trung cộng
du học, làm việc tại Hoa Kỳ ăn cắp tài liệu của Hoa Kỳ, liệt kê như sau:
1.- The Wind Turbine Case
2.- The Oreo White Case
3.- The Motorola Case
4.- The Iowa Seed Corn Case
5.- The Tappy the Robot Case
6.- The CLIFBAW case
7.- The Allen Ho TVA/Nuclear Power case
8.- The File Storage and China National Health case
9.- The Unit 61398 Case
10.- The Great Firewall Case.
Đang bực dọc vì sự gian manh, quỹ quyệt của sinh viên và người Trung Hoa
tại Hoa Kỳ, bà Trang kéo “con chuột”, muốn xoay tìm tin khác thì nghe
tiếng hát văng vẳng từ dưới lầu. Chỉ một thoáng thôi, tiếng hát trở nên
rõ dần: “ … Lady, for so many years I thought I'd never find you…” Bà
Trang lại nghe tiếng chân người bước lên cầu thang rồi tiếng ông Lê bắt
chước mấy đứa cháu:
-“Ba Noi”! “Ba Noi” biết gì không?
Bà Trang bước ra cửa phòng computer, hỏi:
-Gì vậy, ông?
-Ca sĩ “ruột” của “ba Noi” chết rồi!
-Bà Thái Thanh, phải không?
-No, “Sir”!
-Vậy thì ai?
-Kenny Rogers.
-Trời!
Với gương mặt đượm buồn, bà Trang quay vào phòng computer. Ông Lê vừa bước theo vừa nói:
-TV nói về cái chết của Kenny Rogers rồi chiếu lại cảnh Kenny Rogers hát bài Lady làm anh nhớ lúc mình gặp lại nhau ở Galang.
Bà Trang nhìn ông Lê với ánh mắt đầy thương yêu. Nhìn computer, thấy bản tin bà Trang đang đọc dỡ, ông Lê tiếp:
-Lại cũng chuyện mấy “thằng” Tàu! “Tui” nói hoài mà cô không chịu nghe.
Tuổi này rồi, ai làm gì, “kệ mẹ” nó. Cô suy nghĩ làm chi cho nhức đầu!
-Ai cũng nói và nghĩ như ông thì cái ác không bao giờ ngưng hủy diệt loài người.
Ông Lê hỏi lơ chuyện khác:
-Hôm nay, ngoài tin “Tàu dịch” còn có tin gì lạ không?
-Thì cũng mấy người Tàu ăn cắp tài liệu của Mỹ và vụ Covid-19 thôi.
-Tưởng gì! Ăn cắp và ở dơ là “nghề” của Tàu cộng mà!
Bà Trang thở dài, than:
-Tội nghiệp bà Mẹ của bác sĩ Li Wenliang! Từ 30 tháng 12-2019, bác sĩ Li
Wenliang đã “báo động” cho bạn hữu hay về đại dịch Coronavirus. Nhưng
vì muốn che giấu thế giới về thói tạp ăn của người Trung Hoa, nhà cầm
quyền Trung cộng “bịt miệng” bác sĩ Li Wenliang. Sau khi bác sĩ Li
Wenliang nhiễm Covid-19, chết, nhà cầm quyền Trung cộng đền bù
$821,000.00 Yuan – tương đương $117,400.00 USD. Đã vậy, bây giờ Trung
cộng lại đỗ thừa là dịch Coronavirus do Lục Quân Hoa Kỳ đến Wuhan tham
dự Military World Games hồi tháng Mười 2019 – đã bị nhiễm Coronavirus
rồi mang sang – lây cho dân Trung Hoa.
-Mẹ! Khốn nạn! “Vừa ăn cướp vừa la làng”!
Bà Trang đưa cho ông Lê xem vài bản tin mà bà đã in ra: Hành độnh mờ ám
của ông Xi về dịch Wuhan, ngày 25-March-2020, đã bị ông Mike Pompeo
“cự”. Trên New York Times, by Reuters ghi rằng: “… U.S. Secretary of
State Mike Pompeo sharpened on Thursday his criticism of China's
handling of a coronavirus pandemic, saying its ruling Communist Party
was still denying the world information needed to prevent further
cases…”. Hôm nay, theo Helen Briggs - BBC News, ngày 26-March-2020, 5:36
AM CDT: “… Pangolin facing greater threat of extinction during
coronavirus outbreak. Pangolins smuggled into China have been confirmed
to contain viruses closely related to the one sweeping the world…”. Cũng
hôm nay, trên Yahoo News, Mairead McArdle đưa tin: China Supplied
Faulty Coronavirus Test Kits to Spain, Czech Republic. Link: https://www.yahoo.com/news/china-supplied-faulty-coronavirus-test-162306412.html
Xem xong, ông Lê lắc đầu:
-Quả thật, Trung cộng – cũng như csVN – hễ dối được ai thì dối; gạc được ai thì gạc. Bị “lòi tẩy” thì cứ dơ “mặt mẹt” ra là…huề.
Ông Lê vừa ngồi vào ghế trước computer, đưa “con chuột” “rà rà” vừa tiếp:
-Hồi sáng xem iPad, anh thấy mấy chữ này hay lắm. Trong những hành động
khuấy phá vùng Á Châu, cướp Hoàng Sa và tranh chấp Trường Sa của Việt
Nam, phô trương lực lượng quân sự ở Biển Đông và dùng tiền để thuê mướn
hoặc mua đất, hải cảng của Việt Nam và các nước nhỏ, v.v… ông Xi rất
xứng đáng với “danh hiệu” này.
-Danh hiệu gì mà “ghê” vậy?
-Danh hiệu này “ra đời” lâu rồi, dùng để đề cập đến những nhà lãnh đạo điên rồ với tham vọng bá chủ toàn cầu.
Giọng bà Trang có vẻ chán nản:
-Trung cộng ăn cắp tài liệu của Mỹ về làm của riêng. Dù trở thành bá chủ
đi nữa, Trung cộng cũng bị nhục với thế giới; vì tất cả thông tấn xã
Hoa Kỳ đều đăng đích danh tên họ của kẻ cắp và kèm theo chữ Chinese!
-Nếu nó biết nhục nó đã không làm!
Im lặng. Chỉ một thoáng thôi, ông Lê reo lên:
-Đây rồi!
Nhìn lên màn ảnh computer, thấy ông Lê tô đậm hàng chữ: The headline on
the Journal’s opinion column referred to the current virus outbreak in
China and called the Country the “Real Sick Man of Asia.” Bà Trang vừa
reo vui vừa nhảy “cà tưng”:
-Vậy thì tui sẽ đổi tên ông Xi bằng bốn chữ: Sick Man of Asia! Ha…ha…Xi is Sick Man of Asia! Xi is Sick Man of Asia!...
Ông Lê và bà Trang cùng cười vang như hai người trẻ vừa tìm được niềm vui trọn vẹn./.
Chú thích:
1.- Về Miền Tây của Y Vân.
2.- Bến Thu của Điệp Linh Nguyễn Văn Ngữ.
3 & 4.- Wikipedia tiếng Việt.
28/03/2020
No comments:
Post a Comment