Virus corona: Anh cảnh báo mọi việc 'sẽ tồi tệ hơn,' Mỹ rút ý định phong tỏa New York, VN thêm 5 ca nhiễm
Tường thuật trực tiếp
Donald Trump lùi khỏi ý định 'phong tỏa' New York
Tổng thống Mỹ Donald Trump lùi bước trong việc muốn phong tỏa tiểu bang New York, nói rằng làm thế "sẽ không cần thiết", sau khi thống đốc tiểu bang này nói rằng làm như vậy sẽ "vô lý".Ông Trump cho biết quyết định mới nhất được đưa ra theo khuyến nghị của Lực lượng Đặc nhiệm virus corona của Nhà Trắng.Tổng thống trước đó cho biết ông có thể áp dụng phong tỏa tại tiểu bang New York và một phần của New Jersey và Connecticut, để làm chậm sự lây lan của Covid-19.
Tổng Thống Donald Trump muốn phong tỏa New York
Tổng
thống Mỹ Donald Trump cho biết đang xét việc phong tỏa tiểu bang New
York trong nỗ lực làm chậm sự lây lan của virus corona.
"Chúng tôi muốn thấy [tiểu bang New York] được phong tỏa vì đó là một
điểm nóng", ông nói với các phóng viên. "Tôi đang nghĩ về điều đó."
Ông Trump đưa ra tuyên bố này khi các ca nhiễm được xác nhận tại tiểu
bang New York tăng lên hơn 52.000, khoảng một nửa tổng số ở Mỹ.
Nhưng Thống đốc New York Andrew Cuomo cho biết ý tưởng này "vô lý", "chống Mỹ" và "tuyên chiến".
Ông Cuomo cho biết tiểu bang New York đã thực hiện các biện pháp "cách
ly", như cấm các cuộc tụ họp lớn và ra lệnh cho mọi người ở nhà, nhưng
ông sẽ phản đối bất kỳ nỗ lực "phong tỏa" nào.
"Nếu bạn nói rằng chúng tôi bị hạn chế về mặt địa lý, đó sẽ là một sự phong tỏa khóa," Thống đốc Cuomo nói với CNN hôm thứ Bảy.
"Và rồi, chúng tôi sẽ là Vũ Hán, Trung Quốc và điều đó sẽ không hợp lý
tí nào", ông Cuomo nói và thêm rằng điều này sẽ khiến thị trường chứng
khoán sụp đổ theo cách khiến nền kinh tế Mỹ không thể "phục hồi trong
nhiều tháng," nếu không phải là nhiều năm".
"Bạn sẽ làm tê liệt lĩnh vực tài chính," ông nói.
Ông
Cuomo trước đó đã nói với các phóng viên rằng ông đã nói chuyện với ông
Trump qua điện thoại, nhưng tổng thống đã không đề cập đến việc "phong
tỏa" tiểu bang.
"Tôi chưa trò chuyện với tổng thống về việc đó", ông nói và thêm: "Tôi thậm chí không biết điều đó có nghĩa là gì."
"Tôi
không biết làm thế nào mà điều này nó có thể được thi hành một cách hợp
pháp", Cuomo nói. "Và từ quan điểm y học, tôi không biết bạn sẽ đạt
được gì.''
Hiến
pháp Hoa Kỳ quy định rõ là các tiểu bang có quyền duy trì trật tự và an
toàn công cộng, điều mà các học giả nói có nghĩa là quyết định phong
tỏa là trách nhiệm của các thống đốc.
Thủ tướng Anh cảnh báo khủng hoảng sẽ tệ hơn trước khi cải thiện
Thủ
tướng cảnh báo cuộc khủng hoảng virus corona sẽ trở nên tồi tệ hơn
trước khi được cải thiện, trong một lá thư được gửi đến mọi hộ gia đình ở
Anh.
Ông
Boris Johnson, người tự cô lập sau khi thử nghiệm dương tính với
Covid-19, nói rằng những hạn chế chặt chẽ hơn có thể được đưa ra nếu
cần.
Người Anh cũng sẽ nhận được một tờ rơi ghi rõ chi tiết các quy tắc của chính phủ trong việc rời khỏi nhà và thông tin sức khỏe.
Việc phân phối tờ rơi theo sau những chỉ trích về sự thiếu rõ ràng của lời khuyên của chính phủ cho đến nay.
Số người đã chết vì virus corona ở Anh hiện đã lên tới 1.019, với hơn 260 trường hợp được công bố hôm thứ Bảy.
Hiện
có 17.089 trường hợp được xác nhận tại Anh.
Trong bức thư được gửi tới 30 triệu hộ gia đình với chi phí dự kiến là
5,8 triệu bảng, ông Johnson viết: "Ngay từ đầu, chúng tôi đã tìm cách
đưa ra các biện pháp phù hợp vào đúng thời điểm.''"Chính phủ sẽ không
ngần ngại có những biện pháp mạnh mẽ hơn nếu đó là những gì mà lời
khuyên khoa học và y tế nói rằng chúng ta phải làm."Các biện pháp cứng
rắn để giải quyết sự lây lan của virus corona, bao gồm lệnh cấm tụ tập
công cộng hơn hai người và đóng cửa các cửa hàng bán hàng những thứ
không thiết yếu, được đưa ra vào tuần trước.
Thị trấn vùng Kent, Anh Quốc 'công viên chỉ đề̉ đi dạo'
Nhà
báo Nguyễn Giang kể chuyện thị trấn Dartford, vùng Kent của Anh cấm
mọi hoạt động thể thao, vui chơi vì lệnh cách ly chống Covid-19:
"Công
viên Hesketh cách nhà tôi 50 mét có một vườn hoa, sân chơi trẻ em, câu
lạc bộ bowling, sân tennis và sân chơi cricket khá rộng.
Nay thì cả bowling và tennis đều nghỉ, sân chơi trẻ em còn khóa lại để không ai vào.
Riêng
sân cricket - một trong những cơ sở thể thao lâu đời nhất ở Anh, với
trận Kent gặp Surrey diễn ra năm 1709 - thì dọn cột, bảng điểm đi để
thành bãi cỏ cho mọi người đi dạo.
Người đi dạo gặp hàng xóm láng giềng chỉ vẫy chào từ xa để giữ khoảng cách đúng luật – social distancing..."
Các bạn đọc toàn bài ở đây:
Thủ tướng Pháp: '15 ngày đầu tháng 4 sẽ còn khó khăn hơn'
Thủ tướng Edouard Philippe trong thông điệp cho toàn dân Pháp nói rằng "15 ngày đầu tháng 4 sẽ còn khó khăn hơn 15 ngày qua".
Pháp ra lệnh gia hạn phong tỏa tới 15/04 và con số tử vong đến hôm nay 28/03 là 1998.
Quan chức y tế Anh 'nếu chết dưới 20 nghìn là tin tốt'
Quan
chức cao cấp của y tế Anh, ông Stephen Powis nói tại họp báo trực tuyến
của chính phủ hôm thứ Bảy, rằng "sẽ là tin tốt nếu Anh giữ được số tử
vong dưới 20 nghìn".
Hiện số ca tử vong vì virus corona ở Liên hiệp Vương quốc Anh (UK) là 1019.
Thống đốc bang New York: Còn 14-21 ngày nữa mới tới đỉnh dịch
Thống
đốc New York, Andrew Cuomo nói tại buổi họp báo thường nhật rằng dịch
Covid-19 tại bang này của Hoa Kỳ còn phải 14-21 ngày nữa mới lên tới
đỉnh.
Ông
cũng nói chính quyền thành phố New York sẽ có thể phải đóng công viên
và phạt người tụ tập, vi phạm lệnh giãn cách cự ly giao tiếp trong
tiểu bang.
Trong những ngày qua, bang New York đã mở thêm 4000 giường bệnh.
Anh Quốc có 1019 ca tử vong
Tại Anh, 260 người đã tử vong trong 24 giờ qua, đưa tổng số ca lên 1019.
Anh có ca tử vong đầu tiên ngày 5/3.
Cho tới nay, Anh đã làm 120.776 ca xét nghiệm, với 17.089 ca dương tính và 103.687 ca âm tính.
Anh đang khẩn trương lập ba bệnh viện dã chiến.
Trung
tâm hội nghị Excel ở London sẽ thành bệnh viện Nightingale London
với công suất 4000 giường bệnh, có thể tiếp nhận bệnh nhân từ tuần
sau
Hai
bệnh viện dã chiến khác sẽ được thiết lập ở Birmingham (công suất
5000 giường bệnh) và Manchester (1000 giường bệnh), dự tính sẽ được
hoàn tất vào đầu và giữa tháng Tư.
Các nhà xác mới cũng được lập ở London và Birmingham để chuẩn bị cho số người tử vong lớn.
Trung
tâm Excel, nơi thường tổ chức các sự kiện thể thao và triển lãm lớn,
ngoài khu bệnh viện dã chiến cũng sẽ có thêm hai nhà xác.
Một khu của sân bay Birmingham sẽ được chuyển thành nhà xác có sức chứa 1500 thi thể.
Copyright: Getty Images
Việt Nam có 174 ca dương tính với Covid-19
Tối
ngày 8/3, VIệt Nam xác nhận thêm 5 ca nhiễm virus corona, trong đó có
ba người liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), 1 ca có thời gian
sống trong cộng đồng và 1 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
Ba
ca liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai là BN 170, 172 - có thời gian
chăm sóc người nhà nằm trong bệnh viện và BN 17 4, làm việc tại nhà
ăn bệnh viện.
Như vậy trong ngày 28/3, Việt Nam xác nhận thêm 11 ca nhiễm Covid-19.
Người đã nhiễm nhưng không ho, sốt có thể lây cho người khác không?
Nhiều người trưởng thành thậm chí còn không biết là mình đã nhiễm virus corona, còn trẻ em thường không có nhiều triệu chứng.
Những người này liệu có phát tán virus, khiến người khác lây nhiễm không?
Nếu bạn từng nhiễm virus rồi khỏi, thì có phải là bạn đã trở nên miễn dịch?
Vì sao nam giới nhiễm bệnh có tỷ lệ tử vong cao hơn nữ giới?
Và nhiều câu hỏi khác được BBC giải đáp trong hai phút video.
Tây Ban Nha đã có hơn 5000 người chết
Số ca tử vong ở Tây Ban Nha đã vượt ngưỡng 5000, sau khi 832 người chết trong 24 giờ qua.
HIện số người chết ở Tây Ban Nha vì virus corona là 5690, và số ca nhiễm là 72.248.
Tây Ban Nha hiện là nước có nhiều ca tử vong thứ hai trên thế giới, chỉ sau Ý.
Tình
trạng khẩn cấp sẽ tiếp tục cho tới ít nhất là ngày 12/4. Hầu hết cửa
hàng, doanh nghiệp đóng cửa và người dân phải hạn chế đi lại.
Quân
đội được điều động đẻ khử trùng sâu các bệnh viện và các cơ sở
khác. Bệnh viện ở Tây Ban Nha chịu sức ép vô cùng lớn, và cũng như ở
nhiều quốc gia khác, nhân viên y tế phản ánh họ không có đủ đồ bảo hộ.
Copyright: Getty Images
Cách ly toàn bộ bệnh viện Bạch Mai
Theo
thông tin từ trang Facebook Thông tin chính phủ, ngay sau khi phát hiện
4 bệnh nhân mắc Covid-19 tại Bệnh viện Bạch Mai, bao gồm 2 nữ điều
dưỡng và 2 bệnh nhân điều trị tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai đã
tiến hành lấy mẫu xét nghiệm hơn 5.000 nhân viên y tế, bệnh nhân và
người lao động trong bệnh viện.
Kết
quả phát hiện 2 mẫu dương tính, là hai nhân viên đưa nước sôi của Công
ty TNHH Trường Sinh, đơn vị chịu trách nhiệm cung cấp suất ăn và nước
sôi cho bệnh viện. Ngoài ra kết quả xét nghiệm của các cán bộ bệnh viện
Bạch Mai đều âm tính.
Bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành cách ly toàn bộ bệnh viện,“nội bất xuất, ngoại bất nhập” với người bệnh và người thăm bệnh.
Bệnh viện Bạch Mai cũng kêu gọi khoảng 14.000 người từng đến khám tại đây trong 14 ngày qua nên tự theo dõi và cách ly tại nhà.
Việt Nam thêm ca nhiễm mới từ 'ổ dịch ' Bạch Mai
Trong
sáng 28/3, Việt Nam ghi nhận thêm 6 ca nhiễm mới, trong đó 2 ca từ 'ổ
dịch' bệnh viện Bạch Mai, nâng tổng số ca nhiễm lên 169.
Trong số các bệnh nhân mới, một người đã đi nhiều nơi và gặp nhiều người trước khi bị cách ly.
3 ca trong số đó được cách ly ngay sau khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây lan ra cộng đồng.
Copyright: Getty Images
Hơn 900 người chết một ngày ở Ý
Ý ghi nhận 919 ca tử vong trong 24 giờ qua, ngày chết chóc
nhất trong vụ dịch virus corona ở nước này.
Có nghĩa tổng cộng đã có 9.134 người đã chết vì virus ở nước
này.
Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới, Tiến sĩ Tedros Adhanom
Ghebreyesus nói rằng "sự thiếu hụt mãn tính toàn cầu" trang thiết bị
bảo hộ là một trong những "mối đe dọa
khẩn cấp nhất" đối với khả năng cứu sống người bệnh.
Trước đó vào thứ Sáu, các nhà chức trách đã cảnh báo rằng lệnh
phong tỏa này có thể sẽ được kéo dài qua 3/4.
Khu vực phía bắc Bologna, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở nước
này, đã chứng kiến số ca tử vong tăng đột biến. Việc này xảy ra sau khi đã có
chiều hướng giảm vào thứ Năm làm dấy lên hi vọng sự bùng phát ở đó có thể đã
lên đến đỉnh điểm.
Có 5.959 ca nhiễm mới trên toàn quốc – tăng ít hơn một chút
so với hôm thứ Năm. Đã có tổng cộng gần 86.500 ca nhiễm được xác nhận trong nước.
Copyright: EPA
Trump ký thành luật gói cứu trợ lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ
Tổng thống Trump đã ký gói kích thích tài chính lớn nhất trong
lịch sử Hoa Kỳ, trị giá 2 ngàn tỷ đô la, khi đất nước này vật lộn với đại dịch
coronavirus.
Hạ viện đã thông qua dự luật liên đảng hai ngày sau khi Thượng
viện tranh luận về các điều khoản.
Luật mới cho phép chi trả trực tiếp cho các cá nhân và công
ty bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Gói này cũng cung cấp 1.200 đô la cho mỗi người Mỹ kiếm được
ít hơn 75.000 đô la mỗi năm và 500 đô la mỗi trẻ em.
Nó cũng cung cấp tiền trực tiếp cho chính phủ tiểu bang và củng
cố chương trình trợ cấp thất nghiệp.
Theo luật, trợ cấp thất nghiệp sẽ được mở rộng cho những người
thường thì không được hưởng,chẳng hạn như người làm việc tự do và người lao động
thời vụ.
Dự luật cũng cung cấp các khoản vay và giảm thuế cho các
công ty phải đối mặt với việc kinh doanh lụn bại, vì cứ bốn người Mỹ thì có một
người được lệnh ở nhà và chỉ đi ra ngoài khi có nhu cầu thiết yếu.
Hôm thứ Tư, số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã
tăng lên mức cao kỷ lục 3,3 triệu người.
Hoa Kỳ đã xác nhận có nhiều ca nhiễm coronavirus nhất trên
thế giới, hơn 100.000.
Copyright: Getty Images
Tin thủ tướng Johnson 'nhiễm Covid-19' tràn ngập báo Anh
Tin ông Boris Johnson nhiễm
virus corona là tin hàng đầu trên tất cả các phương
tiện truyền thông Anh Quốc từ trưa thứ Sáu.
Nhiều nhân vật trong
chính giới Anh đã bày tỏ cảm xúc và chúc ông
Johnson chóng bình phục.
Lãnh tụ đảng Bảoo
thủ, thuộc phe đối lập, Jeremy Corbyn nhắn trên
Twitter:
“Tôi chúc thủ tướng
chóng bình phục, hy vọng gia đình ông an toàn và
khoẻ mạnh.”
Ông Corbyn còn viết thêm
rằng, “Virus corona có thể gây lây nhiễm với bất
cứ ai. Mọi người hãy giữ an toàn.”
Cựu lãnh tụ đảng
Brexit, ông Nigel Farage thì viết:
“Chúc Boris Johnson khoẻ
lại nhanh!”
Có
tin Giám đốc Y tế xứ Anh (England),
giáo sư Chris Whitty, người thường
xuất hiện cạnh ông Johnson (khoảng cách hai mét) tại
họp báo thường nhật về virus corona ở Downing
Street, cũng vừa tự cách ly bảy ngày, “sau khi có
triệu chứng Covid-19”.
Được biết ông Johnson có
gặp Nữ hoàng Elizabeth II hôm 11/03.
Thái tử
Charles, người gặp bà hôm 10/03, đã
bị virus corona dương tính.
Tuy thế, một số báo Anh
trích dẫn giới chức y tế nói vào thời điểm
gặp Nữ hoàng, cả ông Johnson và Thái tử Charles,
“chưa phát bệnh gây lây nhiễm”.
Cùng lúc, Điện Buckingham cho
hay “Nữ hoàng có sức khoẻ tốt và đang làm theo
các chỉ dẫn y tế”, nhưng không nói bà có làm
xét nghiệm virus corona hay là không.
Đọc toàn bộ thông điệp của chính ông Johnson viết tại đây, bằng tiếng Anh:
Số người chết vì virus corona ở Anh hôm 27/3 là 181
Số người chết vì virus corona ở Anh hôm nay
27/3 là 181, nâng tổng số người chết lên 759.
Hôm qua, số người chết là 113.
Giới chức nói hiện gần 15.000 người Anh đã dính
virus, với 2.921 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua.
Các con số
mới đưa ra trong ngày khi Thủ tướng Boris Johnson và Bộ trưởng y tế Matt Hancock
cho biết họ đã dương tính với virus.
Bộ trưởng y tế Anh Matt Hancock dương tính với virus corona
Bộ trưởng y tế Anh Matt Hancock cũng vừa cho
hay đã dương tính với virus corona.
Ông đang tự cách ly ở nhà, triệu chứng được
nói là nhẹ.
Tin đưa ra chỉ khoảng một giờ, sau khi Thủ tướng
Anh Boris Johnson cũng đã dương tính với virus.
Thủ tướng Anh Boris Johnson nhiễm Covid-19
Thủ tướng Anh Boris Johnson vừa nhận kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona.
Văn phòng thủ tướng Anh tuyên bố ông chỉ đang trải qua các triệu chứng nhẹ.
Ông
Boris Johnson cũng đăng trên Twitter: “Trong 24 giờ qua tôi đã có triệu
chứng nhẹ, và đã xét nghiệm dương tính với virus corona.”
“Tôi đang tự cách ly, nhưng sẽ tiếp tục lãnh đạo phản ứng của chính phủ thông qua hội nghị trực tuyến video.”
Tin sốc này
có thể làm tăng lo ngại là khủng hoảng Covid-19 đang gia tăng ở Anh.
Cũng sẽ có lo
ngại liệu có quan chức cao cấp nào bị lây.
Đầu tuần này
Thái tử Charles được xác nhận dương tính với virus.
Lần cuối ông Johnson xuất hiện là tối thứ Năm 26/3, khi ông
vỗ tay bên ngoài phủ thủ tướng, trong một phần sự kiện cả nước cảm ơn nhân viên
y tế công.
Mấy hôm trước, chính phủ Anh nói trong trường hợp ông
Johnson ốm, Ngoại trưởng Dominic Raab sẽ thay ông tạm thời.
Nếu ông Raab cũng ốm, Thủ tướng có quyền giao nhiệm vụ điều
hành cho bất kỳ bộ trưởng nào.
Hôn thê của ông Johnson, Carrie Symonds, đang mang thai, cũng đang tự
cách ly từ hôm nay.
Bà Symonds, 32 tuổi, được cho là đang mang thai đã 6
tháng.
Cần bao dung, kiên nhẫn khi phải cách ly
Anh Trần Thống Nhất nói với BBC News Tiếng Việt từ khu cách ly KTX ĐH Quốc gia TPHCM:
"Mỗi
giường được trang bị một tấm chiếu nhỏ, mùng nhỏ để tránh muỗi và một
cái mền. Đa số không có gối. Khi nhận phòng vệ sinh xong khoảng 2 tiếng
sau được phát mỗi người một chai nước rửa tay và phần ăn tối nhẹ".
Theo anh Nhất, tâm lý của mọi người khi nhận phòng mà thấy hụt hẫng là điều dễ hiểu:
"Tôi
thấy có nhiều bạn trẻ phàn nàn về vấn đề vệ sinh. Theo tôi có phần
đúng, có phần sai. Vì bạn nghĩ xem, từ lúc thực hiện các thủ tục để lên
máy bay ở nước ngoài, rồi khi về tới Việt Nam trải qua bao quy trình
thực sự rất mệt mỏi", anh Nhất lý giải.
"Tâm
lý người trẻ khi mệt mỏi mà nhận phòng điều kiện không tốt thì sẽ thấy
mệt, không kìm nén được nên than thở là điều bình thường. Bản thân tôi
cảm thấy hơi hụt hẫng vì lúc đó khá mệt và phải dọn dẹp nhiều. Nhưng khi
qua cái cảm giác tiêu cực ban đầu thì tôi hiểu được rằng hệ thống cách
ly đang quá tải, nhà nước đâu thể nào kịp hỗ trợ hết nên phải kiên nhẫn
một tí".
No comments:
Post a Comment