Lo ngại từ hoạt động thâu tóm doanh nghiệp của Trung Quốc ở Việt Nam
Vươn ra thế giới
Nhưng năm
gần đây, Trung Quốc đã giành được nhiều thành công qua quá trình phát
triển kinh tế của mình với sự hợp tác của các nền kinh tế phương Tây
cũng như của toàn thế giới.
Với ham
muốn “ngất trời” trong giấc mộng “thiên tử”, muốn thành “bá chủ thế
giới”, Trung Quốc đã sử dụng nhiều phương cách để “chi phối” thế giới.
Một trong những phương cách ấy là Trung Quốc dùng tiền của mình mua các
tài sản cũng như các doanh nghiệp quan trọng trong nền kinh tế của một
quốc gia nào đó, từ đó dẫn tới việc Trung Quốc có thể chi phối nền công
nghiệp hoặc tới chính quốc gia đó.
Andrew
Collier - trong cuốn sách của mình xuất bản năm 2018 đã chỉ ra những
nguy cơ đối với thế giới trong việc Trung Quốc thâu tóm tài sản của các
tập đoàn quốc tế, bao gồm:
- Sự kiểm soát đằng sau của Chính phủ Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo lo ngại rằng nhiều vụ thâu tóm này không phải là những thương vụ đơn thuần, mà là làm theo chỉ đạo của Bắc Kinh. Thực chất, nền kinh tế của Trung Quốc nằm trong tay của các tập đoàn kinh tế của nhà nước. Nó khác rất nhiều so với các nền kinh tế thị trường của phương Tây, nơi mà nhà nước chỉ can thiệp trong những trường hợp hãn hữu, và nằm trong quy định của Hiến pháp.
- Các nguồn vốn giá rẻ. Nhiều khoản trợ cấp được cung cấp bởi Chính phủ Trung Quốc. Với những khoản trợ cấp này, các doanh nghiệp Trung Quốc dễ dàng thâm nhập vào và giành giật thị phần từ các thị trường địa phương của các quốc gia khác. Điều này rất quan trọng, ví dụ, nếu bạn đang điều hành một công ty sản xuất thép nhưng bị cạnh tranh bởi hàng loạt thép nhập khẩu với giá rẻ mạt chỉ bằng phân nửa giá thép của công ty bạn, bạn có chịu nổi không?
- Các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia. Có rất nhiều thứ liên quan đến an ninh quốc gia trong các hoạt động thâu tóm doanh nghiệp này của Trung Quốc. Có thể là vấn đề liên quan đến quân sự khi thâu tóm một doanh nghiệp sản xuất một sản phẩm liên quan đến quân sự hay quốc phòng. Cũng có thể chỉ đơn thuần là một hoạt động thâu tóm để tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp nhưng cũng có thể đằng sau đó là một mục đích liên quan đến an ninh quốc gia. Điều này lại trở lại việc âm mưu đứng đằng sau doanh nghiệp của Bắc Kinh mà câu chuyện về hệ thống 5G của tập đoàn Huawei là một ví dụ cụ thể.
- Mất kiểm soát nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng. Nhiều quốc gia trong tình trạng cơ sở hạ tầng rất yếu kém, thiếu hụt các nhà máy nước, nhà máy điện, hạ tầng giao thông… Với những quốc gia như vậy, nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc rất hấp dẫn với họ. Tuy nhiên, các quốc gia vay tiền đầu tư từ Trung Quốc rất khó có thể giữ được thế kiểm soát đối với các ngành hạ tầng của mình trước một quốc gia thuộc loại mạnh nhất thế giới như Trung Quốc.
- Sức mạnh của tiền bạc. Chính phủ Trung Quốc đang cung cấp rất nhiều khoản vay cho các quốc gia đang phát triển. Các khoản vay này hoặc thông qua các ngân hàng quốc doanh hoặc thông qua các cam kết hoặc bảo lãnh chính thức từ các chính phủ các quốc gia đang phát triển. Từ đó dấy lên những nỗi lo với những khoản nợ này, hầu hết sẽ dẫn đến nợ quá hạn không trả được, sẽ dẫn tới việc chuyển quyền sở hữu những tài sản quan trọng nằm trong tay Trung Quốc. Vụ cảng biển Hambanttota của Srilanka là một ví dụ trong trường hợp này.
Nhân cơ hội dịch bệnh
Gần đây,
trước tình hình dịch Covid 19 đang hoành hành dữ dội, nền kinh tế thế
giới đang gặp khủng hoảng trầm trọng. Đặc biệt những quốc gia đang và
chậm phát triển, nền kinh tế của họ chịu rất nhiều thiệt hại. Nhân cơ
hội này, Trung Quốc với túi tiền khổng lồ của mình, đang tung tiền ra để
tích cực thâu tóm nền kinh tế của các quốc gia này. Mới đây, trang
For-eign Policy có bài viết “Chính sách bẫy nợ của Trung Quốc đang gia
tăng trong giai đoạn dịch Corora virus”. Bài báo này cảnh báo việc Trung
Quốc đang nhân dịp các quốc gia khó khăn kinh tế vì dịch bệnh, đã gia
tăng tiến hành chính sách “ngoại giao bẫy nợ” hòng đưa các quốc gia này
vào vòng “kềm toả” của Trung Quốc.
Ngày 26/3
vừa qua, báo chí Australia cũng lên tiếng cảnh báo về khả năng Trung
Quốc nhân cơ hội này, thâu tóm các doanh nghiệp của Australia, nhằm kiểm
soát các doanh nghiệp này. Và điều đó sẽ đe doạ tới lợi ích quốc gia
của Australia.
Câu chuyện Việt Nam
Những cảnh
báo mà Andrew Collier tổng kết đều đã và đang xảy ra ở Việt Nam. Thời
gian gần đây, có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang ăn nên làm ra đã
bị thâu tóm. Nổi lên gần đây là việc nhiều doanh nghiệp Việt bị phía
Thái Lan thâu tóm. Ngoài ra, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đang ra
sức thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam.
Đại diện
của Cục Đầu tư nước ngoài cho biết: “Trong 4 tháng đầu năm 2019, tính
riêng đầu tư của Trung Quốc và 2 vùng lãnh thổ là Hồng Kông, Macao tại
Việt Nam đạt 6,44 tỷ USD, chiếm 44,2% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả
nước. Các doanh nghiệp Trung Quốc và Hồng Kông đầu tư chủ yếu thông qua
hình thức góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam”.
Bên cạnh
việc thâu tóm các doanh nghiệp một cách công khai như vậy, còn có những
dạng thâu tóm tài sản dưới hình thức “núp bóng”. Đại diện Bộ Công an
Việt Nam có cho báo chí biết tình trạng doanh nghiệp, cá nhân người Trung Quốc "núp bóng" người Việt mua bán bất động sản
tại các khu vực ven biển để chuyển mục đích sử dụng sang đất thương
mại, dịch vụ hoặc thuê diện tích đất dọc ven biển, khu vực biên giới
biển, biên giới đất liền; thâu tóm các vị trí đất đẹp, trung tâm…
Việc đầu tư
núp bóng của “người Trung Quốc” không chỉ dừng ở các khu vực duyên hải
mà ngay tại Sài Gòn, hầu như nhiều “đất vàng” của thành phố hoa lệ này
đang nằm trong tay của bà Trương Mỹ Lệ, và nguồn vốn để mua các tài sản
này không đâu khác liên quan đến Trung Quốc, với sự góp sức của “Bố già”
Lê Thanh Hải - Cựu Bí thư thành phố này, người mới đây mới nhận án kỷ
luật và có thể sẽ sa vào vòng lao lý.
Nhiều ngành
công nghiệp quan trọng của Việt Nam cũng đã và đang rơi vào vòng “kiểm
soát” của Trung Quốc thông qua con đường thâu tóm. Những đồn thổi về các
dự án thép, nhôm hàng tỉ USD ở Việt Nam nhưng thực sự những ông chủ
đằng sau là Trung Quốc như Nhà máy Thép Formosa, hay Công ty Nhôm Toàn
cầu. Ngoài ra, mới đây, Hãng Hàng không Bamboo Airways đã bán phần lớn
cổ phần cho một bên, báo chí chỉ nói là “nước ngoài”, nhưng những người
thạo tin đều biết “nước ngoài” ở đây chính là Trung Quốc. Điều này đã
dấy lên những lo ngại về an ninh vì hàng không là một ngành đặc thù,
liên quan nhiều đến an ninh quốc gia chứ không phải là một ngành thương
mại đơn thuần.
Việt Nam
cần phải có chính sách rõ ràng, cụ thể để có thể góp phần hạn chế và
ngăn chặn các hoạt động thâu tóm của Trung Quốc ảnh hưởng đến an ninh
quốc gia như vậy.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
No comments:
Post a Comment