SEX - MỤC ĐÍCH TRONG "BÓNG ĐÈ" CỦA HOÀNG DIỆU?
(Hiền Thu)
(Hiền Thu)
Có một cái tên Đỗ Hoàng Diệu đã đi vào làng văn hiện đại Việt Nam bằng
một phong cách sáng tạo đầy cá tính. Hàng loạt các tác phẩm gây xôn xao
dư luận: Tình chuột, Cô gái điếm và năm người đàn ông, Dòng sông hủi, Vu
quy,… với ngòi bút phóng túng, tự nhiên, rất mới mẽ khẳng định phong
cách cá biệt độc đáo. Cùng với các truyện ngắn trên, Bóng đè làm nghiêng
ngả giới độc giả lẫn những cây bút phê bình. Vấn đề nổi cộm là cách
viết gây sốc của nhà văn về “sex” bị phanh phui bàn luận, chê bay tán
thưởng… một cách quyết liệt. Hơn một lần, Đỗ Hoàng Diệu phân trần “Tôi
không viết về sex, sex không phải là mục đích của tôi”. Hãy để cho tác
phẩm của nhà văn đi vào lòng mình sâu lắng hơn, chúng ta sẽ nhận ra
những thông điệp mà nhà văn đã nhận chân từ cuộc sống hiện đại hôm nay .
“Sex” chỉ là cái “vỏ bọc”, là phương tiện để những nhân vật nữ trẻ khao
khát sống, mãnh liệt sống, trăn trở với những vấn đề lớn hơn rất nhiều
vấn đề thân phận đàn bà.
Là một hình thái ý thức xã hội, văn học nghệ thuật bám chặt lấy sự sống để lớn lênvà với tư cách là đứa con tinh thần, nó lại trở về nơi sinh ra nó để góp phần khám phá, hiểu biết và sáng tạo đời sống. Bàn về văn học và hiện thực đời sống, trong truyện ngắn Trăng sáng, Nam Cao viết “Chao ơi, nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối”. Đỗ Hoàng Diệu đã tiếp nối truyền thống ấy của dân tộc. Bằng những tác phẩm của mình, nhà văn đã cố gắng phản ánh chiều sâu cuộc sống với nghĩa đa dạng và phức tạp của nó, có cả niềm đam mê lẫn nỗi đau trong tâm hồn, cả cái thấp hèn và cao thượng chứ văn chương của Đỗ Hoàng Diệu không phải là thứ văn ca tụng một chiều, tơ hồng hiện thực mà lảng tránh những góc khuất trong tâm hòn con người. Bóng đè của nhà văn là truyện ngắn mượn hình ảnh hoán dụ, ẩn dụ của “sex” để đào xới góc sâu kín nhất chất chứa trong đời sống tinh thần của một người phụ nữ trẻ, khao khát sống, tràn đầy dục tính. Sử dụng tài tình những đặc trưng nghệ thuật, Đỗ Hoàng Diệu làm cho tác phẩm góp phần kiếm giải những tế nhị, những trăn trở của hiện thực đời sống, đồng thời là tiếng nói dự báo cho những biến đổi con người, xã hội trong tương lai, làm cho con người nhân thức được chính mình để có thể tự điều chỉnh. Đỗ Hoàng Diệu đã làm được cái việc mà ít nhà văn nào giám làm. “Đỗ Hoàng Diệu bọc những điều đó trong một cái vỏ khá bạo liệt” (lời nhà phê bình). Tập truyện Bóng đè với tám truyện ngắn đặc sắc nói chung, Bóng đè nói riêng mở ra những góc khuất, những ám ảnh sâu xa của người phụ nữ về quá khứ, đời sống tinh thần và những khao khát bản năng đangdiễn ra trong cuộc sống hiện đại, ngổn ngang, bề bộn khiến cho người đọc nhứt nhối, nhân rõ diện mạo của bản thân: “Hãy nhìn xem ngay tại đây, ngây tại chỗ này, những gì mà con người còn chưa nhận ra vì một lý do nào đó” (lời giới thiệu Đoạn đầu đài của Aimatôp). Đúng như nhà văn Nguyên Ngọc đã viết về Bóng đè: “… chắc chắn vấn đề của chị lớn hơn rất nhiều vấn đề thân phận đàn bà”
“Sex” trong Bóng đè được Đỗ Hoàng Diệu sử dụng như là một phương tiện để nhà văn truyền đạt thông điệp đến người đọc. “Sex” là nguyên nhân trực tiếp đẩy các mối quan hệ mẹ chồng- nàng dâu, chị dâu- em chồng và quan hệ vợ-chồng trở nên căng thẳng, từ đó bộc lộ quan niệm thành kiến và tín ngưỡng đã tồn tại lâu nay ở nhà quê. “Sex” đẩy đời sống tin thần của người phụ nữ vào bi kịch, giằng xé nội tâm, nghi hoặc bản thân để rồi có thái độ chống trả “giải phóng bản thân”. “Sex” trong Bóng đè còn biểu hiện một bút pháp mới mẻ và tràn đầy sức sống của Đỗ Hoàng Diệu.
Mượn những hình ảnh hoán dụ về làng quê, tín ngưỡng,… cùng với “sex” Đỗ Hoàng Diệu muốn đối lập hai mảng hiện thực đời sống giữa những quan niệm cổ xưa của dân tộc đang thao túng chi phối lối sống hiện đại của con người. Con người muốn bứt phá, thoát khỏi quá khứ và những quan niệm, tín ngưỡng đã tòn tại, ăn sâu vào tâm linh để đòi hỏi quyêng được sống đúng với thực chất con người của mình. Đó là hai khía cạnh cũ- mới và vấn đề giải phóng quyền cá nhân trong thời hiện đại. Để truyền đến người đọc thông điệp của mình Đỗ Hoàng Diệu xây dựng thành công nhân vật nữ với những trăng trở nội tâm, những cảm xúc dồn nén, ức chế, bùng phát… trong tâm tưởng qua những hình ảnh ẩn dụ rất đặc sắc bằng một phong cách văn cá tính, tự nhiên, quyết liệt mà vẫn đầy nữ tính.
Bóng đè tạo nên hình ảnh một nhân vật nữ còn rất trẻ, gốc gác ở thành thị, chưa hề biết đến đồng quê là gì, yêu và lấy một người chồng lớn lên từ “Căn nhà mái ngói vốn là nhà gỗ ba gian được bao tường ẩn náu phía đáy làng” ở “một vùng đất vẫn giữ được nét cổ xưa hiếm hoi thời cuộc”. Đôi vợ chồng mới cưới sống trong thành phố cách quê chồng ba giờ tàu hỏa mỗi năm về quê cúng mười sáu đám giỗ. Nhân vật nữ- “tôi” không rỏ về vóc dáng, khuôn mặt nhưng tuổi còn rất trẻ. Nhân vật “tôi” có “bàn tay nhỏ nhắn và mèm mại hiếm thấy. bàn tay không thay đổi theo mùa hay héo gầy cơ thể…”. Bên ngoài những chi tiết mờ nhạt về ngoại hình thì nội tâm nhân vật được khắc họa ngổn ngang, phức tạp trong những dằn vặt, trăn trở, những đam mê khao khát, những ám ảnh sâu xa về quá khứ, những “đòi hỏi cảm xúc, nổi khát thèm… đến hoài nghi bí mật” đến những “hoảng loạn, sợ hải, kinh sợ tột cùng…” hay “những mong chờ… khát cháy” làm nhân vật tôi hoang mang nghi hoặc chính mình. Đó là người con gái “đang nuôi dưỡng những vực thẳm khổng lồ trong mình chẳng khác nền trời không xanh lồng lộng cũng đang nuôi những tản mây tối sáng lừ đừ”. Cái “vực thẳm khổng lồ” của nhân vật là “cơn khát gắt gỏng nhức nhối trong cuốn họng làm mặt mũi tay chân tôi chìm sâu trong hoảng loạn của thể xác” trong những giờ phút bóng đen ập đến “đè” lên thân thể, “vực thẳm” đó tạo nên không chỉ bởi bản năng về nhục cảnh, sự thôi thúc gọi về quá khứ, mà còn xô đẩy người con dâu mới vào một mớ bòng bong của những quan niệm, tín ngưỡng cổ xưa, những mối quan hệ mẹ chồng- nàng dâu, chị dâu- em chồng… Tất cả ràng buộc, chằng trói lấy người con gái quen với lối sống phóng đạt và tự nhiên của thành thị chẳng biết cầu cứu, nương tựa vào ai khi chồng cô- Thụ là một người chồng nhu nhược. Nhân vật nữ quay cuồng trong thế giới tinh thần hoảng loạn thành thử khép kín và nghi hoặc chính bản thân mình. Mặc dù có thành kiến và áp lực trước “tia nhin sòng sọc, hằn học, cai nghiệt…” của mẹ chồng và “giọng nói mỉa mai kéo dài đu được… đầy tiêu ớt cay xé của cô em chồng thì chị vẫn giữ tròn bổn phận làm dâu và làm vợ.
Câu hỏi như xoáy sâu vào lòng ta: vậy hiện tượng Bóng đè mà người con gái ấy đang gánh chịu, ngoài nghĩa thực chỉ một trạng thái truyền kiếp của dân tộc như chính nhân vật đã miêu tả “Cảm nhận không khí ngọt ngạt, hãm bức, chật chội, vay quanh… tôi không thể nào cử động… tôi chẳng thể nào nhúc nhích…”. Phải chăng Bóng đè còn là một ẩn dụ mà chỉ có thể giải nghĩa bằng cách đi sâu khám phá thế giới tinh thần của nhân vật chính trong truyện.
Người con gái ấy chớm bước vào một ngưỡng cửa của một người phụ nữ. Cuộc sống mở ra tràng ngập sắc màu với bao khao khát sống, mãnh liệt sống đang chảy tràn “huyết mạch đàn bà” trong cô. Sắc hồng hiện thực đem đến cho cô bao nhiêu cảm xúc với chồng, đó đều là những cảm xúc bản năng rất hợp tự nhiên của con người. Cảm giác “thèm chồng” trong những đêm xuân nồng nàn khi “da thịt non tơ hứng háo… hực hội khát thèm” là những cảm xúc bất kể người phụ nữ nào cũng trãi qua. Người vợ yêu chồng thích những cữ chỉ âu yếm của chồng luồng tay vào vùng ngực… xoa xoa bầu vú”. Những phiến đoạn cảm xúc được lặp lại không chỉ những lần ân ái mà cả những đêm “bóng đen ập xuống thân thể” trên chiếc phản gỗ nhà chồng đều chứng tỏ sức sống tự nhiên của con người. chúng ta đồng ý với tác giả Bóng đè đã từng phát biểu “Tình dục, nó là một phần của đời sống, nó đẹp như đời sống đang diễn ra. Nó nồng nàn như đời sống… Văn chương đạt đến văn chương nhất đấy là khi viết về cái phần ẩn sâu giấu kín nhất trong con người. Và “sex” là cái ẩn giấu nhất ấy. Nó là một trong những cảm xúc lớn lao và bền bỉ của con người…”. Đã từ rất lâu xã hội không coi tình dục là một phạm trù cấm kị trong đời sống mà người đời nhận chân nó, biết về những giá trị cao đẹp của nó thì tình dục được coi là một phạm trù đương nhiên của đời sống sinh hoạt thường nhật của con người. Văn học phản ánh “sự thực ở đời” bắt rể từ hiện thực đời sống để tồn tại và bền vững. Do vậy việc miêu tả “sex” trong văn chương không phải là vấn đề kiên kị, nhất là khi “sex” là phương tiện biểu đạt thông điệp tác phẩm. Nhân vật nữ Bóng đè làm chuyện “sex” ngay dưới bàn thờ tổ tiên thoạt tiên có thể làm người đọc phản bác bởi theop tư duy văn hóa người Việt, bàn thờ là nơi tôn nghiêm, trước bàn thờ con người phải khuôn phep, mẫu mực tỏ lòng thành kính. Huống chi nhân vật nữ của Bóng đè làm một việc được coi là cấm đoán, kiên kị, đụng chạm đến tín ngưỡng thờ cúng bị coi là vô văn hóa. Vượt qua cách hiểu thông thường đó, chi tiết hoàn toàn mang ý nghĩa và dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
Cuộc sống vốn không bằng phẳng mà như biển khơi chứa trong lòng những đợt sóng ngầm, người con gái đi lấy chồng trong thời hiện đại mà vẫn không thoát khỏi thành kiến mẹ chồng- nàng dâu, chị dâu- em chồng. Đó cũng là một cái “bóng” đổ ập xuống cuộc đời làm dâu của cô. Ngay trong ngày cưới mẹ chồng đã gọi con dâu ra góc riêng mà căn dặn “Chị về làm dâu trưởng nha này trách nhiệm nặng nề, lấy chồng theo thoí nhà chồng, mọi thứ đều có lễ nghi trên dưới cứ thế mà làm, chị làm khác sẽ rước họa vào thân, tôi nói trước”. Áp lực này tiếp nối những áp lực khác. Ngày về giỗ cha chồng, Người dâu con lại lĩnh thêm một trách nhiệm cao cả “…sinh một thằng cháu đích tôn nay mai” kèm thepo câu nói là “cái liếp xéo của bà về phía tôi đầy cai nghiệt”. Với nàng dâu mới, hình ảnh bà mẹ chồng được xây dựng trong tác phẩm “không mấy vồn vã… gương mặt tôi tối… giọng nói sắc ngọt” làm con dâu phải “run rẩy”, “tiếng ho húng hắng” “miệng bỏm bẻm trầu câu…”. Bà dành cho con dâu “cái liếc xéo… đầy cay nghiệt” “Tia nhìn sòng sọc, hằn học, cay nghiệt, bổ nát mỗi phân vuông cơ thể… thiêu cháy mỗi sợi lông măng hình hài” “cái liếc xéo lởm chởm nguyền rủa… hơn một hôm mê, một thôi miên” khiến cho nàng dâu đã bao lần phải “cố vùng vẫy, oằn đạp thoát cái nhìn của bà” quên cả nỗi đau thể xác đang bị “Bóng đè” hành hạ. Đó là một bà mệ chòng còn nguyên những nét cổ xưa phong kiến từ ngoại hình đến thói quen lẫn quan niệm. Chẳng thế mà khi chứng kiến cô con dâu “lõa lồ” trước bàn thờ tổ tiên đã có những hành động rất đương nhiên theo lối tư duy văn hóa cũ “phẩy lia phẩy lịa nắm nhan khắp bàn thờ như điêng dại” “ngẩng đầu bước thẳng đến bàn thờ kéo roạc tấm đỏ sang bên, châm lửa đổ nhan”. Hình ảnh bà mẹ chồng trong Bóng đè cũng là hình ảnh tồn tại tương đối phổ biến ở mỗi làng quê Việt Nam hôm nay. Họ thuộc về thế hệ xưa có lối tư duy văn hóa cũ kỹ, họ không theo kiệp lối sống của giới trẻ, họ cũng không biết ở “ngoài kia” văn hoad phương tây đã du nhập vào lối sống và tư duy của thế hệ mới. Đối với họ bàn thờ và thái độ tôn kính trước bàn thờ là không bao giời được phơi bày thân thể, càng không được để lộ chuyện ân ái riêng tư. Hình ảnh bà mẹ chồng là đại diện của những quan niệm tín ngưỡng thờ cúng tôn tại lâu năm, ăn sâu trong huyết mạch người Việt Nam mà trong thời đại ngày nay đối lập với tư duy văn hóa đã đổi mới của giới trẻ sống thực chất hơn, có nhu cầu hưởng thụ hơn.
Sự cách biệt trong cái nhìn thời cuộc về lôi sống không chỉ diễn ra giữa thế hệ cũ và thế hệ mới mà còn có sự khác biệt ngay trong giới trẻ có thể bởi sự xuật thân khác nhau, trình đọ văn hóa hay học vấn có thể khác nhau. Nhà văn Đỗ Hoàng Diệu đã đặc nhân vật nữ chính trong mối quan hệ chị dâu- em chồng và mối quan hệ vợ chồng không mấy thiện cảm. Như bao cô gái khác khi bước vào ngưỡng cửa nhà chồng là bắt đầu lối sống làm dâu trăm họ. Họ không tránh khỏi nhữn áp lực về bổn phận và trách nhiệm, cững theo thói đời, họ luôn bị nhòm ngó xỉa xoi của bên chồng. Kiếp làm dâu chẳng mấy ai xuôi chèo mát mái. Ngẫm tưởng thời đại này làm gì có chuyện đó nàng dâu đóng vai trò quan trọng trong tổ ấm gia đình nên được tôn trọng lại có trình độ học vấn, trí thức phải được bên chồng nể nang là khác. Có lẻ ở cái “vùng đất vẫn giữ được nét cổ xưa hiếm hoa thời cuộc” thì tư duy con người cũng “cổ xưa” không kém. Đỗ Hoàng Diệu đã chỉ ra văn đề trong xã hội đâu đó vẫn tồn tại những quan niệm lạc hậu, nó đè lên cuộc sống của con người, trói buộc con ngườ, đẩy con người xa rời thời đại cũng như tụt hậu trong nền văn minh, điều đó chi phối cuộc sống vốn đã tù túng càng ngọt ngạt, chật chội hơn của những số phận ẩn dật sau lũy tre làng và “căn nhà mái ngói… bao tường ẩn náu”. Thắm- cô em chồng lớn lên ỏ đó, chồng của cô gái dĩ nhiên cũng ăn gạo nhà uống nước giếng làng với bà mẹ và cô em gái. Cô em chồng cũng đương tuổi “cập kê” tối tối đi chơi qua làng bên đến nữa khuya mới mà về, tính tình không cởi mở, thái độ giễu cợt, khinh khỉnh với chị dâu. Hành động rất trái khoáy, lẻ ra ghé tai chị nhắc nhủ dịu dàng khi chị dâu còn chưa quen với lễ nghi nghe khấn thì lại cấu véo và đây nghiến “chị cuối đầu xuống đi, anh tôi không dậy chị à?”. Nghe sao mà chua chát! Với thói hay để ý vặt thấy chị dâu thì “trân trân ngưỡng cửa nhìn ngắm, hai hàm răng bít chặt… cười đắc ý”. Thái độ coi thường khinh mạc ấy của Thắm với người chị dâu cứ mỗi lúc lại tăng lên theo cấp số nhân bộc lộ một cách trơ trẽn “Giọng nói mĩa mai kéo dài đu được chu đôi môi hóng hớt của Thắm xỉa xuống tấm phản đầy tiêu ớt cay xé đã làm tôi choàng tỉnh. “Làm dâu thời buổi này kể ra cũng sướng thật” Thăms cũng sẽ lấy chồng, Thắm cũng sẽ làm dâu vậy mà Thắm không đồng cảm với thân phận làm dâu của vợ anh mình. Cần “dĩ hòa vy quý” bao nhiêu Thắm đỏng đảnh khinh khỉnh bấy nhiêu. Giữa thế kỷ XXI vẫn còn rơi rớt những cô em chồng như Thắm kể ra cũng lạ mà cũng không có gì phải lạ, mối quan hệ chị dâu- em chồng cố hữu có thành kiến bấy lâu nhưng đặt trong hoàn cảnh hôm nay thì thành thử không hợp lẽ tý nào. Người chồng không phải là không yêu và thương vợ nhưng anh chưa đồng cảm với tâm hồn của vợ gây nên mối bất hòa rạn vỡ, căng thẳng trong quan hệ vợ chồng. Những lần vợ bị Bóng đè, Thụ đều không hay biết, anh trở nên “quá đổi xa lạ… lặng câm yên vị trong ngôi nhà bao tường cũ kỷ… hơi thở đều đều vung vãi”. Trong nổi sợ hãi mê mang vợ anh muốn “anh che chở cho mình” “thiêu cháy bóng đen mang rận bảo vệ mình” nhưng “Thụ vẫn ngủ yêu bằn bặt… làm sao anh lại có thể ngũ ngon đến vậy?” Thụ bỏ mặt vợ “đơn độc, nhoài nhã”. Anh không hiểu vợ mình đang đối mặt với vực thẳm khổng lồ, không hiểu hoặc anh chỉ hiểu đơn giản vợ anh có nhu cầu về mặt cảm xúc nên buông lơi lời trách mắn “về quê có một buổi không được làm hổ cái với anh mà em đã cuồng lên rồi tơ tưởng lung tung. Em thật là…”. Về quê, anh tahy đổi thái độ với vợ “giọng anh cục cằn, ánh mắt liếc xéo chẳng mấy yêu thương… hằn lên những tia đỏ dại cuồng… ánh nhìn lạnh lẽo… nói bực bỏ… đôi mắt anh trừng trừng căm hận”… Người vợ trẻ không thể nào hiểu nổi thái độ của chồng “Tôi trơ hững trước thái đọ của chồng… Tôi băn khoăn thắc mắt vì sao Thụ phải đổi giọng mỗi khi có sự hiện diện của chiếc bàn thờ?”. Người vợ tự sự khó hiểu trở nên nghi hoặc như một lẽ tất nhiên của quá trình chuyển đổi cảm xúc “Hay Thụ Đồng lõa bán tôi cho những bài vị khát đói?” và cảm xúc cứ thế ào ạt dâng lên “ Tôi đâm hận anh vô cùng”. Để rồi chính điều đó đã dẫn tới những rạn nứt trong tình cảm vợ chồng trẻ. Thụ trở thành một người chồng hoàn taonf khác trước “ ít nói hẳn đi, gần như im lặng”. Quan hệ vợ chồng chỉ là “ xã giao bắt buộc” nhiều khi “ anh ngồi câm điếc trong buồng tắm cả buổi chiều, ánh mắt vô hồn ”. Vợ anh phải bật khóc vì những “nỗ lực cứu sóng cứu thuyền thế là hết”. Và chuyện gì phải đến cũng đến, người vợ trẻ buộc phải nghĩ đến việc ly hôn với chồng. Mối quan hệ của hai người chỉ thực sự được cải thiện và khởi sắc trở lại nhờ cái thai trong bụng xuất hiện. Qua trong sự thay đổi trong thái độ của Thụ đối với vợ, ta bổng tự hỏi nguyên nhân là do đâu, vì sao thái độ của Thụ ở quê và trỏ lại thành phố lại trái ngược nhau? Không ít lần Thụ làm cho vợ phải băn khoăn trước thái độ lạnh nhạt của mình. Liệu người chồng như Thụ có thể chấp nhận sự lặp đi lặp lại của tình trạng vợ anh “cởi truồng” lẫn gây tiếng động ngay dưới bàn thờ tổ tiên và làm mọi người trong gia đình tỉnh giấc giữa đêm khuya? Chứng kiến những cảnh ấy người chồng khó lòng thông cảm với vợ. Trong khi anh rất cố gắng giử ý tứ trước mặt mẹ và bàn thờ những vong linh quá cố thì vợ anh lại “diễn sex” ngay trước mắt họ một cách rât “cuồng”. Nhà văn Đỗ Hoàng Diệu miêu tả “sex” là một phương tiện, là nguyên nhân trực tiếp đẩy các mối quan hệ mẹ chồng- nàng dâu, chị dâu- em chồng, cả quan hệ vợ chồng đến chổ căng thẳng và dần dần rạng nứt. Đông cảm và bênh vực người phụ nữ trong truyện nhưng ta cũng hiểu vì sao tâm lý của mẹ chồng, em chồng và chính người chồng lại có sự bất bình trong thái độ với người con gái mới về làm dâu, làm vợ. Giữa hai tuyến nhân vật có một khoảng cách rất xa xôi mf họ chưa cách nào vượt qua được ranh giới để hòa hợp với nhau. Những hành động của người con gái trong màn đêm tăm tối ngay dưới bàn thờ đã tạo nên bức tranh ảm đạm trong tổ ấm gia đình cô như không gian kia đan bị những đám mây u ám che lấp khoảng trời trong xanh. Trong tâm lý người Việt Nam khó mà chấp nhận sự việc và hành vi như vậy. Đó là quan niệm cũ nhưng nó thuộc về nét văn hóa của người việt trở thành tín ngưỡng không dễ dàng thoái thác trong tâm tưởng con người ngay trong cả thời đại hôm nay. Sự căng thẳng trong gia đình, hạnh phúc lứa đôi và những mối quan hệ thân thiết khác đang đứng truocs bờ vực thẳm, nguy cơ rạng vở nay mai đang “đè” nặng đời sống tinh thần của người con gái “đang nuôi dưỡng những vực thẳm khổng lồ trong mình chẳng khác nền trời không xanh lồng lộng cũng đang nuôi những tảng mây tối sáng lừ đừ”. Không một ai hiểu, không một ai có thể biết được những giằng xé dằn vặt nội tâm, những nổi hoảng loạn, hoang mang, sợ hải- những u uất trong tâm hồn cô gái trong những đêm đối mặt với Bóng đen man rợ, hung bạo, nanh ác.
Văn học đi sâu khám phá thế giới nội tâm đa dạng và phức tạp của con người, góp phần kiến giải những vấn đề của hiện thực đời sống. Văn học có giá trị thực sự khi nó làm cho con người có thể nhận thức được mình để từ đó văn học có chức năng giáo dục con người bằng con đường tình cảm, con người tự điều chỉnh hành vi, tu sửa chính mình. Điều quan trọng trong Bóng đè “sex” không phải là mục đích của truyện. “sex” ập đến không dự trù, không có sự tính toán của nhân vật nữ. Tự nội tâm nhân vật luôn thường trực những đau khổ, sợ hãi trước những đêm bị bóng đen hành hạ trên thân xác và người con gái ấy bất lực hét lên “Tôi muốn thân thể tôi được giải phóng”. Văn học không chỉ nói đến những gì mạnh mẽ, lớn lao, không chỉ ca ngợi cái đẹp đẽ, cao thượng. Văn học không né tránh những bi kịch của đời sống. Những hành vi đê tiện, xấu xa của con người. Nói như vậy không có nghĩa Đỗ Hoàng Diệu miêu tả “sex” như là cái đê tiện xấu xa. Bằng đặc trưng nghệ thuật của mình, văn học khai thác những riêng tư đó để lay động đến tận nơi sâu kín, tiềm ẩn trong con người. Đó là thái độ trung thực và dũng cảm của ngòi bút trẻ Đỗ Hoàng Diệu.
“Sex” đôi khi là một hành vi thiếu đạo đức mà con người vô thức đã đẩy nó vào vòng tội lổi giống như nhân vật nữ của Bóng đè. Những dằn vặt, day dứt, cắn xé nội tâm trong nhân vật đã làm cho tâm hồn nhân vật trong sáng lên, tâm hôn cô thanh cao lên. Nó giúp nhân vật có thể chiến thắng cáid tầm thường vị kỷ để hòa nhập với cuộc sống yêu thương, cùng chiến đấu cho sự hoàn thiện bản thân mà những người sống bên cạnh có thể sẵn sàng mở rộng vòng tay yêu thương với cô gái ấy. Đỗ Hoàng Diệu đã tìm ra ngay trong bản chất con người, “sex” là một khía cạnh của đời sống tinh thần để khai thác để đưa ra ánh sáng, để nhận chân nó mà “con người còn chưa nhận ra vì một lí do nào đó” (Aimatôp).
Đời sống tinh thần của người con gái đầy rẫy những trăn trở, ám ảnh về quá khứ. “Sex” như một trái núi đè nặng cuộc sống của cô mà cô càng vùng vẫy, quẫy đạp nó càng nhấn chìm, bó buộc, thao túm tâm tưởng và cả hành vi của cô. Xoáy sâu vào trí nhớ cô cái buổi trưa “bỏng rát… bước ngoặt” ấy, cái buổi chiều giữa bốn vách nhà rông trong khuôn viên Bảo tàng Dân Tộc “Cái cảm giác trưa hè ngốt ngát năm nao đang trở lại. Chiếc bàn thờ to dài quá cở, tấm phản láng bóng thời gian, thung lũng mười một ngôi mộ, tiếng ho khúng khắng trong căn buồng mẹ chồng” cô mong thân thể được giải phóng nhưng cô bất lực, tất cả hiện về ám ảnh, bao bọc quấn rít cô trong một mớ bòng bong của những cảm giác hoảng loạn, kinh rợ, mê man, sợ hải lẫn những đam mê. Đó là một bi kịch tinh thần mà cô đang gánh chịu, phải vượt qua. Đã có những lần nhân vậtdaau khổ ấy lại cảm thấy háo hức nhớ nhung, mong chờ Bóng đè sẽ trở lại đáp ứng những “kích động, đòi hỏi” để được “hưởng thú đau đớn mà thỏa mản” “Cảm giác như tiếp, như nhó chiếc phản và bàn thờ với màn đỏ che đậy”, “lẫn trong thao thức, tôi nhớ những bức ảnh truyền thần trên chiếc bàn thờ vĩ đại”. Cảm giác đang cài lẫn lộn “Tôi lại mơ hồ kinh sợ, mô hồ mong chờ phập phồng theo tiếng nghiến đường ray với bãi tha ma chập chùng”. Cảm giác “mơ hồ mong chờ” ấy đến một cách tự nhiên như những đòi hỏi cảm xúc vẫn hiện diện trong đời sống của con người. Nói rằng người con gái ấy “thích thú” hay “đồng lõa” đều không đúng bởi “sex” là cảm xúc về nhu cầu bàn năng hoàn toàn tất yếu trong cuộc sống của bất kỳ một con người nào. Người con gái không để bóng đen đánh cắp cả thể xác lẫn tâm hồn “thân thể bị trói buộc” nhưng “những ước mơ thì không chiếc bóng nào có thể tước đoạt. Ngay từ đầu phiên truyện cô gái đã thổ lộ “tôi hay trốn những vách dựng loang loáng một chiếc bóng” chiếc bóng đã cướp mất cuộc đời con gái của chị cho chị biết nổi sợ hải khôn cùng. Cho đến khi về quê giỗ bố chồng, hình ảnh mười sáu bóng ma tổ tiên lảng vảng trong đầu, hay những ám dấu cơ thể báo trước chuyện bất thường tạo nên “cảm giác ơn ởn, trơn lọn bóng nhẫy” “hốt hoảng chạy nhào vào Thụ”. Cảm giác đó tự ùa đến, xâm chiếm tâm tưởng người con gái như một điềm báo và rồi, trên tấm phản dưới bàn thờ tổ tiên nhà chồng, khi giấc ngũ chập chờn “rơi vào mê man” bổng nhiên cô “bừng tỉnh… cảm nhận không khí ngột ngạt, hãm bức, chật chội vay quanh”. Cô sợ hải “muốn quay sang ôm chồng để anh che chở” nhưng “chẳng thể nào nhúc nhích”. Trước trạng thái ấy cô gái hoàn toàn bị động không rào đón được sự việc nên đàu óc cô mê man “đầu váng vất, mồ hôi rịn rạng”. Lần tiếp theo bóng đen không chờ đợi vẫn cứ ập đến như là số kiếp đeo đẳng, rình rập, bủa vây hãm hiếp cuộc đời người con gái “giàu cảm xúc” ấy. Chỉ mình cô mới biết, không ai hiểu, chính cô cũng “thấy mình là lạ” và kinh sợ chính mình tự hỏi “mình là ai?” Nếu đắm chìm, say mê và đồng lõa với “sex” thì cô gái sẽ không thấy hoảng sợ, kinh tởm đến vậy. “Trái tim tôi muốn nhảy dựng khỏi lồng ngực, tôi nhắm chặt hai mắt trong kinh sợ tột cùng, nhưng vẫn cảm giác rỏ rệt trước mặt khối đen đang lẩn nhẩn về phía mình…” rồi cô cầu cứu Thụ mà không được, cô “hét lên một tiếng sập trời” khi kinh hoàng “lờ mờ nhận ra đường nét trên gương mặt đang đè mình”. Đó là “sự hãm hiếp” là “vòng quay số phận đã được sắp đặt từ buổi trưa ngốt ngát bất thường tuổi thơ đến buổi chiều Bảo tàng Dân Tộc”- vòng quay số phận cuộc đời cô “không phải vòng quay yêu thương” người con gái bất hạnh bị xoáy kiệt trong câu hỏi “tôi là ai, từ đâu đến?”. Nếu “sex” là mục đích, là đam mê người con gái đã hoàn toàn vâng phục bóng đen, đã hoàn toàn hiến thân và đồng lõa với bóng đen mà không hề đâu khổ dằn vặt hay căm thù chiêc bóng đến như vậy. Trong “nổi hoạn oạn của thể xác… Tôi hét, tôi vùng vẫy, tôi van xin, hổn hển, oằn oại rên rĩ… Tôi điên đảo, đau đớn, nộ cuồng… cho đến lúc đỉnh đầu nhức buốt, tôi bật nức nở man dại”. Nhà văn đặc nhân vật nữ trong thế giới nội tâm quay cuồng, điên đảo bởi những cảm giác xáo trộn đầy đau đớn, xót xa, tuổi nhục cho số kiếp phụ thuộc, ràng buộc bởi thế lực, uy quyền của bóng đen, của “sex”. Chính sự đọa đầy ấy đã đẩy cô vào sự tự vấn lương tâm, nghi hoặc bản thân để nhận chân chính con người mình, nhận chân những hành động của mình “tôi phải tự trả lời cho nghi hoặc của mình, phải tự mình chèo chống qua vùng lũ xoáy. Nhưng tôi biết hỏi ai, tìm ai bây giờ… nhưng sao tôi không chống cự? phải chăng tôi đồng lõa phải chăng tôi đã ưỡn người lên chờ đón?...” những câu hỏi của người con gái đến những dòng chuyện cuối cùng gần như được giải đáp “chúng tôi không biết lựa chọn vì cơ thể chúng tôi đòi hỏi những nhục cảm mà bóng tối đang phát. Chúng tôi bất lực, chỉ còn những ước mơ mà không chiếc bóng nào có thể tước đoạt… nếu giữ tự do cho dù bị thân thể buộc trói”. Cái bất hạnh của nhân vật chính là sự chứa đựng trong tâm hồn những “đòi hỏi nhục cảm” mà chỉ có “bóng tối” mới thỏa mãn mà nhân vật phải chấp nhận như là số phận “tôi đã sẵn sàng và con tôi cũng sẵn sàng như những người nghèo sẵn sàng bán máu”. Người con gái “đang nuôi những vực thẳm khổng lồ trong mình” gánh chịu một bi kịch tinh thần đó là mãi mãi những người thân yêu bên cạnh cô đều không thể hiểu được sự vật lộn giằng xé trong nội tâm. Họ chỉ đơn giản chứng kiến hành vi “diễn sex” của người con gái trong đêm khuya ngay dưới bàn thờ tổ tiên là không thể chấp nhận nhưng tâm trạng khổ sở, đau dớn, sợ hải mà người con gái “giàu cảm xúc” ấy phải đối mặt thì dường như họ không mảy may hay biết. Nhà văn Đỗ Hoàng Diệu đã khai thác một khía cạnh ẩn khuất trong con người mà ít nhà văn nào thấy được, đó là tình trạng có thực ở cuộc sống quanh ta, bóng đè là có thực và “sex” là một lẽ tất nhiên vốn dĩ con người hằng ngày vẫn sông chung với nó. Nếu “sex” là mục đích nhà văn đã để nhân vật của mình thực hiện trong một hoàn cnahr khác lãng mạn, tự nhiên hơn rất nhiều kà đặc nhân vật trong một “Không khid ngột ngạt, hãm bức, chật chội… với tất cả những sợ hãi, ám ảnh “Trai tim tôi muông nhảy dựng khỏi lồng ngực, tôi nhắm chặt hai mắt trong kinh sợ tột cùng”. Trong cuộc sống của chúng ta có bao nhiêu người phụ nữ phải đối mặt với nổi kinh hoàng đó, phải ăn ở với trạng thái đó như một bi kịch đời người. Nhà văn đã phát hiện ra một khía cạnh khác trong muôn mặt của đời sống nội tâm con người mà ít ai đụng chạm tới. Có một vực thẳm, một khoảng đen đang ẩn khuất trong con người mà chính con người không thể hiểu nổi. Mỗi con người là một tiểu vũ trụ bí ẩn nếu tiềm năng của con người là vô biên thì cũng tiềm ẩn trong con người những vực thẳm không thể nào giải thích. Con người bị chi phối, điều khiển bởi những thế lực ấy, nó xảy đến trong vô thức, ngoài ý muốn của con người. Người con gái trong truyện gặp phải tình trạng như thế- hoàn toàn bị động.
Nhân vật nữ của Đỗ Hoàng Diệu trong Bóng đè tuef chổ hoài nghi bản thân, nhận ra bản chất của vực thẳm và từ đó chị luôn có ý thức chống trả để giải thoát mình. Chị đã thốt lên “Tôi muốn thân thể tôi được giải phóng”. Bằng sự phát hiện tinh tế mảng đời tư của những người phụ nữ chung số kiếp “Bóng đè”, nhà văn Đỗ Hoàng Diệu đã thực hiện được chức năng của văn học là làm cho con người có thể nhận thức được mình, vạch ra đâu là tốt xấu, đâu là cao cả, văn học phơi bày ccar những mặt tốt và mặt xấu trong cuộc sống con người. Tác phẩm của Đỗ Hoàng Diệu có khả năng “thôi thúc con người suy tư sâu sắc, bắt con người phải xúc động tận đáy lòng” (Aimatôp). “sex” hiện diện không đúng chỗ, đúng lúc là xấu, nhưng tâm hồn con người thì luôn trong sáng, thanh cao. Nhân vật nữ trong truyện cố vùng vẫy để thoát khỏi Bóng đè, tuy sự chống trả đó còn chưa “triệt để” nhưng trong nội tâm nhân vật luốn tấy lên sự đau đớn khôn nguôi về bản thân cô khao khát “sex” nhưng cũng căm thù kẻ đã trói buộc đòi cô vào “sex”. Ngòi bút Đỗ Hoàng Diệu tỏ ra vô cùng đồng cảm với số phận của nhân vật. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lặp đi lặp lại chi tiết miêu tả “bàn tay kỳ diệu” của nhân vật. Bàn tay ấy là hình ảnh hoán dụ, tượng trưng cho tâm hồn trong sáng của người con gái đang cất giấu trong mình vực thẳm của bóng đen và đen tối. Cũng bàn tay kỳ diệu ấy là niềm tin, là điểm tựa tinh thần luôn cứu rỗi, nâng đõ tâm hồn sau những cơn hoảng loạn gần như là tuyệt vọng.Có lúc bàn tay chính là tấm phao cứu trợ duy nhất giúp nhân vật chống cự trong vực thẳm bóng tối. “bàn tay ấy nhỏ nhắn và mèm mại hiếm thấy… không thay đổi theo mùa hay héo gầy cơ thể… Giông gió, bảo lũ, nắng hạn, tôi có thể chết đi rồi ma bàn tay vẫn nguyên vẹn với năm ngón ngắn dài, làng da mỏng tang không trọng lượng” “…tôi đưa tay mình ra sáng. Nắng lung ling trên năm ngón ngắn dài thanh tao lạ thường… nếu giữ tự do cho dù bị thân thể buộc trói. Nắng tắt mà bàn tay vẫn óng ánh diệu kỳ”.
“Sex” trong Bóng đè được Đỗ Hoàng Diệu sử dụng như là một phương tiện để nhà văn truyền đọc thông điệp đến người đọc. “Sex” là nguyên nhân trực tiếp đẩy các mối quan hệ mẹ chồng- nàng dâu, chị dâu- em chồng và quan hệ vợ chông trở nên căng thẳng, từ đó bộc lộ rỏ quan niệm thành kiến và tín ngưỡng tồn tại lâu nay mà ở thông quê có thê là không hợp thời. “Sex” đẩy đời sống tinh thần người phụ nữ trong truyện vào bi kịch giằng xé nội tâm, nghi hoặc bản thân để từ đó nhận ra diện mạo chính mình để có thái độ chống trả giải phóng bản thân. “Sex” trong Bóng đè còn biểu hiện một bút pháp tinh tế, mới mẽ, hồn nhiên và tràn đầy sức sống của nhà văn trẻ Đỗ Hoàng Diệu. “Sex” còn thể hiện khả năng chiếm lĩnh đời sống một cách sâu xa của tác giả Bóng đè. Qua nhân vật của mình Đỗ Hoàng Diệu thực sự đã tạo nên giá trị cho tác phẩm khi mà nhà vnaw đã sống hết mình, cùng suy nghĩ cùng trăn trở với nỗi đau của thân phận con người, biết khơi lên từ cuộc sống những vấn đề mà nhiều người không nhìn thấy, biết góp phần kiến giải những hiện tượng xã hội bằng tri thức, tình cảm, niềm tin và dũng khí của mình. Văn của Đỗ Hoàng Diệu làm được chức năng giáo dục con người bằng con đường tình cảm, góp phần làm cho con người nhận chân chính mình để sống đúng nghĩa là một con người. Cuộc sống hiện thực ngổn ngang bề bộn, còn nhiều điều khiến con người luôn nhức nhối, trăn trở, cuộc sống và con người cũng phức tạp mà không bao giờ chúng ta hết kinh ngạt và sững sốt. Văn học có chức năng phát hiện khám phá những điều đó và nhà văn Đỗ Hoàng Diệu bằng phong cách rất độc đáo, mới mẽ bước vào làng văn Việt Nam như một niềm ngạc nhiên lón làm bừng tỉnh cả một nền văn học
Là một hình thái ý thức xã hội, văn học nghệ thuật bám chặt lấy sự sống để lớn lênvà với tư cách là đứa con tinh thần, nó lại trở về nơi sinh ra nó để góp phần khám phá, hiểu biết và sáng tạo đời sống. Bàn về văn học và hiện thực đời sống, trong truyện ngắn Trăng sáng, Nam Cao viết “Chao ơi, nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối”. Đỗ Hoàng Diệu đã tiếp nối truyền thống ấy của dân tộc. Bằng những tác phẩm của mình, nhà văn đã cố gắng phản ánh chiều sâu cuộc sống với nghĩa đa dạng và phức tạp của nó, có cả niềm đam mê lẫn nỗi đau trong tâm hồn, cả cái thấp hèn và cao thượng chứ văn chương của Đỗ Hoàng Diệu không phải là thứ văn ca tụng một chiều, tơ hồng hiện thực mà lảng tránh những góc khuất trong tâm hòn con người. Bóng đè của nhà văn là truyện ngắn mượn hình ảnh hoán dụ, ẩn dụ của “sex” để đào xới góc sâu kín nhất chất chứa trong đời sống tinh thần của một người phụ nữ trẻ, khao khát sống, tràn đầy dục tính. Sử dụng tài tình những đặc trưng nghệ thuật, Đỗ Hoàng Diệu làm cho tác phẩm góp phần kiếm giải những tế nhị, những trăn trở của hiện thực đời sống, đồng thời là tiếng nói dự báo cho những biến đổi con người, xã hội trong tương lai, làm cho con người nhân thức được chính mình để có thể tự điều chỉnh. Đỗ Hoàng Diệu đã làm được cái việc mà ít nhà văn nào giám làm. “Đỗ Hoàng Diệu bọc những điều đó trong một cái vỏ khá bạo liệt” (lời nhà phê bình). Tập truyện Bóng đè với tám truyện ngắn đặc sắc nói chung, Bóng đè nói riêng mở ra những góc khuất, những ám ảnh sâu xa của người phụ nữ về quá khứ, đời sống tinh thần và những khao khát bản năng đangdiễn ra trong cuộc sống hiện đại, ngổn ngang, bề bộn khiến cho người đọc nhứt nhối, nhân rõ diện mạo của bản thân: “Hãy nhìn xem ngay tại đây, ngây tại chỗ này, những gì mà con người còn chưa nhận ra vì một lý do nào đó” (lời giới thiệu Đoạn đầu đài của Aimatôp). Đúng như nhà văn Nguyên Ngọc đã viết về Bóng đè: “… chắc chắn vấn đề của chị lớn hơn rất nhiều vấn đề thân phận đàn bà”
“Sex” trong Bóng đè được Đỗ Hoàng Diệu sử dụng như là một phương tiện để nhà văn truyền đạt thông điệp đến người đọc. “Sex” là nguyên nhân trực tiếp đẩy các mối quan hệ mẹ chồng- nàng dâu, chị dâu- em chồng và quan hệ vợ-chồng trở nên căng thẳng, từ đó bộc lộ quan niệm thành kiến và tín ngưỡng đã tồn tại lâu nay ở nhà quê. “Sex” đẩy đời sống tin thần của người phụ nữ vào bi kịch, giằng xé nội tâm, nghi hoặc bản thân để rồi có thái độ chống trả “giải phóng bản thân”. “Sex” trong Bóng đè còn biểu hiện một bút pháp mới mẻ và tràn đầy sức sống của Đỗ Hoàng Diệu.
Mượn những hình ảnh hoán dụ về làng quê, tín ngưỡng,… cùng với “sex” Đỗ Hoàng Diệu muốn đối lập hai mảng hiện thực đời sống giữa những quan niệm cổ xưa của dân tộc đang thao túng chi phối lối sống hiện đại của con người. Con người muốn bứt phá, thoát khỏi quá khứ và những quan niệm, tín ngưỡng đã tòn tại, ăn sâu vào tâm linh để đòi hỏi quyêng được sống đúng với thực chất con người của mình. Đó là hai khía cạnh cũ- mới và vấn đề giải phóng quyền cá nhân trong thời hiện đại. Để truyền đến người đọc thông điệp của mình Đỗ Hoàng Diệu xây dựng thành công nhân vật nữ với những trăng trở nội tâm, những cảm xúc dồn nén, ức chế, bùng phát… trong tâm tưởng qua những hình ảnh ẩn dụ rất đặc sắc bằng một phong cách văn cá tính, tự nhiên, quyết liệt mà vẫn đầy nữ tính.
Bóng đè tạo nên hình ảnh một nhân vật nữ còn rất trẻ, gốc gác ở thành thị, chưa hề biết đến đồng quê là gì, yêu và lấy một người chồng lớn lên từ “Căn nhà mái ngói vốn là nhà gỗ ba gian được bao tường ẩn náu phía đáy làng” ở “một vùng đất vẫn giữ được nét cổ xưa hiếm hoi thời cuộc”. Đôi vợ chồng mới cưới sống trong thành phố cách quê chồng ba giờ tàu hỏa mỗi năm về quê cúng mười sáu đám giỗ. Nhân vật nữ- “tôi” không rỏ về vóc dáng, khuôn mặt nhưng tuổi còn rất trẻ. Nhân vật “tôi” có “bàn tay nhỏ nhắn và mèm mại hiếm thấy. bàn tay không thay đổi theo mùa hay héo gầy cơ thể…”. Bên ngoài những chi tiết mờ nhạt về ngoại hình thì nội tâm nhân vật được khắc họa ngổn ngang, phức tạp trong những dằn vặt, trăn trở, những đam mê khao khát, những ám ảnh sâu xa về quá khứ, những “đòi hỏi cảm xúc, nổi khát thèm… đến hoài nghi bí mật” đến những “hoảng loạn, sợ hải, kinh sợ tột cùng…” hay “những mong chờ… khát cháy” làm nhân vật tôi hoang mang nghi hoặc chính mình. Đó là người con gái “đang nuôi dưỡng những vực thẳm khổng lồ trong mình chẳng khác nền trời không xanh lồng lộng cũng đang nuôi những tản mây tối sáng lừ đừ”. Cái “vực thẳm khổng lồ” của nhân vật là “cơn khát gắt gỏng nhức nhối trong cuốn họng làm mặt mũi tay chân tôi chìm sâu trong hoảng loạn của thể xác” trong những giờ phút bóng đen ập đến “đè” lên thân thể, “vực thẳm” đó tạo nên không chỉ bởi bản năng về nhục cảnh, sự thôi thúc gọi về quá khứ, mà còn xô đẩy người con dâu mới vào một mớ bòng bong của những quan niệm, tín ngưỡng cổ xưa, những mối quan hệ mẹ chồng- nàng dâu, chị dâu- em chồng… Tất cả ràng buộc, chằng trói lấy người con gái quen với lối sống phóng đạt và tự nhiên của thành thị chẳng biết cầu cứu, nương tựa vào ai khi chồng cô- Thụ là một người chồng nhu nhược. Nhân vật nữ quay cuồng trong thế giới tinh thần hoảng loạn thành thử khép kín và nghi hoặc chính bản thân mình. Mặc dù có thành kiến và áp lực trước “tia nhin sòng sọc, hằn học, cai nghiệt…” của mẹ chồng và “giọng nói mỉa mai kéo dài đu được… đầy tiêu ớt cay xé của cô em chồng thì chị vẫn giữ tròn bổn phận làm dâu và làm vợ.
Câu hỏi như xoáy sâu vào lòng ta: vậy hiện tượng Bóng đè mà người con gái ấy đang gánh chịu, ngoài nghĩa thực chỉ một trạng thái truyền kiếp của dân tộc như chính nhân vật đã miêu tả “Cảm nhận không khí ngọt ngạt, hãm bức, chật chội, vay quanh… tôi không thể nào cử động… tôi chẳng thể nào nhúc nhích…”. Phải chăng Bóng đè còn là một ẩn dụ mà chỉ có thể giải nghĩa bằng cách đi sâu khám phá thế giới tinh thần của nhân vật chính trong truyện.
Người con gái ấy chớm bước vào một ngưỡng cửa của một người phụ nữ. Cuộc sống mở ra tràng ngập sắc màu với bao khao khát sống, mãnh liệt sống đang chảy tràn “huyết mạch đàn bà” trong cô. Sắc hồng hiện thực đem đến cho cô bao nhiêu cảm xúc với chồng, đó đều là những cảm xúc bản năng rất hợp tự nhiên của con người. Cảm giác “thèm chồng” trong những đêm xuân nồng nàn khi “da thịt non tơ hứng háo… hực hội khát thèm” là những cảm xúc bất kể người phụ nữ nào cũng trãi qua. Người vợ yêu chồng thích những cữ chỉ âu yếm của chồng luồng tay vào vùng ngực… xoa xoa bầu vú”. Những phiến đoạn cảm xúc được lặp lại không chỉ những lần ân ái mà cả những đêm “bóng đen ập xuống thân thể” trên chiếc phản gỗ nhà chồng đều chứng tỏ sức sống tự nhiên của con người. chúng ta đồng ý với tác giả Bóng đè đã từng phát biểu “Tình dục, nó là một phần của đời sống, nó đẹp như đời sống đang diễn ra. Nó nồng nàn như đời sống… Văn chương đạt đến văn chương nhất đấy là khi viết về cái phần ẩn sâu giấu kín nhất trong con người. Và “sex” là cái ẩn giấu nhất ấy. Nó là một trong những cảm xúc lớn lao và bền bỉ của con người…”. Đã từ rất lâu xã hội không coi tình dục là một phạm trù cấm kị trong đời sống mà người đời nhận chân nó, biết về những giá trị cao đẹp của nó thì tình dục được coi là một phạm trù đương nhiên của đời sống sinh hoạt thường nhật của con người. Văn học phản ánh “sự thực ở đời” bắt rể từ hiện thực đời sống để tồn tại và bền vững. Do vậy việc miêu tả “sex” trong văn chương không phải là vấn đề kiên kị, nhất là khi “sex” là phương tiện biểu đạt thông điệp tác phẩm. Nhân vật nữ Bóng đè làm chuyện “sex” ngay dưới bàn thờ tổ tiên thoạt tiên có thể làm người đọc phản bác bởi theop tư duy văn hóa người Việt, bàn thờ là nơi tôn nghiêm, trước bàn thờ con người phải khuôn phep, mẫu mực tỏ lòng thành kính. Huống chi nhân vật nữ của Bóng đè làm một việc được coi là cấm đoán, kiên kị, đụng chạm đến tín ngưỡng thờ cúng bị coi là vô văn hóa. Vượt qua cách hiểu thông thường đó, chi tiết hoàn toàn mang ý nghĩa và dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
Cuộc sống vốn không bằng phẳng mà như biển khơi chứa trong lòng những đợt sóng ngầm, người con gái đi lấy chồng trong thời hiện đại mà vẫn không thoát khỏi thành kiến mẹ chồng- nàng dâu, chị dâu- em chồng. Đó cũng là một cái “bóng” đổ ập xuống cuộc đời làm dâu của cô. Ngay trong ngày cưới mẹ chồng đã gọi con dâu ra góc riêng mà căn dặn “Chị về làm dâu trưởng nha này trách nhiệm nặng nề, lấy chồng theo thoí nhà chồng, mọi thứ đều có lễ nghi trên dưới cứ thế mà làm, chị làm khác sẽ rước họa vào thân, tôi nói trước”. Áp lực này tiếp nối những áp lực khác. Ngày về giỗ cha chồng, Người dâu con lại lĩnh thêm một trách nhiệm cao cả “…sinh một thằng cháu đích tôn nay mai” kèm thepo câu nói là “cái liếp xéo của bà về phía tôi đầy cai nghiệt”. Với nàng dâu mới, hình ảnh bà mẹ chồng được xây dựng trong tác phẩm “không mấy vồn vã… gương mặt tôi tối… giọng nói sắc ngọt” làm con dâu phải “run rẩy”, “tiếng ho húng hắng” “miệng bỏm bẻm trầu câu…”. Bà dành cho con dâu “cái liếc xéo… đầy cay nghiệt” “Tia nhìn sòng sọc, hằn học, cay nghiệt, bổ nát mỗi phân vuông cơ thể… thiêu cháy mỗi sợi lông măng hình hài” “cái liếc xéo lởm chởm nguyền rủa… hơn một hôm mê, một thôi miên” khiến cho nàng dâu đã bao lần phải “cố vùng vẫy, oằn đạp thoát cái nhìn của bà” quên cả nỗi đau thể xác đang bị “Bóng đè” hành hạ. Đó là một bà mệ chòng còn nguyên những nét cổ xưa phong kiến từ ngoại hình đến thói quen lẫn quan niệm. Chẳng thế mà khi chứng kiến cô con dâu “lõa lồ” trước bàn thờ tổ tiên đã có những hành động rất đương nhiên theo lối tư duy văn hóa cũ “phẩy lia phẩy lịa nắm nhan khắp bàn thờ như điêng dại” “ngẩng đầu bước thẳng đến bàn thờ kéo roạc tấm đỏ sang bên, châm lửa đổ nhan”. Hình ảnh bà mẹ chồng trong Bóng đè cũng là hình ảnh tồn tại tương đối phổ biến ở mỗi làng quê Việt Nam hôm nay. Họ thuộc về thế hệ xưa có lối tư duy văn hóa cũ kỹ, họ không theo kiệp lối sống của giới trẻ, họ cũng không biết ở “ngoài kia” văn hoad phương tây đã du nhập vào lối sống và tư duy của thế hệ mới. Đối với họ bàn thờ và thái độ tôn kính trước bàn thờ là không bao giời được phơi bày thân thể, càng không được để lộ chuyện ân ái riêng tư. Hình ảnh bà mẹ chồng là đại diện của những quan niệm tín ngưỡng thờ cúng tôn tại lâu năm, ăn sâu trong huyết mạch người Việt Nam mà trong thời đại ngày nay đối lập với tư duy văn hóa đã đổi mới của giới trẻ sống thực chất hơn, có nhu cầu hưởng thụ hơn.
Sự cách biệt trong cái nhìn thời cuộc về lôi sống không chỉ diễn ra giữa thế hệ cũ và thế hệ mới mà còn có sự khác biệt ngay trong giới trẻ có thể bởi sự xuật thân khác nhau, trình đọ văn hóa hay học vấn có thể khác nhau. Nhà văn Đỗ Hoàng Diệu đã đặc nhân vật nữ chính trong mối quan hệ chị dâu- em chồng và mối quan hệ vợ chồng không mấy thiện cảm. Như bao cô gái khác khi bước vào ngưỡng cửa nhà chồng là bắt đầu lối sống làm dâu trăm họ. Họ không tránh khỏi nhữn áp lực về bổn phận và trách nhiệm, cững theo thói đời, họ luôn bị nhòm ngó xỉa xoi của bên chồng. Kiếp làm dâu chẳng mấy ai xuôi chèo mát mái. Ngẫm tưởng thời đại này làm gì có chuyện đó nàng dâu đóng vai trò quan trọng trong tổ ấm gia đình nên được tôn trọng lại có trình độ học vấn, trí thức phải được bên chồng nể nang là khác. Có lẻ ở cái “vùng đất vẫn giữ được nét cổ xưa hiếm hoa thời cuộc” thì tư duy con người cũng “cổ xưa” không kém. Đỗ Hoàng Diệu đã chỉ ra văn đề trong xã hội đâu đó vẫn tồn tại những quan niệm lạc hậu, nó đè lên cuộc sống của con người, trói buộc con ngườ, đẩy con người xa rời thời đại cũng như tụt hậu trong nền văn minh, điều đó chi phối cuộc sống vốn đã tù túng càng ngọt ngạt, chật chội hơn của những số phận ẩn dật sau lũy tre làng và “căn nhà mái ngói… bao tường ẩn náu”. Thắm- cô em chồng lớn lên ỏ đó, chồng của cô gái dĩ nhiên cũng ăn gạo nhà uống nước giếng làng với bà mẹ và cô em gái. Cô em chồng cũng đương tuổi “cập kê” tối tối đi chơi qua làng bên đến nữa khuya mới mà về, tính tình không cởi mở, thái độ giễu cợt, khinh khỉnh với chị dâu. Hành động rất trái khoáy, lẻ ra ghé tai chị nhắc nhủ dịu dàng khi chị dâu còn chưa quen với lễ nghi nghe khấn thì lại cấu véo và đây nghiến “chị cuối đầu xuống đi, anh tôi không dậy chị à?”. Nghe sao mà chua chát! Với thói hay để ý vặt thấy chị dâu thì “trân trân ngưỡng cửa nhìn ngắm, hai hàm răng bít chặt… cười đắc ý”. Thái độ coi thường khinh mạc ấy của Thắm với người chị dâu cứ mỗi lúc lại tăng lên theo cấp số nhân bộc lộ một cách trơ trẽn “Giọng nói mĩa mai kéo dài đu được chu đôi môi hóng hớt của Thắm xỉa xuống tấm phản đầy tiêu ớt cay xé đã làm tôi choàng tỉnh. “Làm dâu thời buổi này kể ra cũng sướng thật” Thăms cũng sẽ lấy chồng, Thắm cũng sẽ làm dâu vậy mà Thắm không đồng cảm với thân phận làm dâu của vợ anh mình. Cần “dĩ hòa vy quý” bao nhiêu Thắm đỏng đảnh khinh khỉnh bấy nhiêu. Giữa thế kỷ XXI vẫn còn rơi rớt những cô em chồng như Thắm kể ra cũng lạ mà cũng không có gì phải lạ, mối quan hệ chị dâu- em chồng cố hữu có thành kiến bấy lâu nhưng đặt trong hoàn cảnh hôm nay thì thành thử không hợp lẽ tý nào. Người chồng không phải là không yêu và thương vợ nhưng anh chưa đồng cảm với tâm hồn của vợ gây nên mối bất hòa rạn vỡ, căng thẳng trong quan hệ vợ chồng. Những lần vợ bị Bóng đè, Thụ đều không hay biết, anh trở nên “quá đổi xa lạ… lặng câm yên vị trong ngôi nhà bao tường cũ kỷ… hơi thở đều đều vung vãi”. Trong nổi sợ hãi mê mang vợ anh muốn “anh che chở cho mình” “thiêu cháy bóng đen mang rận bảo vệ mình” nhưng “Thụ vẫn ngủ yêu bằn bặt… làm sao anh lại có thể ngũ ngon đến vậy?” Thụ bỏ mặt vợ “đơn độc, nhoài nhã”. Anh không hiểu vợ mình đang đối mặt với vực thẳm khổng lồ, không hiểu hoặc anh chỉ hiểu đơn giản vợ anh có nhu cầu về mặt cảm xúc nên buông lơi lời trách mắn “về quê có một buổi không được làm hổ cái với anh mà em đã cuồng lên rồi tơ tưởng lung tung. Em thật là…”. Về quê, anh tahy đổi thái độ với vợ “giọng anh cục cằn, ánh mắt liếc xéo chẳng mấy yêu thương… hằn lên những tia đỏ dại cuồng… ánh nhìn lạnh lẽo… nói bực bỏ… đôi mắt anh trừng trừng căm hận”… Người vợ trẻ không thể nào hiểu nổi thái độ của chồng “Tôi trơ hững trước thái đọ của chồng… Tôi băn khoăn thắc mắt vì sao Thụ phải đổi giọng mỗi khi có sự hiện diện của chiếc bàn thờ?”. Người vợ tự sự khó hiểu trở nên nghi hoặc như một lẽ tất nhiên của quá trình chuyển đổi cảm xúc “Hay Thụ Đồng lõa bán tôi cho những bài vị khát đói?” và cảm xúc cứ thế ào ạt dâng lên “ Tôi đâm hận anh vô cùng”. Để rồi chính điều đó đã dẫn tới những rạn nứt trong tình cảm vợ chồng trẻ. Thụ trở thành một người chồng hoàn taonf khác trước “ ít nói hẳn đi, gần như im lặng”. Quan hệ vợ chồng chỉ là “ xã giao bắt buộc” nhiều khi “ anh ngồi câm điếc trong buồng tắm cả buổi chiều, ánh mắt vô hồn ”. Vợ anh phải bật khóc vì những “nỗ lực cứu sóng cứu thuyền thế là hết”. Và chuyện gì phải đến cũng đến, người vợ trẻ buộc phải nghĩ đến việc ly hôn với chồng. Mối quan hệ của hai người chỉ thực sự được cải thiện và khởi sắc trở lại nhờ cái thai trong bụng xuất hiện. Qua trong sự thay đổi trong thái độ của Thụ đối với vợ, ta bổng tự hỏi nguyên nhân là do đâu, vì sao thái độ của Thụ ở quê và trỏ lại thành phố lại trái ngược nhau? Không ít lần Thụ làm cho vợ phải băn khoăn trước thái độ lạnh nhạt của mình. Liệu người chồng như Thụ có thể chấp nhận sự lặp đi lặp lại của tình trạng vợ anh “cởi truồng” lẫn gây tiếng động ngay dưới bàn thờ tổ tiên và làm mọi người trong gia đình tỉnh giấc giữa đêm khuya? Chứng kiến những cảnh ấy người chồng khó lòng thông cảm với vợ. Trong khi anh rất cố gắng giử ý tứ trước mặt mẹ và bàn thờ những vong linh quá cố thì vợ anh lại “diễn sex” ngay trước mắt họ một cách rât “cuồng”. Nhà văn Đỗ Hoàng Diệu miêu tả “sex” là một phương tiện, là nguyên nhân trực tiếp đẩy các mối quan hệ mẹ chồng- nàng dâu, chị dâu- em chồng, cả quan hệ vợ chồng đến chổ căng thẳng và dần dần rạng nứt. Đông cảm và bênh vực người phụ nữ trong truyện nhưng ta cũng hiểu vì sao tâm lý của mẹ chồng, em chồng và chính người chồng lại có sự bất bình trong thái độ với người con gái mới về làm dâu, làm vợ. Giữa hai tuyến nhân vật có một khoảng cách rất xa xôi mf họ chưa cách nào vượt qua được ranh giới để hòa hợp với nhau. Những hành động của người con gái trong màn đêm tăm tối ngay dưới bàn thờ đã tạo nên bức tranh ảm đạm trong tổ ấm gia đình cô như không gian kia đan bị những đám mây u ám che lấp khoảng trời trong xanh. Trong tâm lý người Việt Nam khó mà chấp nhận sự việc và hành vi như vậy. Đó là quan niệm cũ nhưng nó thuộc về nét văn hóa của người việt trở thành tín ngưỡng không dễ dàng thoái thác trong tâm tưởng con người ngay trong cả thời đại hôm nay. Sự căng thẳng trong gia đình, hạnh phúc lứa đôi và những mối quan hệ thân thiết khác đang đứng truocs bờ vực thẳm, nguy cơ rạng vở nay mai đang “đè” nặng đời sống tinh thần của người con gái “đang nuôi dưỡng những vực thẳm khổng lồ trong mình chẳng khác nền trời không xanh lồng lộng cũng đang nuôi những tảng mây tối sáng lừ đừ”. Không một ai hiểu, không một ai có thể biết được những giằng xé dằn vặt nội tâm, những nổi hoảng loạn, hoang mang, sợ hải- những u uất trong tâm hồn cô gái trong những đêm đối mặt với Bóng đen man rợ, hung bạo, nanh ác.
Văn học đi sâu khám phá thế giới nội tâm đa dạng và phức tạp của con người, góp phần kiến giải những vấn đề của hiện thực đời sống. Văn học có giá trị thực sự khi nó làm cho con người có thể nhận thức được mình để từ đó văn học có chức năng giáo dục con người bằng con đường tình cảm, con người tự điều chỉnh hành vi, tu sửa chính mình. Điều quan trọng trong Bóng đè “sex” không phải là mục đích của truyện. “sex” ập đến không dự trù, không có sự tính toán của nhân vật nữ. Tự nội tâm nhân vật luôn thường trực những đau khổ, sợ hãi trước những đêm bị bóng đen hành hạ trên thân xác và người con gái ấy bất lực hét lên “Tôi muốn thân thể tôi được giải phóng”. Văn học không chỉ nói đến những gì mạnh mẽ, lớn lao, không chỉ ca ngợi cái đẹp đẽ, cao thượng. Văn học không né tránh những bi kịch của đời sống. Những hành vi đê tiện, xấu xa của con người. Nói như vậy không có nghĩa Đỗ Hoàng Diệu miêu tả “sex” như là cái đê tiện xấu xa. Bằng đặc trưng nghệ thuật của mình, văn học khai thác những riêng tư đó để lay động đến tận nơi sâu kín, tiềm ẩn trong con người. Đó là thái độ trung thực và dũng cảm của ngòi bút trẻ Đỗ Hoàng Diệu.
“Sex” đôi khi là một hành vi thiếu đạo đức mà con người vô thức đã đẩy nó vào vòng tội lổi giống như nhân vật nữ của Bóng đè. Những dằn vặt, day dứt, cắn xé nội tâm trong nhân vật đã làm cho tâm hồn nhân vật trong sáng lên, tâm hôn cô thanh cao lên. Nó giúp nhân vật có thể chiến thắng cáid tầm thường vị kỷ để hòa nhập với cuộc sống yêu thương, cùng chiến đấu cho sự hoàn thiện bản thân mà những người sống bên cạnh có thể sẵn sàng mở rộng vòng tay yêu thương với cô gái ấy. Đỗ Hoàng Diệu đã tìm ra ngay trong bản chất con người, “sex” là một khía cạnh của đời sống tinh thần để khai thác để đưa ra ánh sáng, để nhận chân nó mà “con người còn chưa nhận ra vì một lí do nào đó” (Aimatôp).
Đời sống tinh thần của người con gái đầy rẫy những trăn trở, ám ảnh về quá khứ. “Sex” như một trái núi đè nặng cuộc sống của cô mà cô càng vùng vẫy, quẫy đạp nó càng nhấn chìm, bó buộc, thao túm tâm tưởng và cả hành vi của cô. Xoáy sâu vào trí nhớ cô cái buổi trưa “bỏng rát… bước ngoặt” ấy, cái buổi chiều giữa bốn vách nhà rông trong khuôn viên Bảo tàng Dân Tộc “Cái cảm giác trưa hè ngốt ngát năm nao đang trở lại. Chiếc bàn thờ to dài quá cở, tấm phản láng bóng thời gian, thung lũng mười một ngôi mộ, tiếng ho khúng khắng trong căn buồng mẹ chồng” cô mong thân thể được giải phóng nhưng cô bất lực, tất cả hiện về ám ảnh, bao bọc quấn rít cô trong một mớ bòng bong của những cảm giác hoảng loạn, kinh rợ, mê man, sợ hải lẫn những đam mê. Đó là một bi kịch tinh thần mà cô đang gánh chịu, phải vượt qua. Đã có những lần nhân vậtdaau khổ ấy lại cảm thấy háo hức nhớ nhung, mong chờ Bóng đè sẽ trở lại đáp ứng những “kích động, đòi hỏi” để được “hưởng thú đau đớn mà thỏa mản” “Cảm giác như tiếp, như nhó chiếc phản và bàn thờ với màn đỏ che đậy”, “lẫn trong thao thức, tôi nhớ những bức ảnh truyền thần trên chiếc bàn thờ vĩ đại”. Cảm giác đang cài lẫn lộn “Tôi lại mơ hồ kinh sợ, mô hồ mong chờ phập phồng theo tiếng nghiến đường ray với bãi tha ma chập chùng”. Cảm giác “mơ hồ mong chờ” ấy đến một cách tự nhiên như những đòi hỏi cảm xúc vẫn hiện diện trong đời sống của con người. Nói rằng người con gái ấy “thích thú” hay “đồng lõa” đều không đúng bởi “sex” là cảm xúc về nhu cầu bàn năng hoàn toàn tất yếu trong cuộc sống của bất kỳ một con người nào. Người con gái không để bóng đen đánh cắp cả thể xác lẫn tâm hồn “thân thể bị trói buộc” nhưng “những ước mơ thì không chiếc bóng nào có thể tước đoạt. Ngay từ đầu phiên truyện cô gái đã thổ lộ “tôi hay trốn những vách dựng loang loáng một chiếc bóng” chiếc bóng đã cướp mất cuộc đời con gái của chị cho chị biết nổi sợ hải khôn cùng. Cho đến khi về quê giỗ bố chồng, hình ảnh mười sáu bóng ma tổ tiên lảng vảng trong đầu, hay những ám dấu cơ thể báo trước chuyện bất thường tạo nên “cảm giác ơn ởn, trơn lọn bóng nhẫy” “hốt hoảng chạy nhào vào Thụ”. Cảm giác đó tự ùa đến, xâm chiếm tâm tưởng người con gái như một điềm báo và rồi, trên tấm phản dưới bàn thờ tổ tiên nhà chồng, khi giấc ngũ chập chờn “rơi vào mê man” bổng nhiên cô “bừng tỉnh… cảm nhận không khí ngột ngạt, hãm bức, chật chội vay quanh”. Cô sợ hải “muốn quay sang ôm chồng để anh che chở” nhưng “chẳng thể nào nhúc nhích”. Trước trạng thái ấy cô gái hoàn toàn bị động không rào đón được sự việc nên đàu óc cô mê man “đầu váng vất, mồ hôi rịn rạng”. Lần tiếp theo bóng đen không chờ đợi vẫn cứ ập đến như là số kiếp đeo đẳng, rình rập, bủa vây hãm hiếp cuộc đời người con gái “giàu cảm xúc” ấy. Chỉ mình cô mới biết, không ai hiểu, chính cô cũng “thấy mình là lạ” và kinh sợ chính mình tự hỏi “mình là ai?” Nếu đắm chìm, say mê và đồng lõa với “sex” thì cô gái sẽ không thấy hoảng sợ, kinh tởm đến vậy. “Trái tim tôi muốn nhảy dựng khỏi lồng ngực, tôi nhắm chặt hai mắt trong kinh sợ tột cùng, nhưng vẫn cảm giác rỏ rệt trước mặt khối đen đang lẩn nhẩn về phía mình…” rồi cô cầu cứu Thụ mà không được, cô “hét lên một tiếng sập trời” khi kinh hoàng “lờ mờ nhận ra đường nét trên gương mặt đang đè mình”. Đó là “sự hãm hiếp” là “vòng quay số phận đã được sắp đặt từ buổi trưa ngốt ngát bất thường tuổi thơ đến buổi chiều Bảo tàng Dân Tộc”- vòng quay số phận cuộc đời cô “không phải vòng quay yêu thương” người con gái bất hạnh bị xoáy kiệt trong câu hỏi “tôi là ai, từ đâu đến?”. Nếu “sex” là mục đích, là đam mê người con gái đã hoàn toàn vâng phục bóng đen, đã hoàn toàn hiến thân và đồng lõa với bóng đen mà không hề đâu khổ dằn vặt hay căm thù chiêc bóng đến như vậy. Trong “nổi hoạn oạn của thể xác… Tôi hét, tôi vùng vẫy, tôi van xin, hổn hển, oằn oại rên rĩ… Tôi điên đảo, đau đớn, nộ cuồng… cho đến lúc đỉnh đầu nhức buốt, tôi bật nức nở man dại”. Nhà văn đặc nhân vật nữ trong thế giới nội tâm quay cuồng, điên đảo bởi những cảm giác xáo trộn đầy đau đớn, xót xa, tuổi nhục cho số kiếp phụ thuộc, ràng buộc bởi thế lực, uy quyền của bóng đen, của “sex”. Chính sự đọa đầy ấy đã đẩy cô vào sự tự vấn lương tâm, nghi hoặc bản thân để nhận chân chính con người mình, nhận chân những hành động của mình “tôi phải tự trả lời cho nghi hoặc của mình, phải tự mình chèo chống qua vùng lũ xoáy. Nhưng tôi biết hỏi ai, tìm ai bây giờ… nhưng sao tôi không chống cự? phải chăng tôi đồng lõa phải chăng tôi đã ưỡn người lên chờ đón?...” những câu hỏi của người con gái đến những dòng chuyện cuối cùng gần như được giải đáp “chúng tôi không biết lựa chọn vì cơ thể chúng tôi đòi hỏi những nhục cảm mà bóng tối đang phát. Chúng tôi bất lực, chỉ còn những ước mơ mà không chiếc bóng nào có thể tước đoạt… nếu giữ tự do cho dù bị thân thể buộc trói”. Cái bất hạnh của nhân vật chính là sự chứa đựng trong tâm hồn những “đòi hỏi nhục cảm” mà chỉ có “bóng tối” mới thỏa mãn mà nhân vật phải chấp nhận như là số phận “tôi đã sẵn sàng và con tôi cũng sẵn sàng như những người nghèo sẵn sàng bán máu”. Người con gái “đang nuôi những vực thẳm khổng lồ trong mình” gánh chịu một bi kịch tinh thần đó là mãi mãi những người thân yêu bên cạnh cô đều không thể hiểu được sự vật lộn giằng xé trong nội tâm. Họ chỉ đơn giản chứng kiến hành vi “diễn sex” của người con gái trong đêm khuya ngay dưới bàn thờ tổ tiên là không thể chấp nhận nhưng tâm trạng khổ sở, đau dớn, sợ hải mà người con gái “giàu cảm xúc” ấy phải đối mặt thì dường như họ không mảy may hay biết. Nhà văn Đỗ Hoàng Diệu đã khai thác một khía cạnh ẩn khuất trong con người mà ít nhà văn nào thấy được, đó là tình trạng có thực ở cuộc sống quanh ta, bóng đè là có thực và “sex” là một lẽ tất nhiên vốn dĩ con người hằng ngày vẫn sông chung với nó. Nếu “sex” là mục đích nhà văn đã để nhân vật của mình thực hiện trong một hoàn cnahr khác lãng mạn, tự nhiên hơn rất nhiều kà đặc nhân vật trong một “Không khid ngột ngạt, hãm bức, chật chội… với tất cả những sợ hãi, ám ảnh “Trai tim tôi muông nhảy dựng khỏi lồng ngực, tôi nhắm chặt hai mắt trong kinh sợ tột cùng”. Trong cuộc sống của chúng ta có bao nhiêu người phụ nữ phải đối mặt với nổi kinh hoàng đó, phải ăn ở với trạng thái đó như một bi kịch đời người. Nhà văn đã phát hiện ra một khía cạnh khác trong muôn mặt của đời sống nội tâm con người mà ít ai đụng chạm tới. Có một vực thẳm, một khoảng đen đang ẩn khuất trong con người mà chính con người không thể hiểu nổi. Mỗi con người là một tiểu vũ trụ bí ẩn nếu tiềm năng của con người là vô biên thì cũng tiềm ẩn trong con người những vực thẳm không thể nào giải thích. Con người bị chi phối, điều khiển bởi những thế lực ấy, nó xảy đến trong vô thức, ngoài ý muốn của con người. Người con gái trong truyện gặp phải tình trạng như thế- hoàn toàn bị động.
Nhân vật nữ của Đỗ Hoàng Diệu trong Bóng đè tuef chổ hoài nghi bản thân, nhận ra bản chất của vực thẳm và từ đó chị luôn có ý thức chống trả để giải thoát mình. Chị đã thốt lên “Tôi muốn thân thể tôi được giải phóng”. Bằng sự phát hiện tinh tế mảng đời tư của những người phụ nữ chung số kiếp “Bóng đè”, nhà văn Đỗ Hoàng Diệu đã thực hiện được chức năng của văn học là làm cho con người có thể nhận thức được mình, vạch ra đâu là tốt xấu, đâu là cao cả, văn học phơi bày ccar những mặt tốt và mặt xấu trong cuộc sống con người. Tác phẩm của Đỗ Hoàng Diệu có khả năng “thôi thúc con người suy tư sâu sắc, bắt con người phải xúc động tận đáy lòng” (Aimatôp). “sex” hiện diện không đúng chỗ, đúng lúc là xấu, nhưng tâm hồn con người thì luôn trong sáng, thanh cao. Nhân vật nữ trong truyện cố vùng vẫy để thoát khỏi Bóng đè, tuy sự chống trả đó còn chưa “triệt để” nhưng trong nội tâm nhân vật luốn tấy lên sự đau đớn khôn nguôi về bản thân cô khao khát “sex” nhưng cũng căm thù kẻ đã trói buộc đòi cô vào “sex”. Ngòi bút Đỗ Hoàng Diệu tỏ ra vô cùng đồng cảm với số phận của nhân vật. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lặp đi lặp lại chi tiết miêu tả “bàn tay kỳ diệu” của nhân vật. Bàn tay ấy là hình ảnh hoán dụ, tượng trưng cho tâm hồn trong sáng của người con gái đang cất giấu trong mình vực thẳm của bóng đen và đen tối. Cũng bàn tay kỳ diệu ấy là niềm tin, là điểm tựa tinh thần luôn cứu rỗi, nâng đõ tâm hồn sau những cơn hoảng loạn gần như là tuyệt vọng.Có lúc bàn tay chính là tấm phao cứu trợ duy nhất giúp nhân vật chống cự trong vực thẳm bóng tối. “bàn tay ấy nhỏ nhắn và mèm mại hiếm thấy… không thay đổi theo mùa hay héo gầy cơ thể… Giông gió, bảo lũ, nắng hạn, tôi có thể chết đi rồi ma bàn tay vẫn nguyên vẹn với năm ngón ngắn dài, làng da mỏng tang không trọng lượng” “…tôi đưa tay mình ra sáng. Nắng lung ling trên năm ngón ngắn dài thanh tao lạ thường… nếu giữ tự do cho dù bị thân thể buộc trói. Nắng tắt mà bàn tay vẫn óng ánh diệu kỳ”.
“Sex” trong Bóng đè được Đỗ Hoàng Diệu sử dụng như là một phương tiện để nhà văn truyền đọc thông điệp đến người đọc. “Sex” là nguyên nhân trực tiếp đẩy các mối quan hệ mẹ chồng- nàng dâu, chị dâu- em chồng và quan hệ vợ chông trở nên căng thẳng, từ đó bộc lộ rỏ quan niệm thành kiến và tín ngưỡng tồn tại lâu nay mà ở thông quê có thê là không hợp thời. “Sex” đẩy đời sống tinh thần người phụ nữ trong truyện vào bi kịch giằng xé nội tâm, nghi hoặc bản thân để từ đó nhận ra diện mạo chính mình để có thái độ chống trả giải phóng bản thân. “Sex” trong Bóng đè còn biểu hiện một bút pháp tinh tế, mới mẽ, hồn nhiên và tràn đầy sức sống của nhà văn trẻ Đỗ Hoàng Diệu. “Sex” còn thể hiện khả năng chiếm lĩnh đời sống một cách sâu xa của tác giả Bóng đè. Qua nhân vật của mình Đỗ Hoàng Diệu thực sự đã tạo nên giá trị cho tác phẩm khi mà nhà vnaw đã sống hết mình, cùng suy nghĩ cùng trăn trở với nỗi đau của thân phận con người, biết khơi lên từ cuộc sống những vấn đề mà nhiều người không nhìn thấy, biết góp phần kiến giải những hiện tượng xã hội bằng tri thức, tình cảm, niềm tin và dũng khí của mình. Văn của Đỗ Hoàng Diệu làm được chức năng giáo dục con người bằng con đường tình cảm, góp phần làm cho con người nhận chân chính mình để sống đúng nghĩa là một con người. Cuộc sống hiện thực ngổn ngang bề bộn, còn nhiều điều khiến con người luôn nhức nhối, trăn trở, cuộc sống và con người cũng phức tạp mà không bao giờ chúng ta hết kinh ngạt và sững sốt. Văn học có chức năng phát hiện khám phá những điều đó và nhà văn Đỗ Hoàng Diệu bằng phong cách rất độc đáo, mới mẽ bước vào làng văn Việt Nam như một niềm ngạc nhiên lón làm bừng tỉnh cả một nền văn học
No comments:
Post a Comment