Đâu là di sản lớn nhất của Hòa thượng Thích Quảng Độ?
Đại lão Hòa thượng
Thích Quảng Độ và nhiều bậc tu hành trong giáo hội Phật giáo Việt Nam
cận hiện đại qua lịch sử đã để lại di sản "chấn hưng Phật giáo" hết sức
quan trọng và đáng để các thế hệ sau tiếp nối, các ý kiến từ giới nghiên
cứu lịch sử, văn hóa và tôn giáo Việt Nam chia sẻ với BBC News Tiếng
Việt.
Hôm 27/02/2020, nhà nghiên cứu văn hóa Đoàn Xuân Kiên từ
London nói với một Hội luận chuyên đề đặc biệt bàn về di sản của cố Đệ
Ngũ Tăng thống và nhà lãnh đạo tinh thần của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Thống nhất, người viên tịch ngày 22/2 tại Sài Gòn, trụ thế 93 năm:"Tôi rất quan tâm đến vấn đề di sản của Thầy Quảng Độ, cũng như thế hệ những Thiền sư Việt Nam ở miền Nam đã tiếp nối sự nghiệp chấn hưng Phật giáo từ những năm 1930-1940 trước đây - thế hệ các nhà sư rất thông tuệ của Việt Nam, cụ thể là từ miền Trung vào miền Nam đã dẫn đến những phương hướng hoạt động rất là khởi sắc của Phật giáo Việt Nam suốt từ năm 1963.
Bàn tròn BBC: Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ viên tịch và di sản
Chính quyền VN bị cho là can thiệp vào tang lễ HT Thích Quảng Độ
Hòa thượng Thích Quảng Độ: 'Hùng tâm giữa cuộc bể dâu'
'Thầy Quảng Độ là bậc tu hành bất khuất vì đạo pháp'
"Đã có rất nhiều sự hiểu lầm về con đường Phật giáo Việt Nam ở cuối thế kỷ XX, nhưng tôi nghĩ đọng lại điều lớn nhất mà các thầy suốt từ thời kỳ đấu tranh 1963 trở về sau.
"Các thầy đã để lại một ngọn đuốc lớn như thế này là hiện đại hóa Phật giáo, đưa Phật giáo vào đời sống tâm linh cao thượng cho quần chúng Việt Nam, chứ không phải là thứ Phật giáo mê tín, chú trọng đến các chuyện hoa hòe, lòe loẹt, nhưng mà thật sự không có chiều sâu tâm linh.
"Thì các thầy của thế hệ Thiền sư Việt Nam sau năm 1963 đã xây dựng được nền tảng trong sự phát triển Phật giáo rất là tốt.
"Rồi thì bị cuộc chiến làm cho trở ngại, các thầy phải nhảy vào cuộc đấu tranh cho hòa bình mà chúng ta có thể xem lại điều mà thầy Nhất Hạnh viết trong "Hoa sen trong biển lửa", để thấy sự gian khổ của các nhà lãnh đạo Phật giáo Việt Nam trong thời chiến tranh như thế nào.
"Đến sau khi hòa bình lập lại, thì tưởng rằng có thể xây dựng lại đất nước trong hòa bình, có một đời sống tâm linh sâu sắc, thì người Cộng sản đã có một hành động hơi duy ý trí, đã thúc ép Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất phải quy phục tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản là Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam.
"Thì điều đó có nhiều uẩn khúc mà sau này lịch sử sẽ phải giải mã, nhưng mà tôi muốn để ý một chuyện là nó trái ngược với tinh thần thoáng đạt, nó trái ngược với tinh thần đa nguyên của các thầy lãnh đạo Phật giáo Việt Nam trong hậu bán thế kỷ XX.
"Vì thế cho nên nó xảy ra những xung đột, những mâu thuẫn, mà rồi nhà nước đã dùng quyền lực toàn trị của mình đem lại cho quần chúng Việt Nam những ấn tượng rất tiêu cực về hình ảnh một số nhà lãnh đạo Phật giáo trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất.
"Thì mặc dù chúng ta trân trọng sự vô úy của thầy, nhưng mà chúng ta cũng thấy như Tiến sỹ, Giáo sư Thái Kim Lan nói - nó không có công bằng đối với một nhà tu chân chính như thầy Quảng Độ.
"Vì vậy tôi mới nghĩ rằng di sản của thầy Quảng Độ, cũng như thế hệ của những Thiền sư Việt Nam là làm sao chấn hưng lại được đời sống tâm linh mà người Việt Nam trong thời gian gần đây đã bị phải nói là tha hóa.
Câu hỏi lớn và con đường sắp tới?
Cho rằng vấn đề trên vừa là di sản, đồng thời là câu hỏi lớn cho Phật giáo Việt Nam các thế hệ tiếp nối tương lai phải tìm câu trả lời, tìm đường, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam từ London nói tiếp:Hòa thượng Thích Trí Quang - "người dấn thân cho đạo pháp"
Hòa thượng Thích Quảng Độ qua đời
Vì sao Hòa thượng Trí Quang 'im lặng' từ sau 30/4/75?
"Thì đây là một câu hỏi rất lớn đặt ra cho các thế hệ Phật tử, thế hệ trí thức sắp tới và cũng là vấn đề đặt ra cho các thầy của hai Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
"Nó là một câu hỏi rất lớn mà tôi cũng xin trình bày ý kiến của tôi ở đây về vấn đề đường hướng sắp tới cho Phật Giáo Việt Nam.
"Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện nói rất chính xác là "con đường nào cũng là con đường Như Lai", nhưng mà con đường Như Lai phải là một con đường tự tại, chứ không phải là một con đường do sự sai khiến, sự ép buộc, sự ép uổng.
"Cho nên tôi nghĩ là trong thời gian sắp tới, các thầy trong hai Giáo hội nên có điều kiện để ngồi lại, có cái tinh tấn để nhìn lại hành trình của Phật giáo Việt Nam để mà khôi phục con đường Phật giáo.
"Chú trọng đến con đường tâm linh sâu sắc, chứ không phải là một thứ phẩm tôn giáo rất nặng phần mê tín mà chúng ta thấy nhan nhản từ Nam ra Bắc hiện nay," ông Đoàn Xuân Kiên nêu quan điểm.
Bình luận về ý kiến trên, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Hán Nôm, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, nói với cuộc Hội luận.
"Tôi nhất trí ý này với ông Đoàn Xuân Kiên. Tức là Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ viên tịch trong một bối cảnh mà Phật giáo Việt Nam và giới tu hành Việt Nam, cũng như là chùa chiền Việt Nam đang có những điều rất đáng buồn và đáng xấu hổ nữa.
"Để rồi có thể cùng nhau gây dựng lại Phật giáo Việt Nam và chấn hưng nó theo con đường thời Lý - Trần của tổ tiên chúng ta."
Từ Huế, nhà nghiên cứu triết học và Phật giáo, Giáo sư, Tiến sỹ Thái Kim Lan, đưa ra bình luận của mình sau khi các ý kiến trước đó, bà nói:
"Những ý kiến của TS. Nguyễn Xuân Diện và nhà nghiên cứu Đoàn Xuân Kiên, tôi nghĩ là rất quý báu. Có lẽ tôi chỉ thêm một chút về tính cách thống nhất Phật giáo, mà có lẽ qua thầy Thích Quảng Độ, đối với chúng tôi, sự xuất hiện của thầy Thích Quảng Độ trong thời gian những thập nhiên ở thế kỷ XX hay và đẹp lắm.
"Ở chỗ đây là một vị tu sỹ người Bắc vào trong Nam và tinh thần Phật Giáo Việt Nam ở Bắc, đó là nguồn, là cái gốc và chính các vị đại lão ở miền Trung, cũng như ở trong Nam đều nhìn hình ảnh Phật giáo ngoài Bắc giống như là cái gốc của mình.
"Thì tôi nghĩ sự có mặt của cố Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ ở trong không gian Việt Nam này là một tiêu biểu để cho sự thống nhất việc Phật giáo Nam - Trung - Bắc có đầy sức sống và mãnh lực.
"Bởi vì chúng ta phải nhớ là đời Trần, đời Lý, Phật giáo là biểu tượng và sức mạnh giành lại độc lập, giữ lại độc lập cho Việt Nam, bởi vậy thành thử hình ảnh của thầy rất đẹp ở trong tâm tưởng của chúng tôi.
"Và tôi nghĩ rằng việc này, Phật tử cũng như mọi người nếu khác ý kiến cũng nên suy nghĩ lại để chúng ta thấy là Phật giáo Việt Nam nên là một, để nó có sức mạnh hơn," bà Thái Kim Lan nói với BBC.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi Bàn Tròn Thứ Năm với chủ đề về di sản của cố Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ.
Tin liên quan
- Âm thanh Lịch sử sẽ 'xem lại' bản án tù với Hòa thượng Quảng Độ?
- Âm thanh "Tôi vừa hài lòng vừa không về tang lễ HT Quảng Độ"
- Chính quyền VN bị cho là can thiệp vào tang lễ HT Thích Quảng Độ
- Tương lai GHPGVNTN sau khi Hòa thượng Thích Quảng Độ qua đời
- 'Thầy Quảng Độ là bậc tu hành bất khuất vì đạo pháp'
- Hòa thượng Thích Quảng Độ ‘hiến dâng cả đời đấu tranh cho tự do tôn giáo’
- Hòa thượng Thích Trí Quang - 'người chấn hưng Phật giáo thời chiến’
- Đi tìm chìa khóa giải mã 'sự im lặng' của Hòa thượng Trí Quang
No comments:
Post a Comment