Covid-19 là cơ hội cho Việt Nam cải cách bền vững, giảm lệ thuộc TQ
Nạn dịch virus
corona hay Covid-19, tên gọi do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đặt, khởi
phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Sau đó do chính quyền che giấu
thông tin mà lan nhanh ra toàn tỉnh Hồ Bắc và nhiều vùng lãnh thổ khác.
Việt
Nam đang đánh giá tác động về kinh tế, xã hội. Ngoài việc phải chi phí
phòng, chống dịch lây lan, tăng trưởng kinh tế năm 2020 được dự báo giảm
sút. Covid-19 bộc lộ rõ hơn sự phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc. Đây là cơ hội hay thách thức còn tuỳ thuộc vào Việt Nam có thể 'biến nguy thành cơ' hay cố níu kéo thể chế lạc hậu vì ý thức hệ giáo điều.
Virus corona: Số ca tăng toàn cầu, 'tái nhiễm' có thật không?
Người Việt ở Daegu: "Tôi lo đến run cả người"
Đảng Cộng sản Việt Nam và ‘Trò chơi Vương quyền’
VN: Đừng coi lợi ích nhóm trong làm luật 'là xấu'
Sự 'phản cảm' về mô hình chuyên chế
Mấy thập kỷ gần đây Trung Quốc bị coi là trung tâm bùng phát của một số dịch bệnh nguy hiểm: SARS năm 2003, tả lợn châu Phi năm 2017 và nay là Covid-19.Cho tới thời điểm viết bài, diễn biến dịch ở hơn 30 quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Iran, Ý...bị lây lan hết sức phức tạp, trong đó Hàn Quốc đã nâng cảnh báo dịch lên mức cao nhất.
Hơn thế, việc chưa có vaccine điều trị khiến thế giới lo ngại nguy cơ mất kiểm soát và những tác hại mà nạn dịch Covid-19 có thể gây ra.
Bên cạnh những nỗ lực chung phòng, chống, nghiên cứu vaccine… nhiều chỉ trích hướng đến chính phủ Trung Quốc che giấu thông tin, nên chậm trễ công bố tình trạng khẩn cấp khiến dịch bùng phát trên diện rộng. Bệnh thành tích, tính công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình… của cơ chế tập trung quan liêu lại được 'mổ xẻ' để phân tích căn nguyên.
Những động thái kiểu thời chiến thời chiến, những kỷ lục xây cất bệnh viện 'dã chiến', cách chức lãnh đạo đảng ở địa phương và huy động nhân lực y tế quân đội… đã được vận dụng để dập dịch.
Tuy nhiên, những nỗ lực này không những không làm người dân bớt 'phẫn nộ', mà còn tạo ra 'sự phản cảm' về mô hình chuyên chế.
Chế độ đảng toàn trị đã vì cố giữ 'hình ảnh' của mình mà thời gian đầu đã che giấu nạn dịch, kiểm soát truyền thông, đàn áp những ai nói lên sự thật, kể cả việc đưa ra cảnh báo bệnh dịch… bị giới quan sát lên án. Các nhà phân tích thậm chí đặt vấn đề liệu mô hình Trung Quốc đã 'tới hạn'.
Ứng phó 'linh hoạt'
Chính phủ Việt Nam có được tin tức và đánh giá chính thức từ Trung Quốc về dịch Covid-19, vì vậy cũng đã phản ứng muộn, nhưng tương đối linh hoạt. Công tác tổ chức phòng, chống dịch, chữa những ca dương tính với virus và việc cách ly địa phương, những người có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng được thực hiện có kết quả.Mặc dù việc đưa tin và dư luận vẫn bị kiểm soát chặt, nhưng bớt cực đoan, hoặc 'túng túng' trước một số quyết định như việc tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao, thời điểm mở trường học… nhưng 'năng lực ứng phó' của Việt Nam trước dịch Covid-19, như Tổ chức Y tế Thế giới nhận định, bước đầu là tích cực.
Về chính sách ngoại giao về 'Covid-19', Chính phủ Việt Nam ứng xử 'mềm dẻo' với các nước có liên quan.
Với Trung Quốc, tránh đưa tin 'đa chiều' về dịch, 'hỗ trợ' thiết bị y tế và khẩu trang, chở đến Vũ Hán và đón lưu học sinh và người lao động 'bị kẹt' ở đó về nước, hạn chế công dân hai nước đi lại qua các cửa khẩu khi hiện hữu hiệp định 'ngầm' Việt -Trung về việc đóng cửa biên giới.
Ngoài ra, trước tình hình dịch Covid-19 lan rộng ở một số thành phố Hàn Quốc và Nhật Bản, nơi có hàng ngàn công dân Việt đang làm việc, Chính phủ cũng đã nêu vấn đề và chuẩn bị phương án ứng phó.
Lời cảnh báo 'không chủ quan' được đưa ra vì dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đang lan rộng ở nhiều nước và chưa thể đoán định khi nào sẽ đạt đỉnh.
Kịch bản giảm tăng trưởng
Đồng thời với nỗ lực phòng, chống dịch Covid-19, Việt Nam thận trọng đánh giá tác động và tìm kiếm các giải pháp duy trì tăng trưởng kinh tế.
Một số tổ chức quốc tế cho rằng Covid-19 có thể làm giảm GDP của Trung Quốc từ 1 đến 2% trong năm 2020.
Trong khi IMF dự đoán GDP Trung Quốc giảm còn 5,6% thì Goldman Sachs 'lạc quan' hơn về mức giảm, chỉ khoảng 0,4%, và có tác động với các mức khác nhau đối với các nước. Theo đó, nếu GDP của Trung Quốc giảm 1% thì GDP của Việt Nam giảm 0,2%, tương đương như với Nhật Bản.
Virus corona: Những triệu chứng và cách phòng tránh cần biết
VN: Đừng coi lợi ích nhóm trong làm luật 'là xấu'
Tuy nhiên, các nhà phân tích xác định sự tác động này là đa diện và mạnh mẽ tới nền kinh tế Việt Nam - quốc gia láng giềng có mối quan hệ chính trị truyền thống và kinh tế sâu rộng.
Thời điểm đưa ra hai kịch bản muộn hơn, ngày 12/2/2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đánh giá tác động của Covid-19 có vẻ 'bi quan' hơn, rằng tuỳ thời gian khống chế dịch là quý I hay quý II/2020 mà mức giảm GDP của Việt Nam năm 2020 khoảng từ 0,55% đến 0,9%.
Đúng vậy, Việt Nam đang chứng kiến sự tác động này đến kinh tế ngày càng lan rộng. Trước hết, là lĩnh vực du lịch, dịch vụ ăn uống, bán lẻ, hàng không dự tính ban đầu thiệt hại hàng tỷ đô la.
Xuất khẩu nông sản tươi qua biên giới phía bắc bị ùn ứ, và ở các thành phố lớn các điểm giải cứu, sáng kiến 'bánh mỳ thanh long' được cổ vũ.
Nay, chuỗi cung ứng đang đình trệ, việc cung ứng các linh kiện ô tô, điện tử, nguyên liệu dệt may… và các chuyên gia Trung Quốc chưa quay lại làm việc cũng khiến cho hàng trăm nhà máy cầm chừng hoặc ngừng hoạt động.
Nếu ngành sản xuất có biến chuyển xấu, nó sẽ ảnh hưởng đến ngành năng lượng và nguyên vật liệu đầu vào, châm ngòi cho sự sụt giảm thị trường lớn hơn. Theo phản ứng dây chuyền, ngoài công việc làm thu hẹp, bảo hiểm, ngân hàng, đầu tư sẽ gặp khó thì các vấn đề xã hội, như giáo dục, cũng đang bị xáo trộn.
Hà Nội lo phải 'đón người từ vùng dịch Hàn Quốc'
2019-nCov: VN cần cách ly tốt để y tế không sụp đổ
Giá vàng cao nhất từ 2013 nhưng Covid-19 'chưa là đại dịch toàn cầu'
Dịch Covid-19: 'Việt Nam đang chịu tổn thất về kinh tế'
Chính sách ngắn hạn
Tuỳ thuộc vào việc khống chế dịch Covid-19, các thị trường vẫn có thể chịu đựng được một thời gian nữa. Đây là lúc phát huy những ưu điểm cơ bản của mô hình quản lý tập trung, một trong số đó là quá trình ra quyết định. Người ta hay nói 'trong nguy bao giờ cũng có cơ'.Các chính sách nới lỏng tiền tệ và mở rộng tài khoá đang được tiến hành, cũng như kiến nghị giảm, giãn thuế, ra hạn nợ để 'cứu' doanh nghiêp và nông dân; lựa chọn kịch bản phù hợp để kích cầu du lịch trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, các biện pháp mang 'tính giải cứu' đang được thực thi. Chẳng hạn, nới hạn chế biên mậu, trang bị đồ hộ y tế cho các lái xe containers chở hàng để đẩy mạnh thông quan tại các cửa khẩu, cho phép lao động Trung Quốc nhập cảnh trở lại làm việc trong các khu chế xuất với điều kiện phải cách ly theo dõi 14 ngày…
Chính phủ cảnh báo đối với "virus trì trệ" của bộ máy, các công chức, viên chức 'lấy lý do dịch bệnh nên không hành động', ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội của đất nước và cho rằng đây là cơ hội để cắt bỏ các điều kiện cản trở kinh doanh; thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính.
Tuy nhiên, trong bối cảnh chuẩn bị Đại hội 13 thì thành tích tăng trưởng có thể là một ưu tiên của lãnh đạo đảng các cấp và dễ bị lạm dụng, bởi vậy các chuyên gia lưu ý rằng các chính sách mang tính đối phó có thể để lại hậu quả tiêu cực.
Chẳng hạn, nếu tăng tỷ lệ tín dụng và cung tiền quá lớn sẽ dẫn đến lạm phát, từ đó niềm tin người tiêu dùng sụt giảm và 'dư địa chính sách bị thu hẹp'.
Cơ hội hay thách thức?
Trên các diễn đàn xuất hiện một số kiến nghị về chính sách trung và dài hạn, đây là thời điểm để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế một cách mạnh mẽ hơn, 'tránh phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc' từ nguyên liệu đầu vào, các dự án đầu tư đến thị trường hàng hoá đầu ra.Từ nhiều năm, Việt Nam cố tìm kiếm mô hình tăng trưởng nhanh và bền vững, nhưng một chương trình tái cơ cấu nền kinh tế là vốn là công việc phức tạp đòi hỏi một tầm nhìn và năng lực thực thi, từ nguồn lực đến kỹ năng. Qua những tác động mạnh và hiện hữu từ dịch Covid-19 cho thấy một chiến lược 'thoát Trung' về kinh tế có thể trở nên khó khăn.
Thực tế cho thấy, sự giảm tốc kinh tế toàn cầu hiện nay do Trung Quốc chứ không phải Mỹ gây ra như trước kia.
Vị thế của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu nói chung và đối với Việt Nam nói riêng đã tăng một cách mạnh mẽ thời gian qua. Trung Quốc ngày nay đóng góp khoảng 1/3 tăng trưởng chung toàn cầu, và ở Việt Nam chiếm vị trí hàng đầu về kim ngạch thương mại, khoảng 130 tỷ đô la năm 2019.
Sẽ là cơ hội nếu Việt Nam quyết tâm tái cơ cấu kinh tế bằng những chính sách phát triển bền vững, dài hạn.
Trước hết, cải cách thể chế mạnh mẽ và nâng cao năng lực để tham gia tích cực các Hiệp định Tự do Thương mại và đầu tư Liên Âu - Việt Nam, chuyển hướng chuỗi cung ứng và tìm kiếm thị trường châu Âu hay các nước như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ.
Sẽ là thách thức khi quá trình cải cách thể chế có thể bị chậm lại bởi khả năng đặt ưu tiên cho các chính sách đối phó ngắn hạn để có được thành tích kinh tế, một cách hình thức, trước thềm Đại hội 13. Bởi vì trong cơ chế hiện hành các chức vụ lãnh đạo thường được tưởng thưởng bằng thành tích.
Ngoài ra, trong điều kiện cải cách khó khăn, khi quyền lực chưa có cơ chế kiểm soát hữu hiệu và đặc biệt 'thoát Trung' vẫn là vấn đề rất nhạy cảm, thì mỗi kỳ đại hội đảng cộng sản có thể là cơ hội cho những kẻ 'giấu mình chờ thời', 'một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái' chưa bị lộ và những kẻ bảo thủ nhân danh bảo vệ ý thức hệ.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Việt Nam.
Tin liên quan
- Virus corona: Người Việt kể về tình trạng căng thẳng ở tâm dịch Hàn Quốc
- 2019-nCov: VN cần mô hình cách ly để y tế không sụp đổ nếu dịch lan ra
- Virus corona: Sao có chuyện xét nghiệm dương tính sau khi 'đã khỏi'?
- Việt Nam: ‘Trò chơi Vương quyền’ và đường tới Đại hội XIII
- Vàng lên giá cao nhất từ 7 năm, chứng khoán Á, Âu sụt vì lo dịch Covid-19
- Virus corona: Y tá Vũ Hán bầu 9 tháng vẫn làm việc khiến dư luận tức giận
Tin Diễn đàn khác
Covid-19: Đã tới lúc kinh tế VN thoát khỏi lệ thuộc vào TQ
Chuyên
gia kinh tế Phạm Chi Lan phân tích sự lệ thuộc của kinh tế Việt Nam vào
Trung Quốc và 'cơ hội thoát ra' nhân biến cố dịch cúm do Covid-19 hay
virus corona gây ra.
Theo
bà 'trong cái rủi, có cái may' và đây là cơ hội và thời điểm để Việt
Nam tái cấu trúc, tổ chức lại nền kinh tế, thương mại, đầu tư của mình
để đa dạng hóa, đa phương hóa tốt hơn kinh tế đối ngoại, đem lại cân
bằng bền vững cho nền kinh tế và phát triển của đất nước.
"Dịch cúm này cũng cho thấy những cái yếu của Trung Quốc, chứ không phải Trung Quốc là quá mạnh và giỏi giang về tất cả các mặt.
"Cho
nên càng cho Việt Nam thấy là lệ thuộc vào bất cứ nước nào thì cũng tệ,
nhưng lệ thuộc vào một nước mà có nhiều vấn đề kể cả trong quan hệ
riêng với mình, cũng như những vấn đề nội bộ của họ thì lại càng tệ hơn.
"Cho
nên muốn hay không thì phải vượt lên thôi, cùng nhau và vượt lên vào
lúc này, không thì sẽ là quá muộn," nguyên Phó Chủ tịch, Tổng thư ký
Phòng Thương mại, Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nói với BBC hôm 27/02/2020
từ Hà Nội.
No comments:
Post a Comment