Mỹ giờ đây suy thoái vì Covid-19, tình hình có thể tệ đến đâu?
Dịch virus corona chủng mới giáng một cú đánh chết người, đột ngột
kết liễu kỷ lục tăng trưởng kinh tế kéo dài 11 năm qua của Mỹ.
Hôm 19/3, kinh tế gia hàng đầu Michelle Meyer của Bank of America tuyên bố chính thức qua thư với các nhà đầu tư rằng kinh tế Mỹ “đã rơi vào suy thoái … cùng với phần còn lại của thế giới” vì dịch bệnh gây ra bởi loại virus còn được gọi tên là Covid-19.
Mỹ chỉ tăng trưởng 0,8% năm 2020
Bank of America, ngân hàng đầu tư đa quốc gia kiêm hãng dịch vụ tài chính, dự báo kinh tế Mỹ sẽ “sụp đổ” trong quý 2, co lại 12%; tốc độ tăng GDP cả năm dự kiến giảm còn 0,8%.
Lấy thị trường lao động làm thước đo về cú sốc kinh tế, Bank of America tiên liệu rằng tỉ lệ thất nghiệp sẽ tăng gần gấp đôi, với khoảng 1 triệu người thất nghiệp mỗi tháng trong quý 2, và mức tổng cộng của quý là 3,5 triệu.
Ông Mark Zandi, kinh tế gia trưởng của hãng phân tích Moody’s Analytics, cho rằng mức thất nghiệp 3,6% hiện nay sẽ tăng thành 5% vào đầu năm sau, 2021.
Tháng 4 có thể sẽ là thời điểm suy thoái xuống đến đáy, Bank of America cảnh báo, và nói thêm rằng sau đó là sự phục hồi chậm chạp; đến tháng 7, nền kinh tế Mỹ sẽ phần nào trở về tình trạng bình thường.
Một nguyên nhân quan trọng gây ra suy thoái là chi tiêu của người tiêu dùng, động cơ chính của nền kinh tế, đột ngột dừng lại do tác động của dịch Covid-19.
Đó là vì nhiều bang đóng cửa các nhà hàng, quán bar, quầy ăn uống, rạp chiếu phim, phòng tập thể hình, sòng bạc và các cơ sở có tính chất như vậy. Nhiều chuỗi siêu thị, khu mua sắm cũng đóng cửa, một số cuộc thi đấu thể thao lớn bị hoãn lại.
Ngay cả ở những nơi chưa mạnh tay đến mức đó, người Mỹ cũng giảm đi đến các nơi công cộng.
Bên cạnh đó, các ngành du lịch và khách sạn gần như bị xóa sổ vì người dân tránh đi nghỉ bằng máy bay hay du thuyền cỡ siêu lớn.
Tổng cộng lại, những chi tiêu thuộc diện “không thiết yếu” chiếm đến khoảng 39% nền kinh tế Mỹ, theo hãng nghiên cứu-tư vấn kinh tế vĩ mô Patheon Macroeconomics. Kinh tế gia trưởng Ian Shepherdson của hãng này dự báo rằng các hoạt động như vậy sẽ giảm 20% trong giai đoạn tháng 4 đến tháng 6.
Tình trạng lưỡng nan
Các chuyên gia kinh tế chỉ ra một kịch bản tiến thoái lưỡng nan mà chính phủ Mỹ phải đối mặt: Càng nhanh chóng dừng đời sống kinh tế thông thường lại, dù phải chịu đau đớn, mất mát; càng nhanh giải quyết được cuộc khủng hoảng y tế và mọi người cũng như doanh nghiệp càng nhanh có niềm tin để quay trở lại đời sống bình thường. Ngược lại, kéo dài thời gian chống Covid-19 sẽ làm trì hoãn sự phục hồi của nền kinh tế và gây khốn đốn cho các doanh nghiệp nhỏ.
Một phần khác cũng quan trọng là Cục Dự trữ Liên bang, quốc hội Mỹ và chính quyền của ông Trump sẽ nhanh chóng và mạnh tay đến đâu trong việc cung cấp trợ giúp tài chính cho hàng triệu “nạn nhân kinh tế”, từ những người làm công hưởng lương theo giờ nay không còn có thu nhập cho đến các doanh nghiệp mất khách hàng song vẫn phải trả tiền cho các khoản vay.
Nhưng các nhà kinh tế cho rằng việc “tắt máy” nền kinh tế phải được thực hiện trước. “Chúng ta càng muốn kiềm chế virus, thì việc đóng cửa, nội bất xuất ngoại bất nhập càng phải nghiêm ngặt, các hoạt động kinh tế càng phải bị cắt đứt trầm trọng”, ông Gregory Daco, kinh tế gia trưởng về nước Mỹ tại tổ chức tư vấn Oxford Economics, nói. “Hy vọng rằng sự phong tỏa, đóng cửa này các nặng nề thì nền kinh tế sẽ bật lại [phục hồi] càng mạnh hơn”.
Với giả định do nhiều quan chức y tế đưa ra là số ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ sẽ đạt mức đỉnh khi thời tiết ấm lên vào cuối tháng 4 hoặc trong tháng 5, và rồi giảm dần, hầu hết các nhà kinh tế dự báo rằng suy thoái ở Mỹ sẽ kéo dài khoảng 6 tháng. Sau đó, nền kinh tế lớn nhất thế giới phục hồi dần dần trong nửa cuối năm nay.
Nửa cuối 2020 phục hồi, năm 2021 tăng trưởng 3%
Kinh tế gia Zandi thuộc hãng Moody’s Analytics nhận định kinh tế Mỹ sẽ phục hồi chậm trong nửa cuối năm nay, sau đó tăng tốc trong năm 2021, có thể đạt 3% khi người tiêu dùng mua các hàng hóa như xe cộ, TV, v.v… sau một thời gian “nhịn” vì nền kinh tế gặp sóng gió.
Kinh tế gia hàng đầu của ngân hàng Bank of America, Michelle Meyer, chỉ ra rằng giải pháp để khắc phục kinh tế giảm tốc là trong những tuần tới phải có kích thích mạnh mẽ.
“Về mặt ứng phó bằng chính sách, chúng tôi cho rằng không nên đặt ra mức trần về quy mô kích thích kinh tế”, bà Meyer viết trong thư gửi khách hàng của Bank of America.
Như tin đã đưa, chính phủ của Tổng thống Trump đã làm việc cùng quốc hội Mỹ về gói kích thích trị giá hơn một nghìn tỉ đô la để giúp các doanh nghiệp và người dân, trong đó có cả biện pháp gửi séc 1.000 đô la cho mỗi người lớn trong những tuần tới.
(CNBC, USA Today, Bloomberg, Business Insider)
Hôm 19/3, kinh tế gia hàng đầu Michelle Meyer của Bank of America tuyên bố chính thức qua thư với các nhà đầu tư rằng kinh tế Mỹ “đã rơi vào suy thoái … cùng với phần còn lại của thế giới” vì dịch bệnh gây ra bởi loại virus còn được gọi tên là Covid-19.
Mỹ chỉ tăng trưởng 0,8% năm 2020
Bank of America, ngân hàng đầu tư đa quốc gia kiêm hãng dịch vụ tài chính, dự báo kinh tế Mỹ sẽ “sụp đổ” trong quý 2, co lại 12%; tốc độ tăng GDP cả năm dự kiến giảm còn 0,8%.
Lấy thị trường lao động làm thước đo về cú sốc kinh tế, Bank of America tiên liệu rằng tỉ lệ thất nghiệp sẽ tăng gần gấp đôi, với khoảng 1 triệu người thất nghiệp mỗi tháng trong quý 2, và mức tổng cộng của quý là 3,5 triệu.
Ông Mark Zandi, kinh tế gia trưởng của hãng phân tích Moody’s Analytics, cho rằng mức thất nghiệp 3,6% hiện nay sẽ tăng thành 5% vào đầu năm sau, 2021.
Tháng 4 có thể sẽ là thời điểm suy thoái xuống đến đáy, Bank of America cảnh báo, và nói thêm rằng sau đó là sự phục hồi chậm chạp; đến tháng 7, nền kinh tế Mỹ sẽ phần nào trở về tình trạng bình thường.
Một nguyên nhân quan trọng gây ra suy thoái là chi tiêu của người tiêu dùng, động cơ chính của nền kinh tế, đột ngột dừng lại do tác động của dịch Covid-19.
Đó là vì nhiều bang đóng cửa các nhà hàng, quán bar, quầy ăn uống, rạp chiếu phim, phòng tập thể hình, sòng bạc và các cơ sở có tính chất như vậy. Nhiều chuỗi siêu thị, khu mua sắm cũng đóng cửa, một số cuộc thi đấu thể thao lớn bị hoãn lại.
Ngay cả ở những nơi chưa mạnh tay đến mức đó, người Mỹ cũng giảm đi đến các nơi công cộng.
Bên cạnh đó, các ngành du lịch và khách sạn gần như bị xóa sổ vì người dân tránh đi nghỉ bằng máy bay hay du thuyền cỡ siêu lớn.
Tổng cộng lại, những chi tiêu thuộc diện “không thiết yếu” chiếm đến khoảng 39% nền kinh tế Mỹ, theo hãng nghiên cứu-tư vấn kinh tế vĩ mô Patheon Macroeconomics. Kinh tế gia trưởng Ian Shepherdson của hãng này dự báo rằng các hoạt động như vậy sẽ giảm 20% trong giai đoạn tháng 4 đến tháng 6.
Tình trạng lưỡng nan
Các chuyên gia kinh tế chỉ ra một kịch bản tiến thoái lưỡng nan mà chính phủ Mỹ phải đối mặt: Càng nhanh chóng dừng đời sống kinh tế thông thường lại, dù phải chịu đau đớn, mất mát; càng nhanh giải quyết được cuộc khủng hoảng y tế và mọi người cũng như doanh nghiệp càng nhanh có niềm tin để quay trở lại đời sống bình thường. Ngược lại, kéo dài thời gian chống Covid-19 sẽ làm trì hoãn sự phục hồi của nền kinh tế và gây khốn đốn cho các doanh nghiệp nhỏ.
Một phần khác cũng quan trọng là Cục Dự trữ Liên bang, quốc hội Mỹ và chính quyền của ông Trump sẽ nhanh chóng và mạnh tay đến đâu trong việc cung cấp trợ giúp tài chính cho hàng triệu “nạn nhân kinh tế”, từ những người làm công hưởng lương theo giờ nay không còn có thu nhập cho đến các doanh nghiệp mất khách hàng song vẫn phải trả tiền cho các khoản vay.
Nhưng các nhà kinh tế cho rằng việc “tắt máy” nền kinh tế phải được thực hiện trước. “Chúng ta càng muốn kiềm chế virus, thì việc đóng cửa, nội bất xuất ngoại bất nhập càng phải nghiêm ngặt, các hoạt động kinh tế càng phải bị cắt đứt trầm trọng”, ông Gregory Daco, kinh tế gia trưởng về nước Mỹ tại tổ chức tư vấn Oxford Economics, nói. “Hy vọng rằng sự phong tỏa, đóng cửa này các nặng nề thì nền kinh tế sẽ bật lại [phục hồi] càng mạnh hơn”.
Với giả định do nhiều quan chức y tế đưa ra là số ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ sẽ đạt mức đỉnh khi thời tiết ấm lên vào cuối tháng 4 hoặc trong tháng 5, và rồi giảm dần, hầu hết các nhà kinh tế dự báo rằng suy thoái ở Mỹ sẽ kéo dài khoảng 6 tháng. Sau đó, nền kinh tế lớn nhất thế giới phục hồi dần dần trong nửa cuối năm nay.
Nửa cuối 2020 phục hồi, năm 2021 tăng trưởng 3%
Kinh tế gia Zandi thuộc hãng Moody’s Analytics nhận định kinh tế Mỹ sẽ phục hồi chậm trong nửa cuối năm nay, sau đó tăng tốc trong năm 2021, có thể đạt 3% khi người tiêu dùng mua các hàng hóa như xe cộ, TV, v.v… sau một thời gian “nhịn” vì nền kinh tế gặp sóng gió.
Kinh tế gia hàng đầu của ngân hàng Bank of America, Michelle Meyer, chỉ ra rằng giải pháp để khắc phục kinh tế giảm tốc là trong những tuần tới phải có kích thích mạnh mẽ.
“Về mặt ứng phó bằng chính sách, chúng tôi cho rằng không nên đặt ra mức trần về quy mô kích thích kinh tế”, bà Meyer viết trong thư gửi khách hàng của Bank of America.
Như tin đã đưa, chính phủ của Tổng thống Trump đã làm việc cùng quốc hội Mỹ về gói kích thích trị giá hơn một nghìn tỉ đô la để giúp các doanh nghiệp và người dân, trong đó có cả biện pháp gửi séc 1.000 đô la cho mỗi người lớn trong những tuần tới.
(CNBC, USA Today, Bloomberg, Business Insider)
No comments:
Post a Comment