Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Saturday, 21 March 2020

Virus corona: Dân Sài Gòn vẫn sống bình thường trong mùa dịch

  • 15 phút trước


  • Độc giả BBC News Tiếng Việt gửi chùm ảnh về cuộc sống ở TP Hồ Chí Minh những ngày qua.


    Bản quyền hình ảnh Nam Lâm
    Image caption Đường Bà huyện Thanh Quan, trung tâm quận 3. Ảnh chụp trưa 18/3/2020
    Trừ Đại học Y Dược, Sài Gòn đã đóng cửa tất cả các trường học và các tụ điểm giải trí, vì vậy số người dân đang còn ở thành phố, đặc biệt trên đường phố giảm nhiều.
    Covid-19: Ngành nails của người Việt tại Anh gặp khó khăn
    Virus corona: Khi nào hết dịch và cuộc sống trở lại bình thường?
    Virus corona: 'Tôi hồi phục sau khi tự cách ly điều trị ở nhà'
    Tuy nhiên, Việt Nam đang quản lý dịch bệnh khá tốt nên cuộc sống hiện tại trong thành phố khá an toàn. Tuy thưa vắng hẳn so với sự sôi động trước kia nhưng nhịp sống thành phố vẫn gần như trước.
    Đường Bà huyện Thanh Quan, trung tâm quận 3. Buổi trưa rất nắng, dân công sở hầu hết ở trong phòng làm việc nhưng dòng người vẫn tấp nập.

    Bản quyền hình ảnh Nam Lâm
    Image caption Công viên Tao Đàn. Ảnh chụp chiều 19/3/2020
    Trong công viên Tao Đàn ở trung tâm thành phố, người dân vẫn đi tập thể dục đông đúc, không giảm so với trước.
    Ca dao, tục ngữ Việt đầy 'tính thời sự' trong mùa dịch
    Virus corona: Anh và Việt Nam tương phản nhau cách chống dịch
    Người đàn ông cầm chiếc ô xanh cho biết ông thấy yên tâm vì tình hình Việt Nam vẫn khá yên ổn. Ở tuổi 76, hàng ngày ông vẫn ra công viên tập thể dục.

    Bản quyền hình ảnh Nam Lâm
    Image caption Ảnh chụp tại công viên Tao Đàn chiều 19/3/2020
    Người phụ nữ áo trắng nói chị vẫn thường xuyên cùng hội bạn - bà mẹ của mình đưa con ra công viên chơi, cho con được tắm nắng, nhặt lá, nghịch đất, nghịch cát, chạy nhảy để có sức khỏe tốt.
    Chị cũng cho con bú sữa mẹ để có chất đề kháng tự nhiên.

    Bản quyền hình ảnh Nam Lâm
    Image caption Cung Văn hóa Lao động Thành phố. Ảnh chụp chiều 20/3/2020.
    Tại Cung Văn hóa Lao động Thành phố trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, các hoạt động buổi chiều vẫn diễn ra bình thường. Nhiều người ra đây tập thể dục, chơi cầu lông, bóng chuyền, tennis...

    Bản quyền hình ảnh Nam Lâm
    Image caption Thông báo trong ảnh dán trên cửa một phòng tập thể hình tại Cung Văn hóa Lao động thành phố. Ảnh chụp chiều 20/3/2020.
    Tuy nhiên, các rạp chiếu phim, quán bar, game online, điểm massage, karaoke, vũ trường, sân khấu… đã đóng cửa theo yêu cầu của chính quyền thành phố để giảm các điểm tụ tập đông người có nguy cơ lây nhiễm cao.

    Bản quyền hình ảnh Nam Lâm
    Image caption "Phố Tây" Bùi Viện (Quận 1). Ảnh chụp chiều 19/3/3020.
    "Phố Tây" Bùi Viện (Quận 1) nhộn nhịp bậc nhất Sài Gòn vắng tanh vào cuối buổi chiều 19/3/3020.
    Trước mùa dịch, giờ này các quán bar, pub, nhà hàng, club… dọc con phố đã nhộn nhịp chuẩn bị mở cửa cho ngày bán hàng đông đúc náo nhiệt đến tận sáng.

    Bản quyền hình ảnh Nam Lâm
    Hẻm 40 ở ngay đầu "phố Tây", đoạn đông đúc nhất bị phong tỏa từ 15/3/2020 do bệnh nhân thứ 54 nhiễm Covid-19 đã từng nghỉ lại tại một khách sạn trong hẻm này.

    Bản quyền hình ảnh Nam Lâm
    Image caption Quán nhậu Mỹ Hương. Ảnh chụp chiều 19/3/2020.
    Tại quán nhậu Mỹ Hương ở đoạn giữa đường Nguyễn Thiện Thuật, Phường 1, Quận 3, nhân viên không ai đeo khẩu trang. Phần lớn khách ở đây là khách quen.
    Khu chung cư - hay như người Sài Gòn xưa quen gọi - Khu cư xá Nguyễn Thiện Thuật được xây dựng từ 1968, gồm mấy chục chung cư lớn hầu hết là người lao động bình dân luôn luôn đông đúc náo nhiệt giữa lòng một quận trung tâm "sang chảnh".
    Nơi đây còn được gọi là một Sài Gòn thu nhỏ hiếm hoi còn sót lại giữa lòng Sài Gòn.
    Các quán bia, quán ốc đường phố ở đây vẫn rất đông người uống bia buổi chiều.
    Chủ quán (người mặc áo xanh) tên Võ Hữu Pha, 65 tuổi, nói ông cảm thấy may mắn vì lượng khách không thay đổi, việc phục vụ cũng không có gì xáo trộn.

    Bản quyền hình ảnh Nam Lâm
    Image caption Ảnh chụp tối 20/3/2020.
    Một quán hủ tiếu lề đường trong khu chung cư Nguyễn Thiện Thuật vẫn có khách lai rai dù ít hơn hẳn ngày bình thường.

    Bản quyền hình ảnh Nam Lâm
    Image caption Ảnh chụp chiều 19/3/2020.
    Tại nhiều siêu thị, hàng hóa vẫn đầy ắp các kệ. Tất cả khách hàng và nhân viên đều đeo khẩu trang.
    Người phụ nữ trong ảnh là bà Nguyễn Ngọc Thảo, 53 tuổi. Bà nói cũng lo lắng về dịch Covid-19 và đã trữ một vài yến gạo, tôm khô, mực khô ở nhà.
    Còn lại sinh hoạt của gia đình của gia đình bà vẫn bình thường như trước. Bà tránh đến nơi đông người và cũng dặn dò con cái không được đến nơi đông người.

    Bản quyền hình ảnh Nam Lâm
    Image caption Ảnh chụp chiều 20/3/2020.
    Một tiệm bán quần áo trên đường Điện Biên Phủ, phường Đa Kao, Quận 1 (trục đường trung tâm buôn bán sầm uất) cách đây hai tuần đã bán thêm khẩu trang và mũ chống giọt bắn.
    Mũ chống giọt bắn là một mặt hàng mới xuất hiện tại Việt Nam trong ba tuần vừa qua, gồm một miếng nhựa trong gắn với mũ bằng miếng dán hoặc phéc mơ tuya.
    Miếng che nhựa được bán riêng với giá 80.000 VND một cái nhỏ kích cỡ trẻ em và 95.000 VND/cái to, kích cỡ người lớn.



    Bản quyền hình ảnh Nam Lâm
    Image caption Ảnh chụp tối 20/3/2020.
    Những băng rôn khẩu hiệu kêu gọi hoặc tuyên truyền người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như thế này được treo từ trước tết Nguyên đán ở khắp các đường phố và khu dân cư.
    Dòng chữ trên băng rôn: "Phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút Corona mới (2019-nCov). Cần che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khăn hoặc tay áo".
    Bài và ảnh của độc giả Nam Lâm, đang sống tại TP Hồ Chí Minh.

    Chủ đề liên quan






    Tin liên quan


    No comments:

    Post a Comment