Đảng cộng sản ở Hà Nội vốn là đảng…
Để quả quyết đảng cộng sản hiện đang cai trị nước
Việt nam là thứ đảng gì, về bản chất, và cả về hành động,
Cỏ May tôi xin nhắc lại một giai thoại trong truyện «Xe lên, xe
xuống» (Nguyễn Bình Phương, Diển Đàn Thế kỷ, Huê kỳ xuất bản
tháng 12-2011): «Có lần Trùm phỉ Chu Chồ Sền bảo Chu Văn Tấn Chúng
mày vì nghèo khổ mà đi làm cách mạng. Chúng tao vì nghèo khổ mà đi ăn
cướp. Thế là giống nhau”.
Tướng Chu văn Tấn trả lời bảo không giống nhưng không nói tại sao không giống . Và không giống ở điểm nào?
Có lẽ trong lúc đó, Tướng Chu văn Tấn nghĩ «Chúng nó nghèo
mà đi ăn cướp. Còn mình, thiệt tình cũng đói, mà đi làm cộng
sản. Nhưng chúng nó đi ăn cướp vì nghèo là chúng nó nói
thiệt. Chúng nó nói thật lòng. Còn mình cũng đi ăn cướp nhưng
lại nói đi làm cách mạng, thì làm sao mà gióng nhau với chúng
nó được?» .
Vậy đảng cộng sản ngày nay ở Việt nam là đảng ăn cướp ? Nó bắt đầu từ lúc nào ? Ai là đảng trưởng sáng lập?
Vậy đảng cộng sản ngày nay ở Việt nam là đảng ăn cướp ? Nó bắt đầu từ lúc nào ? Ai là đảng trưởng sáng lập?
Lê-nin, đảng trưởng sáng lập
Truyền thống của cộng sản, từ ngày gọi là Cách mạng Tháng
10 ở Nga, là cướp chánh quyền, không hề và ở đâu, do toàn dân
tín nhiệm đưa lên năm chánh quyền. Và người cướp chánh quyền
đầu tiên để mở ra thời đại cộng sản gieo tai ương, tang tóc cho
nhơn loại, là Lê-nin ở Mạc-tư-khoa (Moscow).
Lúc bấy giờ, Lê-nin tính toán đã có cách mạng Pháp, cách mạng Đức,
thì nay phải là cách mạng Nga. Cách mạng Nga sẽ triệt để hơn hết. Nhưng
ông phải có lý thuyết. Tchenychevski là người đầu tiên đem chủ nghĩa
cộng sản vào Nga qua cuốn tiểu thuyết «Làm gì? » (1864) mà Lê-nin mê say
và sau này, ông lấy nguyên tựa sách làm tựa cho tập sách của ông, cũng
«Làm gì?» .
Tiếp theo, Lê-nin bắt được quyển «Gìáo lý của người cách mạng» (1871)
của Serge Netchaïev. Ông đắm mình trong quyển thánh kinh của người làm
cách mạng nhà nghề giúp ông nhuần nhuyễn những nguyên tắc căn bản như
người làm cách mạng là phải «sẳn sàng giết và chết» và «những người lãnh
đạo cách mạng nga phải là những tướng cướp».
Lê-nin và Staline là hai người kế tiếp nhau lãnh đạo nước Nga đều
được đào tạo bởi tư tưởng của Tchemychevski và Netchaìev. Lê-nin là
người suy nghĩ ra những phương pháp thiết lập một chế độ độc tài toàn
trị. Ông là người lập thuyết của chế độ cộng sản nga còn Staline vốn
xuất thân trong giới lục lâm, nhờ có thành tích thổ phỉ, được Lê-nin
tuyển chọn. Staline thực thi lý thuyết cai trị của Lê-nin. Và hai người
trở thành một cặp «Lê-nin-Staline » lập ra chế độ cộng sản đầu tìên và
lần lược cộng sản hóa gần phân nửa thế giới.
Tìến hành cướp chánh quyền dân chủ xã hội của chánh phủ Alexandre Kerensky, Lê-nin quả quyết «giai cấp tư sản chấm dứt chu kỳ của nó, bây giờ phải là lúc giai cấp vô sản bắt đầu. Cũng rất hợp lý ».
Bắt được Karl Marx, Engels, Lê-nin nhin thấy viển ảnh thế giới theo
bước đi của Marx phát họa bằng óc tưởng tượng phong phú của ông, một
người chưa từng tiếp cận thực tế. Theo đó, khi giai cấp vô sản tìến lên
thay thế giai cấp tư sản thì không có gì hơn phải làm là tiến hành giai
cấp đấu tranh . Lý thuyết này đã làm mê hoặc Lê-nin vì nó đáp ứng hoàn
toàn bộ óc tôn thờ lý luận của ông. Nhưng thực hiện đấu tranh giai cấp,
để lực lượng dân chủ còn aót lại không phá hỏng được, thì cách mạng phải
có chánh nghĩa . Vậy Lê-nin phải trở lại với Marx, học lý thuyết, tuy
không đạo đức, nhưng nó lại rất «khoa học», nó sẽ giúp bảo vệ tính chính
thống cách mạng bằng cách «thanh toán trước nhứt tất cả lực lượng chống
đối, sau đó, tới những người cùng làm cách mạng nhưng có thể sẽ
là đối thủ bất lợi với tội danh phản cách mạng» .
Nhưng «Cách mạng tháng 10» thật sự có phải là cách mạng hay không?
Nhưng «Cách mạng tháng 10» thật sự có phải là cách mạng hay không?
Theo sử gia pháp chuyên về cộng sản, ông Stéphane Courtois, (Le livre
noir du communisme, Robert Laffont, Paris, 1997- Sách đen của cộng
sản), thì đó thật sự hoàn toàn không phải là «cách mạng» đúng nghĩa của
nó hoặc cuộc nổi dậy của « quần chúng », như người cộng sản rêu rao .
«Cách mạng tháng 10 » chỉ là một vụ « binh biến » do lối ngàn quân nhân
nổi loạn và Hồng vệ binh chống lại chánh quyền dân chủ lâm thời đang
trên đà suy thoái, gây tổn thất không tới năm người thiệt mạng ở
Pétrograd. Lại cũng không thể nói đó là một cuộc đảo chánh.
Và đây là vụ biến động thứ ba. Vụ thứ nhứt xảy ra ngày 15/3 dẫn đền nhà vua thoái vị, có thể gọi là cách mạng.
Vụ thứ hai nghiêm trọng hơn, đưa quân đội đánh Đức, thất bại, làm cho hằng ngàn binh sĩ đào ngũ với cả võ khí.
Vụ thứ ba phức tạp hơn nên bị lợi dụng. Alexandre Kerenski,
lãnh đạo chánh phủ lâm thời, giải nhiệm Tướng Kornilov vì thấy Kornilov
đang tính ổn định lại tình hình. Hạ Kornilov vì Kerenski bị ám ảnh bởi
Napoléon của cách mạng pháp nên sợ sẽ phải đối đầu với Kornilov . Nhưng
khi hạ được Tướng Kornilov, Kerenski đã vô tình tách rời chánh phủ khỏi
quân đội . Thấy mình bỗng ở thế cô đơn, ông vội ngả theo bolchevick tìm
chỗ dựa . Nhiều đảng viên bolchevick vừa được ông mở cửa nhà tù thả ra,
trang bị 40 000 khẩu súng và cả cho phép nhà in tái hoạt động . Ông
không biết làm như vậy, mình đang dấn thân vào con đường tự sát .
Xã hội lâm vào tình trạng khủng hoảng, lương thực thiếu do vận chuyển
bế tắc, cải cách nông nghiệp thất bại. Lợi dụng tình hình khủng hoảng,
lực lượng bolchevick bắt đầu tấn công . Lê-nin ra lệnh chiếm mau các cơ
cấu chánh quyền, tuy bolchevick hảy còn thiểu số . Thế là Quốc hội Lập
hiến vừa mới bầu, nền dân xã hôi non nớt thành hình sau bảy thập niên
quân chủ chuyên chế kết thúc, nhường chỗ cho một chế độ mới, độc tài .
Nắm được chánh quyền, Lê-nin rất hài lòng «Thật không ngờ cướp chánh quyền còn dễ dàng hơn trở bàn tay!».
Và đây là bài học cho Hồ Chí Minh làm cách mạng mùa Thu ở Hà nội năm 1945.
Thành tích ăn cướp của Staline, con người không bao giờ sai lầm
Staline tâm niệm «quá khứ phải giũ sạch trơn» . Khi nắm quyền
ở Điện Cảm-linh (Kremlin), điều làm Staline lo sợ hơn hết là
quá khứ của mình sẽ bị khai quật . Hồ Chí Minh học kỹ thầy ở
điểm này.
Khi Đoàn Thanh niên cộng sản, năm 1938, đệ nạp cho Staline một
tập suu tầm về đời tư của Staline, ông hét lên và bảo hãy đem
đốt ngay . Mười năm sau, khi công bố tiểu sử chánh thức, Staline
tự viết lại hai mươi năm tuổi trẻ của ông chỉ với vỏn vẹn bốn
mươi hàng.
Thật vậy, về tuổi trẻ của ông, rất khó tìm được những
điều có thể tin được . Như về cha mẹ, ngày sanh, thơ từ cá
nhơn, học bạ, …
Thật ra, sau thời Liên-xô, người ta thấy tài liệu về Staline
khá nhiều . Có thể tham khảo được . Những thứ bị xếp là bí
mật thì ngày nay đươc phơi bày . Nhà suu tầm người Anh Simon
Sebag Montefiore đã đi khắp 9 nước và 23 thành phố của khối cựu
Liên-xô cũ để điều tra về Staline . Ông tới Géorgie nơi cậu bé
Iossif Djougachvili ra đời ngày 6 / 12 / 1878 (không phải 1879 như
chánh thức ghi – Hồ Chí Minh chọn ngày sanh là 19/5/1890 và giữ
suốt đời) . Tại Tbilissi, Staline học ở chủng viện, say mê thơ,
nhưng tới Bakou xứ Azerbaidjan, Staline làm việc cho nhà máy
Rothschild vừa «tập sự làm Cách mạng» . .
Trong những chuyến đi này, sử gia Montefiore thâu thập được
khá nhiều thông tin chưa hề tiết lộ về Staline . Ông cũng có
dịp gặp vài nhơn chứng của thời Staline, nay còn sống sót và
minh mẫn như bà chị dâu của Staline 109 tuổi . Nhờ sự khám phá
này mà Montefiore đã phác họa được một Staline thời trẻ đầy
đủ nhứt cho tới nay.
Con của một thợ giày say rượu (giống cha của Hồ Chí Minh),
với biệt danh thông dụng là «Besso khùng», cho tới năm 1917, tên
Sosso trở thành Staline .
Bị đuổi khỏi chủng viện vì mê những chuyện tình dục, nhưng
trong tiểu sử chánh thức, bị đuổi học vì tuyên truyền cách
mạng, Staline đi làm cho Đài Khí tượng của Tdilissi . Nhưng việc
đi làm chỉ là bề ngoài để che giấu một con người thiệt là
một «trùm mafia» .Chuyên môn của Staline là trấn lột, tống tiền,
làm hàng nhái, bắt cóc . Ông có tay phụ tá đắc lực là Kamo
luôn luôn sẵn sàng chém giết theo lệnh Staline . Mỗi lần bị tù
hay bị đày qua Sibérie, Staline đều vượt ngục, nhờ cộng tác
với mật vụ của Nga hoàng . Và cũng nhờ có hơn bốn mươi tên
khác nhau, và nhứt là tài cải trang, giả làm phụ nữ mặc áo
dài, đội tóc giả (HCM bịt râu, hóa trang, đi dự khán vụ hành
quyết bà Năm, có hơn 200 tên).
Tài ba đó đã không tránh khỏi sự chú ý của Lê-nin. Năm 1905,
Lê-nin gặp Staline lần đầu . Đảng cộng sản đang cần tiền và
Lê–nin thấy ngay con người mà đảng đang cần, đúng là Staline .
Lê-nin kết ngay Staline và cú ngoạn mục, nổi tiếng khắp thế
giới lúc bấy giờ là vụ đánh cườp ngân hàng Nhà nước ở
Tbilissi tháng 6-1907, làm nhiều người thiệt mạng nhưng hốt được
một vố lớn tương đương 3 triệu euros ngày nay. Lúc Staline được
28 tuổi (LE JEUNE STALINE de Simon Sebag Montefiore. Traduit de
l’anglais par Jean-François Sené. Calmann-Lévy, 506 p., bản dịch,
CalmânLévy, Paris) .
Hồ Chí Minh, đệ tử chơn truyền
Hồ Chí Minh học Lê-nin làm cách mạng cướp chánh quyền nhưng
chỉ cướp chánh quyền ở Thủ tướng Trần Trọng Kim trong tình
trạng thực dân bị Nhựt đảo chánh, Đồng Minh chưa tới, Pháp
cũng chưa trở lại . Nên nhớ đây là sự thật của Việt Nam lúc
đó . Và Việt Nam đã hoàn toàn độc lập và thống nhứt do Hoàng
Đế Bảo Đại đã nhận chánh quyền từ tay Nhựt và tuyên bố nền
độc lập, hủy bỏ tất cả các Hiệp ước bất bình đẳng với Pháp
.
Giờ đây, thử nhìn lại coi đảng cộng sản do Hồ Chí Minh thành lập có phải là đảng ăn cướp không?
Sau 30-04-1975, trong một buổi cán bộ đảng viên học tập nghị
quyết cải tạo Miền nam, Đỗ Mười, Trưởng ban, chủ trì lớp học
tập, giải nghĩa rỏ cho cán bộ «Cải tạo tư sản, thực chất là ta cướp đoạt tất cả của cải, tài sản của dân tư sản miền nam, … » (Lời Ai điếu, Lê Phú Khải,1917) .
Từ sau đó cho tới nay, dân miền nam lần lượt bị đảng cướp
sạch, trở thành dân oan, không nhà không cửa, không của cải,
sống vật vờ, lang thang khắp nơi ngay trên quê hương của chính
mình. Hai vụ nổi cộm còn đang nóng hổi tính thời sự là vụ
Thủ thiêm và vụ Lộc Hưng mà hai tên cướp không ai khác hơn là 2
tên đầu sỏ đảng, Lê Thanh Hải và Nguyễn Thiện Nhân.
Nhưng đây cũng chỉ là sự nghiệp liên tục của đảng mà một
trường hợp năm 1930 đáng nhắc lại như một dẫn chứng đảng cộng
sản của Hồ Chí Minh lập ra là để ăn cướp.
Ngày 9 tháng 11 năm 1930, Việt nam Cộng sản đảng, viết thư tống tiền một ông Phủ, đòi 5000 đồng để trao đổi với với mạng sống của đứa con trai nạn nhơn (Vy Thanh, Ho Chi Minh, a documentary study, California 7/2019, p.250-253) .
Ngày 9 tháng 11 năm 1930, Việt nam Cộng sản đảng, viết thư tống tiền một ông Phủ, đòi 5000 đồng để trao đổi với với mạng sống của đứa con trai nạn nhơn (Vy Thanh, Ho Chi Minh, a documentary study, California 7/2019, p.250-253) .
Bộ mặt thật của đảng cộng sản đang cai trị Việt Nam đứng
là đảng ăn cướp. Không thể gọi cách gì khác hơn được. Và Hồ
Chí Minh cũng như Lê-nin, Staline, là đảng trưởng sáng lập . Nhơn
dân, ở đâu, thời nào, vẫn là nạn nhơn của thứ đảng cách mạng
ăn cướp này.
Nhưng rất tiếc là đảng viên không dám nhìn nhận sự thật mà
cứ núp dưới danh nghĩa cách mạng. Mới thấy đảng ăn cướp cộng
sản hèn hơn Thổ phỉ.
Nguyễn thị Cỏ May
No comments:
Post a Comment