Nghe chuyện bà ấy khóc mà tôi
bật cười
Chu
Mộng Long29-8-2019
Tiengdan
Bà ấy là bà vợ ông Tố
Hữu, nhà thơ mà thời chuẩn bị thi vào đại học tôi thuộc làu gần hết, từ
tập Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận đến Máu và hoa. Thơ của ông nuôi nhiệt
huyết cho tôi đến hết thời tôi cầm súng ra chiến trường rồi vào đại học
làm Bí thư đoàn.
Tôi vẫn luôn tin Tố Hữu không có tình yêu riêng tư. Nếu có thì nó thế này:
Hỡi em yêu? Mà má em đỏ dậy
Như buổi đầu hò hẹn, say mê
Anh nắm tay em, sôi nổi, vụng về
Mà nói vậy: “Trái tim anh đó
Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ:
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ, và phần để em yêu…”
Em xấu hổ: “Thế cũng nhiều anh nhỉ!”
Rồi hai đứa hôn nhau, hai người đồng chí
Dắt nhau đi, cho đến sáng mai nay
Anh đón em về, xuân cũng đến trong tay!
(Bài ca Xuân 61)
Tình yêu mà đồng nghĩa
với tình đồng chí thì là tình yêu không có con tim, hoặc nếu có thì con
tim đó đã chia năm xẻ bảy. Thì rõ ràng, ông đã chia cho Đảng gần hết.
Phần cho thơ cũng là phần cho Đảng, vì thơ ông đã là Đảng.
Vậy mà, theo lời kể của
con gái út ông, rằng mẹ đã nhiều lần đau khổ và khóc vì ghen với những
hình bóng các em trong thơ ông. Đọc đến đây cứ tưởng là bài báo nói về
thơ tình Xuân Diệu chứ không phải là Tố Hữu vậy.
Nghe chuyện bà khóc mà tôi không khỏi bật cười.
Tôi thuộc gần hết thơ ông và chẳng thấy có em nào ngoài những em Phước
trong Đi đi em, chị Trần Thị Lý trong Người con gái Việt Nam, cô gái hái
măng trong Việt Bắc… Chẳng nhẽ bà ghen với một đứa con ở “áo quần dơ
cắp chiếc nón le te” hay ghen với một anh hùng liệt sĩ đã bị “điện giật,
dùi đâm, dao cắt, lửa nung”? Còn cái cô gái hái măng kia chỉ thấp
thoáng trong rừng mà cũng ghen được thì trừ phi bà tưởng tượng chồng
mình say sưa nhìn cô ta hăng mái?
Ngoài các em đó còn có bà bầm, bà bủ, mẹ Suốt, mẹ Tơm… Hay là bà ghen luôn với các mẹ? Tào lao!
Mà theo tôi, nếu Tố Hữu
có yêu những người này thì vẫn theo nguyên tắc “dành riêng cho Đảng phần
nhiều” cơ mà! Vậy thì chỉ có thể bà ghen với Đảng. Mà xem ra bà cũng là
Đảng, vì làm đến Phó Ban tuyên huấn TƯ chứ không phải nhỏ, lẽ nào lại
ghen với chính mình? Thật khó hiểu!
Không thể gọi Đảng bằng “em” rồi ghen, vì gọi như vậy là phạm thượng khi quân, cả mẹ và con nhị vị cô nương ạ!
Và cũng lạ, vì trong cái
nguyên tắc tình yêu mà Tố Hữu nói trên kia, bà chẳng phải đã tự hào về
cái phần bé tí tình yêu ông dành cho bà: Em xấu hổ: “Thế cũng nhiều anh
nhỉ!”
Hay cái em trong Bài ca
Xuân 61 là em nào khác? Nếu là em nào khác thì ghen tuông làm gì với cái
phần bé hạt tiêu ấy? Tình yêu bé hạt tiêu như thế thì có nằm với nhau
(chứ đừng nói vừa đi vừa yêu) suốt đêm tới sáng cũng chẳng đẻ ra được
mống gì!
Mong là thắc mắc của tôi cũng được dự một phần vào trong cái bảo tàng Tố Hữu sắp được khánh thành!
No comments:
Post a Comment