Chứng kiến cảnh người dân thất bát vì hạn mặn, ông Mỹ thấy xót xa. Những trải nghiệm từ người bán kem trở thành một nhà khoa học, rồi một Tổng giám đốc giàu có đã cho ông nhiều bài học quý báu về ý nghĩa của cái nghèo và ham muốn thoát nghèo.
Quê hương của ông được thiên nhiên trời phú tôm cá đầy sông, lúa gạo đầy đồng nhưng vẫn nghèo khổ. Nếu muốn thay đổi, phải thay đổi từ đây.
"Chỉ còn một cách duy nhất là phải ứng dụng công nghệ hiện đại để giúp bà con nông dân giữ được an ninh, an toàn thực phẩm", ông Mỹ suy nghĩ.
Cá nhân ông Mỹ nhìn ra rất nhiều vấn đề đang tồn tại trong ngành nông nghiệp Việt Nam. Chẳng hạn, trong lĩnh vực vật tư, bà con nông dân đều đang sử dụng quá liều lượng thuốc trừ sâu và phân bón. Trong lĩnh vực sản xuất, có tình trạng nhỏ lẻ, manh mún, phí phạm lao động.
Trong lĩnh vực chế biến, 40% sản phẩm nông nghiệp, hàng tồn kho được xử lý không đúng quy trình. Trong lĩnh vực phân phối, hàng hóa được vận chuyển qua quá nhiều lớp trung gian dẫn tới tình trạng bị đội giá và thu nhập người nông dân bị cắt xén. Trong lĩnh vực tiêu thụ, nông sản qua quá nhiều kênh nhỏ lẽ dẫn tới việc không thể truy xuất được nguồn gốc.
Rynan là tên ghép từ chữ cái cuối cùng tên các thành viên trong gia đình ông gồm: Con trai Christopher, ông Thanh Mỹ, vợ ông bà Nhàn, con gái Christina và con trai Brian.
Hành trình làm đúng cái sai trong nông nghiệp của ông Mỹ bắt đầu. Trước hết, điều ông muốn làm là giải quyết hạn mặn đang diễn ra trên dòng sông Cổ Chiên. Rất bất ngờ, chỉ sau 1 ngày mang máy đi đo, ông và những thành viên Rynan đã nhanh chóng tìm ra "bí mật" của dòng sông này.
"Sông Cổ Chiên bị nhiễm mặn nhưng lại có vài giờ nước ngọt trong ngày như 5 giờ sáng, 1 giờ trưa, có khi một ngày có tới 3-4 tiếng có nước ngọt. Biết được điều này, tôi lập tức biểu ‘các cháu’ nghiên cứu phao quan trắc để báo cho nông dân biết khi nào nước sông ngọt để bà con có thể sử dụng được nước", ông Mỹ kể.
Để tiện cho bà con theo dõi, Rynan Technologies tạo ra một ứng dụng trên smartphone kết nối trực tiếp với phao quan trắc đặt dưới sông.
Thông qua ứng dụng, các chỉ số như độ mặn, độ oxy hòa tan, nhiệt độ, độ PH sẽ được gửi lên hệ thống đám mây và trả kết quả về cho người dùng dứng dụng. Nhờ đó, nông dân có thể biết được khi nào độ mặn thấp hơn mức cho phép để bơm nước tưới tiêu.
Các sản phẩm khác liên quan đến điện toán đám mây trong dự án này là đồng hồ nước thông minh được ông Mỹ sáng chế và sản xuất ngay trong tầng hầm nhà mình.
"Phân đạm mang bón tan rất nhanh nên chỉ 40% được lúa hấp thụ, còn lại 60% đạm mất đi do bốc hơi, bị nước mưa trôi rửa. Phân lân, phân cali cũng vậy, mưa trôi xuống sông sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, bốc hơi lại sản sinh lượng khí gây hiệu ứng nhà kính. Muốn giảm thiểu thiệt hại, phải có loại phân bón thông minh hơn", ông Mỹ cho biết.
Sau khi nghiên cứu thành công, ông Mỹ quyết định đầu tư 7 triệu USD để xây dựng nhà máy có công suất 20.000 tấn thành phẩm/năm ra thị trường. Dự kiến tháng 3 năm sau, nhà máy sẽ đi vào khánh thành và đạt doanh thu 12 triệu USD trong năm đầu tiên.
Chi phí đầu tư và nghiên cứu ban đầu rất cao trong khi thời điểm hoàn vẫn vẫn còn là dấu hỏi. Song ông Mỹ cũng không lo nghĩ nhiều.
Dù sao, với cá nhân ông Mỹ, những quyết định của ông từ khi về nước đến nay, không mang nhiều động lực kinh tế. "Nếu vì tiền, tôi đã ở Canada vận hành công ty và cho thuê bằng sáng chế rồi", ông cười nói.
- "Ông sẽ còn muốn khởi nghiệp thêm bao lâu nữa?
No comments:
Post a Comment