Một bang của Úc bỏ dạy tiếng Trung của Viện Khổng tử
Bang đông dân nhất
của Úc sẽ dừng chương trình dạy tiếng Trung được chính phủ Trung Quốc
tài trợ kể từ tháng 12 tới đây, giới chức tuyên bố hôm thứ Năm 22/8.
New
South Wales nói sẽ dừng việc giảng dạy vốn đã được triển khai ở 13
trường công của bang này theo thỏa thuận hợp tác với Viện Khổng Tử khi
chương trình hết hạn.
Trung Quốc nỗ lực gây ảnh hưởng
"Nhân
giả bất ưu, trí giả bất hoặc, dũng giả bất cụ," (Có nhân thì không lo
lắng, Có trí thì không sợ sai lầm, có lòng can đảm thì không sợ hãi,)
Đức Khổng Tử nói.
Được
Bắc Kinh tài trợ, tư tưởng Khổng Tử và tiếng Trung đã được đưa vào
trường học ở Úc kể từ năm 2011. Đây được coi là một nỗ lực nhắm thắt
chặt quan hệ song phương.
Trung Quốc mở các Viện Khổng Tử từ 2004, với sứ mệnh đáp ứng nhu cầu học tiếng Trung tăng vọt trên toàn cầu.
Tuy
nhiên, một số người chỉ trích rằng các viện này chính là công cụ để
Bắc Kinh gây ảnh hưởng tới hệ thống giáo dục cấp trung học và đại học
trở lên ở tầm quốc tế.
Các chương trình của Viện bị cho là nhằm gieo rắc đường lối tuyên truyền của Bắc Kinh.
Phát
biểu tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng hôm thứ Sáu
nói việc hợp tác giữa New South Wales và Viện Khổng Tử là hoàn toàn
cởi mở, minh bạch và hợp pháp, nhằm đóng vai trò quan trọng trong việc
thúc đẩy tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau.
"New South Wales tuyên bố chấm dứt dự án mà không
trao đổi trước với Trung Quốc. Điều này là không tôn trọng, cũng không
công bằng cho người dân địa phương và cho học sinh," ông Cảnh Sảng nói
trong cuộc họp báo hàng ngày. "Điều này không có lợi cho các hoạt động
trao đổi văn hóa Trung-Úc. Và điều đó gây quan ngại."
Bộ trưởng
Giáo dục New South Wales Sarah Mitchell nói chương trình hợp tác trên sẽ
được thay thế bằng các lớp học tiếng Trung của chính phủ thực hiện,
Reuters tường thuật.
Căng thẳng quan hệ
Trung Quốc hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của Úc, còn Úc là nguồn cung cấp tài nguyên hàng đầu cho Trung Quốc.
Úc đang ngày càng quan ngại về tầm mức ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Trong những năm gần đây đã có những lo lắng về hoạt
động đầu tư của Trung Quốc tại Úc, về việc Bắc Kinh thiết lập Vùng
Nhận Diện Phòng Không ở Biển Hoa Đông, và việc bắt giữ các công dân
Úc gốc Hoa tại Trung Quốc, bên cạnh các vấn đề khác.
Việc tuyên bố chấm dứt chương trình dạy tiếng Trung được đưa ra vào lúc căng thẳng giữa hai nước đang dâng cao.
Hồi 2017, thủ tướng Úc khi đó là ông Malcolm Turnbull cáo buộc Trung Quốc can thiệp vào các công việc nội bộ của Úc, điều mà Bắc Kinh bác bỏ.
Sau đó, trong 2018, Úc cấm hãng công nghệ Huawei của Trung Quốc cung ứng thiết bị cho mạng di động 5G của nước này do những quan ngại về rủi ro an ninh quốc gia.
Việc tuyên bố chấm dứt chương trình dạy tiếng Trung được đưa ra vào lúc căng thẳng giữa hai nước đang dâng cao.
Hồi 2017, thủ tướng Úc khi đó là ông Malcolm Turnbull cáo buộc Trung Quốc can thiệp vào các công việc nội bộ của Úc, điều mà Bắc Kinh bác bỏ.
Sau đó, trong 2018, Úc cấm hãng công nghệ Huawei của Trung Quốc cung ứng thiết bị cho mạng di động 5G của nước này do những quan ngại về rủi ro an ninh quốc gia.
Tin liên quan
- Lãnh đạo Việt Nam và Úc nêu quan ngại về căng thẳng Biển Đông
- Thủ tướng Úc sẽ bàn nhân quyền và Biển Đông khi tới Việt Nam?
- Huawei: Những nước nào chặn công nghệ 5G của công ty Trung Quốc?
- Việt-Trung có giao lưu thanh niên và văn hóa Nho gia
No comments:
Post a Comment