Hát văn, còn gọi là chầu văn hay hát bóng, là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt Nam. Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (Đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo), một tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Bằng cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh với các lời văn trau chuốt
nghiêm trang, chầu văn được coi là hình thức ca hát mang ý nghĩa chầu
thánh. Hát văn có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Thời kỳ thịnh vượng nhất của hát văn là cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Vào thời gian này, thường có các cuộc thi hát để chọn người hát cung văn. Từ năm 1954, hát văn dần dần mai một vì hầu đồng bị cấm do bị coi là mê tín dị đoan. Đến đầu những năm 1990, hát văn lại có cơ hội phát triển. Các trung tâm của hát văn là Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và một số vùng thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Nghệ thuật chầu văn đang được quan tâm bảo tồn và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Hiện tại, Nghi lễ chầu văn của người Nam Định
và cả Việt nam đã được đưa vào danh sách 33 di sản văn hóa phi vật thể
Việt Nam (đợt 1) và được công nhận là Di sản thế giới. Ở Huế
cũng có hình thức chầu văn, nhưng giai điệu rất khác biệt so với các
tỉnh Bắc Bộ.
Từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XX, thời kỳ nhà Nguyễn (1802 – 1945), Huế
là Kinh đô của cả nước đã kết tinh, hội tụ nhiều sắc thái văn hóa trong
đó âm nhạc thấy khá rõ nét. Ngoài những làn điệu như hò, vè , lý, nhạc
Cung đình, nhạc Nghi lễ thì hình thành một thể loại mới gọi là nhạc Chầu
văn, gắn liền với tính ngưỡng thờ Mẫu mà dường như tách khỏi âm nhạc xứ
Huế.
Một nhà nghiên cứu có tên tuổi ở Huế đã không đồng ý việc đưa hát chầu
văn Huế (còn gọi là chầu văn) vào chốn cung đình, cụ thể là các buổi dạ
yến tiệc, cơm cung đình. Nhà nghiên cứu nọ còn nhấn mạnh: “Các hoạt động
lễ nghi trang trọng càng không nên, bởi âm hưởng diễn xướng của hầu văn
rộn ràng hơi thiếu nghiêm túc, ít phù hợp”. Lý do mà nhà nghiên cứu đưa
ra để “cấm cản” hầu văn là do loại hình này “gắn với văn hoá tâm linh,
thường được diễn tại miếu điện”. Cũng trên Báo Thừa Thiên Huế số 940
Cuối tuần ra ngày 25 đến 28/1/2018, tác giả Hiền An lại tiếp tục nêu vấn
đề hát chầu văn Huế trong không gian nào là phù hợp:
- Chầu văn Huế “cải biên” không phải là ca Huế, nên không thể giới thiệu trong một chương trình ca Huế thuần túy. Nó chỉ nên được giới thiệu trình diễn chung trong một chương trình âm nhạc truyền thống.
- Trong yến tiệc cung đình “phục nguyên” không trình diễn hát văn “cải biên”, vì nó không phải là âm nhạc cung đình. Trường hợp buổi yến tiệc đó tổ chức ở chốn cung đình, nhưng không phải là “phục nguyên” (phục dựng như cũ) thì có thể trình diễn hát chầu văn “cải biên”.
- Chầu văn Huế “cải biên” được trình diễn ở bất kể đâu, kể cả chốn cung đình xưa, trong các lễ hội lớn (như Festival Huế); các liên hoan, hội diễn nghệ thuật… Sở dĩ như vậy là bởi, chầu văn Huế “cải biên” đã không còn làm chức năng là một loại hát tín ngưỡng; lúc này nó thuần túy là một tiết mục âm nhạc truyền thống. Lúc này, không gian diễn xướng, vũ đạo, trang phục, lời ca… không phải là một trình diễn của một buổi “hầu đồng”. Còn như nhà nghiên cứu nào đó lo rằng “âm hưởng diễn xướng hát văn rộn ràng, hơi thiếu nghiêm túc, ít phù hợp” với chốn cung đình, cũng không nên “băn khoăn” làm gì. Mười bản tấu (còn gọi là Mười bản ngự, Thập thủ liên hoàn…) vốn được tấu lên ở cung đình Huế trong các buổi yến tiệc, đón tiếp của triều đình còn có những điệu nhanh, mạnh, dồn dập, như xuân phong, long hổ, tấu mã, còn “rộn ràng” hơn các điệu hát chầu văn Huế rất nhiều!
Mục lục
Phân loại
Hát
văn có nhiều hình thức biểu diễn bao gồm là hát thờ, hát thi, hát hầu
(hát phục vụ hầu đồng, lên đồng), và hát văn nơi cửa đền:
- Hát thờ: được hát vào các ngày lễ tiết, những ngày tiệc thánh (ngày thánh đản sinh, ngày thánh hóa...) và hát trước khi vào các giá văn lên đồng.
- Hát hầu, trong hát hầu theo tín ngưỡng tứ phủ thì ba giá tam tòa Thánh Mẫu là bắt buộc và hầu tráng bóng chứ không tung khăn. Các giá tung khăn bắt đầu từ hàng Quan Lớn trở xuống. Trong tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần, người ta có thể kết hợp hầu tứ phủ hoặc hầu riêng, nếu hầu kết hợp với tứ phủ thì thường thỉnh tam tòa Thánh Mẫu đầu tiên, còn nếu hầu riêng thì mới thỉnh đức Thánh Vương Trần Triều đầu tiên. Một số bài hát văn hầu phổ biến như "Cô Đôi Thượng Ngàn",...
- Hát văn cửa đền: thường gặp tại các đền phủ trong những ngày đầu xuân, ngày lễ hội. Các cung văn hát chầu văn phục vụ khách hành hương đi lễ. Thường thì cung văn sẽ hát văn về vị thánh thờ tại đền, và hát theo yêu cầu của khách hành hương. Nhiều khi lời ca tiếng hát được coi như một bài văn khấn nguyện cầu các mong ước của khách hành hương.
Hầu đồng
là nghi lễ nhập hồn của các vị Thánh Tứ Phủ vào thân xác ông Đồng bà
Cốt. Trong nghi lễ đó, hát vǎn phục vụ cho quá trình nhập đồng hiển
thánh. Sau khi đã múa các thánh thường ngồi nghe cung văn hát, kể sự
tích lai lịch vị thánh đang giáng. Với các giá ông Hoàng thì cung văn
ngâm các bài thơ cổ. Thánh biểu hiện sự hài lòng bằng động tác về gối
và thưởng tiền cho cung văn. Lúc này cũng là lúc thánh dùng những thứ
người hầu đồng dâng như: rượu, thuốc lá, trầu nước v.v. Các thứ thánh dùng phải làm nghi thức khai cuông (khai quang) cho thanh sạch.
Trình bày
Chầu
văn là một thể hát do cung văn hát trong nghi thức hầu bóng lên đồng.
Cung văn ngồi một bên mé trong khi người hầu bóng, gọi là đệ tử thánh,
ngồi trước bàn thờ. Hai bên cung văn là nhạc công tấu nhạc cùng ban phụ
họa hát theo. Hai bên đệ tử thánh thì có người phụ việc sửa soạn khăn áo
để khi thánh nhập thì trang phục ăn khớp với giá đồng. Người phụ việc
cũng lo các lễ vật dâng cúng cùng lộc thánh để phát cho các người đến
cung nghinh.
Phần lời của chầu văn
Chầu văn sử dụng nhiều thể thơ khác nhau như thơ thất ngôn, song thất
lục bát, lục bát, nhất bát song thất (có thể gọi là song thất nhất bát
gồm có một câu tám và hai câu bảy chữ), hát nói…
Lời của các bản văn thường có nội dung ca ngợi công đức, kể sự
tích các thánh, khen vẻ đẹp ngoại hình và thú phong lưu của các vị ấy,
đồng thời tả cảnh và xin được ban ơn phù hộ.
Âm nhạc
Hát văn là lễ nhạc hát chầu Thánh nên có vai trò quan trọng trong lễ hầu đồng.
Lời ca, tiếng nhạc của cung văn nhằm mời gọi các vị Thánh về. Hát văn
làm cho buổi lễ sống động. Những người hát văn vừa chơi nhạc cụ vừa thay
nhau hát trong một vấn hầu thường kéo dài từ 4-8 tiếng[1]
Các nhạc cụ chính gồm đàn nguyệt, trống ban (trống con), phách, cảnh, thanh la, ngoài ra còn sử dụng nhiều nhạc cụ khác như: trống cái, sáo, đàn thập lục, đàn nhị, kèn bầu, chuông, mõ, đàn bầu,...
Hát văn thường được nhắc tới kèm hai địa danh là Hà Nội và Nam Định, song hát văn Hà Nội hay hát theo lối bay bướm hơn hát văn Nam Định. Hát văn Nam Định thường đơn giản mộc mạc.
Thứ tự trình diễn
- Nghi lễ hát chầu văn lên đồng có thể chia thành bốn phần chính:
- Mời thánh nhập
- Kể sự tích và công đức
- Xin thánh phù hộ
- Đưa tiễn
Các làn điệu và tiết tấu
Về
tiết tấu, hát văn thường sử dụng nhịp ngoại (đảo phách). Loại nhịp này
mang đến một cảm giác không ổn định trong tâm trí người nghe, đưa người
nghe vào trạng thái mông lung, huyền ảo.
Hát chầu văn sử dụng nhiều làn điệu (hay còn gọi là lối hát, cách
hát). Người xưa còn gọi làn điệu là cách 格. Thí dụ như điệu bỉ thì gọi
là bỉ cách, điệu dọc thì gọi là dọc cách…
Các làn điệu hát văn cơ bản gồm: Bỉ, Miễu, Thổng, Phú Bình, Phú
Chênh, Phú Nói, Phú rầu (phú dầu), Đưa Thơ, Vãn, Dọc, Cờn Xá, Kiều
Dương, Hãm, Dồn, điệu kiều thỉnh, Hát Sai (Hành Sai), ngâm thơ. Ngoài ra
còn sử dụng nhiều làn điệu khác như hát nói trong ca trù, hát then, hò
Huế, hồ quảng, hát canh …..
Mỗi giá hầu thường có một số điệu hát riêng, như các giá về Thiên
phủ hay Địa phủ thường dùng dọc, phú, giá về Thoải phủ thường là cờn,
còn các giá Nhạc Phủ là Xá.
- Bỉ mang sắc thái trịnh trọng, được dùng để mở đầu cho hình thức hát văn thờ. Thông thường điệu Bỉ được hát trên thể thơ thất ngôn tứ cú (bốn câu mỗi câu bảy chữ) hoặc thất ngôn bát cú (tám câu mỗi câu bảy chữ) nhưng cũng có khi điệu này có thể hát trên các thể thơ khác như song thất lục bát, lục bát, song thất nhất bát. Trong các bản sự tích chư thánh được hát thờ thì đoạn bỉ thường là đoạn giới thiệu tóm tắt nội dung chính của cả bản văn. Các đoạn bỉ cũng thường sử dụng nhiều câu đối nhau (biền ngẫu). Một điều đặc biệt nữa đó là điệu bỉ chỉ có trong hát văn thờ mà tuyệt nhiên không có trong hát văn hầu đồng. Bỉ được lấy theo dây lệch, nhịp theo lối dồn phách.
- Miễu là lối hát rất nghiêm trang, đĩnh đạc, chỉ được dùng trong hát thi và hát thờ, tuyệt nhiên không bao giờ được dùng trong Hầu Bóng. Miễu được lấy theo dây lệch, nhịp đôi.
- Thổng chỉ dành riêng cho văn thờ và văn thi, được lấy theo dây bằng, nhịp ba.
- Phú Bình dành riêng cho hát văn thờ, rất đĩnh đạc, và dùng để hát ca ngợi các nam thần. Phú Bình được lấy theo dây lệch, nhịp 3.
- Phú Chênh là lối hát buồn, thường dùng để hát trong những cảnh chia ly. Được lấy theo dây bằng, nhịp 3.
- Phú nói thường dùng để mô tả cảnh hai người gặp gỡ, nói chuyện với nhau. Dùng trong hát văn thờ, văn thi và cả trong hầu bóng. Lấy theo dây bằng, nhịp ba hoặc không có nhịp mà chỉ dồn phách.
- Phú rầu là lối hát rất buồn, được lấy theo dây bằng nhưng hát theo nhịp đôi.
- Đưa thơ được lấy theo dây bằng, nhịp 3 và dồn phách, nhưng chủ yếu là dồn phách.
- Vãn lấy theo dây bằng, nhịp đôi, hát theo lối song thất lục bát, hát theo lối vay trả (vay của câu trước thì trả lại trong câu sau).
- Dọc lấy theo dây bằng, nhịp đôi, hát theo lối song thất - lục bát và hát theo nguyên tắc vay trả. Nếu hát từng câu thì gọi là nhất cú. Nếu hát liền hai câu song thất - lục bát thì gọi là "Dọc gối hạc" hay "Dọc nhị cú".
- Cờn dùng để ca ngợi sắc đẹp các vị nữ thần. Cờn được lấy theo dây lệch, nhịp đôi. Có thể hát theo dây bằng, nhưng hầu hết là hát kiểu dây lệch (biến hóa).
- Hãm lấy theo dây bằng, nhịp đôi, đây là lối hát rất khó vì phải hát liền song thất lục bát. Trong lối hát này có một tuyệt chiêu là Hạ Tứ Tự, có nghĩa là mượn bốn chữ của trổ sau, khi sang một trổ mới thì lại trả lại bốn chữ ấy.
- Dồn được lấy theo dây bằng, nhịp 3.
- Xá là một trong những điệu hát quan trọng nhất khi hát văn hầu bóng (cùng với Cờn, Dọc, Phú nói). Điệu Xá đặc trưng cho các giá nữ thần miền thượng.
Ngoài ra hát chầu văn còn có thể mượn các làn điệu nhạc cổ truyền khác như ca trù, quan họ, hò Huế và cả những điệu hát của dân thiểu số[2]
Xen kẽ những đoạn hát là đoạn nhạc không lời, gọi là lưu không.
Một số nghệ nhân hát văn nổi tiếng
Các nghệ nhân hát văn nổi tiếng đa phần đều ở Hà Nội và Nam Định.
Hà Nội
Nghệ nhân Cả Mã
Nghệ nhân Vĩnh Hàng Tre - Tâm Cẩn
Nghệ nhân Phạm Văn Kiêm: Ông đã có công bảo tồn, sưu tầm và sáng
tác nhiều bản văn, cho thu âm và dành nhiều tâm huyết cho nghệ thuật
này.
Nghệ nhân Hoàng Trọng Kha: Trước ông tham gia làm nhạc công đoàn cải lương
Nghệ nhân Lê Bá Cao Thường tín-Hà nội
Nam Định
NSND Bùi Trọng Đang: Nghệ sĩ chèo giỏi đàn hát chầu văn
NSUT Kim Liên - Thế Tuyền: Cặp đôi hát - đàn quê Nam Định nổi tiếng, từng công tác tại Đài TNVN
Các Nghệ sĩ Thanh Long, Khắc Tư, Xuân Hinh, Trọng Quỳnh...
Huế
Thông tin thêm
Chầu văn cũng được nhắc tới trong các bộ phim và bài hát Việt Nam như trong bài Nghe em câu hát văn chiều nay của nhạc sĩ Nguyễn Cường, hay đoạn hát văn " Tống Biệt" trong phim Mê Thảo, thời vang bóng...
Một số tác phẩm
Chú thích
- ^ Phần giới thiệu hát văn tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
- ^ Đàm Quang Minh & Patrick Kersalé. Viêt-Nam du Nord: Chants de Possession. Paris: Buda Musique, 1995.
.
.
No comments:
Post a Comment