Bình luận về quốc tang cựu chủ tịch Lê Đức Anh
Một nhà quan sát ở
Hà Nội nói với BBC rằng "chuyện quốc tang đối với dân sau ông Võ Nguyên
Giáp là hết" trong lúc một nhà báo tán thành đề xuất quốc tang "chỉ dành
cho lãnh đạo đương chức, và gọn lại thành một ngày".
Cựu Chủ tịch
nước Việt Nam, cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Lê Đức Anh qua đời ở
Hà Nội hôm 22/4, hưởng thọ 99 tuổi, theo truyền thông chính thống Việt
Nam.
Quốc
tang Đại tướng Lê Đức Anh sẽ diễn ra trong hai ngày 3 và 4/5/2019, do
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban, truyền thông
Việt Nam đồng loạt đưa tin.
Hôm 25/4, Phó giáo sư, Tiến sĩ Mạc
Văn Trang nói với BBC từ Hà Nội: "Thú thực, tôi không quan tâm đến ông
Lê Đức Anh sống chết ra sao, tang lễ thế nào."
"Theo như tôi thấy, người dân chẳng quan tâm đến quốc tang gì đâu."
"Tôi
thấy chuyện quốc tang đối với người dân sau Đại tướng Võ Nguyên Giáp là
hết. Chẳng ai quan tâm nữa. Họ muốn tổ chức kiểu gì thì làm, còn người
dân vẫn vui chơi bình thường."
Tờ Thanh Niên đưa tin ông Lê Mạnh
Hà, con trai Đại tướng Lê Đức Anh cho biết nguyện vọng của gia đình tổ
chức quốc tang cho đại tướng Lê Đức Anh giản dị, thời gian tổ chức tang
lễ giảm một ngày so với quy định về quốc tang.
Quốc tang ở các nước trên thế giới
Quyền Chủ tịch nước đứng thấp trong Ban tang lễ
Việt Nam tổ chức quốc tang cho Fidel
Trong khi đó, trả lời BBC từ Nha Trang, ông Võ Văn Tạo, nhà báo tự do, nói:
"Tôi tán thành đề xuất chỉ làm quốc tang cho lãnh đạo đương chức và giới hạn còn một ngày để tránh ảnh hưởng đến các hoạt động xã hội đã lên lịch trước, gây phiền phức cho xã hội và người dân."
"Theo tôi, quốc tang chỉ có ý nghĩa khi đa số người dân cảm thấy xúc động như có tang."
"Theo tập tục lâu nay, quốc tang chỉ dành cho tứ trụ, trong lúc người dân từng nhiều lần đề nghị Nhà nước nên tổ chức quốc tang cho các vụ như sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ hồi năm 2007 khiến hơn 200 người chết và bị thương, hoặc các vụ thiên tai, bão lũ khác có thiệt hại nhân mạng từ hàng chục người trở lên."
"Nhưng các đề nghị này không thành sự thật."
"Các nước văn minh thì người ta cũng làm quốc tang sau các vụ khủng bố, trong lúc Việt Nam đến nay chỉ dành nghi thức này cho tứ trụ và cựu tứ trụ."
"Và khi diễn ra quốc tang thì các hoạt động giải trí, sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng. Do vậy, theo tôi, việc tổ chức quốc tang nên càng ngắn càng tốt, đỡ phiền cho người dân."
Quốc tang các nước thế nào?
Nhiều nước châu Âu có quy định lễ quốc tang được dành cho các lãnh đạo quốc gia và cả các công dân có công trạng, danh nhân, nạn nhân khủng bố, thiên tai.
Ở một số nước châu Á như Philippines, nạn nhân của tai nạn phi cơ lớn cũng được cử hành quốc tang hoặc tang lễ có mặt đại diện cao nhất của chính quyền.
Tại Trung Quốc, người sáng lập nhà nước cộng sản Mao Trạch Đông khuyến khích việc hỏa thiêu các lãnh đạo từ năm 1956.
Tuy vậy, trước khi qua đời, ông Mao không đề nghị hỏa thiêu, và thi hài của ông được ướp và đưa vào lăng ở quảng trường Thiên An Môn sau khi ông qua đời tháng Chín năm 1976.
Trung Quốc khi đó tuyên bố 10 ngày quốc tang cho Mao Trạch Đông.
Trước đó, nhân vật số hai, Thủ tướng Chu Ân Lai qua đời ngày 8/1/1976 - cờ rủ sáu ngày.
Trên giường bệnh, Chu Ân Lai yêu cầu hỏa táng, và rải tro ông trên "sông núi Trung Hoa".
Năm 1997, khi Đặng Tiểu Bình qua đời, Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố sáu ngày quốc tang.
Thi hài ông Đặng được hỏa táng, và tro rải xuống biển.
Triệu Tử Dương, Tổng Bí thư Trung Quốc từ 1987-1989, đã bày tỏ cảm tình với sinh viên biểu tình ở Thiên An Môn năm 1989, và bị Đảng xem là phạm sai lầm nghiêm trọng.
Khi qua đời, lễ tang ông Triệu chỉ được ở mức ngang cấp bộ trưởng cho dù ông từng là Thủ tướng và Tổng Bí thư.
Chỉ có một ủy viên thường vụ bộ chính trị và một ủy viên bộ chính trị dự lễ tang ông Triệu.
Tin liên quan
- Bộ Chính trị phân công bà Thịnh giữ quyền nguyên thủ quốc gia
- Quốc tang ở các nước trên thế giới ra sao?
- Xã hội dân sự kêu gọi 'quốc tang cho người chết vì lũ'
- Video Quốc tang cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang
No comments:
Post a Comment