THẰNG BÁN TƠ” TRONG TRUYỆN KIỀU LÀ AI?
Đọc
và học truyện Kiều ai cũng biết đầu mối của những bất hạnh trong đời
Kiều là “thằng bán tơ” thế mà nhân vật này chỉ xuất hiện có một lần,
thoáng qua, không lai lịch, không nguyên nhân để rồi “bặt vô âm tín”.
Ngay cả lúc Từ Hải lấy Kiều, giúp Kiều báo ân, báo oán phân minh không
sót một ai mà “thằng bán tơ” vẫn vắng bóng. Vậy thằng bán tơ là ai?
Có người nói rằng lí do khiến ‘‘thằng bán tơ’’ không bị xét
xử vì Từ Hải tuy đã:
Đọc và học truyện Kiều ai cũng biết đầu mối của những bất hạnh trong
đời Kiều là “thằng bán tơ” thế mà nhân vật này chỉ xuất hiện có một
lần, thoáng qua, không lai lịch, không nguyên nhân để rồi “bặt vô âm
tín”. Ngay cả lúc Từ Hải lấy Kiều, giúp Kiều báo ân, báo oán phân minh
không sót một ai mà “thằng bán tơ” vẫn vắng bóng. Vậy thằng bán tơ là
ai?
Có người nói rằng lí do khiến ‘‘thằng bán tơ’’ không bị xét xử vì Từ Hải tuy đã:
“ Triều đình riêng một góc trời
Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà”
Mặc
dù là vậy nhưng địa bàn thuộc quyền quản lí của Từ Hải cũng chỉ là: “
Huyện thành đạp đổ năm toà cõi Nam” mà thôi. Còn quê hương của Thuý Kiều
nơi có “thằng bán tơ” thì thuộc quyền kiểm soát của triều đình chính
thống- đó là lí do khiến khiến “thằng bán tơ” lọt lưới trong màn báo
oán.
Nhiều người lại băn khoăn kể cả “thằng bán tơ” không ở nơi thuộc quyền
quản lí của Từ Hải thì cũng không thiếu gì cách để bắt về. Vì “ thằng
bán tơ ’’ là nguyên cớ, đầu mối gây ra chuỗi khổ nhục cuộc đời Kiều,
lại không bị đưa ra trị tội để làm gương cho mọi kẻ thì màn báo oán kia
có nghĩa lí gì. Phải chăng “ thằng bán tơ” không có thật? Điều này cũng
có thể vì khi gia đình Kiều mắc nạn, dò hỏi mãi:
“ Hỏi ra sau mới biết rằng
Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ”
Còn
‘‘thằng bán tơ’’ là ai? Thì không có vết tích, không lai lịch cụ thể,
chỉ 2000 biết rằng do‘‘ thằng bán tơ’’ vu oan cho nên Vương ông và
Vương quan bị bắt, bị tra tấn và trong phiên toà xử quan đã gợi ý :
‘‘ Tính bài lót đó luồn đây
Có ba trăm lạng việc này mới xuôi’’
Hơn
thế quan còn tìm cớ để cho lũ sai nha đến để vơ vét, cướp bóc tài sản
của gia đình Kiều, khiến Kiều đã phải bán mình để cứu gia đình. Vậy
‘‘thằng bán tơ’’ có phải là một tên vô danh do quan dựng lên không ? Có
thể lắm chứ !.
Phát hiện ra điều này ta càng thấy Nguyễn Du quả là một bậc kỳ tài
trong xây dựng nhân vật- một nhân vật lướt qua với lời vu khống thật
‘‘nhẹ nhàng’, trơn tuột như con lươn, lách thật nhanh qua hơn ba nghìn
câu Kiều để rồi biến mất để lại bao suy nghĩ của độc giả.
Bài tin liên quan
No comments:
Post a Comment