Vì sao người Việt phải ủng hộ cho các tổ chức chính trị đối lập? (Việt Hoàng)
Tình trạng ruỗng nát của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ
tạo ra khoảng trống quyền lực và rất có thể các nhóm tài phiệt tư bản
đỏ sẽ cấu kết với các nhân sĩ để giành lấy chính quyền và lấp vào khoảng
trống quyền lực đó (4). Nếu trong thời điểm chuyển giao sắp tới mà đất
nước vẫn chưa có một giải pháp nào để thay thế cho giải pháp cộng sản
thì chính quyền sẽ rơi vào tay giới tư bản đỏ. Chính vì lẽ đó mà người
dân Việt Nam cần phải ủng hộ cho một hay vài tổ chức chính trị dân chủ
đứng đắn với một giải pháp mới vào thời điểm lịch sử sang trang. Tổ chức
chính trị đó sẽ mang lại một hy vọng và niềm tin cho đất nước đồng thời
có tác dụng ngăn chặn các thế lực bất chính lên nắm quyền và giải quyết
các di sản mà chế độ cộng sản để lại. (Việt Hoàng)
Chắc
có lẽ không mấy ai còn phản đối ý kiến "đấu tranh chính trị luôn là đấu
tranh giữa các tổ chức với nhau chứ không phải giữa các cá nhân". Tất
nhiên là như thế vì tranh đấu cá nhân chỉ là hoạt động chính trị nhân
sĩ. Nếu ai chưa rõ thế nào là đấu tranh kiểu nhân sĩ thì có thể xem lại
bài trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Gia Kiểng với nhà văn Phạm Thị Hoài
"Về văn hóa chính trị nhân sĩ" (1).
Một
trong những điều kiện cần của thể chế dân chủ là phải có "đa đảng". Đa
đảng cũng chưa hẳn có dân chủ như trường hợp Nga, Iran, Venezuela… Nhưng
nếu chỉ có một đảng thì không thể có dân chủ. Đa đảng để làm gì ? Tất
nhiên là để cạnh tranh với nhau. Mỗi tổ chức sẽ đưa ra một Dự án chính
trị (hay còn gọi là Cương lĩnh chính trị) về quản trị quốc gia. Dự án
nào khả thi, hợp lý và được nhiều người dân ủng hộ nhất thì đảng đó sẽ
được dân bầu để trở thành đảng cầm quyền.
Theo định nghĩa của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, thì "một
chính đảng đúng nghĩa được quan niệm như là một dụng cụ để thể hiện một
tư tưởng chính trị và để thực hiện một dự án chính trị".
Nếu
làm chính trị chỉ để tranh giành quyền lực và sau đó xem đất nước như
là một chiến lợi phẩm để chia chác và ban phát cho nhau như đảng cộng
sản đang làm thì đó không phải là làm chính trị mà là… làm cướp. Cướp
chính quyền cũng là cướp.
Như vậy "một
đảng (hay một tổ chức) chính trị là tập hợp của những người cùng chia
sẻ một lý tưởng chính trị với mong muốn tham gia vào chính trường, được
nắm quyền để thay đổi xã hội theo những giá trị mà tổ chức đó đề nghị và
theo đuổi" (2).
Chính
trị là làm việc chung, để cùng cống hiến cho một lý tưởng đẹp và quảng
đại chứ không phải tìm kiếm vinh quang cho cá nhân. Chính vì không phải
tìm kiếm thành công cho cá nhân nên một tổ chức chính trị phải có Dự án
chính trị để giới thiệu với người dân. Căn cứ những đề nghị trong Dự án
chính trị đó mà người dân có thể biết được và đánh giá tổ chức đó muốn
gì, đề nghị cụ thể gì cho đất nước. Cũng căn cứ vào Dự án chính trị đó
để người dân theo dõi xem tổ chức có làm theo đúng những gì đã đề nghị
hay không.
Xin nhắc lại ba đặc tính căn bản của một xã hội dân chủ đó là :
- Tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do tín ngưỡng.
- Tự do kết hợp, tức là tự do lập hội và tham gia vào các tổ chức xã hội dân sự hoặc các đảng phái chính trị.
- Tự do bầu cử và ứng cử vào các cơ quan công quyền.
Như
vậy dân chủ bắt buộc phải có đa đảng và bầu cử tự do để người dân lựa
chọn và trao quyền lãnh đạo đất nước cho một tổ chức chính trị mà họ cảm
thấy có khả năng nhất. Nếu không có các chính đảng lớn và có tầm vóc,
kể cả khi không còn cộng sản nữa thì Việt Nam vẫn không có dân chủ. Một
đất nước dân chủ không phải có chính quyền mạnh mà là có đối lập mạnh.
Không có cạnh tranh chính trị thì đất nước sẽ không có tiến bộ và phát
triển. Đảng cộng sản Việt Nam "một mình một chợ" lãnh đạo đất nước hơn
70 năm qua nhưng thay vì phát triển thì họ càng ngày càng suy thoái và
sẽ sớm bị đào thải. Họ không có cơ chế và công cụ để thay đổi vì không
có cạnh tranh chính trị.
Với
mức độ tự do hiện nay, nếu có quyết tâm và biết cách thì vẫn có thể
thành lập các chính đảng. Việc đầu tiên là tổ chức đó phải có một "tư
tưởng chính trị" để gắn kết các thành viên lại với nhau. Tiếp theo là tổ
chức đó phải xây dựng và đào tạo được một "đội ngũ cán bộ nòng cốt", là
những người hiểu rõ tư tưởng và lộ trình tranh đấu của tổ chức, có
quyết tâm và khả năng động viên quần chúng bằng lý luận, bằng sự hiểu
biết thông qua khả năng diễn thuyết, viết, nói… Các bước tiếp theo là
kiểm điểm phương tiện, xây dựng cơ sở quần chúng và bước cuối cùng mới
là đứng lên "hiệu triệu quần chúng" khi cơ hội đến.
Để
tránh bị chính quyền đàn áp thì ban lãnh đạo của các tổ chức chính trị
Việt Nam lúc ban đầu bắt buộc phải đặt đầu não và cơ quan truyền thông ở
hải ngoại. Phân công công việc cho hợp lý giữa người trong nước và
ngoài nước là rất quan trọng. Việc cho rằng đấu tranh là phải đối đầu
trực diện với chính quyền, ví dụ việc đặt ban lãnh đạo trong nước là một
sai lầm như trường hợp Hội Anh Em Dân Chủ, với hậu quả toàn bộ ban lãnh
đạo bị bắt và kết án rất nặng. Tranh đấu dân chủ là con đường dài và
gian nan, bảo toàn lực lượng phải là ưu tiên lớn nhất của các tổ chức
chính trị đứng đắn.
Thành
lập một tổ chức chính trị mới là điều không hề đơn giản, kể cả ở hải
ngoại, nơi mà người Việt hoàn toàn tự do và không bị ai đàn áp. Không có
Kinh thì không thể có Đạo. Không có tư tưởng chính trị thì không thể
qui tụ được thành viên. Chưa kể văn hóa Khổng giáo ngăn cấm mọi kết hợp
tự do của người dân nên người dân Việt Nam khá xa lạ với "văn hóa tổ
chức", dù chỉ là tổ chức xã hội dân sự. Việt Nam có hơn 20 tổ chức xã
hội dân sự đã ra đời nhưng sự thực có bao nhiêu tổ chức hoạt động có
hiệu quả ? Và chính những người đã từng tham gia vào các tổ chức xã hội
đó mới thấu hiểu những khó khăn khi làm việc với những người khác trong
một tổ chức. Chính vì khó nên đa số người Việt luôn chọn cách đấu tranh
nhân sĩ, tức là một mình.
Cũng
cần biết rằng một tổ chức chính trị rất khác với một tổ chức xã hội dân
sự. Tổ chức xã hội dân sự là tất cả những kết hợp tự do của người dân
và độc lập với chính quyền. Các tổ chức xã hội dân sự không có tham vọng
cầm quyền và chỉ có một (hay vài) mục tiêu cụ thể như bảo vệ môi
trường, bảo vệ nhân quyền, bảo vệ tự do tôn giáo… Trong khi đó, tổ chức
chính trị là một tổ chức phức tạp nhất và cao nhất trong các hình thái
của các tổ chức vì nó có nhiều mục tiêu khác nhau và có tham vọng cầm
quyền để nhằm thực thi một dự án chính trị đã đề nghị trước đó.
Do
đó, các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức chính trị hoàn toàn khác
nhau. Khác nhau về mục tiêu cũng như phương pháp hành động. Nên hiểu
điều này để không chỉ trích lẫn nhau vì các tổ chức xã hội dân sự và các
tổ chức chính trị là đồng minh quan trọng của nhau. Ví dụ một tổ chức
xã hội dân sự chuyên làm từ thiện thì phải công khai và kêu gọi mọi
người ủng hộ nhưng một tổ chức chính trị thì nếu muốn làm từ thiện cũng
phải bí mật vì nếu không chính quyền sẽ chụp mũ người nhận từ thiện là
‘nhận tiền của các thế lực thù địch’... Các tổ chức chính trị cần đi xa
hơn với mục tiêu là thay đổi chế độ trong khi các tổ chức từ thiện là
‘cấp cứu’ hay ‘cứu nguy’ ngay lập tức những người lâm nạn hay cần giúp
đỡ. Từ thiện là hành động cao đẹp của tâm hồn con người mà chúng ta cần
ủng hộ và tôn vinh.
Trong
quá trình tham gia vào các tổ chức xã hội sẽ có những người sẽ khám phá
ra rằng ra gốc rễ của mọi vấn đề ở Việt Nam nằm trong thể chế độc quyền
chính trị và họ sẽ dấn thân thêm một bước cao hơn là kết hợp lại với
nhau trong một tổ chức chính trị.
‘Giai
đoạn kết hợp lại với nhau trong một tổ chức chính trị để cùng tranh đấu
là giai đoạn quan trọng nhất của mỗi người. Nó đánh dấu việc kết thúc
tranh đấu cá nhân và tiến lên một bậc cao hơn: Đấu tranh có tổ chức. Từ
một tiếng nói lương tâm chuyển lên đấu tranh chuyên nghiệp, quyết tâm
thay đổi xã hội cùng với những người chung chí hướng’ (3).
Đảng cộng sản Việt Nam đang
tồn tại trong vật vã vì khủng hoảng toàn diện. Họ rất muốn thay đổi
nhưng lại không thể thay đổi. Họ muốn chống tham nhũng nhưng không thể
chống được vì ‘ta đánh ta’. Vì không có cạnh tranh chính trị nên họ
không có áp lực và công cụ để thay đổi bất cứ điều gì, từ thể chế đến
nhân sự. Việc ông Nguyễn Phú Trọng bị đột quị khi đang thăm và làm việc
tại Kiên Giang sau đó phải cấp cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy đã khiến không
chỉ dư luận Việt Nam nổi sóng mà còn khiến nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam chao
đảo. Nếu vì lý do sức khỏe mà ông Trọng không thể tiếp tục công việc
của mình thì chính trường Việt Nam sẽ gặp khủng hoảng nghiêm trọng. Các
phe nhóm sẽ đấu đá dữ dội để tranh giành quyền lực trong hoàn cảnh không
có một khuôn mặt nào sáng giá và có khả năng để thay thế ông Trọng (nếu
có thì ông Trọng đã được nghỉ hưu lâu rồi chứ không phải một mình ngồi
hai ghế).
Một
điều cũng rất không bình thường trong vụ ông Trọng bị đột quị đó là dư
luận và mạng xã hội không có bất cứ ai tỏ ý buồn rầu hay lo lắng cho ông
Trọng mà trái lại là một tâm lý hả hê, vui mừng... Chỉ trong một đất
nước không bình thường thì người dân mới có tâm lý đó. Đây là một cảnh
báo nghiêm trọng cho Đảng
cộng sản Việt Nam. Họ đã đánh mất hết niềm tin trong dân chúng. Đã đến
lúc họ cần phải chủ động thay đổi đất nước về hướng dân chủ thay vì tiếp
tục ‘cố đấm ăn xôi’ khi kéo dài sự cai trị của mình.
Tình trạng ruỗng nát của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ
tạo ra khoảng trống quyền lực và rất có thể các nhóm tài phiệt tư bản
đỏ sẽ cấu kết với các nhân sĩ để giành lấy chính quyền và lấp vào khoảng
trống quyền lực đó (4). Nếu trong thời điểm chuyển giao sắp tới mà đất
nước vẫn chưa có một giải pháp nào để thay thế cho giải pháp cộng sản
thì chính quyền sẽ rơi vào tay giới tư bản đỏ. Chính vì lẽ đó mà người
dân Việt Nam cần phải ủng hộ cho một hay vài tổ chức chính trị dân chủ
đứng đắn với một giải pháp mới vào thời điểm lịch sử sang trang. Tổ chức
chính trị đó sẽ mang lại một hy vọng và niềm tin cho đất nước đồng thời
có tác dụng ngăn chặn các thế lực bất chính lên nắm quyền và giải quyết
các di sản mà chế độ cộng sản để lại.
Người
Việt Nam vẫn còn tâm lý ‘nước đến chân mới nhảy’ khi có những người
phát biểu rằng ‘cứ lật đổ chế độ cộng sản đi cái đã, mọi chuyện sau đó
hẵng tính’. Rất tiếc là khi đó mọi chuyện đã quá muộn. Ai Cập là một ví
dụ. Sau khi lật đổ được nhà độc tài Hosni Mubarak bằng một cuộc ‘cách
mạng đường phố’ thì nay họ lại rơi vào một chế độ độc tài khác của tướng
Sissi. Muốn hay không thì người dân Việt Nam cũng phải ủng hộ cho một
tổ chức chính trị nào đó để chuẩn bị và thay thế cho chế độ cộng sản.
Nên ủng hộ cho các tổ chức chính trị thay vì các nhân sĩ.
Các
tổ chức chính trị dân chủ đang còn hoạt động của người Việt không nhiều
nên không quá khó để chọn ủng hộ ai, tổ chức nào ? Đồng ý là cho đến
giờ vẫn chưa có một tổ chức chính trị đối lập nào thật sự có tầm vóc và
hùng mạnh, chính vì lẽ đó mà người dân Việt Nam trong và ngoài nước cần
tìm hiểu để ủng hộ cho các tổ chức để các tổ chức đó trở nên hùng mạnh
và có tầm vóc.
‘Làm
thế nào để ‘yên tâm’ tham gia hay ủng hộ một tổ chức chính trị đối lập ?
Làm sao để biết được một tổ chức chính trị nào là tốt hay xấu ? Chỉ có
một yếu tố duy nhất để có được điều đó chính là NIỀM TIN. Niềm tin đó
phải có điều kiện, vì niềm tin vào một tổ chức chính trị khác với niềm
tin vào một tôn giáo. Đức tin của các tôn giáo gần như là mặc định và
không bàn cãi, nhưng niềm tin vào một tổ chức chính trị phải dựa ít nhất
trên hai yếu tố, thứ nhất là ‘tư tưởng chính trị’ và thứ hai là ‘đội
ngũ nhân sự’ của tổ chức đó’ (5).
Việt Hoàng
(22/04/2019)
https://www.thongluan.blog/2019/04/vi-sao-nguoi-viet-phai-ung-ho-cho-cac.html
No comments:
Post a Comment