Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 27 June 2019

Image result for cải lương

SỰ TỔN THẤT CỦA DÂN TỘC VÀ CÁI CHẾT CỦA MỘT NGÀNH NGHỆ THUẬT: CẢI LƯƠNG
SƠN TRUNG 

I. SỰ RA ĐỜI CỦA CẢI LƯƠNG

Trươc khi Pháp đến, Sân khấu Việt Nam có hát bội và hát chèo,  sau khi Pháp đến, ngành nghệ thuật sân khấu cải lương ra đời.
Hiện nay sân khấu cải lương đã và đang chết. NSND Trần Ngọc Giàu , Giám đốc Nhà hát Trần Hữu Trang kiêm Hội trưởng hội Sân Khấu Thành Phố nói:"Hiếm hoi sàn diễn dành cho sân khấu truyền thống, lác đác chương trình nghệ thuật sáng đèn, lớp kỳ cựu của làng sân khấu cải lương, hát bội  thưa dần, thế hệ nối tiếp nghề tuy có song chưa thể là đội ngũ kế thừa đủ thực lực và tâm huyết. Đó là nỗi lo quá lớn của ngành sân khấu tại tpHCM.
Ông Trần Ngọc Giàu nói hiện nay hiếm có rạp hát dành cho cải lương và hát bội.

Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tửdân ca miền đồng bằng sông Cửu Long, nhạc tế lễ.
Giải thích chữ "cải lương" (改良) theo nghĩa Hán Việt, giáo sư Trần Văn Khê cho rằng: "Cải lương là sửa đổi cho trở nên tốt hơn", thể hiện qua sân khấu biểu diễn, đề tài kịch bản, nghệ thuật biểu diễn, dàn nhạc và bài bản.[1]. Ở đây là đã cải lương (cải cách, đổi mới) nghệ thuật hát bội. Từ 1 động từ theo nghĩa thông thường đã trở thành 1 danh từ riêng. Sau khi cải lương thì nghệ thuật Cải Lương đã khác hẳn với nghệ thuật hát bội cả về nội dung và hình thức[2].
Về thời gian ra đời, theo Vương Hồng Sển: tuy "có người cho rằng cải lương đã manh nha từ năm 1916, hoặc là 1918", nhưng theo ông thì kể từ ngày 16 tháng 11 năm 1918, khi tuồng Gia Long tẩu quốc được công diễn tại Nhà hát Tây Sài Gòn, cách hát mới lạ này mới "bành trướng không thôi, mở đầu cho nghề mới, lấy đờn ca và ca ra bộ ra chỉnh đốn, thêm thắt mãi, vừa canh tân, vừa cải cách...nên cải lương hình thành lúc nào cũng không ai biết rõ...(Wikipedia)"
Cải lương phát triển tại miền Nam, trong ngày 30-4-1975, Saigon có 39 rạp cải lương và hát bội,
 chia ra các quận cho tiện dân chúng đi lại. Cải lương cũng phát triển tại các tỉnh.

Từ Đờn ca tài tử

Đã đến lúc, theo Vương Hồng Sển, người ta nghe hát bội hoài, hát bội mãi, cũng chán tai thét hóa nhàm[4] thì các ban tài tử đờn ca xuất hiện.
Buổi đầu, khoảng cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, các nhóm đờn ca được thành lập cốt để tiêu khiển, để phục vụ trong các buổi lễ tại tư gia, như đám tang, lễ giỗ, tân hôn...nhưng chưa hề biểu diễn trên sân khấu hay trước công chúng.
Và nếu trước kia "cầm" (trong "cầm, kỳ thi, họa") là của tầng lớp thượng lưu thì đến giai đoạn này nó không còn bị bó buộc trong phạm vi đó nữa, mà đã phổ biến rộng ra ngoài. Chính vì thế nhạc tài tử ở các tỉnh phía Nam, về nội dung lẫn hình thức, dần dà thoát ly khỏi nhạc truyền thống có gốc từ Trung, Bắc.
Nhắc lại giai đoạn này, trong Hồi ký 50 năm mê hát, có đoạn:

Căn cứ theo sách vở thâu thập và những lời của người lớn tuổi nói lại, và nếu tôi (Vương Hồng Sển) không lầm thì buổi sơ khởi của cải lương, là do sự ngẫu nhiên, sự tình cờ, là do lòng ái quốc mà nên.

Tác giả giải thích:

Người miền Nam có cái hay là khi biết dùng bạo lực cải hại thân vào tù, thì họ không dùng bạo lực. Họ cố đè nén lòng thương nước, chôn giấu trong một bề ngoài lêu lổng, chơi bời...Họ (những tài tử) thường tụ họp vừa tập ca cho vui, vừa trau giồi nghệ thuật...rồi mỗi khi có đám tang, vào lúc canh khuya...họ cũng hòa đờn, tập dượt ca cho đúng nhịp, để đánh cơn buồn ngủ. Sau thành thói tục, mỗi dịp "quan - hôn - tang - tế" (chủ nhà) đều có mời họ cho rôm đám.[4]

Khi ấy, Đờn ca tài tử gồm:

  • Nhóm tài tử miền Tây Nam Bộ, như: Bầu An, Lê Tài Khị (Nhạc Khị), Nguyễn Quan Đại (Ba Đợi), Trần Quang Diệm, Tống Hữu Định, Kinh Lịch Qườn, Phạm Đăng Đàn...
  • Nhóm tài tử Sài Gòn, như: Nguyễn Liên Phong, Phan Hiển Đạo, Nguyễn Tùng Bá...

Đến lối Ca ra bộ

Ban đờn ca tài tử Nguyễn Tống Triều dự hội chợ các nước thuộc địa ở Marseille, Pháp năm 1906.



Qua lối năm 1910, ông Trần Văn Khải kể:

Mỹ Tho có ban tài tử của Nguyễn Tống Triều, người Cái Thia, tục gọi Tư Triều (đờn kìm), Mười Lý (thổi tiêu), Chín Quán (đờn độc huyền), Bảy Vô (đờn cò), cô Hai Nhiễu (đờn tranh), cô Ba Đắc (ca sĩ). Phần nhiều tài tử nầy được chọn đi trình bày cổ nhạc Việt Nam tại cuộc triển lãm ở Pháp. Khi về, họ cho biết rằng Ban tổ chức có cho họ được đờn ca trên sân khấu và được công chúng đến xem đông đảo...[5]

Nghe được cách cho "đờn ca trên sân khấu", Thầy Hộ, chủ rạp chiếu bóng Casino, ở sau chợ Mỹ Tho, bèn mời ban tài tử Tư Triều, đến trình diễn mỗi tối thứ tư và thứ bảy trên sân khấu, trước khi chiếu bóng, được công chúng hoan nghinh nhiệt liệt.
Trong thời kỳ này, Mỹ Tho là đầu mối xe lửa đi Sài Gòn. Khách ở các tỉnh miền Tây muốn đi Sài Gòn đều phải ghé trạm Mỹ Tho. Trong số khách, có ông Phó Mười Hai ở Vĩnh Long là người hâm mộ cầm ca. Khi ông nghe cô Ba Đắc ca bài Tứ Đại, như bài " Bùi Kiệm - Nguyệt Nga", với một giọng gần như có đối đáp, nhưng cô không ra bộ. Khi về lại Vĩnh Long, ông liền cho người ca đứng trên bộ ván ngựa và "ca ra bộ"[6]. Ca ra bộ phát sinh từ đó, lối năm 1915 – 1916.
Cũng theo Vương Hồng Sển:

các điệu ca ra bộ và cải lương sau này đều chịu ảnh hưởng của các buổi hát nhân những kỳ bãi trường do các trường trung học Taberd, Mỹ Tho, trường tỉnh Sóc Trăng...Cho nên chúng ta không nên quên ơn các nhà tiền bối, phần đông là các giáo sư trường Pháp, đã có sáng kiến dìu dắt và dạy cho ta biết một nghệ thuật hát ca khác với điệu hát bội thời ấy...[7]

Nhà văn Sơn Nam còn cho biết:

năm 1917, Lương Khắc Ninh, sành về hát bội, đã diễn thuyết tại hội khuyến học Sài Gòn: Người An Nam ta thuở nay vẫn cho nghề hát là nghề hạ tiện, nên người có học thức một ít thì không làm…(nay) muốn cải lương phải làm sao?...Chuyện nói đây không khó. Có học trò trường Taberd đến lúc phát thưởng, nó ra hát theo Lang Sa (Pháp), bộ tịch như Lang Sa. Rất đổi là hát theo ngoại quốc, trẻ em còn làm được, hà huống người An Nam mà hát An Nam không được sao?...Rồi đoàn ca nhạc kịch bên Pháp mỗi năm sáu tháng đã đến Sài Gòn trình diễn, có màn có cảnh phân minh, mỗi tuồng dứt trọn một đêm. Công chúng người Việt hâm mộ, thấy hợp lý, thêm tranh cảnh gọi Sơn thủy, đẹp mắt.[8]

Và rồi, ngay năm này (1917), ông André Thận (Lê Văn Thận) ở Sa Đéc lập gánh hát xiếc, có thêm ít màn ca ra bộ.

Hình thành Cải lương

Từ Anh, Năm Châu, Tư Út, Phùng Há, Ba Liên trong tuồng Khúc oan vô lượng, gánh Trần Đắc (Cần Thơ) diễn trên sân khấu khoảng năm 1931.


Qua năm 1918, cũng theo Vương Hồng Sển, năm 1918, bỗng Tây thắng trận ngang (Chiến tranh thế giới thứ nhất), mừng quá, toàn quyền Albert Sarraut nới tay cho phép phe trí thức bày ra một cuộc hát lấy tiền dâng "mẫu quốc" và cho phép lập hội gánh hát để dân bản xứ lãng quên việc nước, thừa dịp đó dân trong Nam bèn trau giồi nghề đờn ca và đưa tài tử salon lên sân khấu...[9]. Nhân cơ hội ấy, ông Năm Tú (Châu Văn Tú) ở Mỹ Tho chuộc gánh của ông André Thận rồi sắm thêm màn cảnh, y phục và nhờ ông Trương Duy Toản soạn tuồng, đánh dấu sự ra đời của loại hình nghệ thuật cải lương.
Đến năm 1920, cái tên "cải lương" xuất hiện lần đầu tiên trên bản hiệu gánh hát Tân Thịnh (1920) với câu liên đối:

Cải cách hát ca theo tiến bộ
Lương truyền tuồng tích sánh văn minh.

Mặc dù Vương Hồng Sến đã nói cải lương hình thành lúc nào cũng không ai biết rõ, nhưng theo sự hiểu của ông thì:

  • Năm 1915 trở về trước, tại miền Nam, tài tử còn ca kiểu "độc thoại".
  • Năm 1916, có ca kiểu "đối thoại" (ca ra bộ)
  • Đêm 16 tháng 11 năm 1918, tại Rạp Hát Tây Sài Gòn, có diễn tuồng – Việt nhứt gia (tức Gia Long tẩu quốc) đánh dấu thời kỳ phôi thai của cải lương.

Sau đêm này, André Thận trước và Năm Tú sau, đã đưa cải lương lên sân khấu thiệt thọ. Năm 1922, tuồng Trang Tử thử vợ và tuồng Kim Vân Kiều diễn tại rạp Mỹ Tho rồi lên diễn tại rạp Chợ Lớn và rạp Modern Sài Gòn... lúc này hát cải lương mới thành hình thật sự...[10]
Và diễn biến tiếp theo của cải lương được Từ điển bách khoa Việt Nam tóm gọn như sau:

Những năm 1920 – 1930 là thời kì phát triển rực rỡ, nhiều gánh hát ra đời, nổi tiếng nhất là hai gánh Phước CươngTrần Đắc có dàn kịch gồm ba loại: các tuồng tích của Trung Quốc, loại xã hội và loại phóng tác (như "Tơ vương đến thác", "Giá trị và danh dự").
Trong thời kỳ 1930 – 1934, nghệ thuật cải lương lan truyền ra ngoài Bắc và nhiều nghệ sĩ xuất sắc xuất hiện như Năm Phỉ, Phùng Há, Bảy Nhiêu, Năm Châu... Thời kì kinh tế khủng hoảng, nhiều gánh hát tan rã. Dựa vào tâm lý của dân chúng ngả về tôn giáo, các gánh hát đua nhau diễn các tích về Phật, tiên, đi đầu là gánh hát Tân Thịnh.
Từ 1934, xuất hiện phong trào "kiếm hiệp", đi đầu là gánh Nhạn Trắng và tác giả Mộng Vân người Bạc Liêu. Những vở nổi tiếng: "Chiếc lá vàng", "Bích Liên vương nữ", "Bảo Nguyệt Nương". Từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay... Nhiều vở diễn mới xuất hiện, nội dung phong phú và đa dạng.[11]

Phát triển và Hưng thịnh

Tại miền Nam Việt Nam, thập niên 1960 là thời kỳ hưng thịnh nhất của cải lương miền Nam, lấn át cả tân nhạc. Các sân khấu cải lương được đông khán giả đến xem hàng ngày, nên ngày nào cũng có diễn xuất, nhờ đó, các soạn giả và nghệ sĩ có cuộc sống khá sung túc, và một số ca sĩ tân nhạc phải tìm cách chuyển nghề sang hát cải lương để tìm kiếm thành công như Hùng Cường [12]. Riêng tại vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định đã có trên 39 rạp hát cải lương [13] và 20 nơi luyện cổ nhạc (gọi là "lò"), trong đó có những "lò" nổi tiếng như của Út Trong (từng là trưởng dàn cổ nhạc của gánh Thanh Minh suốt 13 năm, và là người đã huấn luyện Thanh Nga từ lúc còn thơ ấu), Văn Vĩ, Duy Trì, Huỳnh Hà, Tư Tân, Yên Sơn, Ba Giáo,...[12] Trong những giải thưởng của ngành Cải lương thời đó, nổi tiếng và uy tín có Giải Thanh Tâm, do ông ký giả Thanh Tâm (tên thật là Trần Tấn Quốc) thành lập, hoạt động từ năm 1958 đến năm 1968, mà người nhận giải đầu tiên là nữ nghệ sĩ Thanh Nga [14]. Những soạn giả tuồng nổi tiếng trong thời này có Năm Châu, Hà Triều, Hoa Phượng, Bảy Cao, Thế Châu, Thiếu Linh, Yên Lang, Nguyên Thảo, Mộc Linh, Kiên Giang, Thu An, Viễn Châu (sáng tạo hình thức tân cổ giao duyên, tức là hát cải lương chung với tân nhạc),...[15][16] Những gánh hát cải lương nổi tiếng thời này có đoàn Thanh Minh – Thanh Nga, Thống Nhứt, Tiếng Chuông Vàng,... với những nghệ sĩ như Út Trà Ôn, Hữu Phước, Thành Được, Hùng Cường, Tấn Tài, Dũng Thanh Lâm, Minh Cảnh, Minh Phụng, Minh Vương, Thanh Sang, Phùng Há, Út Bạch Lan, Ngọc Giàu, Thanh Nga, Lệ Thủy, Mỹ Châu, Bạch Tuyết, Phượng Liên, Thanh Kim Huệ, Thanh Thanh Hoa,...[17]
Khi Chiến tranh Việt Nam chấm dứt, cải lương miền Nam hoạt động mạnh 10 năm nữa, đến năm 1985, mới dần dần sa sút [13], vì nhiều lý do, trong đó có thiếu kịch bản hay, thiếu rạp diễn mới và thế hệ lão thành tàn lụi.Cũng do cộng sản chiếm miền Nam, dân một phần bị tù đày, một phần thất nghiệp lấy đâu tiền bạc cho mẹ và em đi xem Cải Lương!Hơn nữa Cộng sản ghét Cải Lương là ủy mị, lãng mạn. Cái mà Cộng sản yêu thich là nghệ thuật đấu tố, nghệ thuật đấu tranh giai cấp!.

Đặc điểm

Bố cục

Khởi sự, các vở cải lương viết về các tích xưa, như Trảm Trịnh Ân, Vợ Ngũ Vân Thiệu bị tên, Cao Lũng vít thiết xa, Ngưu Cao tảo mộ, Thoại Khanh – Châu Tuấn... hãy còn giữ mang hơi hướm theo kiểu hát bội, do các soạn giả lớp cải lương đầu tiên vốn là soạn giả của sân khấu hát bội. Sau này, các vở về đề tài xã hội mới (gọi là tuồng xã hội), như Tội của ai, Khúc oan vô lượng, Tứ đổ tường,... thì hoàn toàn theo cách bố cục của kịch nói, nghĩa là vở kịch được phân thành hồi, màn, lớp, có mở màn, hạ màn, theo sự tiến triển của hành động kịch. Càng về sau thì bố cục của các vở cải lương, kể cả các vở viết về đề tài xưa cũng theo kiểu bố cục của kịch nói.

Đề tài và cốt truyện

Buổi đầu, kịch bản cải lương lấy cốt truyện của các truyện thơ Nôm như Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên,... hoặc các vở tuồng hát bội, hoặc phỏng theo truyện phim và kịch bản Pháp, như Bằng hữu binh nhung (frères d’arme), Sắc giết người (Atlantide), Giá trị và danh dự (Le Cid), Tơ vương đến thác (La dame au camélias)...
Vào thập niên 1930, đã xuất hiện những vỡ mới viết về đề tài xã hội Việt Nam, như: Đời cô Lựu, Tô Ánh Nguyệt,...
Sau đó, lại có thêm các kịch bản dựa vào các truyện cổ Ấn Độ, Ai Cập, La Mã, Nhật Bản, Mông Cổ... (Nàng Xê-đa, Hoa Sơn thần nữ,...). Thế là cải lương có đủ loại tuồng ta, tuồng Tàu, tuồng Tây... sau có thêm dạng tuồng kiếm hiệp, tuồng Hồ Quảng,... chứng tỏ khả năng phong phú, biết đáp ứng sở thích của nhiều tầng lớp công chúng.
Sự dung nạp không thành kiến của cải lương có thể coi là sự lai tạp, nhưng đây cũng là khía cạnh đặc điểm có tính chất chung đối với văn hóa của vùng đất Nam Bộ.

Ca nhạc

Các loại hình sân khấu như hát bội, chèo, cải lương được gọi là ca kịch. Là ca kịch chứ không phải là nhạc kịch, vì soạn giả không sáng tác nhạc mà chỉ soạn lời ca theo các bản nhạc có sẵn, cốt sao cho phù hợp với các diễn biến cùng sắc thái tình cảm của câu chuyện.
Sân khấu cải lương sử dụng cái vốn dân ca nhạc cổ rất phong phú của Nam Bộ. Trên bước đường phát triển nó được bổ sung thêm một số bài bản mới (như Dạ cổ hoài lang của Cao Văn Lầu mà sau này mang tên vọng cổ). Nó cũng gồm một số điệu ca vốn là nhạc Trung Hoa nhưng đã Việt Nam hóa.
Ngoài trừ bản vọng cổ, dưới đây là một số bài bản được sử dụng khá phổ biến trong các tuồng cải lương:

  • Tam nam: Nam xuân, Nam ai, Nam đảo (Đảo ngũ cung)
  • Khốc hoàng thiên, Phụng hoàng, Nặng tình xưa, Ngũ điểm – Bài tạ, Sương chiều – Tú Anh, Xang xừ líu, Văn thiên tường (nhất là lớp dựng), Ngựa ô bắc, Ngựa ô nam, Đoản khúc Lam giang, Phi vân điệp khúc, Vọng kim lang, Kim tiền bản, Duyên kỳ ngộ, U líu u xáng, Trăng thu dạ khúc, Xàng xê, Tứ đại oán, Lưu thủy hành vân...
  • Các điệu lý: Lý giao duyên, Lý con sáo, Lý tòng quân, lý Cái Mơn,...

Ngoài ra, khi các bài hát tây bắt đầu xuất hiện trên sân khấu cải lương như: Pouet Pouet (trong Tiếng nói trái tim), Marinella (trong Phũ phàng), Tango mysterieux (trong Ðóa hoa rừng)…thì lúc bấy giờ trong một đoàn cải lương xã hội có hai dàn nhạc: dàn nhạc cải lương thì ngồi ở trong, còn dàn nhạc jazz thì ngồi ở trước sân khấu...

Dàn nhạc

Phòng trưng bày nghệ thuật cải lương trong Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh

1 đoàn cải lương không chỉ có các diễn viên diễn xuất trên sân khấu, mà luôn luôn phải có dàn nhạc đi kèm. Vì thế, khi trình bày về âm nhạc trong nghệ thuật cải lương, không thể không nói tới dàn nhạc cải lương. Dàn nhạc cải lương có một vai trò đặc biệt trong tuồng diễn, đến nỗi, không có dàn nhạc thì không thể thành một tuồng diễn. Dàn nhạc trong cải lương không chỉ có nhiệm vụ nâng đỡ, phụ họa cho giọng hát, mà còn tô điểm thêm cho từng giai điệu để làm nổi bật chiều sâu tâm lý của nhân vật, tạo thêm kịch tính cho kịch bản, góp phần cho sự thành công của tuồng diễn.
Có một điều đặc biệt cần chú ý là ngay từ buổi đầu, lúc mới khai sinh, trong nghệ thuật cải lương đã có sự tồn tại song song của hai dàn nhạc: dàn nhạc cổ và dàn nhạc tân.[18] Vai trò và sự tham gia của hai dàn nhạc trong vở diễn tuy có khác nhau nhưng không hề có sự lấn át lẫn nhau, mà luôn bổ túc cho nhau. Đó là sự phối hợp độc đáo giữa nét truyền thống và nét hiện đại trong nền âm nhạc cải lương.

Dàn nhạc cổ

Dàn nhạc cổ luôn giữ vai trò chủ chốt và được cho là linh hồn của tuồng cải lương. Dàn nhạc cổ cũng mang đậm nét truyền thống và góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc trong nghệ thuật âm nhạc cải lương. Về mặt cấu trúc, dàn nhạc cổ thường sử dụng những nhạc cụ như: đàn tranh, đàn bầu, đàn kìm, đàn cò, đàn tỳ bà, guitar phím lõm, đàn sến, song langsáo trúc...

Dàn nhạc tân

Dàn nhạc tân tuy chỉ đóng vai phụ, nhưng cũng rất tích cực, đồng thời cũng rất đa dạng về nhạc cụ. Như phần trên đã trình bày, ngay từ lúc cải lương được hình thành, thì đã có sự góp mặt của dàn nhạc tân, quá trình phát triển của dàn nhạc tân được chia thành ba giai đoạn: giai đoạn đầu từ năm 1920–1940; từ 1940–1960 và từ 1960–1975. Ở giai đoạn đầu, dàn nhạc tân không tham gia vở diễn mà chỉ đóng vai trò như một tiết mục quảng cáo, tức là biểu diễn trước lúc tuồng cải lương được bắt đầu; hoặc chỉ được sử dụng để "lấp vào chỗ trống" khi chuyển màn, chuyển cảnh... Trong giai đoạn này, cấu trúc của dàn nhạc tân chỉ có bộ hơi (các loại kèn đồng) kèm với một dàn trống jazz.
Ở giai đoạn thứ hai, khi nghệ thuật cải lương dung nạp thêm một số bài tân nhạc, thì dàn nhạc tân cũng bắt đầu được tham gia vở diễn. Nhưng sự tham gia này còn rất hạn chế, chỉ đệm cho diễn viên hát những đoạn tân nhạc. Đến lúc này thì dàn nhạc tân có thêm hai cây guitar solo và guitar bass.
Ở giai đoạn thứ ba thì dàn nhạc tân coi như có vai trò ngang hàng với dàn nhạc cổ trong vở diễn. Ngoài chức năng đệm cho tân nhạc, dàn nhạc tân còn phụ họa, điểm xuyến cho những vai diễn. Lúc này, dàn nhạc tân dung nạp thêm cây piano và cây organ.
Ngày nay, dàn nhạc tân còn dung nạp thêm nhiều loại nhạc cụ hiện đại khác, đặc biệt là cây organ điện tử với các chức năng ngày càng đa dạng. Cây Organ điện tử hiện đại này đang "thao túng trên sân khấu cải lương, quá lạm dụng, nhiều lúc cái hồn và chất âm nhạc truyền thống của Cải Lương bị sai lệch".[19]

Cách biểu diễn

Diễn viên cải lương diễn xuất như kịch nói, chỉ khác là diễn viên ca chứ không nói, cử chỉ điệu bộ phù hợp theo lời ca, chứ không cường điệu như hát bội, Vương Hồng Sển cho rằng hát bội tượng trưng nhiều quá và la lối lớn tiếng quá, trái lại cải lương ca rỉ rả cho thêm mùi...[20] Sau này (khoảng những năm 60), cải lương có pha thêm những cảnh múa, đu bay, diễn võ... cốt chỉ để thêm sinh động...

Trang phục, bối cảnh

Một số sách viết về loại hình nghệ thuật cải lương và một số vở tuồng cải lương, đang được trưng bày trong Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầuthành phố Bạc Liêu.


Trong các vở diễn về tuồng tích xưa hay lấy cốt truyện ở nước ngoài thì y phục của diễn viên và tranh cảnh trên sân khấu cũng được chọn lựa sao gợi được bối cảnh nơi xảy ra câu chuyện, nhưng cũng chỉ mới có tính ước lệ chứ chưa đúng với hiện thực. Trong các vở về đề tài xã hội, diễn viên ăn mặc như nhân vật ngoài đời.

Ghi công

Sơ khởi nên kể công ông Tống Hữu Định (tức Phó Mười Hai). Kế đó, người có công gầy dựng và đưa lên sân khấu là ông André Thận. Bên cạnh đó còn có vài người góp sức như: Kinh-lịch Quờn (hay Hườn), Phạm Đăng Đàng...
Ngoài ra còn phải kể đến công của những bầu gánh, soạn giả, nhạc sĩ và các đào kép tài danh thuộc thế hệ đầu, như: Tư Sự (gánh Đồng Bào Nam), Hai Cu (gánh Nam Đồng Ban), Trần Ngọc Viện (gánh Nữ Đồng Ban), Trương Duy Toản, Ba Ðại, Hai Trì, Nhạc khị, Năm Triều, Sáu Lầu (Cao Văn Lầu), Nguyễn Tri Khương, Trần Văn Chiều (tự Bảy Triều), Ba Ðắc, Bảy Lung, Ba Niêm, Hai Nhiều, Hai Cúc, Năm Phỉ, Ngọc Xứng, Ngọc Sương, Phùng Há, Tư Sạng,Hai Giỏi, Năm Nở, Trần Hữu Trang, Tư Chơi, Năm Châu, Ba Vân, Bảy Nam v.v... Tất cả đã góp phần hình thành và phát triển loại hình nghệ thuật cải lương.
Cũng nên nói thêm, từ sau Hiệp định Geneve (1954), cải lương càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ, trở thành một loại hình nghệ thuật, một bộ môn sân khấu có khả năng thu hút đông đảo khán thính giả. Và do sáng kiến của ông Trần Tấn Quốc, nhà báo kỳ cựu, Giải Thanh Tâm được thành lập năm 1958 và liên tiếp mỗi năm kế sau đều có phát huy chương và khen thưởng cho những nam nữ nghệ sĩ trẻ có triển vọng nhất trong năm.
Các soạn giả cải lương nổi tiếng: Viễn Châu, Loan Thảo, Hà Triều, Hoa Phượng, Quy Sắc, Yên Lang, Thạch Tuyền, Năm Châu, Trần Hà, Trần Hữu Trang, Yên Ba, Kiên Giang, Thế Châu,...

Một số vở cải lương


Các đoàn cải lương chuyên nghiệp

Nghệ thuật sân khấu Cải lương có 19 đơn vị phân bố chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng Bắc BộNam Bộ gồm:

  • Nhà hát Cải lương Việt Nam
  • Nhà hát Cải lương Hà Nội;
  • Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang
  • Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Đồng Nai
  • Đoàn Cải lương Hải phòng
  • Đoàn Cải lương Quảng Ninh
  • Đoàn Cải lương Thái Bình
  • Đoàn Cải lương Nam Định
  • Đoàn Cải lương Thanh Hóa
  • Đoàn Cải lương Hương Tràm tỉnh Cà Mau
  • Đoàn Cải lương Tây Đô thuộc Nhà hát Tây Đô tỉnh Cần Thơ
  • Đoàn nghệ thuật Cải lương Long An
  • Đoàn văn công Đồng Tháp
  • Đoàn nghệ thuật Cải lương Bến Tre
  • Đoàn Cải lương Ánh Hồng tỉnh Trà Vinh
  • Đoàn Cải lương nhân dân Kiên Giang
  • Đoàn Cải lương Cao Văn Lầu tỉnh Bạc Liêu
  • Đoàn Cải lương An Giang
  • Đoàn nghệ thuật Cải lương Tây Ninh.

Xem thêm


Chú thích

 ^ Cải lương...bài của Gs. Trần Văn Khê.

  1. ^ Nghệ thuật Cải Lương
  2. ^ Hồi ký 50 năm mê hát, tr. 207)
  3. ^ a ă Hồi ký 50 năm mê hát, tr. 25
  4. ^ Trích Nghệ thuật sân khấu Việt Nam, Thanh Trung thư xã Sài Gòn, không đề năm xuất bản, tr 19-20.
  5. ^ Một trình thức diễn xuất thô sơ. Năm 1918, gánh hát của Đốc phủ Bảy & Đặng Thúc Liêng làm bầu, lựa danh từ "hát bộ" để gọi cho cách diễn mới, khiến về sau có nhiều người lầm lộn nên đã "vừa viết báo vừa hô hào xin dùng chữ hát bộ thay cho danh từ hát bội chính cống (Hồi ký 50 năm mê hát, tr. 38 và 60.)
  6. ^ Hồi ký 50 năm mê hát tr. 61
  7. ^ Lịch sử An Giang, Nhà xuất bản TH An Giang, 1988, tr. 183-184.
  8. ^ Hồi ký bốn mươi năm mê hát, tr. 28 - 29.
  9. ^ Hồi ký bốn mươi năm mê hát tr. 215.
  10. ^ Xem bài "Một Vài Vấn đề Về Nhạc Cổ Truyền Việt Nam" của GS. Trần Quang Hải tại đây
  11. ^ a ă "Nhạn trắng Gò Công" từng là đào thương, RFA, 13/2/2012
  12. ^ a ă Đâu rồi thời hoàng kim của Cải lương!, RFA, 16/4/2011
  13. ^ Bài 1: Giải Thanh Tâm và nữ nghệ sĩ Thanh Nga, Ngành Mai, RFA, 19/4/2011
  14. ^ Soạn giả Hà Triều Hoa Phượng, RFA, 29/5/2011
  15. ^ Nghệ sĩ Năm Châu: nguồn sáng tạo vô tận cho cải lương và điện ảnh Việt Nam, RFA, 6/6/2011
  16. ^ Những giọng ca vàng của sân khấu cải lương Sài Gòn trước đây, RFA, 10/09/2005
  17. ^ Trương Bỉnh Tòng, Nghệ thuật Cải Lương, Viện sân khấu, Hà Nội, 1997, trang 66.
  18. ^ Đỗ Dũng, Sân khấu Cải Lương nam bộ, Nhà xuất bản Trẻ, 2003, trang 193.
  19. ^ Hồi ký bốn mươi năm mê hát tr. 209

 

 Sau 1975, Cải Lương không phát triển, chỉ còn những cuốn video phát hành khắp thế giới , không ngờ xem mấy video đó thuơng quá. Những anh chị em nhỏ đó ca hay hát hay lắm.”

Vừa rồi là giọng ca dài hơi cao vút, luyến lái khá điêu luyện của Cẩm Tiên và Vương Linh qua một trích đọan trong bản Chiếc Áo Bà Ba.
Thưa quý vị, trong 30 năm qua kể từ 1975, nhiều giọng ca trẻ rất hay đã xuất hiện trên sân khấu cải lương trong nước, qua những tuồng hát hoặc những bản vọng cổ độc chiếc.


Phong cách ca riêng


Nhưng theo nhận xét của nhiều chuyên gia cổ nhạc và cả giới mến mộ cải lương, thì những giọng ca trẻ này - một trong những yếu tố chủ chốt của nghệ thuật ca kịch cải lương – không tạo được phong cách ca riêng, độc đáo cho mình.
Một bài tựa đề “Vai diễn để đời: Không có lớp trẻ” của tác giả Thanh Hiệp đăng trong báo Người Lao Động vào thời gian gần đây có đọan viết rằng: “Nghệ sĩ cải lương hôm nay hiếm có giọng ca độc đáo, riêng biệt, phần lớn đều bắt chước hoặc lẫn vào nhau. Thoạt nghe ít ai phân biệt được đó là giọng Kim Tử long hay Kim Tiểu Long, Vũ Linh hay Vũ Luân…”
Nghệ sĩ cải lương hôm nay hiếm có giọng ca độc đáo, riêng biệt, phần lớn đều bắt chước hoặc lẫn vào nhau. Thoạt nghe ít ai phân biệt được đó là giọng Kim Tử long hay Kim Tiểu Long, Vũ Linh hay Vũ Luân…

Chưa nói tới nghệ thuật diễn xuất cùng nhiều yếu tố khác nữa vốn góp phần làm rực rở vòm trời sân khấu cải lương, tình trạng những giọng hát hiện giờ thiếu phong cách riêng biệt, độc đáo cho thấy một sự tương phản với những giọng ca vàng của những thập niên 60, 70.
Như giọng hát vang ngân, ấm, ngọt ngào, chân phương và mộc mạc thấm đượm tình quê của Vua vọng cổ Út Trà Ôn, và cả “Cậu ấm Thân” Việt Hùng, rồi những làn hơi êm dịu, tươi mát tuông chải mượt mà trầm bổng theo cung đàn của Hữu Phước, Thành Được, Hùng Cường, Tấn Tài, Dũng Thanh Lâm cho tới các giọng ca buồn ray rức thiết tha của sầu nữ Út Bạch Lan, của nữ hoàng sân khấu Thanh Nga, giọng hát liêu trai Mỹ Châu, tiếng ca ngọt ngào réo rắt, trong như pha lê của Bạch Tuyết, Lệ Thủy, Phượng Liên…
Đó là chưa kể những giọng hài độc đáo để đời của Quái kiệt Ba Vân, Vua vọng cổ hài Văn Hường, hề té Văn Chung, hề râu Thanh Việt, hề nhựa Thanh Hoài.
Một trong những giọng ca vàng của thời trước, nghệ sĩ Minh Cảnh, cho biết cảm nghĩ như sau: “Giọng ca nào cũng đều có sự đặc biệt riêng của giọng ca đó. Theo tôi nghĩ thì các em đó có những giọng ca rất tốt, rất hay. Chỉ có mỗi một yêu cầu - ở riêng tôi thôi – là các em đó chịu khó nghiên cứu cho thật kỹ, từ lối ca, cách ca, hành văn cũng như là nói về nghệ thuật thì trong lúc trình bày, làm sao để cho khán thính giả hiểu rằng mình đang làm gì. Nếu như vậy tôi thấy kết quả sẽ tốt hơn. Chớ còn nói riêng về giọng ca thì tôi thấy em nào ca cũng hay.”

Số phận bấp bênh


Kết quả của giải “ Ấn tượng sân khấu cải lương 30 năm” do Hội Sân khấu TPHCM và Tuần báo Sân khấu TPHCM tổ chức là một bằng chứng rõ nét về số phận tiếp tục bấp bênh của nghệ thuật sân khấu cải lương trong nước hiện nay, khi 2 phần 3 nghệ sĩ đoạt giải này thuộc thế hệ “những gịong ca vàng” của ngày trước.
Còn các diễn viên trẻ, mặc dù có được giọng ca hay, nói chung diễn không nhập được vai nào khả dĩ để đời.
Bài “Vai diễn để đời: Không có lớp trẻ” của tác giả Thanh Hiệp mở đầu với tiểu tựa “Hội chứng bắt chước”, và viết rằng:
“Điều mà các nghệ sĩ có tâm huyết với sân khấu cải lương luôn bức xúc trong những lần hội thảo về sân khấu cải lương là chất lượng đào tạo diễn viên cải lương ngày càng bị ‘khuôn mẫu hóa’. Sẽ không có vai diễn hay, khi các sinh viên khoa cải lương cứ diễn rập khuôn phong cách diễn của các nghệ sĩ đi trước, dẫn tới vai diễn của một số diễn viên trẻ na ná nhau.”
cailuong150b.jpg
Photo courtesy of cailuong.org.vn
Phó Chủ tịch Hội Sân khấu TPHCM, đạo diễn Nguyễn Hồng Dung, có nhận xét như sau: “Các diễn viên trẻ đã chưa thoát khỏi những cái bóng của đàn anh, đàn chị, chưa dám liều mình cho những nhân vật và bứt phá cho nghề. Các bạn cũng chưa thấm sâu ý thức xem sân khấu là thánh đường, xem vai diễn như máu thịt của mình để vun đắp.”
Qua một cuộc phỏng vấn cách đây không lâu của báo Người Lao Động, đạo diễn Doãn Hoàng Giang, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam lưu ý rằng: “Không cây nào sống dưới bóng râm của cây khác mà khá lên được. Cải lương nếu vẫn sống trong bóng râm của nền cải lương xa xưa thì không thể lớn.”

Loanh quanh trong vòng quá khứ


Qua Báo Sân Khấu, tác giả Võ Tuấn Thiện của bài “Nâng cấp cải cải lương: Cải lương lẩn quẩn trong mê cung quá khứ” nhận xét rằng: “Bên cạnh sự thành công mang ý nghĩa tích cực…, người xem vẫn có cảm giác như những người lam nghệ thuật vẫn loanh quanh trong các vòng mê cung của quá khứ, không thoát ra được, hay nói đúng hơn là họ vẫn chưa tìm được một hướng đi mang tính khả thi cao để có thể tiếp cận được với khán giả bây giờ.”
Đạo diễn Văn Thành thì bày tỏ nỗi lo âu như sau: “Điều quan trọng là diễn viên cải lương trẻ hôm nay thiếu khát vọng nên cứ bằng lòng với hiện tại. Tôi hay tin các HCV Giải Trần Hữu Trang hiện nay đang dựng lại vở Thanh Xà-Bạch Xà, tự dưng lại thấy buồn. Sao không dựng một kịch bản mới với hơi thở cuộc sống thời đại ? Cải lương không cần phải nâng cấp cao siêu gì cả, chỉ cần nâng cấp con người, nâng cấp ý thức làm nghề là sẽ có nhiều vai diễn để đời.”
Cũng liên quan đến vấn đề kịch bản, đạo diễn Doãn Hoàng Giang cho biết ý kiến: “Vấn đề đặt ra ở đây là các tác giả không còn chăm chút kịch bản để có những vở diễn hay như một thời đã có: Đời Cô Lựu, Thái Hậu Dương Vân Nga, Bên Cầu Dệt Lụa, Tiếng Trống Mê Linh, Hòn Đảo Thần Vệ Nữ, Cây Sầu Riêng Trổ Bông, Tô Hiến Thành Xử Án… Từ khâu yếu kém kịch bản mà dẫn tới hiệu quả vở diễn không cao, vai diễn của lực lượng trẻ ít nhiều bị ảnh hưởng.”
Cũng liên quan tới lãnh vực chuyên môn của cải lương, hồi tháng Tư vừa rồi, ký giả Hoài Hương có bài nhận xét nhân dịp Hội diễn sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 2005, quy tụ gần 400 diễn viên của trên 20 đoàn hát khắp nước về hát tại rạp Hưng Đạo, Saigon, có đọan như sau:
“Hội diễn sân khấu cải lương toàn quốc 2005 như một bữa tiệc thời trang phô diễn rất nhiều bộ cánh màu sắc từ hình thức, âm nhạc, các vở diễn. Với quyết tâm đổi mới cải lương, nhiều đạo diễn đưa nhạc mới, cả các làn điệu của quan họ, hát chèo, ca trù, chầu văn vào, kết quả là rất phong phú và cũng là rất ít chất cải lương.”
Vẫn theo ký giả Hoài Hương, vấn đề gọi là “làm vừa lòng tiêu chí”, như “thẳng tay lọai tuồng dã sử, huyền thọai, truyền thuyết khỏi cải lương…”, hay nói cách khác, phải làm đúng theo những quy định của Ban Văn Hóa-Tư Tưởng, đã gây ảnh hưởng đáng kể cho sự phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương.
Tôi hay tin các HCV Giải Trần Hữu Trang hiện nay đang dựng lại vở Thanh Xà-Bạch Xà, tự dưng lại thấy buồn. Sao không dựng một kịch bản mới với hơi thở cuộc sống thời đại ? Cải lương không cần phải nâng cấp cao siêu gì cả, chỉ cần nâng cấp con người, nâng cấp ý thức làm nghề là sẽ có nhiều vai diễn để đời.

Rồi tình trạng rất “ăn nên làm ra” hiện giờ là “nghe rõ tiếng người nhắc tuồng át cả tiếng diễn viên mà thấy thất vọng vô cùng”, như lời của Phó chủ tịch Hội Sân khấu TPHCM Trần Ngọc Giàu, cũng góp phần lu mờ cho vòm trời sân khấu cải lương.


Nguy cơ tắt lịm



Vòm trời từng rực sáng một thời đó – trong các thập niên 50, 60, 70, có nguy cơ tắt lịm nếu lời yêu cầu “trả mặt bằng cho sàn diễn” của Hội Sân Khấu không được đáp ứng, sau khi nhiều rạp hát cải lương có từ trước hiện bị biến thành vũ trường, tụ điểm karaoké, quán nhậu, siêu thị…
Báo Người Lao Động có một bài tựa đề “Đào cải lương hát ở quán bia ôm”, với đọan mở đầu rằng “Đời sống nghệ sĩ cải lương càng trở nên khó khăn khi đất biểu diễn thu hẹp. Không ít đào trẻ phải tìm chốn mưu sinh trong các quán bia ôm. Nhiều người còn bị thực khách ‘nài hoa, ép liễu’.”
Gần đây, một nhóm phóng viên Văn Học Nghệ Thuật trong nước có viết rằng: “So với kịch nói, điện ảnh, số sinh viên sân khấu cải lương tốt nghiệp ra trường hiếm có cơ hội theo hát chuyên nghiệp. Có sinh viên sân khấu cải lương mê nghề, không ngần ngại xin biểu diễn ở một số quán nhậu hát cải lương. Nhưng ở môi trường như thế thì thử hỏi làm sao họ có thể phát triển nghề nghiệp ?”
Trước thực trạng không sáng sủa như vậy, qua một cuộc phỏng vấn của báo Người Lao Động, đạo diễn Doãn Hoàng Giang, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam phát biểu:
“Cải lương đừng tự ái, phải thẳng thắn nhìn ra thảm cảnh của mình. Về miền Nam, đi đâu tôi cũng nghe hát vọng cổ. Vậy thì sao người ta lại quay lưng với cải lương ngay trên mảnh đất vốn mệnh danh là cái nôi cải lương ? Khán giả đã quay lưng, đó là sự thật, đừng nói khác để ve vãn nhau, đừng dối lòng nhau.”
Mời các bạn tham gia mục Cổ Nhạc do Thanh Quang phụ trách. Mọi email xin gửi về Vietnamese@www.rfa.org
Thưa quý vị, tiếng hát Trọng Phúc-Phương Hồng Thủy qua bản Chợ Đêm Miền Tây đã kết thúc chương trình Cổ Nhạc hôm nay. Thanh Quang xin hẹn gặp lại tất cả quý thính giả trong chương trình tuần tới.


Nói chung, chính sách dã man, tàn bạo cướp của, giết người, bỏ tù nhân dân, nhất là kinh tế XHCN làm cho đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân phải khốn khổ do đó Cải Lương bị tàn lụi. Mẫu mực văn hóa của cộng sản là Ruồi Trâu, Thép Đã Tôi Thế Đấy chỉ làm thui chột văn hóa Việt Nam.
SơnTrung
Ottawa ngày 27-VI-2019

1 comment:

  1. Cải lương đến nay đã không còn thịnh hành như những năm 80 đổ về của Thế kỉ trước. Tuy nhiên, vẫn có những con người ngày đêm truyền thụ tinh hoa cho thế trẻ với mong muốn giữ lửa Cải lương.

    Cùng nhìn lại những con người đã đi cùng Cải lương từ những bước đầu tiên như: NS Minh Vương, NS Bạch Long, NS Bạch tuyết... và thưởng thức lại giọng ca bất hủ của họ qua những vở Cải lương đặc sắc nhất tại: https://cailuongtheatre.vn/ - Website chính thức của Nhà hát Cải lương Việt nam

    ReplyDelete