Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Sunday 30 June 2019

TÀI NGHỀ VIỆT CỘNG NÓI DÓC!

 Image result for LÊ VĂN TÁM

I. ANH HÙNG LÊ VĂN TÁM CÓ THẬT KHÔNG?

Như nhiều thế hệ chúng ta đã biết, đã được học về hình tượng người anh hùng thiếu niên Lê Văn Tám, tự mình châm lửa thành ngọn đuốc sống lao vào kho xăng địch. Nhưng thời gian gần đây, đã bắt đầu có những luồng quan điểm "lật lại lịch sử".
Vậy thực sự, cái tên Lê Văn Tám có thật hay không? Dưới đây là bài viết của GS Phan Huy Lê, một trong tứ trụ của ngành lịch sử VN rất đáng để chúng ta suy ngẫm.
//
GS Phan Huy Lê: Trả lại sự thật hình tượng Lê Văn Tám
"Theo quan điểm của tôi, mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực" - GS Phan Huy Lê nhấn mạnh sau khi giải thích về hình tượng nhân vật Lê Văn Tám. Đây là điều mà GS Trần Huy Liệu căn dặn chúng tôi phải nói lại.
Bấy giờ là vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước, tôi có nhiều dịp làm việc với GS Trần Huy Liệu trong công trình khoa học do GS chủ trì và tôi được mời tham gia. Lúc đó, GS Trần Huy Liệu là Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội, kiêm Viện trưởng Viện sử học. Ngoài những buổi họp ban biên soạn ở cơ quan, tôi có một số buổi làm việc với GS tại nhà riêng. Ngoài công việc biên soạn công trình, GS thường trao đổi một cách thân tình những vấn đề thời sự sử học trong và ngoài nước, kể lại một số chuyện trong đời hoạt động cách mạng của mình. 

Về câu chuyện Lê Văn Tám, tôi xin được tóm lược một cách đầy đủ lời kể và lời dặn của GS Trần Huy Liệu mà tôi đã lĩnh hội như sau: Nhân vụ kho xăng của địch ở Thị Nghè bị đốt cháy vào khoảng tháng 10 / 1945 và được loan tin rộng rãi trên báo chí trong nước và đài phát thanh của Pháp, đài BBC của Anh; nhưng không biết ai là người tổ chức và trực tiếp đốt kho xăng nên tôi (GS Trần Huy Liệu) đã "dựng" lên câu chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng vào người rồi xông vào đốt kho xăng địch cách đấy mấy chục mét. Sau khi ta phát tin này thì đài BBC đưa tin ngay, và hôm sau bình luận: Một cậu bé tẩm xăng vào người rồi tự đốt cháy thì sẽ gục ngay tại chỗ, hay nhiều lắm là chỉ lảo đảo được mấy bước, không thể chạy được mấy chục mét đến kho xăng. 

GS đã tự trách là vì thiếu cân nhắc về khoa học nên có chỗ chưa hợp lý. (1) Đây là ý kiến của GS Trần Huy Liệu mà sau này tôi có trao đổi với vài bác sĩ để xác nhận thêm. Tôi nhấn mạnh là GS Trần Huy Liệu không hề “hư cấu” sự kiện kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy mà trên cơ sở sự kiện có thật đó, chỉ “dựng lên” - theo cách nói của GS - chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng đốt cháy kho xăng địch.
GS giải thích là thời Nam Bộ kháng chiến, có rất nhiều tấm gương hy sinh vì Tổ quốc, nên việc “dựng lên” câu chuyện thiếu niên Lê Văn Tám là nghĩ đến biểu tượng cậu bé anh hùng làng Gióng (Phù Đổng Thiên Vương), còn việc đặt tên Lê Văn Tám là vì họ Lê Văn rất phổ biến ở nước ta và Tám là nghĩ đến Cách mạng tháng Tám. Lúc bấy giờ, GS Trần Huy Liệu đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời, nên GS nói rõ là muốn tạo dựng nên một biểu tượng anh hùng để tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta.
-- GS Trần Huy Liệu giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời (từ 28 / 8 / 1945 đến 1 / 1 / 1946), rồi Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền cổ động trong Chính phủ liên hiệp lâm thời (từ 1 / 1 / 1946 cho đến khi thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến tại kỳ họp Quốc hội ngày 2 / 3 / 1946) --
Điều căn dặn của GS Trần Huy Liệu là: Sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa. Trong câu chuyện, GS còn tiên lượng là biết đâu sau này có người đi tìm tung tích nhân vật Lê Văn Tám hay có người lại tự nhận là hậu duệ của gia đình, họ hàng người anh hùng. Đây chính là điều lắng đọng sâu nhất trong tâm trí mà tôi coi là trách nhiệm đối với GS Trần Huy Liệu đã quá cố và đối với lịch sử.
GS Trần Huy Liệu là một con người rất trung thực, không muốn để lại một sự ngộ nhận trong lịch sử do mình tạo nên trong một bối cảnh và yêu cầu bức xúc của cuộc kháng chiến và tôi lĩnh hội lời dặn của GS như một trách nhiệm phải thực hiện một cách nghiêm túc. Tôi kể lại câu chuyện này một cách trung thực với tất cả trách nhiệm và danh dự của một công dân, một nhà sử học. Ngày nay, từ đầu thế kỷ XXI nhìn lại, trong hoàn cảnh chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ hơn 30 năm, đất nước đã giành lại độc lập, thống nhất, tôi xin đặt ra hai vấn đề sau đây để thế hệ chúng ta cùng bàn luận.
1. Xác minh rõ sự kiện Kho xăng địch bị đốt cháy trong tháng 10-1945.
2. Thái độ ứng xử đối với biểu tượng Lê Văn Tám.
Vấn đề thứ nhất là cần cố gắng sưu tầm tư liệu đáng tin cậy để xác định rõ hơn sự kiện Kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy trong tháng 10-1945: Tôi nói tư liệu đáng tin cậy trong trường hợp này không phải là các sách báo viết về sau này, mà là tư liệu gốc khai thác từ nhân chứng lịch sử hay những thông tin trực tiếp từ sự kiện thời bấy giờ và dĩ nhiên đều phải đối chiếu, xác minh một cách khoa học.
+ Về nhân chứng lịch sử: Tôi đã có dịp hỏi GS Trần Văn Giàu - lúc đó giữ chức Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Nam bộ, thì GS khẳng định có sự kiện Kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy và trong tình hình lúc đó là do ta đốt, nhưng không biết ai tổ chức và người nào thực hiện.
 
Nhà cách mạng lão thành Dương Quang Đông trong hồi ký viết rằng, người đốt Kho đạn Thị Nghè ngày 1-1-1946 không phải là Lê Văn Tám mà là tổ đánh mìn của công nhân nhà máy đèn Chợ Quán. 
+ Về tư liệu báo chí: Tư liệu báo chí lúc bấy giờ thì tại Thư viện quốc gia Hà Nội lưu giữ được rất ít, các số báo lại không đủ. Bước đầu tôi mới tìm thấy thông tin liên quan với Kho xăng Thị Nghè bị đốt cháy trong báo Quyết chiến là “cơ quan ủng hộ chính quyền nhân dân” (tòa soạn đặt ở phố Nguyễn Tri Phương); báo Cờ giải phóng là “cơ quan tuyên truyền cổ động trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương” và báo Thời mới do Nguyễn Văn Luận làm Chủ nhiệm; nhưng các số không liên tục, không đủ. Cụ thể:
Báo Quyết chiến số ngày thứ sáu, ? - 10 - 1945 đưa tin dưới tít lớn "Một chiến sĩ ta tẩm dầu vào mình đốt cháy kho dầu Simon Píetri" với nội dung như sau: “Một gương hi sinh vô cùng dũng cảm. Một chiến sĩ ta tẩm dầu vào mình tự làm mồi lửa đã đốt được kho dầu Simon Píetri, lửa cháy luôn hai đêm hai ngày. Đài Sài Gòn trong buổi truyền thanh tối 17 - 10 công nhận rằng kho dầu này đã hoàn toàn bị thiêu ra tro, sự thiệt hại đến mấy chục triệu đồng”.
Báo Thời mới số 6 ngày 28 - 10 - 1945, nhân lễ khai mạc Ngày Cứu quốc do Tổng hội sinh viên cứu quốc tổ chức, đăng bài Những chuyện cảm động của dân ta trong cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, có đoạn kể lại câu chuyện đốt kho xăng ở Sài Gòn theo lời kể của một người từ Nam Bộ ra Hà Nội ngày 21-10-1945 như sau: “Một người bạn tôi ở Nam Bộ vừa ra đây hôm hai mươi mốt kể cho tôi nghe nhiều điều tai nghe mắt thấy ở Nam Bộ để chứng cho cái tinh thần kháng chiến anh dũng đó. Thứ nhất là chuyện anh dân quân tẩm dầu vào người, đốt cháy kho ét-săng và cao su sống ở Sài Gòn. Có người nói rằng nhà chiến sĩ tuẫn quốc này tự nguyện xin mặc áo bông giầy tẩm xăng rồi lấy lửa tự châm mình như một cây đinh liệu, xông vào kho cao su sống kia. Không phải thế. Làm thế thì cố nhiên giặc Pháp ngăn lại ngay từ khi chưa tới cửa kho. Thực ra thì nhà chiến sĩ của chúng ta phải dùng mưu nhiều lắm. Trước khi vào, anh em mọi Pleiku của chúng ta đã phải lừa lúc giặc Pháp canh phòng không cẩn thận, trèo lên những cái cây to ở xung quanh kho cao su, bắn tên độc vào những người gác ở bốn bề. Nhà chiến sĩ, nhằm chính lúc cơ hội thuận tiện đã đến, tẩm dầu vào người, đeo súng liên thanh, bò qua tường vào trong kho cao su tìm bắn những người Pháp. Chúng bâu lại như đàn ruồi. Chiến sĩ Việt Nam biết không thể làm hơn được nữa, bắn lia lịa vào những thùng ét-săng ở hai bên, ét-săng tràn ra cả nhà. Chiến sĩ ta châm một mồi riêm vào người, nhảy lên đám thùng rỗng, chửi rủa giặc Pháp tàn tệ. Trong lúc đó, cả mình mẩy anh bừng bừng lên. Anh vẫn chửi rủa giặc Pháp cho đến khi gục nằm xuống như một đấng thiên thần hiện ra rồi mờ đi trong giấc mơ dữ dội. Những người đứng xa ngoài ba mươi cây số còn trông thấy ngọn lửa đám cháy này và trong hai ba ngày đêm liền, giặc Pháp và phái bộ Anh không thể nào rập tắt”.
Báo Cờ giải phóng số ra ngày 25-10-1945, đưa lên trang đầu hình ảnh một người đang bốc cháy xông về phía trước kèm theo lời “Tinh thần anh dũng của đồng bào Nam Bộ muôn năm”. Còn trong số ngày 5-11-1945, trong mục Mặc niệm: "trích đăng một vài tấm gương xung phong anh dũng đã được nêu lên trên mặt báo chí miền Nam”, có đoạn đưa tin: “Trước kho đạn Thị Nghè có rất đông lính Anh, Ấn, Pháp gác nghiêm ngặt, khó bề đến gần phóng hỏa. Một em thiếu sinh 16 tuổi, nhất định không nói tên họ, làng, tình nguyện ra lấy thân mình làm mồi dẫn hỏa. Em quấn vải quanh mình, tẩm dầu xăng, sau lưng đeo một cái mồi, đứng im đốt mồi lửa, miệng tung hô “Việt Nam vạn tuế”, chân chạy đâm sầm vào kho đạn. Lính Anh đứng trong bắn ra như mưa. Một lần trúng đạn, em ngã nhào xuống, nhưng rồi ngồi dậy chạy luồn vào. Lính Anh khiếp đảm bỏ chạy ra ngoài. Một tiếng nổ. Em thiếu sinh tiêu tán cùng với kho đạn Thị Nghè của giặc”. Dưới bản tin có ghi chú “Kèn gọi lính, ngày 8 - 10 - 1945”. Như vậy báo đưa tin theo tin của báo Kèn gọi lính ngày 8 - 10 - 1945 và theo đó, kho đạn bị đốt cháy phải trước ngày 8 - 10 - 1945, ít ra là ngày 7-10-1945. Trên đây là một số thông tin lấy từ báo chí ở thời điểm gần nhất với sự kiện liên quan đến chuyện Lê Văn Tám.
Tôi hi vọng là những người quan tâm đến chuyện này có thể tìm kiếm và thu thập thêm thông tin báo chí mà tôi chưa được tiếp cận.
Còn sự kiện quân ta phá nổ kho đạn của địch ở Sài Gòn ngày 8-4-1946 mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói đến trong hồi ký "Những năm tháng không thể nào quên" thuộc giai đoạn sau, không liên quan đến chuyện Lê Văn Tám. Kho đạn ở Sở thú và kho xăng ở Thị Nghè là hai địa điểm gần nhau. Như vậy theo những thông tin gần thời điểm xảy ra sự kiện thì vẫn còn phải tìm thêm cứ liệu để xác định là kho đạn hay kho xăng và thời điểm là ngày nào, chắc hẳn trước ngày 17 - 10 - 1945. Rồi người thực hiện là “em thiếu nhi 16 tuổi” (Kèn gọi lính) hay “một chiến sĩ ta” (Quyết chiến) hay “anh dân quân tẩm dầu vào người” (Thời mới). 
(Tin không xac thực, kho đan hay kho xăng?)
Việc tẩm xăng vào người, lúc đó cũng đã gây ra sự bàn luận. Thời mới đã bác bỏ chuyện người chiến sĩ tẩm dầu vào người xông vào kho xăng vì “không phải thế, làm thế thì cố nhiên giặc Pháp ngăn lại ngay từ khi chưa tới cửa kho” và cho rằng người chiến sĩ phải “dùng mưu nhiều lắm” để lẻn vào gần kho xăng rồi mới “tẩm dầu vào người”, dùng súng bắn thủng các thùng xăng và châm diêm vào người, nhảy vào đám thùng xăng. Không biết tác giả dựa trên căn cứ nào nhưng về khách quan, cách trình bày này hợp lý hơn. Với những thông tin đã tập hợp, tuy chưa đủ và còn một số khía cạnh chưa xác minh được (kho xăng hay kho đạn, thời điểm, người đốt) nhưng sự kiện kho xăng (hay đạn) của địch ở Thị Nghè (hay gần Thị Nghè) bị ta đốt cháy là có thật. Ngay lúc đó, trên báo chí đã xuất hiện những thông tin khác nhau về người đốt và cách đốt kho xăng, tuy nhiên có điểm chung là gắn với hình ảnh một chiến sĩ tẩm xăng đốt cháy kho xăng địch và không có tên Lê Văn Tám hay tính danh của người chiến sĩ đã hi sinh.
Điểm lại những tư liệu đã thu thập được thì càng thấy rõ, trên cơ sở sự kiện có thật và cả dư luận về hình ảnh người chiến sĩ tẩm xăng thời đó, GS Trần Huy Liệu tạo dựng nên biểu tượng “ngọn đuốc sống” gắn với tên tuổi thiếu niên Lê Văn Tám.
Vấn đề thứ hai là cách ứng xử đối với biểu tượng “ngọn đuốc sống Lê Văn Tám”: Trong bàn luận, cũng có người nghĩ rằng, “ngọn đuốc sống Lê Văn Tám” đã đi vào lòng dân rồi, các nhà sử học không cần xác minh nhân vật đó có thật hay không, làm ảnh hưởng tới một “biểu tượng”, một “tượng đài” yêu nước. Tôi quan niệm hoàn toàn khác. Đối với sử học, tôn trọng sự thật, tìm ra sự thật, xác minh sự thật là một nguyên tắc cao cả thuộc về phẩm chất và chức năng của nhà sử học. Dĩ nhiên, với trách nhiệm công dân, có những sự thật trong một bối cảnh cụ thể nào đó liên quan đến bí mật quốc gia hay ảnh hưởng đến lợi ích sống còn của dân tộc, nhà sử học chưa được công bố.
Về nguyên lý, mọi kết quả nghiên cứu sử học càng khách quan và trung thực, càng có tác dụng tích cực xây dựng nhận thức lịch sử đúng đắn và không có gì mâu thuẫn với các biểu tượng lịch sử, các tượng đài yêu nước có giá trị được nhân dân tôn vinh. Ngay đối với những biểu tượng mang tính huyền thoại, truyền thuyết như Lạc Long Quân - Âu Cơ, Con Rồng-Cháu Tiên, Phù Đổng Thiên Vương, nỏ thần An Dương Vương, vua Lê trả Gươm thần ở hồ Hoàn Kiếm..., kết quả nghiên cứu khoa học chỉ góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học, cốt lõi lịch sử của biểu tượng.
Ví dụ những phát hiện khảo cổ học về đồ sắt trong văn hóa Đông Sơn, kho mũi tên đồng ở Cổ Loa và gần đây, hệ thống lò đúc mũi tên đồng ngay trong thành Nội của thành Cổ Loa, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn cốt lõi lịch sử của hình ảnh ngựa sắt của Thánh Gióng, vai trò của nỏ thần của An Dương Vương. Chuyện vua Lê trả Gươm thần ở hồ Hoàn Kiếm vẫn nguyên giá trị thiêng liêng, không hề bị ảnh hưởng bởi việc nghiên cứu giống rùa và tuổi thọ của rùa Hồ Gươm...
Biểu tượng “ngọn đuốc sống Lê Văn Tám” thực sự đã được quảng bá rộng rãi, đi sâu vào tâm thức của nhân dân, tiêu biểu cho tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí xả thân vì nước của quân dân ta trong buổi đầu của Nam kỳ kháng chiến. Một số đường phố, trường học, công viên hiện nay đã mang tên Lê Văn Tám. Lời dặn của GS Trần Huy Liệu là đến lúc đất nước yên ổn, cần phải nói lên sự thật về câu chuyện Lê Văn Tám. Đó không phải là tên của nhân vật lịch sử có thật, nhưng phản ánh một sự kiện lịch sử có thật, một tinh thần hi sinh vì Tổ quốc có thật. Đó là một biểu tượng đã đi vào lịch sử mang tính phổ biến và thiêng liêng.
Việc trả lại nguồn gốc thật của biểu tượng này là để tạo lập một nền tảng nhận thức khoa học, khách quan về quá trình hình thành biểu tượng Lê Văn Tám. Tôi nghĩ rằng tất cả các đường phố, trường học, công viên... mang tên Lê Văn Tám vẫn để nguyên, vẫn được tôn trọng như một biểu tượng với nội dung giải thích đúng sự thật và ngăn chặn mọi ý đồ dựng lên lý lịch Lê Văn Tám như một nhân vật có thật rồi có người lại nhận là hậu duệ của nhân vật này.(Lý luận mâu thuẫn và quanh co!
Đến đây, tôi đã làm tròn trách nhiệm đối với lời dặn của cố GS Trần Huy Liệu, kèm thêm một số đề xuất để xử lý câu chuyện Lê Văn Tám. Tôi hoàn toàn không coi đấy là việc làm trái với phẩm chất trung thực hay lương tâm của nhà sử học, cũng không ảnh hưởng đến uy tín của GS Trần Huy Liệu và càng không làm đổ một biểu tượng hay tượng đài yêu nước. Tôi nhấn mạnh, theo quan điểm của tôi, mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực.
© GS Phan Huy Lê
Tạp chí Xưa & Nay, số tháng 10 / 2009
→ Các bạn có thể xem thêm những bài viết khác theo mục lục của X-File: https://bit.ly/2HjsimL
.


_____
(1). Thú nhận chưa hợp lý tức la nói dóc rồi! Tẩm xăng cháy toàn thân mà có thể chạy một quảng dài ư?


II. Con Trăn Thần – Thạch Sanh Cộng Sản

2
 

Trong mục “Hoa nở khắp nơi” trên báo Lao Động giữa năm 1963, thông tín viên Tất Biểu ở Nhà máy bơm Hải Dương đưa tin: Anh Lê Văn Hạng công nhân nhà máy bơm Hải Dương, trong khi đi nghỉ phép đến miền Tây Nghệ An đã bắn hạ một con trăn lớn chưa từng thấy. Tin này được nhiều bạn đọc gửi thư hỏi thêm chi tiết. Tòa soạn liền cử anh Trần Thanh Bình phóng viên thường trú vùng này tới gặp Lê Văn Hạng. Nghe anh này thuật lại câu chuyện quá hấp dẫn, anh Bình gợi ý anh Tất Biểu viết lại từ mẩu tin ngắn thành một bài ký sự dài đăng nguyên một trang báo. Anh Tất biểu viết bài có tựa đề ‘Con Trăn Thần’. Bài viết kể: Trước khi anh Hạng tới đây, nhân dân vô cùng hoảng sợ, bởi con trăn đã bắt đi hai con bò, hai cháu bé. Anh Hạng tìm gặp được nó, con trăn vùng dậy, cất đầu lên cao quá các ngọn cây cổ thụ, mồm phu phì phì, nước bọt tuôn xuống như mưa. Anh Hạng phải luồn lách lựa thế để nã đạn đúng vào mồm con trăn liên tục 16 phát, nó mới ngả vật ra làm gãy bao nhiêu cây cối. Dân làng được tin đưa hai con trâu cồ tới giúp anh Hạng kéo con trăn về làng. Người ta đo con trăn dài gần 30 mét, thân nó to bằng cái vành xe đạp. Họa sĩ Minh Tân minh họa trông giống như cảnh Thạch Sanh chém chằn tinh.
Số báo đăng bài này gây tiếng vang lớn trong và ngoài nước. Nhân dân Nhật báo Bắc Kinh dịch bài, đổi tựa đề là “Dũng sĩ diệt mãng xà vương” kèm theo bức tranh minh họa cho câu chuyện thần kỳ. Nhà thơ Tố Hữu, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương Đảng nói với hội nghị Tuyên huấn, Báo chí về niềm tự hào dân tộc đã có một công nhân bình thường, nhưng hành động phi thường, là “Thạch Sanh thời đại”, “Thạch Sanh cộng sản”. Hồ Chủ tịch mau chóng tặng thưởng cho Lê Văn Hạng “Huy hiệu Bác Hồ”. Ban thi đua khen thưởng Trung ương làm thủ tục xét thưởng huân chương lao động hạng nhất.
Giữa lúc cả nước đang náo nức vui mừng thì bỗng có một tin chấn động: Các nhà khoa học Ba Lan cho rằng “Con trăn khổng lồ xuất hiện ở Việt Nam là có thật thì nó đánh đổ các học thuyết về cổ sinh vật học đang được giảng dạy hằng trăm năm nay. Họ đề nghị Nhà nước Ba Lan mua lại bộ xương này với giá tương đương một nhà máy lớn. Trước mắt, họ xin nhà nước Việt Nam cho họ tới khảo sát bộ xương con trăn thần và khu rừng nơi anh Hạng tìm thấy con trăn và bắn chết nó. Họ phán đoán, khu rừng này phải là rừng nguyên sinh và rất có thể còn có nhiều động vật khổng lồ thời tiền sử!
Tin này như một tiếng sét làm tỉnh cơn mê. Hồ Chủ tịch chỉ thị phải nhanh chóng xác minh sự thật. Ban Tuyên huấn Trung ương yêu cầu: “Báo Lao Động trong thời gian sớm nhất phải có báo cáo chính xác”. Ban biên tập báo Lao Động cho xe xuống Nhà máy bơm Hải Dương xin giám đốc rước Lê Văn Hạng về Hà Nội để tham gia đoàn điều tra do Trưởng ban văn hóa báo Lao Động, nhà thơ Nguyễn Anh Tài làm trưởng đoàn. Đúng lúc chuẩn bị lên đường thì trời đổ mưa như trút nước suốt cả tuần. Quốc lộ 1A bị nước ngập không lưu thông được. Anh Lê Văn Hạng được bố trí ở cùng căn phòng tập thể với chúng tôi. Anh không chịu nằm giường trong phòng mà mắc võng ở cây gạo và cây cơm nguội ngoài sân. Anh nói mình quen cách ngủ của người rừng! Anh kể, vì không được đi tập kết, bị bọn lính ở địa phương Quảng Trị o ép quá, anh lấy cắp của chúng khẩu sung, cho quần áo và võng vào bọc, rồi luồn rừng lướt bụi, vượt giới tuyến ra miền Bắc.
Chuyến đi Nghệ An phải hoãn vì quốc lộ bị ngập. Không khí cơ quan báo Lao Động rất nặng nề. Giữa lúc đó, một cộng tác viên là kỹ sư nông nghiệp của Bộ Nông trường nhân đến tòa báo gởi bài cộng tác đã vui chuyện kể rằng chính anh đã được chứng kiến lúc anh Hạng đưa con trăn thần về nông trường. Anh nói, rất tiếc là bài báo của anh Tất Biểu viết không kể được những chi tiết không thể nào quên như: Khi hai con trâu kéo con trăn về tới đoạn dốc hơi cao ở khúc quanh vào văn phòng nông trường thì, một con trâu đã bị đứt ruột, ngã khuỵu xuống. Từ văn phòng gần đó, năm sáu cô nhân viên hiếu kỳ chạy ra xem. Vừa nhìn thấy đầu con trăn khổng lồ há mồm thè lưỡi, các cô hốt hoảng nháo nhào ù té chạy, một cô yếu tim ngất xỉu. Anh kỹ sư đã làm cho Ban biên tập báo Lao Động như sắp chết đuối vớ được cọc. Anh Nguyễn Văn Tài đề nghị anh kỹ sư làm cố vấn cho đoàn báo Lao Động vào rừng Nghệ An thẩm tra vụ con trăn thần.
Đang vui chuyện, hóm hỉnh bỗng anh lặng lẽ trầm tư nói rất lấy làm tiếc vì công việc đang chồng chất, không thể sắp xếp để cùng đi với đoàn. Anh Nguyễn Anh Tài nói: “Đồng chi không phải lo, chúng tôi sẽ báo cáo vấn đề có tầm quan trọng của quốc gia, thì chắc chắn Bộ trưởng Bộ nông trường sẽ sắp xếp người thay công việc cho đồng chí.” Mặt chàng thư sinh trắng trẻo vụt tái xạm, anh ta khẩn khoản: “Bộ trưởng buộc lòng sẽ giúp các anh, nhưng còn bên trong, nội bộ, em biết em sẽ để lại nhiều, rất nhiều khó khăn cho Bộ… và em sẽ bị… bị coi là việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng. Em sẽ bị hỏng bét hết”!
Dù anh kỹ sư năn nỉ bầm cả lưỡi, anh Nguyễn Anh Tài và tập thể báo Lao Động cũng không thể để mất vị cứu tinh hi hữu này. Anh Tài quyết định đến gặp Bộ trưởng, khéo léo lựa lời để không gây hại gì cho anh kỹ sư nhút nhát. Tiếp anh Tài là ông Thứ trưởng kiêm Bí thư đảng ủy Bộ Nông trường. Nghe xong câu chuyện, ông hồ hởi nói, bộ chẳng những đáp ứng yêu cầu cử người tham gia đoàn của báo mà còn gợi ý thêm: “Chắc chắn tài chính của tờ báo eo hẹp hơn Bộ Nông trường, phương tiện xe cộ, xăng dầu cũng không bằng. Do đó Bộ Nông trường xin đài thọ xe ô tô, xăng dầu và chịu mọi chi phí cho chuyến đi”. Ông gọi điện thoại yêu cẩu Vụ trưởng Vụ Kỹ thuật cho anh kỹ sư lên văn phòng Đảng ủy. Vừa bước vào phòng, nhìn thấy chúng tôi, anh kỹ sư đã thất sắc. Sau khi nghe ông thứ trưởng giao công việc, anh cố nói về công việc gấp gáp của mình. Nhưng ông thứ trưởng khoát tay nói “ngay chiều nay, đồng chí là người của đoàn thẩm tra vụ con trăn thần của báo Lao Động. Mọi việc của đồng chí tôi sẽ bàn với đồng chí Vụ trưởng.” Anh kỹ sư ngồi lặng mấy giây, rồi hai vai run lên, đầu gục xuống vừa nức nở khóc, vừa nói không ra lời: “Tôi cứ tưởng mọi việc đúng như trong bài báo là… tôi theo đó rồi thêm thắt cho vui câu chuyện…Tôi xin lỗi… rất là xin lỗi…”
Chúng tôi cám ơn ông thứ trưởng tốt bụng, cáo từ ra về với tâm trạng ê chề. Không phải chỉ báo Lao Động mà các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đều muốn câu chuyện “Thạch Sanh cộng sản” quên dần trong im lặng, bởi nó phơi bày sự dốt nát, háo danh và cẩu thả của cả hệ thống chính trị và khoa học của chế độ.
Trích Hồi ký Đến Già Mới Chợt Tỉnh
Tống Văn Công

 

III. Xạo Hết Chỗ Nói

“… Hệ thống tuyên truyền của đảng CSVN gần 700 báo, đài, hàng ngàn báo cáo viên “lưỡi gỗ” chuyên nói láo, nói lấy được cho sướng cái mồm, nói láo như phường ‘vô học’…” (Hồi ký Rồng Rắn-Trần Độ).

Từ nào đến giờ Việt Cộng rất nổi tiếng trên phương diện xạo. Chẳng thế mà từ hơn nửa thế kỷ trước trong ngữ vựng tiếng nước ta đã có thành ngữ “nói láo như Vẹm”. Bản chất nói láo phổ biến từ lãnh tụ Hồ Chí Minh xuống tới một tên du kích quèn. Họ nói láo và huênh hoang thổi phồng thành tích không tưởng để tuyên truyền lừa bịp, che đậy tội ác và tự thần thánh hóa một cách trắng trợn, bất chấp mọi qui tắc khoa học.

Việt Cộng gian nhưng không ngoan, bịa đặt, nói láo một cách trắng trợn. Phải chăng đó là vì Việt Cộng quá chăm chỉ học tập và quá thấm nhuần cái gọi là đạo đức và tư tưởng của Hồ Chí Minh. Việt Cộng lúc nào cũng cho rằng Hồ Chí Minh là một anh hùng giải phóng dân tộc, một tấm gương đạo đức ưu việt, một lãnh tụ anh minh, cha già kính yêu, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, thiên tài lỗi lạc nói thông thạo hàng chục ngoại ngữ, nhà tư tưởng lớn, danh nhân văn hoá thế giới… Thế nhưng ngày nay thông tin giả trá loại này không còn dối gạt được ai nữa. Mặc dù vậy, bệnh Xạo Hết Chỗ Nói là một căn bệnh nan y truyền nhiễm trong hàng ngũ những người cộng sản.

Chắc các bạn đọc đã nghe chuyện xạo về anh hùng VC Nguyễn Văn Bé. VC xạo rằng năm 1966, khi đang chuyển vận vũ khí ở Phú Lợi, Thủ Dầu Một, du kích Bé, 25 tuổi, bị một đơn vị VNCH bắt tại trận. Bé giả vờ giải thích về công dụng của các loại vũ khí này và thừa dịp cầm một quả mìn Claymore đập vào một chiếc xe tăng, làm chết 69 binh sĩ Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, cùng nhiều xe tăng; Bé hy sinh tan xác tại chỗ. Sự thật là khi bị bắt, Bé hoàn toàn không kháng cự và vẫn sống nhăn đến năm 2002 mới chết.
Report this ad

Các bạn đọc đã nghe chuyện chiến sĩ biệt động Đội 159 Lê Thị Thu Nguyệt tạo kỳ tích đã dùng ná thun tẩm thuốc độc bắn chết bốn tên Mỹ trên đường Trần Hưng Đạo Saigon chưa? Hoặc các bạn đã nghe chuyện nữ tình báo VC xinh đẹp Đặng Hoàng Ánh thuộc dòng dõi hoàng tộc đã đánh bom sập tòa đại sứ Mỹ trên đường Hàm Nghi ngày 20/9/1965 chưa? Mấy mươi năm sau chiến tranh, những du kích, đặc công, cán binh VC tha hồ bốc phét ngụy tạo thành tích hoang tưởng cho các hậu duệ nể mặt chơi.

Một trường hợp xạo điển hình

Một bài viết tựa đề “Huyền thoại tay không “quật ngã” trực thăng UH–1 của Mỹ” đăng trên báo mạng Phụ Nữ Today trong nước nghe quá hấp dẫn và gợi trí tò mò của người đọc. (http://phunutoday.vn/blog-nguoi-noi-tieng/nguoi-noi-tieng/201203/Huyen-thoai-tay-khong-quat-nga-truc-thang-uH1-cua-My-2136590/)

Chỉ đọc qua cái tựa của bài viết người ta cũng đủ thấy ngay tính chất XHCN = Xạo Hết Chỗ Nói. Thôi thì cứ theo chủ nghĩa “mackenoism” (mặc kệ nó), thử đọc coi mức xạo tới đâu, đủ để trở thành kỹ lục chưa.

Vừa đọc tới câu thứ ba của bài viết, tôi đã thấy có dấu hiệu kỹ lục hấp dẫn:

Hơn 15 năm cầm súng chinh chiến dọc một dãi chiến trường miền trung, ông đã lập nên những kỳ tích huyền thoại khi hạ một mình hơn 8 chiếc máy bay UH – 1 và hàng chục xe tăng, thiết giáp của Mỹ ngụy.”

Nghe cũng có lý lắm vì Việt Cộng từng tuyên truyền rằng phi cơ và xe tăng của quân đội Mỹ trên chiến trường Việt Nam được làm bằng giấy các-tông kia mà.

Nếu quả thật đây là một kỳ tích, một chiến công oanh liệt phi thường, tôi nghĩ người cựu chiến binh bộ đội VC tên Bùi Minh Kiểm này lẽ ra phải trở thành một anh hùng vang lừng tên tuổi và được nhà cầm quyền Hà Nội đãi ngộ xứng đáng hơn nhiều chớ tại sao ông ta lại sống trong một “Căn nhà nhỏ nằm khuất sau con hẻm bỗng trở nên vui nhộn hơn thường ngày bởi tiếng cười nói của những người khách, cán bộ phường đến thăm.”

Bạn còn muốn biết tiếp không? Vậy thì đây, cực điểm của bốc phét:

Nhìn người đàn ông tuổi ngoài lục tuần, thân hình nhỏ nhắn nhưng rắn chắc, khỏe mạnh, ít ai biết được rằng ông đã từng dùng đôi bàn tay ấy để ghì chặt một chiếc máy bay UH – 1 của Mỹ xuống mặt đất.”

Cộng phét Bùi Minh Kiểm kể với phóng viên rằng hôm đó là một ngày tháng Tư năm 1968 khi đơn vị 91 Đặc công thuộc Quân khu Năm của Việt Cộng tham dự chiến đấu tại mặt trận 44 Quảng-Đà. Nhóm đặc công của Kiểm gồm bốn người, hai người bị trúng đạn trực thăng đã chết từ phút đầu. Trích:

Ngoài hai khẩu AK, ba quả lựu đạn và một số ít cơ số đạn còn lại, hai người phải chống chọi với một tiểu đoàn trực thăng biệt động 37 của Ngụy cùng hơn 150 lính biệt kích, có sự yểm trợ của pháo binh địch.” Và đây là lời cựu cán binh Kiểm: “Lúc này, hai anh em chúng tôi chỉ liếc mắt nhìn nhau rồi lặng lẽ tiến vào công sự, đạn đã lên nòng và lựu đạn cũng sẵn sàng rút chốt. Không ai nói một lời, nín thở chờ tụi biệt kích tiến vào tầm ngắn. Tụi nó sục sạo khắp nơi và khi đến gần phía bờ sông thì chúng tôi nhả đạn.”
Report this ad

Thưa các bạn, dù gì tôi cũng đã từng là một quân nhân của QLVNCH hơn 10 năm, tôi chỉ biết Quân Lực ta có Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân chứ làm gì có đơn vị nào gọi là “tiểu đoàn trực thăng biệt động 37”. Bên cạnh đơn vị “không giống ai” đó lại có hơn “150 lính biệt kích”. Hai chiến binh Việt Cộng chống cự lại với một lực lượng đối phương lớn hơn hàng trăm lần, chẳng lẽ những chiến sĩ này cũng bằng các-tông luôn sao? Truyện giả tưởng này càng đọc càng hấp dẫn thiệt.

Phóng viên tên Hạ Nguyên phóng bút tiếp:

Gặp chốt chống cự, địch nhanh chóng tản ra tạo thành thế gọng kìm để bao vây hai người vào giữa. Nhưng những loạt đạn AK tạo ra vành đai lửa khiến địch không thể tiến lên. Sau ba giờ cầm chân địch, ông bị thương ở tay và đầu, máu chảy ra nhiều nhưng vẫn kiên trì cầm súng bắn ngăn địch tiếp cận công sự. Giữa lúc cuộc giằng co đang diễn ra ác liệt thì địch huy động trực thăng bắn róc két, pháo kích lần hai.”

Chỉ có hai cây AK mà có thể tạo thành một vành đai lửa ngăn chận hàng trăm địch quân bao vây chung quanh trong suốt ba giờ đồng hồ? Bị thương máu chảy ra nhiều nhưng vẫn kiên trì cầm súng bắn ngăn địch? Đúng là một câu chuyện thần thoại cỡ Phù Đổng Thiên Vương!

Nghe đối tượng của cuộc phỏng vấn kể chuyện Phong Thần, phóng viên bị lôi cuốn và thêm niềm hứng khởi nên bơm thêm thuốc bồi cho người cựu chiến binh tiếp tục say sưa… ‘nổ’:

Quân địch sợ bị rơi vào điểm phục kích nên không dám tiến lên mà chỉ dùng hỏa lực tấn công từ xa. Nhưng nguy hiểm nhất là các trực thăng liên tục quần thảo trên đầu, súng máy và AK không thể xuyên thủng lớp thép phía dưới bụng máy bay.”

Theo kiểu nói chuyện của ông Kiểm này, người có vốn hiểu biết quân sự căn bản cũng thấy ngay là ông ta nói xạo. Bên trên của bài vừa nói hai tay súng Việt Cộng bị bao vây; thế mà ngay sau đó lại bảo là phục kích.

Phóng viên Hạ Nguyên say mùi súng chiến trường hứng chí tô vẽ hào quang chiến thắng:

 “Khi chiếc UH – 1 rà tới chuẩn bị hạ thấp để bắn róc két thì ông Kiểm lao người lên dùng hai tay ghì càng máy bay xuống. Đôi bàn tay thép như chiếc nam châm hút chiếc UH – 1 xuống gần sát mặt đất. Viên phi công bất ngờ, chưa kịp gạt cần súng máy thì đã bị anh Thao từ bên dưới bắn thốc lên, thẳng vào buồng lái. Chiếc máy bay mất thăng bằng loạng choạng lao xuống, nổ tan xác. Tiếng nổ của chiếc UH – 1 đầu tiên đã khiến phía địch hoảng loạn, gọi cầu viện. Đến trưa cùng ngày, ông Kiểm và đồng đội vẫn giữ vững cứ điểm, không để địch tiến về phía bờ sông. Đợt pháo kích thứ ba của địch vừa dứt thì ba chiếc trực thăng UH – 1 hạ cánh xuống khu vực chiếc trực thăng bị rơi để tìm kiếm xác. Lợi dụng cơ hội này, hai người trườn tới vị trí thuận lợi để bắn hạ ba con “chim sắt”.

Bạn đã thấy mức độ XHCN (xạo hết chỗ nói) siêu việt chưa? Đã bị thương ở tay và đầu và máu chảy ra nhiều, thế mà vẫn còn sức lao người lên ghì càng phi cơ trực thăng bằng đôi bàn tay thép. Chưa hết, máy bay thì nổ tan xác trong khi chàng dũng sĩ đặc công Việt Cộng dù bị thương máu ra nhiều mà cứ sống nhăn, thế mới là chuyện lạ chỉ xứ XHCN mới có.
Report this ad

Loại trực thăng UH-1 Iroquois có bốn nhân viên phi hành đoàn, trọng lượng trơn là 2,365 kg, khả năng chở tối đa là 14 người hoặc 6 băng ca tải thương hoặc số hàng hóa tương đương. Trọng lượng cất cánh tối đa là 4,309 kg. Vậy mà chàng đặc công cộng sản Kiểm dùng tay không ghì nó xuống như chơi. Chắc chàng chưa học vật lý căn bản bao giờ.

Ông Kiểm hồi ức như mới vừa xảy ra đây “Trong khi anh Thao (người đồng đội) lên đạn súng máy thì tôi chạy thắng tới đuôi chiếc máy bay rút chốt lựu đạn quăng vào buồng lái. Chiếc thứ nhất nổ tan tành khiến hai chiếc kia hoảng sợ cất cánh bỏ chạy, nhưng đã bị lưới đạn của anh Thao nhả xuống, hai chiếc còn lại cũng bị hạ nốt”. Đến cuối giờ chiều, hai khẩu súng đã gần hết đạn, không thể tiếp tục chống cự thêm. “Lúc đó hai tai tôi đã lãng đi vì tiếng nổ, đầu nhức, mắt mờ. Anh Thao cũng bị thương chảy máu khá nhiều. Hai chúng tôi hi vọng sẽ cầm cự đến được chiều tối, bọn địch sẽ phải rút lui, hoặc phía quân ta sẽ bổ sung lực lượng cứu viện” – ông Kiểm kể.

Nghe tả hai chiếc trực thăng định bỏ chạy nhưng bị “lưới” đạn AK nhả xuống nên cũng bị hạ nốt, thật đang tức mà phải cười cho cái tài phịa của Việt Cộng. Trong lúc hai tay súng Vi Xi tung hoành bắn hạ ba chiếc trực thăng thì hàng trăm chiến sĩ của Tiểu Đoàn 37 BĐQ ở đâu cà? Chẳng lẽ chết hết rồi?

Khi phát hiện hỏa lực phía ta bị suy giảm, địch bắt đầu cho quân tiến lên, quyết tâm bắt sống ổ kháng cự. Hai người vừa chiến đấu vừa tìm cách bò ra mép sông để tìm cơ hội thoát khỏi sự truy kích và đánh lạc hướng quân địch. Nhưng cả hai chưa bò ra đến nơi thì ông Thao trúng mảnh pháo xuyên qua đầu, hy sinh. Lúc đó, ông Kiểm nghĩ mình cũng sẽ chết vì chỉ còn lại ba viên đạn trong băng. Ông cố lôi xác đồng đội ra sông để cả hai cùng thả trôi theo dòng nước, không phải chết trong tay quân Mỹ-Ngụy. Lê chút sức tàn ra tới sông, ông Kiểm thả mình xuống dòng nước bất tỉnh. Trôi theo dòng nước gần 6 km, sóng đánh ông tấp vào bờ. Tưởng chừng như đã nắm chắc cái chết, nhưng ông Kiểm được người dân trong vùng vớt lên, cứu sống.”

Đọc tới đây, tôi mới vỡ lẽ hiểu ra lý do tại sao ông Bùi Minh Kiểm này lại có thể ngang nhiên nổ hăng thế, nổ bất chấp mọi quy luật vật lý học. Hóa ra, nhân chứng duy nhất trong chuyện này là người đồng đội tên Thao của ông đã bị ông khai tử để xóa nguồn kiểm chứng. Cộng sản Nga, Tàu, Việt dường như đều áp dụng triệt để câu nói của Joseph Goebbels, người cầm đầu bộ máy tuyên truyền của nhà độc tài Đức Quốc Xã Adolf Hitler: “Khi một điều lừa dối được lập đi lập lại cả ngàn lần thì chẳng bao lâu nó sẽ trở thành đáng tin là có thật” (A lie told one thousand times eventually becomes believable). Chắc các bạn cũng đã biết điển tích Trung Hoa “Tăng Sâm giết người” rồi.

Bài phóng sự đến đây chưa dứt. Dường như ông Kiểm nổ chưa đã và người phóng viên hăng say với nhiệm vụ chức nghiệp còn muốn viết tiếp. Thôi thì chúng ta chịu khó đọc cho hết câu chuyện giả tưởng này:

Năm 1970, ông chuyển về công tác, chiến đấu và giữ chức vụ Chính trị viên Đại đội 11, Đoàn pháo binh 575. Cuối năm 1971, ông được đơn vị giao nhiệm vụ trinh sát, đặt đài quan sát trên đỉnh Bà Nà – Núi Chúa để theo dõi tình hình hoạt động của địch ở sân bay Đà Nẵng. Nhớ lại trận đánh mà ông tham gia cùng các đơn vị ở Đoàn pháo binh 575 vào tháng 8/1972, ông không khỏi tự hào rằng mình là một trong những người được góp một phần nhỏ công lao vào chiến thắng giòn giã ấy. Trước đó, công tác chuẩn bị cho trận đánh “lịch sử” đã được lãnh đạo thống nhất phương án. Táo bạo và bất ngờ, các trận địa pháo của Đoàn 575 đặt tại trận địa Hòa Bình (Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) và Điện Sơn (Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) phát hỏa lúc 5 giờ 35 ngày 2/8, ngay trước mũi hành quân tìm diệt của địch (cách trận địa Hòa Bình chỉ vài trăm mét). 80 viên hỏa tiễn “tìm” đúng mục tiêu, phá hủy 57 máy bay, diệt 147 tên Mỹ hầu hết là sĩ quan, giặc lái, kho xăng trong sân bay bốc cháy dữ dội 5 giờ liền, nhiều phương tiện chiến tranh của địch bị phá hủy. Trận đánh để đời của Đoàn 575 đã làm giặc Mỹ ngớ ra không kịp đối phó… Lật giở tấm bản ghi thành tích chiến đấu của đơn vị năm nào, ông cười tự hào, “Gần 10 năm (1966-1975), Đoàn pháo binh 575 đã đánh hơn 500 trận, tiêu diệt 6.000 tên địch với hàng ngàn sĩ quan, phá hủy 780 máy bay, 1.000 xe quân sự, 200 khẩu pháo các loại, thiêu cháy 50 triệu lít xăng dầu và rất nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ.”
Report this ad

Người Mỹ có câu nói “If you’ve got a big mouth and you’re controversial, you’re going to get attention” (Nếu bạn to mồm khoác lác và nói điều trái ngược để tạo ra tranh cãi, bạn sẽ được mọi người chú ý). Ông Kiểm nổ này càng được nhiều người chú ý. Thế hệ trẻ và con nít trong nước đọc bài phóng sự này chắc chắn sẽ phục ông sát đất nếu chúng lười tìm hiểu. Những người đồng đội cùng thời đi “B” với ông và còn sống đến ngày nay sẽ rủa thầm buông lời than thở “Trời ơi, mình đã nổ mà nó còn nổ hơn!”.

Nhưng trong thời đại thông tin này, muốn kiểm chứng và đi tìm sự thật kể ra cũng không khó lắm, chỉ hỏi ông Gú Gồ là biết ngay. Chính vì thế, câu chuyện của cụ Bùi Minh Kiểm kể chẳng được giới trẻ công dân mạng trong nước tin tí nào. Các phản hồi có tính cách tiêu cực độc giả gửi vào Phụ Nữ Today dĩ nhiên đã bị kiểm duyệt và bôi bỏ hết. Tuy nhiên, trên các trang nhật ký cá nhân, hàng trăm người đọc không ngần ngại lên tiếng.

Một số lời bình tiêu biểu

– Câu truyện thần thoại vô chứng cứ với những chi tiết lố bịch đến mức con nít tiểu học nước ngoài cũng phải thốt lên là “bốc phét thì cũng vừa vừa thôi, còn để dành chỗ cho chữ ký!”, thế mà báo nhà nước vẫn đăng mới nản!

– Hay chỉ là trực thăng bằng giấy cúng cô hồn Rằm tháng Bảy mà bác Kiểm nhà ta thần hồn nát thần tính nhìn lộn vậy ta… hihi…

– Thật hãi quá các cụ ơi. Nghe nói hồi xưa có vụ chiến sĩ ta cầm K54 bắn rơi B52 nữa đấy!

– Cụ Bùi Minh Kiểm đúng là Hercule của Việt Nam! Vãi thật siêu nhân à!

– Superman có họ hàng người Việt mà bây giờ mình mới biết!

– Xin các bác nhà báo có bơm thì cũng bơm vừa phải thôi chứ; bơm quá đối tượng bay như bong bóng mất.

– Nhảm thật! Sau trận pháo kích dữ dội mà đơn vị ông Kiểm vẫn còn sống và bám gần đó và vẫn còn bất ngờ khi quân Mỹ đổ bộ xuống ngay đó thì ông ổng là Rambo và chẳng biết gì về kỹ thuật quân sự cả.

– Theo câu chuyện kể thì lúc đang đứng dưới hào chiến đấu, ông này đã nhảy lên nắm càng máy bay lôi nó xuống đất. Xin hỏi máy bay này nếu nó biết bên dưới là địch, thì khoảng cách nó giữ với mặt đất không lẽ chỉ 1, 2 mét? Hơn nữa ông này còn đứng dưới hào, là ít ra phải ngang hông, coi như ông muốn với tới máy bay phải nhảy như người nhện. Chưa kể ổng nặng bao nhiêu? Cho hết quân trang quân dụng ổng nặng cỡ 100kg thì nhằm nhò gì với cái trực thăng này?

– Ghét nhất là đọc mấy đoạn kể lại của bố Kiểm. Toàn suy diễn và bịa chuyện, chẳng thể tin nổi.

– Chắc tay phóng viên xem phim “siêu nhân” hơi bị nhiều!

Report this ad
– Tung chảo chém gió thì cũng để đức cho con cháu với chứ.

– Chao ôi, nghe khắm y như lũ Bắc Triều Tiên!

– Trực thăng Mỹ nó bắn rocket mà hạ thấp đến mức cho bác bám vào à? Mức đó thì nó bắn xong nó nổ luôn chắc.

– Học ngữ văn của Việt Nam là biết khả năng chém gió khủng đến cỡ nào! Nói khoác một mình dùng súng AK47 bắn hạ cả đống máy bay chưa đã sao lại còn bảo kéo cả UH-1 xuống bằng tay không. Ngày đó thân xác bác Kiểm đặc công nhà mình nặng giỏi lắm khoảng 50kg. Sao bác tài thế! Tại hạ khâm phục! Khâm phục!

– Vẫn biết tiền bối có công rất lớn nhưng cái gì cũng phải có giới hạn. Tiền bối viết bí kíp võ công như thế thì hậu bối chỉ có tẩu hỏa nhập ma…

– Thế hóa ra cái trực thăng nó bay tới mức đủ thấp để ông này chạy chạy chạy lại bám càng, mà cả thằng phi công lẫn thằng xạ thủ ở trong không làm được gì hả? Nhẽ bọn Mỹ nó ngu quá thiểu năng vậy hả? Hay ông này còn có cả khả năng chạy siêu nhanh như của Flash?

– Vãi đái với báo chí tuyên truyền. Tuyên truyền trong thời chiến còn hiểu được, còn thời này mà cứ thế này bảo sao bọn thanh niên càng ngày càng ngu, không suốt ngày hổ báo cáo chồn giết người chặt đầu hiếp dâm xác chết…


– UH-1F sử dụng động cơ mới General Electric T-58-GE-3 với công suất 1,325 hp. UH-1H sử dụng đông cơ Lycoming T53-L13 với công suất 1400hp. Điều đó có nghĩa là động cơ của nó mạnh từ 1,325 đến 1,400 mã lực. Muốn kéo nó đứng lại phải cần một đối lực bằng ít nhất là 1,300 con ngựa. Bác Kiểm có đi học không nhỉ?

– Từ bé đến giờ tôi đâu có thấy máy bay trực thăng UH-1H là cái giống gì đâu bác. Cho nên nghe bác bảo bác là “anh hùng tay không quật ngã trực thăng UH–1 của Mỹ” thì tôi bèn chỉ còn biết lắc đầu le lưỡi phục bác sát đất thôi.

– Có phải khi xưa bác cư ngụ gần kho đạn Long Bình chăng mà nổ đinh tai vậy?

– Bác nổ còn hơn bom tấn. Bác coi trời bằng vung, coi trí tuệ của bàn dân thiên hạ như dân Bắc Hàn khóc lãnh tụ mới dám tồn trữ của quý.

– Kỷ lục nâng vật nặng thế giới là 458 kg. Vậy vị anh hùng Bùi Minh Kiểm của chúng ta mạnh hơn đương kim vô địch thế giới bốn lần. Quá khủng khiếp.

– Thì đã bảo “Với sức người, sỏi đá cũng thành cơm” mà lị. Với cách nói ngông này, ông kéo trực thăng một phát là xuống ngay.

– Tớ cũng đã được thiền sư Nhất Hạnh nhồi sọ về sức quạt yếu ớt của trực thăng Mỹ khi cụ viết trong cuốn Hoa Sen Trong Biển Lửa rằng:
Tôi không thể nào quên được hình ảnh mà tôi trông thấy hôm đó. Chiếc trực thăng hạ dần xuống làm cho những con bò đang kéo chiếc xe đi trên con đường quê sợ hãi chạy nhanh, và cả người cả thúng mủng đồ vật rơi long lốc xuống đường làng. Trên bờ ruộng những người lính Mỹ đã xuống trực thăng, áp tới bắt cóc người thiếu phụ đang lồm cồm ngồi dậy trong tay còn ẳm đứa con trai hai tuổi. Nét kinh khiếp hiện rõ trên khuôn mặt người đàn bà nhà quê trẻ tuổi và trên mặt bà mẹ già đầu bạc. Người thiếu phụ trao con cho mẹ với một cái nhìn không thể nào tả nổi. Và bà mẹ già nét mặt đau thương, chỉ biết đưa tay ôm lấy đứa cháu và nhìn theo, vô cùng tuyệt vọng.”
Report this ad
Gió từ cánh quạt trực thăng yếu thật đấy, trong khi giặc lái kéo người thiếu phụ lên máy bay mà còn dám để cụ Nhất Hạnh đứng sát mặt hai mẹ con bà cụ để nhìn thấy được “cái nhìn không thể nào tả nổi”… hihi…

– Cái loa tuyên truyền phát ra đều có cơ sở, ngay cả người có thể đi trên ngọn lúa. Một anh nói phét có thể chưa được ai tin nhưng ngàn anh nói phét là nhìn lên trời thấy râu Lê Nin thì chục anh còn lại cũng hô lên “Ừ nhỉ… đúng là râu cụ Lê Nin đã hiện ở trên trời!” Quên mất, không biết cái đó gọi là gì. Thôi tạm gọi nó là… hiệu ứng nói phét!

– Ngày xưa từng có những phi công quân đội nhân dân ta “rình trong mây, đợi máy bay của địch bay ngang qua rồi nhảy từ máy bay của ta sang máy bay của chúng, nạy cửa bắt sống phi công địch”… theo lời của các cụ Tuyên Huấn thì đây cũng là câu truyện và nhân vật có thật, nhưng tạm thời chưa xác định rõ danh tính, tuổi tác, cũng như là tên của hành tinh nơi sự việc ly kỳ ấy xảy ra. Hahaha…

– Các chiến công vang lừng của anh bộ đội Hai Thiêng mà các cụ đăng báo thì còn kinh khủng hơn nhiều, tuy các chi tiết cũng là ba xạo nhưng mà ít ra còn có cái… tên là thật, thế mà chưa được xây công viên để tuyên dương!

– Nguyễn Văn Bé, Nguyễn Văn Trỗi, Lê Văn Tám, Lê Thị Thu Nguyệt, Đặng Hoàng Ánh xin chào thua cụ Bùi Minh Kiểm!

Kết

Trường hợp cựu cán binh Bùi Minh Kiểm chém gió, nổ văng miểng trên đây không phải là một vụ riêng rẻ cá biệt. Có không ít người giống hệt ông ta trong hàng ngũ đảng viên CSVN, kể cả ông thủ tướng có bằng cấp cử nhân luật rừng. Xạo hết chỗ nói đã trở thành một thứ bệnh: hội chứng hoang tưởng. Để che lấp một thứ mặc cảm thua kém, con ếch XHCN phải tự thổi phồng để chứng tỏ họ hơn người, là ưu việt.

Mới đây, ngày 4 tháng Ba năm 2013, một vài tờ báo trong nước đăng bài với các tựa đề  “Anh hùng bị tố khai man thành tích”, “Nguyên Bí thư Tỉnh ủy nói gì khi bị tố cáo?” đã lột mặt nạ ông Hồ Xuân Mãn, cựu Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế, cựu Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN. Hàng chục đảng viên, từng là cán binh đồng đội của ông Mãn, đã lên tiếng tố cáo Mãn ngụy tạo thành tích để được phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”.

Thành tích chiến đấu trong một trận đánh mà ông Mãn khoe chẳng qua chỉ là một vụ giết người. Bài báo viết: “Hồ Xuân Mãn đã thản nhiên xả súng vào đám giỗ, dẫu cho ông nội ông Mãn và nhiều bà con của chính ông ta đang ngồi tại đó. Ngoài 9 thường dân vô tội thiệt mạng, “trận đánh” này còn làm cho 8 thường dân khác bị thương. Bây giờ, cứ tới ngày ấy, thôn Phò Ninh, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế có đến 10 đám giỗ.”

Những kẻ đang lãnh đạo đất nước cùng với các đồng chí như Bùi Minh Kiểm, Hồ Xuân Mãn, Lê Thị Thu Nguyệt, Đặng Hoàng Ánh, ai cũng đều từng có thành tích chiến đấu phi thường cả và ai cũng đạt danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” và “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Thảo nào Mỹ cút Ngụy nhào đã gần 40 năm rồi mà đất nước chỉ tiến nhanh tiến mạnh trong lãnh vực Xạo Hết Chỗ Nói.
Report this ad

Phan Hạnh.
Advertisements
Image result for CON RÙA

No comments:

Post a Comment