Phụ nữ VN: Tự lực vượt qua ma tuý
Làm phụ nữ ở Việt
Nam đã là 'ở cửa dưới' nên áp lực lớn nhất cho việc tự vươn lên và chiến
thắng bản thân của một phụ nữ có tiền sử nghiện ma túy, vi phạm pháp
luật là khó khăn và 'rào cản' lớn nhất, một nhà hoạt động xã hội từ Hà
Nội nói với Bàn tròn thứ Năm tuần này của BBC.
Chia sẻ tại cuộc
Hội luận hôm 28/9 nhân BBC vừa bắt đầu Mùa Phụ nữ trong năm 2017 hướng
tới tìm kiếm 100 phụ nữ tiêu biểu, bà Phạm Thị Minh, Trưởng Ban Điều
hành Mạng lưới Người sử dụng Ma túy ở Việt Nam (VNPUD), nói:
"Rào
cản lớn nhất của tôi là vấn đề đối xử ở trong cộng đồng vì là phụ nữ ở
Việt Nam đã là cửa dưới rồi, mà lại còn nghiện ma túy nữa thì chắc chắn
đấy là một vấn đề khó khăn nhất để mà tôi có thể bước qua được.
"Vấn
đề thứ hai là tôi đã từng sống trong định kiến tiêu cực, thành ra là
muốn chuyển sang tương lai, rất cần sự thông cảm, chia sẻ của đầu tiên
là gia đình, người thân, rồi đến hàng xóm láng giềng và quan trọng nữa
là cơ hội có thể cho mình một cuộc sống mới, đấy là cái mà nếu mình cảm
thấy được, thì mình sẽ có động lực để vươn lên tích cực hơn.
"Và
khi mà mình tốt rồi, thì mình lại phải quay lại vấn đề rằng nếu mình
không gia các nhóm, các dự án, các chương trình hỗ trợ, thì bản thân
mình có lẽ bây giờ trong tù rồi... thì đấy là nguồn sống, động lực của
mình rồi."
'Nói ra sẽ bất ngờ'
Nhà
hoạt động tự giới thiệu đã bị đi tù vì vi phạm pháp luật, sử dụng ma
túy trong 14 năm, kể từ khi đang còn là vị thành niên, nhưng trước hết
bà chia sẻ về hoàn cảnh riêng từ thiếu thời cho đến khi quyết định tự
thay đổi sang một cuộc sống mới, bà Phạm Thị Minh chia sẻ:
"Tôi
nói ra thì chắc một số quý vị sẽ cảm thấy bất ngờ, nhưng tôi nghĩ rằng
câu chuyện và cuộc sống hàng ngày của tôi cũng là một động lực để tôi có
thể trưởng thành hơn và lấy chồng, sinh con.
"Tôi là người nghiện
ma túy, tôi nghiện từ năm tôi 17 tuổi, tôi nghiện khoảng 14 năm, trong
14 năm ấy, tôi sống ở trên các trại, các trung tâm cai nghiện ở Việt
Nam, tôi đi trung tâm hai lần, tôi bị bắt về tội trộm cắp ở trong Hỏa
Lò, tôi bị đi tập trung ở trên Trại Quảng Trị... Tôi trở về lần cuối
cùng từ trung tâm cai nghiện từ năm 2006.
"Thực ra, tôi sinh ra trong một gia đình rất là
nghèo và đông anh chị em, tôi đáng nhẽ tên là Thêm..., nhà tôi toàn phụ
nữ, có mỗi một người anh, mẹ tôi nghĩ đẻ tôi ra là con trai, cho nên mẹ
tôi mới đẻ thêm. Và khi tôi lớn lên, thì gần như trong ngày bé, nhà
nghèo, đông con, bố mất sớm, mất ngày tôi có 9 tháng tuổi.
"Gần
như tôi cứ sống, lớn lên, đi học, xong lớp 5, tôi không thích học nữa,
thì thôi và ở trong nhà, thực sự tôi không phải là người được quan tâm,
thành ra những năm mà tôi lớn lên, tôi theo chúng bạn và xã hội ngày ấy
đua đòi và tôi chơi heroin.
"Tôi không nghĩ rằng cuộc đời của tôi
lại sống ở trong môi trường tù túng như thế và khi đi quá liều và không
cai được, tôi luôn nghĩ rằng thôi kệ, muốn sống thì sống mà chết thì
chết, đi đâu thì đi và cuộc đời này chẳng ai cần đến mình và mình cũng
không cần đến ai và tôi tinh thần của tôi, mọi thứ nghĩ đều rất tiêu
cực..."
'Sao mọi người lại cai được nhỉ?'
Và
nhà hoạt động chia sẻ về bước ngoặt của cuộc đời và những gì có thể coi
là sự thành công của bà khi không chỉ vượt qua được số phận mà còn trở
thành một nhà lãnh đạo của một mạng lưới cộng đồng đang hỗ trợ cho nhiều
người trong giới sử dụng ma túy và hoạt động mại dâm ở Việt Nam hiện
nay, bà Phạm Thị Minh nói tiếp:
"Tôi cũng không có bạn bè vì bạn bè của tôi toàn bạn
nghiện thôi và lần cuối cùng lên trung tâm về, thực sự tôi thay đổi cuộc
đời.
"Tôi vẫn nghĩ là một tuần sau (đó) tôi nghiện lại rồi quay
lên trung tâm, nhưng lần ấy về, tôi tự nhiên đi tham gia một nhóm gọi là
'Nhóm tự lực'...
"Nhóm ấy là nhóm hỗ trợ từ Hội Chữ thập đỏ quận
Đống Đa và đấy là một dự án hợp tác Kinh tế Việt Nam - Hà Lan thành lập
hỗ trợ các phụ nữ từ các trung tâm cai nghiện trở về.
"Thì tôi ra sinh hoạt ở đấy và tôi gặp các anh chị em, bạn bè ở trên trung tâm, tự nhiên tôi nghĩ:
"Sao bây giờ mọi người lại không nghiện nữa nhỉ?'
"Tôi thấy mọi người cùng cai nghiện như tôi, mọi người bỏ được, và tôi có những suy nghĩ thay đổi..."
'Hạt nhân đáng quý'
Về công việc hiện nay của mình tại cộng đồng, nhà hoạt động chia sẻ với BBC: "Tôi hiện là Trưởng Ban điều hành Mạng lưới những người sử dụng ma túy ở Việt Nam, hiện nay tôi đang làm việc tại Hà Nội và tôi cũng là trưởng của một Liên minh hỗ trợ những người sử dụng ma túy, những chị em làm nghề bán dâm trên địa bàn Hà Nội."Chúng tôi thành lập từ năm 2008 đến nay, chúng tôi là một tổ chức dựa vào cộng đồng mà tất cả anh chị em là người sử dụng ma túy, là người bán dâm trong bốn quận nội thành cũ đều biết đến liên minh của tôi."
Bình luận về trường hợp của bà Phạm Thị Minh và mạng lưới tự lực, tự giúp tại cộng đồng với những người sử dụng mà túy và hoạt động mại dâm tại Hà Nội mà bà Minh là người đứng đầu và điều hành, một nhà nghiên cứu Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) cho BBC Việt ngữ biết:
"Có một điểm đặc biệt là nhiều tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam, nhiều các nhóm tự lực, các nhóm dựa vào cộng đồng mà đang hoạt động rất tích cực và thành công lại do phụ nữ nắm giữ, điều hành.
"Chị Minh là một trường hợp như vậy, một người đã dũng cảm vượt lên số phận từ hoàn cảnh có thể nói là đầy khó khăn, tuyệt vọng và bi đát, nhưng nay không chỉ vậy, đã vươn lên và đã góp hữu dụng, hiệu quả cho xã hội cộng đồng," Tiến sỹ Hồng nhận xét ngay trước thảo luận Bàn tròn thứ Năm của BBC.
"Bà Phạm Thị Minh đã là một nhân vật được không chỉ Hà Nội biết đến mà ở khu vực cũng biết tới các hoạt động của bà và Mạng lưới, cũng như Liên minh mà bà điều phối, đó là những hạt nhân rất đáng trân trọng, nâng niu," một nhà nghiên cứu về bình đẳng giới và hỗ trợ phát triển cộng đồng, xã hội dân sự từ Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Vusta) nói thêm với BBC Tiếng Việt.
Mời quí vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi Thảo luận Bàn tròn BBC Tiếng Việt nhân Mùa Phụ nữ 2017 của BBC vừa khai trương trong tháng 9/2017.
No comments:
Post a Comment