Lịch sử sẽ 'xem lại' bản án tù với Hòa thượng Quảng Độ?
Trước
câu hỏi liệu chính quyền có nên xem xét lại việc đã từng kết án, bỏ tù,
quản chế cũng như cách thức từng ứng xử với cố Hòa thượng Thích Quảng
Độ hay không, nhà nghiên cứu Trương Hải Cường, nguyên Phó Giám đốc Trung
tâm Nghiên cứu Tôn giáo Đương đại (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -
ĐHQGHN), nói với BBC:
"Tôi
nghĩ thế này, vào thời điểm ấy, với luật pháp lúc ấy và với vấn đề
chính trị xã hội phức tạp khi ấy, thì bản án ấy là đúng, đúng theo hệ
thống pháp luật Việt Nam và đúng để đảm bảo ổn định trật tự cho xã hội,
cho nhà nước.
"Thế
còn ngày nay, chúng ta phải nhìn nhận đó trên cơ sở như là một tổ chức
xã hội dân sự có một tiếng nói, có một sự mà đúng chừng mực như cụ (Hòa
thượng Quảng Độ) nói là bất bạo động.
"Và
cần phải lắng nghe những tiếng nói của cụ ấy để có thể giải quyết những
vấn đề tôn giáo với dân tộc, tôn giáo với xã hội, tôn giáo với nhà nước
một cách tốt hơn."
Chờ lịch sử tiếp tục
Mở
câu hỏi rộng ra với trường hợp của nhiều nhà tu hành khác thuộc Giáo
hội Phật giáo Việt Nam thống nhất trước đây cũng được cho là bị 'ngược
đãi' tương tự, với cả những trường hợp 'thiệt mạng' trong tù, ông Trương
Hải Cuờng nói:
"Tôi
nghĩ vấn đề ấy phải để chờ lịch sử tiếp tục xem xét, tôi không có nhiều
tư liệu để mà nói rằng là vấn đề các vị mà bị tù, chết ở trong ấy, có
những đóng góp gì.
"Nhưng
mà xét ở trong lịch sử, thì trước năm 1975, Giáo hội có đóng góp rất
lớn. Còn cá nhân từng vị ấy sau này, thì chúng tôi dưới góc độ nghiên
cứu cũng không thể biết được những vấn đề về an ninh, chính trị này
khác.
"Tôi cũng phải nói thêm, riêng với cụ Quảng Độ, đóng góp nhìn thấy rõ nhất, đó là biên dịch, biên soạn kinh sách của Phật giáo."
Nhà
nghiên cứu cho rằng cả cố Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Đệ ngũ
Tăng thống Giáo hội PGVNTN và Giáo hội của ngài đã có những đóng góp
đáng ghi nhận, ông nói thêm:
"Xét
về mặt lịch sử, có thể nói cũng đóng góp vào quá trình độc lập dân tộc
từ thời kỳ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất dưới thời của chế độ
Việt Nam Cộng hòa.
"Sau này, như cụ nói là cường quyền và những gì bất công, thì cụ đấu tranh một cách bất bạo động thôi."
Mở
đầu cuộc trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm 27/02/2020, ông Trương
Hải Cường cho rằng không có lí do gì để nói chính quyền Việt Nam đã "can
thiệp" vào đám tang của cố Hòa thượng.
Xem thêm:
No comments:
Post a Comment